Tây Du Ký qua cách nhìn của người học phật

14/01/2015 | Lượt xem: 32

Tags: tây du ký, học phật

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Nhân các cháu gia đình Phật tử đến chơi, đang trò chuyện với nhau, tôi nghe chúng kể lại phim truyện Tây Du Ký có những đoạn như: Hồng Hài Nhi phun lửa Tam muội và đến Tây phương cửa Phật mà vẫn còn ăn hối lộ... Nghe qua, lòng tôi nghi ngờ, không biết trong Tây Du Ký nói những gì mà khi các cháu xem phim lại hiểu như thế, cái hiểu có phần lệch lạc về đạo Phật, cho nên tôi mới tìm mượn bộ Tây Du Ký do Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 1997 của Thụy Đình dịch để xem. Khi xem đến lời giới thiệu có đoạn: “Thần, Phật, Sư, Đạo là đối tượng châm biếm của Ngô Thừa Ân”. Lời này càng thôi thúc tôi phải đọc xem trong truyện nói những gì?.

Sau khi xem xong bộ truyện tôi thấy có những điểm rất phù hợp với công phu hành đạo theo giáo lý Phật đà. Trong ấy, Ngô Thừa Ân đã khéo dùng ngòi bút văn chương nói lên được ý nghĩa thâm thúy của Phật pháp, thật đúng như câu “Văn dĩ tải đạo”. Người xem vì chưa hiểu Phật pháp và đa phần chỉ theo dõi sự diễn biến của truyện nên đã hiểu lầm, tưởng chừng như xem thường nhà Phật, và lời nhận xét của Nhà xuất bản Nhân dân Văn học Bắc Kinh cũng chỉ là cái nhìn phiến diện mà thôi. Với lòng mong muốn hóa giải sự ngộ nhận về đạo Phật của người xem Tây Du Ký, tôi đã không ngại sự hiểu biết thiển cận của mình, xin trình bày ra đây những điểm phù hợp với tiến trình chuyển hóa tư tâm của người tu Phật, được Ngô Thừa Ân nhân cách hóa qua các nhân vật, trong từng chương hồi của truyện. Hơn nữa, cũng mong muốn người xem Tây Du Ký hiểu biết chút ít về đạo Phật, vì vậy mà quyển sách này ra đời.

Tuy xét thấy việc làm này không biết có đúng với dụng ý của Ngô Thừa Ân hay không, nhưng tôi cũng viết chút ít về tác phẩm để nói lên sự đồng cảm của mình đối với tác giả. Vì xét nghĩ xem truyện Tây Du Ký như là xem sự diễn biến nội tâm của hành giả trên bước đường giác ngộ giải thoát.

Song, tự xét mình kiến thức hạn hẹp và sự cảm nhận Phật pháp còn nông cạn chưa thấu đáo rốt ráo, vả lại cũng không chuyên viết văn, thành thử quí vị nào đọc để tìm lời văn bóng bẩy chải chuốt chắc sẽ không hài lòng. Vậy mong những ai có duyên được xem hãy đạt ý quên lời mà bỏ qua cho những vụng về trong lời văn và cách diễn đạt.

Trong quyển sách này, chúng tôi chỉ trình bày cho những người mới đang tìm hiểu đạo Phật và để giúp bạn đọc có khái niệm sơ qua duy thức và vài đặc điểm về thiền. Song, khi viết dẫn chắc không sao tránh khỏi những sơ sót lỗi lầm. Vậy kính mong các bậc cao minh lượng thứ và hoan hỷ chỉ giáo những điều sai sót để cho lần tái bản sau được hoàn hảo hơn.

 

Kính ghi.

Mục lục

Tây Du Ký qua cách nhìn của người học phật
  • 1. Dẫn nhập
  • 2. Huyền sử hay chính sử
  • 3. Tất cả là một
  • 4. Ý thức từ đâu
  • 5. Công năng ý thức
  • 6. Ý mã
  • 7. Tâm vượn
  • 8. Ngoại chướng
  • 9. Sắc dục
  • 10. Vàng bạc
  • 11. Bát phong
  • 12. Nội chướng
  • 13. Sáu giặc
  • 14. Vọng và chân
  • 15. Thất tình
  • 16. NGUỒN GỐC CỦA NIỆM
  • 17. TAM ĐỘC
  • 18. TÂM THỨC
  • 19. TRÍ & THỨC
  • 20. HỶ XẢ
  • 21. ĐƯỜNG TĂNG(TAM TẠNG)
  • 22. TRƯ NGỘ NĂNG (Bát Giới)
  • 23. SA NGỘ TỊNH (Sa Tăng)
  • 24. LONG MÃ (Ngựa Bạch)
  • 25. LỜI KẾT

Tìm kiếm

Lịch

4/2025
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
 
 
 
 
1
4/3
2
5
3
6
4
7
5
8
6
9
7
10
8
11
9
12
10
13
11
14
12
15
13
16
14
17
15
18
16
19
17
20
18
21
19
22
20
23
21
24
22
25
23
26
24
27
25
28
26
29
27
30
28
1/4
29
2
30
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 43258
  • Online: 38