Bé cúng dường Phật
15/10/2015 | Lượt xem: 6333
( Theo dấu chân đấng giác ngộ )
...Những bước chân của Ngài đã đi trên những hạt cát đó cho nên một trăm năm sau vua A-dục đi theo bước chân của Ngài.
Hôm nay thầy sẽ kể chuyện đức Phật đối với trẻ em.
Hồi nào đến giờ các con chưa biết được tinh thần của đức Phật đối với các trẻ em trong thời của Ngài. Thầy sẽ kể chuyện để khuyến khích tinh thần các con, để thấy rằng đức Phật cũng rất quan tâm đến trẻ con. Chắc các con nghĩ rằng đức Phật chỉ nghĩ đến các cô tu thôi, còn thiếu nhi con nít chắc Ngài không quan tâm đến. Nhưng thật ra tinh thần của đức Phật là tinh thần bình đẳng, đức Phật thương mọi người như nhau và coi tất cả chúng sanh đều là con của mình.
Vào thời đức Phật có một nhóm bé trai khoảng chừng bảy, tám tuổi chơi đùa với nhau. Mấy đứa bé đó ngày xưa không có gì để chơi, nó lấy đất nắn, đắp lên thành cái bánh hay cái nhà, hàng rào. Mấy đứa bé đó đang chơi say sưa bên đường thì đức Phật và ngài A-nan đi khất thực ngang qua. Đức Phật ôm bình bát đi trước rất từ tốn chậm rãi, ngài A-nan đi theo sau. Những đứa bé đang chơi, nó cảm thấy có một cái gì đó rất trang nghiêm trân trọng, dĩ nhiên nó không biết đó là đức Phật, chỉ nghĩ là một vị sa môn, một vị tu hành, Ở Ấn Độ các vị sa môn, các vị tu hành rất là nhiều, trong số các bé đang chơi thì có một số nhỏ nghĩ rằng mình phải cúng dường cho vị sa môn này. Khởi tâm như thế nhưng mà con nít có gì để cúng? Nó mới lấy mấy cái bánh bằng đất cúng cho đức Phật, nó nghĩ nó có cái gì thì cúng cái đó. Nó đem đến quỳ xuống cúng cho đức Phật, nghĩa là cúng cho một vị sa môn cho có phước. Mầm mống Phật tử nhen nhúm như thế, đó là tâm niệm lành, tâm niệm thiện đầu tiên. Cho nên khi nó dâng cái bánh lên cúng thì đức Phật từ tốn đưa tay ra nhận mấy cái bánh bằng đất, xong rồi Ngài đưa lại cho ngài A-nan bảo cất vào trong đãi đem về. Ngài A-nan làm theo nhưng không hiểu tại sao đức Phật nhận mấy cái bánh. Như mình nhận mấy cái bánh vì thương nó thì lấy nhưng đi vài bước thì vất đi, nhưng đức Phật nhận mấy cái bánh đó rồi, Ngài xoa đầu mấy đứa bé và chú nguyện cho nó, " Chú nguyện cho con luôn luôn có duyên lành với Phật pháp. Hôm nay Như Lai nhận mấy cái bánh của con và mai sau các con sẽ có dịp cúng dường chư Phật, chư Thánh tăng bằng thực phẩm chứ không phải bằng đất. " Khi đức Phật chú nguyện như vậy thì mấy đứa nhỏ tán thán đây là ông Phật, hồi trước mình nghe nói bây giờ mới biết. Mấy đứa nhỏ đến lạy Phật, sau đó chúng tiếp tục chơi. Khi đức Phật khất thực xong đi về hướng thất, bảo ngài A-nan: " Ông đem mấy cái bánh đất đó trét lên nền đất của ta - Nhà hồi xưa bằng vách đất, nền đất không có vật liệu như bây giờ - Mỗi ngày ta đi kinh hành trên đó có đất của các em bé cúng dường, thì như vậy có được lợi ích. " Bước chân của Ngài là bước chân của bậc giác ngộ, bước chân của Phật là bước chân giải thoát. Đi kinh hành là đi từng bước, tỉnh thức an lạc từng bước. Những bước chân an lạc của đức Phật khi giẫm trên nền đất mang dấu vết cái bánh của các đứa bé, Ngài đã hướng tâm về chúng. Trong số những đứa bé đó có một người sau này ủng hộ Phật pháp rất đắc lực, bởi vì chú bé đó không những cúng bánh cho đức Phật mà còn hốt thành trì cúng cho đức Phật. Những ngôi nhà, những tường thành bằng đất cúng dường luôn cho đức Phật, với tâm chỉ cúng dường cho đức Phật thôi. Đức Phật biết trước nên xoa đầu chú nguyện trăm năm sau con sẽ là vị đại vương hộ trì Phật pháp. Quả thật một trăm năm sau khi đức Phật nhập niết-bàn, có một vị vua hùng mạnh thống trị cả cõi Ấn Độ là A-dục vương. Một trong những đứa bé cúng dường cho đức Phật là tiền thân của vua A-dục. Khi vua lên ngôi do nhân duyên cho nên quên lời nguyện tiền kiếp của mình, ông rất hung hăng tàn bạo, đem quân tàn sát chỗ này chỗ kia. Ông rất giỏi, đánh đâu thắng đó, bao nhiêu thành trì Ấn Độ tóm gọn trong tay, rồi bao nhiêu người chết, nhà tan cửa nát... Cho đến một nước kia, đánh thành trì cuối cùng là thành Kalinga ở phía cuối miền nam Ấn Độ - Ấn Độ rất rộng bằng châu Á của mình, bằng đại lục Trung Hoa. Khi đánh đến nước cuối cùng này thì thấy người chết, thành trì sụp đổ, ông cưỡi ngựa đi ngang thấy người chết, nhà cửa bốc cháy làm ông hồi tâm giựt mình và trong bài thơ của Trúc Thiên có nói rằng :
Dừng chân lại hỡi đại vương,
Tiền thân hẹn có chuyển luân vương hội này.
Cho nên trận đánh cuối cùng làm ông giựt mình, tỉnh ngộ, bắt đầu tìm đến quy y Phật pháp, trở thành một Phật tử hộ vệ và ông khắc trên trụ đá, gọi là trụ đá Hoa luận hướng dẫn dân chúng làm thập thiện, không được giết hại, làm những việc đó để ủng hộ Phật pháp và công đức của ông cho đến giờ vẫn còn. Những nơi nào đức Phật đản sanh, nhập niết-bàn, thành đạo, xuất gia..., những công trình, những bước chân của đức Phật đi đến nơi nào ổng đến đó dựng lên trụ, tháp cúng dường, ông ghi vào trụ đá nơi này đức Phật Thích-ca đản sanh...
Sau này ở Ấn Độ người ta đào được những trụ đá nên biết chỗ này là nơi đức Phật thành đạo, chỗ kia là nơi đức Phật nhập niết-bàn, nơi đây Ngài đản sanh..., từ những trụ đá của vua A-dục người ta mới phát hiện được lịch sử của đức Phật và từ đó có những bài hát ca tụng.
Đó là thầy muốn nói cho mấy con nghe nguyên nhân, mầm mống đầu tiên rất quan trọng. Đó là lúc phát tâm cúng dường bánh bằng đất, nhà bằng đất cho đức Phật và Ngài đã trét những vật đó trên nền đất của Ngài rồi đi kinh hành xung quanh, Những bước chân của Ngài đã đi trên những hạt cát đó cho nên một trăm năm sau vua A-dục đi theo bước chân của Ngài.
NS Như Đức
Các bài mới
- Ý nghĩa một ngày mới - 20/06/2015
Các bài đã đăng
Thiền với tuổi trẻ
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 00631
- Online: 27