Cái Niệm ( 念 ) - Nguyên Nhân Gây Khổ

29/07/2024 | Lượt xem: 414

HT.Thích Phước Tú

Chữ NIỆM là một chữ Nho được viết là:  có nghĩa là nghĩ, là nhớ.

Chữ NIỆM, tiếng NIỆM là chữ có trong xã hội Việt Nam. Nhưng chữ NIỆM, tiếng NIỆM được dùng nhiều trong đạo Phật, là một tiếng rất chuyên môn trong đạo Phật như: NIỆM kinh, NIỆM Phật, NIỆM thần chú, NIỆM pháp, NIỆM tưởng, Tâm NIỆM… NIỆM có rất nhiều từ. Niệm có khi là động từ có khi là danh từ.

NIỆM là một khởi ý, một khởi nghĩ, một ý nghĩ. Trong lòng đang yên chợt có một khởi nghĩ, đó gọi là NIỆM. Để diễn tả về NIỆM thì nên theo hình ảnh hóa mà biết. Như mặt nước hồ ao đang phẳng lặng chợt có cá làm dợn nước nổi sóng. NIỆM dưới hình ảnh là con cá ục (cá đâu đớp động dưới chân bèo – cụ Nguyễn Khuyến). Hay như trời đang trong lại có một vầng mây xuất hiện. Vầng mây nổi trên bầu trời đó là hình ảnh NIỆM. Hay như con đường nhựa trơn láng bỗng có những viên đá rơi trên mặt đường. Hòn đá rơi trên mặt đường là hình ảnh NIỆM. Như vậy cá ục, đám mây, viên đá là hình ảnh NIỆM có trong lòng, trong tâm con người. Từ NIỆM mà có ra muôn ngàn khổ đau (vì trong NIỆM có: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm Thủ, Tà Kiến).

A.  Niệm có trong đầu:

Trong đầu chúng ta sau khi thức dậy, cái đầu trống trơn không có một cái gì ở trong đó. Tuy nhiên lại chợt nghe mắc tiểu và chợt nghĩ phải đi tiểu, đó là chợt có niệm. Đi tiểu xong chợt nghĩ phải rửa mặt và đánh răng súc miệng, xong chợt nghĩ phải uống nước, uống nước xong chợt nghĩ phải thể dục. Khi thể dục liền nghĩ đến động tác thể dục. Thể dục xong liền nghĩ phải nghỉ mệt. Sau khi nghỉ mệt chợt nghe đói bụng và chợt nghĩ phải ăn sáng… Mọi sinh hoạt trong một ngày đều do có cái nghĩ mà ra. Cái nghĩ, cái chợt nghĩ và cái suy nghĩ để làm việc đó chính là NIỆM. Cái NIỆM, chỗ sinh ra nó chính là trong cái đầu mà chúng ta thường gọi là trong tâm, trong lòng, trong ý nên được gọi là NIỆM = là tâm NIỆM.

  

B.  Tính chất của NIỆM:

NIỆM có tính chất động giống như một chai nước để yên trên bàn thì mặt nước đứng yên. Nhưng khi lúc lắc chai nước thì mặt nước trở nên có sóng. Sóng tức là động, từ sóng động mà sanh ra bọt. Bọt là hình ảnh của NIỆM. Thế nên NIỆM mang tính chất là động. Nhưng cái động này có 2 dạng: động Thiện và động Ác tức là động xấu và động tốt… nghĩ thiện và nghĩ ác.

Trong NIỆM với con mắt Trí Huệ thì lại thấy có cả mười hai nhân dính vào nhau gọi là mười hai nhân duyên sinh (1. Vô minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão tử). Việc này được thấy qua một đường banh tung lưới được phim chiếu chậm, chiếu rõ ràng, đường banh này phải qua mười hai chân của cầu thủ mới tung lưới được. Kết quả của trái banh tung lưới là nâng cao được tỷ số. Kết quả của 12 nhân duyên là ưu bi khổ não, là nâng cao tỷ số khổ đau trong trận cầu cuộc sống.

 

C.  Thực chất của NIỆM:

NIỆM tuy là cái có ra trong đầu, có ra trong tâm. Tuy nhiên nó có ra rồi mất đi tức nó có sinh ra và diệt đi. Nó có còn, nó có mất nên tuy nó có mà không thật, tức là giả. Vậy NIỆM là giả. Việc này được hiểu qua như có bóng ở trong gương, nhưng cái bóng là không thật, giả mà thôi. Vì thật ra trong gương không có bóng nào cả. Trong thịt gương tức bề dày của gương là 3 ly, 5 ly hay 8 ly trong đó hoàn toàn không có gì cả, bóng cũng không mà hình cũng không, chỉ có sự trong suốt mà thôi. Cho nên tất cả những hình bóng có trong gương đều là giả hết không có cái nào là thật cả, thế nên không ai có thể sờ mó gì được những hình bóng có ở trong gương. Vua Tự Đức vì quá yêu người tình mà người đã mất rồi lại nhớ người qua chiếc gương soi và ngỡ trong gương soi có người mà thốt lên rằng: “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để dành hơi.”

Thế nên dù nhà vua có đập nát hết tấm gương cũng tìm không thấy bóng người, vậy nên nhà vua vẫn là người đau khổ vì đã mất tình nhân. NIỆM của con người có trong tâm cũng chỉ là như vậy. Cho nên để nói rằng yêu một người cũng chỉ là yêu trên cái NIỆM của mình mà thôi chứ thật sự không yêu đến ai được cả, không ôm được cái yêu trong vòng tay của mình vì người gọi là mình yêu chỉ là cái NIỆM, cái bóng mà thôi.  Chẳng khác nào người mình yêu như một cái bông hoa và mình ôm cái bông hoa vào lòng để nói rằng mình yêu người thương của mình đến như vậy. Nhưng thật ra càng ôm sát hoa vào lòng chừng nào thì càng làm tan nát cái hoa mà thôi mà không bao giờ đụng được cái tình yêu. Vì rằng cái gọi là tình yêu đó chỉ là cái vọng niệm mà thôi. NIỆM là giả nên cái gọi là tình yêu cũng là giả thế nên không nếm được hương vị tình yêu gì cả. Vì vậy tình yêu chỉ là một sự mộng mị và hạnh phúc của tình yêu chỉ là sự giả tạo nên cuối cùng rồi trong việc yêu đương, chỉ là sự hụt hẫng và mãi mãi là đau khổ mà thôi. Hạnh phúc của tình yêu nó chỉ là một cái bóng không có thật, cho nên có khi từ tình yêu mà trở thành thù hận thiên thu. Mà thù hận cũng chỉ là thù hận cái NIỆM mà thôi.

NIỆM có thể nhìn qua một hòn bọt trên mặt nước. Hòn bọt nổi trên mặt nước thì xem như có. Như trời mưa nổi bong bóng gọi là: “Trời mưa bong bóng phập phồng” thấy rõ ràng có cái bóng đó nhưng không bao giờ chụp được hay cầm nắm được bong bóng ấy, bong bóng nổi trên mặt nước cộng với ánh sáng mặt trời cho ra quầng sắc rất là đẹp, như một viên ngọc cực kỳ quý báu, cực kỳ xinh đẹp nhưng không bao giờ chạm đến được, vừa chạm thì liền mất. Cái NIỆM cũng như hòn bọt ấy tưởng chừng như có mà thực sự nó chỉ là không. Cho nên con người khi sinh ra và lớn lên thì có những khởi NIỆM khởi ý để xây dựng cho tương lai rồi cũng có được thành công, nhưng cuối cùng rồi cũng mất trắng hết chỉ còn đôi bàn tay không. Cái NIỆM nó làm nên vui, buồn, thương, ghét có ra lục dục thất tình, có ra niềm đau và nỗi khổ.


D.  Tác hại của NIỆM:

Đức Phật nói có nhiều sự đau khổ và con người cũng biết rằng đời là khổ. Đức Phật đã cho biết có nhiều thứ khổ và những thứ khổ đó có nguyên nhân là: THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI. Đây là những cái, nguyên nhân chắc thật làm nên có sự khổ đau cũng là chắc thật. Tuy nhiên những nguyên nhân khổ đau này từ đâu mà có? Đó chính là từ NIỆM mà có ra. Có NIỆM rồi chấp vào NIỆM, dính mắc vào NIỆM, bám chấp vào NIỆM đó chính là có tham (NIỆM Tham) từ tham chấp mà được hay không được cũng đều có nổi sân tức là có sự cố chấp về cái tham cho nên phải có sự gắng gổ làm phát nhiệt, có sự nổi nóng sinh ra để mà giữ lấy, để mà giật lấy, để mà giành lấy, để mà chiếm đoạt thành ra có giết người cướp của hung bạo… Đó chính là có sân, có giận có tức (NIỆM sân) rồi từ NIỆM sân mà bốc hỏa bốc khói che mờ cái tâm hồn trong sáng trở thành tối tăm ngu muội mờ mịt, vô minh có ra thành si mê (NIỆM si). Thế nên có NIỆM thì có THAM, SÂN, SI có ra mười tập nhân gây đau khổ.

 

E.  Đối tượng của NIỆM:

NIỆM có đối tượng không?

-   Có. Đối tượng của NIỆM là gì?

-  Đối tượng của NIỆM đó là Trần Cảnh. Trần cảnh có bao nhiêu thứ, là những gì?

-  Trần cảnh có sáu thứ: một Sắc trần, hai Thinh trần, ba Hương trần, bốn Vị trần, năm Xúc trần, sáu Pháp trần.

 1.  Sắc trần: Tất cả những thứ, những cái đối với con mắt từ con người đến con vật đến đồ vật và đến cảnh sắc đến cảnh vật.

 2.   Thinh trần: Tất cả những thứ những cái thuộc về âm thanh đối với lỗ tai.

3.  Hương trần: Tất cả những cái, những thứ đối với lỗ mũi mùi thơm, mùi thúi, mùi tanh, mùi hôi, gồm tất cả mùi...

4.  Vị trần: Tất cả những thứ, những cái đối với cái lưỡi: tất cả những thức ăn, thức uống, tất cả các vị: mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, béo… Cho đến nói nín, chu chéo, huýt gió, huýt sáo, ca ngâm.

5.   Xúc trần: Tất cả những thứ những cái đối với da thịt. Những thứ trơn láng, nhám nhúa, sần sùi, êm ái hay thô cứng.

6.   Pháp trần: Tất cả những hình ảnh bóng dáng có trong tâm ý. Những hình người, hình con vật, hình sự kiện, sự tưởng tượng hình ảnh hóa có ở trong tâm.

Sáu trần cảnh như vậy là đối tượng của NIỆM. Khi có NIỆM và NIỆM cộng với sáu trần cảnh sẽ sinh ra vô lượng cảnh đời, rồi theo đó mà có muôn thứ buồn vui thương ghét để gây nên cuộc sống có lắm điều đau khổ và có rất nhiều cảnh khổ trên trần gian này. Từ nơi NIỆM thiện cộng với sáu trần mà thành ra cảnh thiện thì gọi là Thiên Đường. Từ nơi NIỆM ác mà cộng với trần cảnh thì thành ra cảnh ác, cảnh xấu gọi là cảnh Địa ngục. Đây là cảnh đầy đau khổ không như cảnh Thiên đường là cảnh hạnh phúc. Thế nên Thiên đường và Địa ngục có ra cũng từ NIỆM. 

 

F.   NIỆM và Nghiệp:

Do có Niệm nên có Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi… nên có ra giết người, sát sinh hại vật, trộm cướp, dâm tà, nói gian nói dối nói dóc nói láo nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt, nói lời hung ác, uống rượu uống chè cờ bạc làm nhiều chuyện xấu ác. Có sự máy động ở ba nơi Thân, Miệng, Ý tạo nên mười điều ác đó chính là Nghiệp. Có máy động tức là có Nghiệp, có Nghiệp thì tạo thành thói quen. Có Nghiệp có thói quen xấu ác thì thành ra tội lỗi và lâm vấp vào ba đường sáu nẻo (ba đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Sáu nẻo là ba đường cộng thêm đường Người, đường Thần a tu la, đường Trời). Từ ba đường sáu nẻo là mở ra vòng luân hồi và lên xuống ở trong đó mà phải chịu đau chịu khổ không có ngày ra khỏi. Đó là cũng bởi từ NIỆM mà thành Nghiệp rồi thành ra có Luân hồi có khổ đau triền miên, thế nên được gọi là Nghiệp nhân (NIỆM=NHÂN). Có Nghiệp Nhân nên có Nghiệp Quả có ra vòng Nhân Quả. Từ NIỆM mà có ra Nhân Quả. Có Nhân Quả, có Nghiệp Báo, có Luân hồi cũng là từ có NIỆM. Vì vậy có thể nói rằng NIỆM vừa là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà cũng là Diêm Vương quỷ sứ. Bởi thế NIỆM là cái mà chi phối hoàn toàn cuộc sống của ta từ sinh cho tới chết và từ chết cho tới sinh vì vậy NIỆM có thể nói là một hạt nhân ban đầu để sinh ra chúng sinh động vật.

 

G. NIỆM – VỌNG NIỆM – Ý NIỆM:

NIỆM là một danh từ chung để chỉ cho những cái có trong đầu trong Tâm. Tuy nhiên tùy theo tình trạng mà còn gọi vọng NIỆM hay ý NIỆM.

     VỌNG NIỆM: là những NIỆM có khởi lên mà không do sự mong mỏi, không có sự yêu cầu mà nó muốn khởi gì nó khởi. Nó khởi một cách tự do không có đường lối nào. Như khi mình ngồi thiền không muốn có NIỆM mà nó cứ khởi lên một cách tùy tiện không đâu vào đâu, nó khởi lên để gây cho mình có sự tán loạn không tập trung được. Nó lóc chóc lao chao giống như đứa con nít không chịu ngồi yên muốn bò đi đâu thì bò. NIỆM này nó giống như con lật đật muốn ngã muốn nhào đâu thì tùy tiện không có định hướng gì. Nó phát sinh từ sự bất chợt gọi là “Đột khởi Tâm”. Nó rất là bất chừng. Nó có ra mà không cần phải có sự tác ý, tự dưng mà có, bỗng dưng mà có, đột nhiên mà có, không do sự suy nghĩ mà có.

     Ý NIỆM: NIỆM có ra là do có sự tác ý, khởi ý có cho phép suy tư mà có ra, giống như khi phải làm một bài văn viết một bài thơ hay một lá thơ. Thì mình có một sự khởi ý vào để cho NIỆM tuôn trào thành ra văn, thành ra thơ còn nếu không ra văn được thì phải cắn bút mà suy nghĩ có sự nặn óc moi tim mà ra được nhiều NIỆM để thành ra câu văn, thành ra lá thơ – Đó gọi là ý NIỆM. Để làm nên một kế hoạch nào đó cũng là từ có ý NIỆM mà soạn nên một kế hoạch trong khi có ý NIỆM để biên soạn một kế hoạch thì lại có những NIỆM không vào đâu lại chen vào Vọng NIỆM làm phá đi kế hoạch mà mình đang biên soạn. Chẳng khác nào xe đang chạy theo len mình định mà bị có xe khác chen vào cản lối. Ý NIỆM và Vọng NIỆM khác nhau như vậy. Ý NIỆM như xe chạy có đường lối. Còn Vọng NIỆM thì như xe chạy không đường lối muốn đâm đâu thì đâm, rất là không vào đâu.

     Ý NIỆM và Vọng NIỆM khác nhau như vậy nhưng chúng cũng đồng làm cho cái đầu của mình trở nên rối, làm mất đi sự bình an và làm cho có khổ sinh ra gọi là khổ Tâm.


H. Kích Thước NIỆM:

NIỆM tuy vô hình nhưng không vô tướng nên nó vẫn có kích thước. Kích thước của NIỆM rất là mơ hồ không xác định được là bao nhiêu. NIỆM cũng có khi là NIỆM lớn khi là NIỆM nhỏ. NIỆM nhỏ nó làm cho mình khó chịu hơi nhức đầu. NIỆM lớn nó làm cho mình nhức đầu, choáng váng và có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim đi tới đột quỵ và tử vong nó giống như là mỡ trong máu nó làm nghẹt thành mạch. Mỡ ít thì làm nghẹt ít còn mỡ nhiều thì sẽ nghẹt mạch nhiều và tạo thành những cục máu đông để phá vỡ mạch máu và bị nổ mạch trào máu mà chết. Cái NIỆM nó có ra giống như trong ống nước có bọt hoặc bọt nhỏ hay bọt lớn và nó làm cho sự cân bằng mực nước không chính xác (theo sự cân bằng mực nước của thợ hồ) và trong cơ thể của mình, trong mạch máu đôi khi cũng có bọt và nó làm cho máu lưu thông không tốt sinh ra có chứng đau nhức. Kích thước của NIỆM có thể thấy trên nét mặt của người ở cái độ nhăn mày nhíu mặt hoặc ít hoặc nhiều và trong ánh mắt của người vẫn cho ta thấy được kích thước của NIỆM qua màu mắt và qua ánh mắt. NIỆM có khả năng tạo nên vầng trán nhăn nheo, NIỆM giống như một dấu chấm, là một điểm mà theo hình học thì cho rằng đường thẳng có ra từ nhiều điểm nối lại. Và như vậy khi có NIỆM tức là khi có điểm được chấm trên vầng trán. Có nhiều NIỆM thì có nhiều điểm làm thành đường thẳng trên vầng trán. Bởi thế mà người lớn, người già thì trên vầng trán có nhiều nếp nhăn. Tuy nhiên cũng là vầng trán đó nhưng ở tuổi còn con nít thì vầng trán của con nít lại phẳng phiu, bóng mịn không có một nếp nhăn nào, kể cả không có một dấu chân chim, rất là xinh đẹp. Trong khi người lớn tuổi thì ngoài vầng trán có nhiều nếp nhăn mà trên da mặt cũng có những dấu chân chim, đó là hiện tượng của làn da tuổi già, và đó cũng là dấu hiệu tố cáo rằng người lớn tuổi đầu óc có nhiều NIỆM hơn trẻ con.

 

 I.   Trọng lượng của NIỆM:

-  NIỆM lại có trọng lượng không? NIỆM tuy vô hình nhưng vẫn có trọng lượng có sức nặng và có cả sức mạnh.

  + Có sức nặng: con người để tập bơi lội cho dễ cho mau thì hướng dẫn viên bơi lội hay khuyên: không nên sợ, đừng sợ thì con người mình dễ nổi và nó nhẹ hơn dễ bơi hơn. Tại sao mình lại sợ? Tại vì mình có NIỆM. Có NIỆM nên có sợ và khi mình sợ thì mình dễ chìm hơn. Như vậy khi mình sợ thì cơ thể mình gần như là nặng hơn mà cái làm cho mình sợ có nặng thì chính cái đó là NIỆM. Việc nặng nhẹ này rất dễ thấy ở nước biển. Nước biển luôn có một lực đẩy đó là lực đẩy Acximet. Ở nước biển lực đẩy này nó mạnh hơn ở nước sông nước ngọt cho nên sức nổi ở biển cao hơn là sức nổi ở sông nước ngọt. Thế nên có những người không biết bơi lội họ vẫn có thể nằm thả nổi trên biển cả tiếng đồng hồ cũng không chìm. Khi mà họ không biết sợ biển, sợ nước là gì họ cứ nằm ngửa mặt lên trời không và thả lỏng cả thân và Tâm. Không có NIỆM khởi thì họ vẫn nổi phiêu. Thế nên trường hợp chết chìm trong biển là do vì có sự sợ hãi mà khiến cho bị chìm chứ nước biển chỉ có lực đẩy lên mà không có lực đè xuống. Mà bị chìm là do vì có NIỆM sợ và chính NIỆM đã đè người để bị chìm. Cho nên NIỆM có trọng lượng. Một người có sức nặng là 50 kg mà bị chìm tức là cái NIỆM phải nặng hơn 50 kg mới nhận được cái thân 50 kg chìm. Về cái điều này hôm nay các vận động viên bơi lội đã nghiệm ra rằng tập cho con nít bơi lội dễ hơn tập cho người lớn. Con nít vài ba tháng tuổi là tập lội được rồi nhất là tập lội trong nước biển. Thảy đứa bé vào nước nó lật qua lật lại vài vòng thì nó liền biết bơi ngay. Tại sao nó mau biết bơi vậy?! Tại vì con nít nó không biết sợ nó không khởi NIỆM nên nó dễ nổi và mau biết bơi. Người ta còn thí nghiệm cho sản phụ sanh con dưới biển thì đứa con sanh ra và được nổi lên rồi biết bơi liền và biết bơi luôn giống như cá vậy. Khi lớn lên khỏi phải tập bơi lội nữa. Có một người đi tắm biển cùng nhiều người thì những người kia đều bị chết chìm, người này cũng trong tình trạng đó, nhưng liền nghĩ sắp chết đến nơi rồi, thôi hãy buông xả hết và thả lỏng từ thể xác đến tâm hồn. Người này không biết sợ là chi nữa để cho tự nhiên chết. Nhưng thay vì bị chìm xuống thì người này lại được nổi lên và thoát chết. Trong thời kỳ vượt biên ở Việt Nam ta có một gia đình phật tử đi vượt biên ở một đường tỉnh Trà Vinh. Nhưng không may gia đình phật tử này bị tổ chức vượt biên đánh lừa bằng chiếc thuyền taxi đưa ra ngoài khơi để lên thuyền cá bự. Nhưng thay vì đưa lên thuyền lớn thì người tổ chức lại thảy ông chồng và hai đứa con và thảy luôn cả cô phật tử xuống biển. Cô phật tử biết rằng chồng và con cô sẽ chết hết, khi tới phiên cô thì cô Niệm Bồ Tát Quan Âm, để mong cứu khổ cho mình khỏi bị chết chìm mà còn sống được để trừ gian diệt ác, để cứu lấy những người đi sau khỏi phải chết thảm. Cô nghĩ như vậy rồi liền cởi hết quần áo, cuộn lại như cái gối để kê đầu và cô một lòng niệm Bồ Tát Quan Âm, lúc bấy giờ khoảng 10 giờ khuya, khi đó cô hết biết gì cả, cứ thế cô nằm trên biển và nó trôi qua cửa biển, cho đến lúc gần sáng ông câu mới nghe văng vẳng ở trên biển có tiếng kêu cứu, ông bèn chèo ghe đến chỗ tiếng kêu, ông mới phát hiện có một người nằm nổi trên biển cả, ông liền vớt lên rồi chập chộ sau một lúc ông cứu tỉnh được và mới đưa cô vào bờ. Từ vị trí này đến vị trí bị ném xuống cách nhau 40km, và sau đó cô tố cáo với chính quyền để bắt hết những người tổ chức vượt biên gian ác. Việc này bấy giờ được báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin, và vì vậy việc của cô được nhiều người biết đến. Trong việc này cô tin tưởng rằng đó là nhờ thần lực của Bồ Tát Quan Âm đã cứu được cô. Đây cũng là việc từ nơi Niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm và Niệm một cách chí thành thì bao nhiêu tạp niệm đều biến mất và như vậy nên không còn sự sợ hãi nữa. Và cũng từ năng lực này làm phát sanh lên tiếng kêu cứu khiến cho ông câu nghe được, việc này âu cũng là từ Chơn KHÔNG mà sanh Diệu Hữu nên trở thành một năng lực mầu nhiệm như vậy. Qua những việc như vậy mới thấy rõ rằng cái NIỆM tuy vô hình mà có trọng lượng. Nước biển không đè người mà do NIỆM đè người chìm lỉm và chết đi.

 + NIỆM có sức mạnh:

Một người bình thường mạnh khỏe, khó có thể ai đó vật ngã họ được và muốn vật ngã họ được phải có cả hai người mới vật và đè lên họ được. Tuy nhiên nếu người này nghe một nguồn tin động trời là cha chết, mẹ chết, người thân yêu chết hay sự nghiệp bị phá sản, bị đỗ vỡ thì người này có thể bị té xỉu ngã nằm ngay trên đất. Đó là vì sao?

-   Đó là vì họ bị NIỆM vật.

Nghe một tin động trời thì liền có khởi NIỆM sợ hãi và chính cái NIỆM này quật họ xuống, ngã một cái “ạch” dễ dàng mà không do ai đè ai dật gì hết. Như vậy mới thấy cái NIỆM nó có sức mạnh bằng một người hay cả hai người. Như trường hợp của danh tướng Chu Du ở nước Tôn Ngô đã bị Khổng Minh chọc tức bằng một lời thơ ngắn ngủi: “Cảm ơn Đô đốc đã nhường Ký Châu cho chúa công tôi” Ký Châu là một Châu mà bình sinh Chu Du rất mong muốn chiếm lấy. Đã tốn biết bao nhiêu công sức để mong đoạt được. Nhưng cuối cùng rồi lại bị Khổng Minh phỏng tay trên chiếm mất đi. Chu Du phát tức mà sanh bệnh ông đang nằm trên giường bệnh lăn xuống mà chết. Như vậy ai giết Chu Du? Nói rằng là Khổng Minh giết Chu Du thì chưa đúng. Nếu Chu Du không tức giận thì làm sao mà tức hộc máu chết được?! Đằng này Chu Du có khởi NIỆM sân giận tức tối trong khi bệnh chân khí tản mát không đủ sức chịu đựng nên phải hộc máu mà chết. Đó chính là cái NIỆM của Chu Du đã giết chết Chu Du. Nên cái NIỆM nó có sức mạnh là thế. Rồi cũng như trong tình trường phụ nữ với phụ nữ người ta muốn giết nhau để rửa mối hận tình thì chờ cho đối phương, tình địch sanh nở rồi đến bên giường sanh mà mắng nhiếc sản phụ thì sản phụ sẽ tức trào máu sản hậu chặn cổ tắc thở mà chết. Đây cũng cho là do sanh nở mà mất hết chân khí rồi lại khởi NIỆM sân tức mà khiến cho vỡ mạch máu chặn họng không thở được rồi chết. NIỆM đã có sức mạnh như vậy, nó còn mạnh hơn sức của một người.

*NIỆM có sức mạnh kinh thiên động địa.

Không phải chỉ NIỆM có sức mạnh đối với một người mà NIỆM còn có sức mạnh đối với cả xã hội. Từ NIỆM mà thành lập ra đơn vị của xã hội đó là thành lập gia đình và thành lập ra cả xã hội loài người. NIỆM cũng có khả năng tàn phá xã hội một hình thức cụ thể là NIỆM có khả năng gây ra chiến tranh, từ chiến tranh giữa bộ tộc đến chiến tranh trong quốc gia, cả chiến tranh xâm lược từ nước này sang nước khác, và cả chiến tranh thế giới. Chiến tranh thế giới thứ nhất rồi đến chiến tranh thế giới thứ hai cũng đều là do NIỆM. Từ NIỆM mà có ý NIỆM và trở thành ý thức hệ. Từ ý thức hệ này chống đối ý thức hệ khác để trở thành ra chiến tranh toàn diện. Đã có chiến tranh thứ nhất, chiến tranh thứ hai thì phải có chiến tranh thứ ba thôi. Khi có chiến tranh thứ ba thì cường độ chiến tranh sẽ khốc liệt biết là bao nhiêu. Vì ngày nay trên thế giới có rất nhiều nước đã sở hữu được nhiều bom nguyên tử. Và một khi chiến tranh thứ ba nổ ra thì ai có bom nguyên tử sẽ có sự khởi NIỆM nhấn nút bom nguyên tử sẽ bật ngòi nổ và bay ra tàn phá các nước trên thế giới một cách khủng khiếp. Thật ra không thể tưởng tượng nổi về cảnh tàn phá của chiến tranh thứ ba trên thế giới này. Khi mà sức tàn phá của những vũ khí hiện đại hôm nay gấp bao nhiêu lần vũ khí của thế chiến thứ hai. Tất cả những vũ khí trên trái đất hiện nay có thể làm nổ tung Trái Đất và số sinh linh bị thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể, điều này không phải chỉ là tưởng tượng mà đây là điều thật sẽ xảy ra trong tương lai vì chúng ta đã có cơ sở ở lần thế chiến thứ hai, vũ khí chỉ trong khiêm nhượng mà sự tàn phá đã kinh khủng rồi.

Cho nên cái NIỆM có sức mạnh kinh hồn dù nó chỉ là một NIỆM nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử, nhưng sức tàn phá của nó gấp nhiều lần bom nguyên tử. Vì chính nó khiến hình thành ra bom nguyên tử và cũng chính nó làm bật ngòi nổ của nhiều trái bom trong cùng một lúc. Thế nên có thể nói sức mạnh của NIỆM có khả năng làm hủy diệt Trái Đất. Vì vậy muốn bảo vệ Trái Đất, muốn bảo vệ vạn loài sinh linh trên Trái Đất thì hãy cùng nhau vô hiệu hóa NIỆM. Đó là biện pháp thiết thực nhất, mà rất là kinh tế vì không phải tốn một xu nào!

 

J.    Điện NIỆM:

Khi khởi NIỆM thì có sự phát sóng điện. Cho nên nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo ra remote gắn trên đầu để điều khiển các dụng cụ điện để mở đèn, mở quạt, mở tivi, các dụng cụ điện ở trong nhà. Khi có NIỆM tức là có phát lên cái sóng điện cho nên khoa học mới đo được cường độ nói thiệt hay nói dối gọi là máy đo sự thật, tuy đo bằng ký hiệu nhưng dựa vào ký hiệu để biết được sự thật giả ở nơi đương sự. Tức biết được đương sự đang nói thiệt hay đang dóc, nói dối. Và khi có khởi NIỆM chẳng những có phát điện mà còn có phát nhiệt. Cho nên nếu nghĩ quá nhiều NIỆM thì nó sẽ làm cho nóng đầu, cho đến nhức đầu. Vì khi khởi NIỆM nó ảnh hưởng đến rất nhiều cho thần kinh não bộ làm cho tế bào chất xám ở vỏ não phát nhiệt. Thế nên nhà khoa học có thể chế được máy đo điện não đồ để biết được sức sống của não bộ như thế nào. Chẳng những thế người ta còn chụp hình được về sự sinh hoạt của não nơi nào là vỏ não có khởi NIỆM phát sóng, nơi nào trung não có khả năng hay biết mà không có khởi NIỆM. Biết một cách trực tiếp gọi là trực giác mà không qua suy nghĩ khởi NIỆM để mà biết.

 

K. NIỆM và bệnh hoạn:

Con người sinh ra được sống nhưng cũng kèm theo có bệnh hoạn. Cái bệnh hoạn ở con người do rất nhiều nhân duyên làm nên. Do thiên nhiên, do khí hậu, do thời tiết, do các duyên trong xã hội, do đất nước, gió lửa mất quân bình trong cơ thể do có vi trùng, virut… mà sinh ra lắm bệnh. Trong các nguyên nhân gây bệnh thì phải kể ra một nguyên nhân có tại nơi mình, đó chính là NIỆM. NIỆM có khả năng làm nên bệnh mà lại có thể gây nên những bệnh nguy hiểm đến chết người. Do có NIỆM nghĩ và nghĩ nhiều nó sẽ làm tăng huyết áp làm tăng nhịp độ đập của tim làm cho thành bệnh tim mạch. Ngày nay trên thế giới người mắc bệnh tim mạch thật đông, một năm người chết vì tim mạch cũng thật nhiều. Ngoài ra từ NIỆM nghĩ quá nhiều làm ảnh hưởng cho thần kinh rất nặng và dễ sanh ra chứng tâm thần kinh gây nên điên loạn và nhiều bệnh khác kể cả bệnh ung thư. Vì khởi NIỆM nhiều suy nghĩ nhiều nên ảnh hưởng nhiều cho khí và huyết. Trong cơ thể khí và huyết là hai thứ vật chất tối quan trọng. Khí mà ngưng, huyết mà dừng thì con người sẽ chết. Khí mà thông, huyết mà dẫn Tâm mà bình gọi là Tâm bình, khí hòa, huyết dẫn thì mọi tật bệnh được tiêu trừ (sức khỏe tốt).

Tâm gọi là bình đó tức là trong Tâm không có NIỆM. Thế nên trong Tâm mà có nhiều NIỆM thì đó là cớ để sinh nên bệnh tật. Thế nên biết rằng NIỆM là một nguyên nhân lớn để sinh ra bệnh tật. Thế nên người xưa nói: “Vô tư vô lự tiểu thần tiên” (Tức là hông có lo tính nghĩ ngợi gì thì đó là ông tiên nho nhỏ, tức là một người có đời sống hạnh phúc rồi). Trường hợp của Tào Tháo thời tam quốc do mưu mô tính toán nhiều quá để đoạt thiên hạ mà khiến cho nhức đầu triền miên chịu không nổi mà thần y Hoa Đà khi khám đầu đòi mổ não ông.

 

L.   NIỆM và tai nạn:

Con người sinh ra lúc còn thơ bé thì thường là rất tốt sống yên vui trong một hoàn cảnh bình thường xem như không có chuyện gì bất trắc xảy ra trong một em bé. Tức là em bé sống rất ít bị tai nạn. Tuy nhiên khi em bé lần hồi lớn lên, biết suy nghĩ biết khôn dại rồi tức là biết khởi NIỆM thì cũng lần hồi con người đó có nhiều tai nạn hơn. Em bé sở dĩ ít tai nạn hay không có tai nạn gì là do em bé có đời sống hồn nhiên trong sáng không có sự khởi NIỆM suy nghĩ gì nên tai nạn không có xảy ra. Còn người khi lớn lên biết khởi NIỆM rồi, biết suy nghĩ rồi, biết khôn biết dại rồi thì sẽ có tai nạn xảy ra khá thường xuyên hơn. Nhưng chúng ta không biết lại đổ thừa sở dĩ có tai nạn là do trời đất ma quỷ con người gây ra rồi oán trời, trách người sợ thần, sợ quỷ và rước lấy nhiều đau khổ hơn mà không biết rằng chính NIỆM là nguyên nhân chính để đưa đến tai nạn. Trong tai nạn thường hay có tham, sân, si, mạn, nghi đi kèm. Đó tức là do NIỆM bày ra mà thành cớ sự.

 

M.    NIỆM và ma quỷ Phật Trời:

Con người và ma quỷ là những chủng loại khác nhau. Con người thì có hình sắc rõ ràng thấy được và rờ đụng được. Còn ma quỷ không có hình sắc rõ ràng và không rờ đụng được nhưng chúng với con người cũng có sự liên lạc với nhau được. Tuy chúng không nghe con người nói nhưng thấy và hiểu được qua NIỆM khởi ở con người. Vì con người khi khởi NIỆM để nói thì phải có NIỆM khởi dậy và khi NIỆM khởi dậy thì có phát sóng giống như người robot có phát sóng chớp xẹt khi hoạt động. Ma quỷ nhân sự chớp sẹt của NIỆM làm tín hiệu mà có thể hiểu được tâm ý của người. Cho nên khi người có sự cầu khẩn nào đó thì ma quỷ hiểu được ghi nhận được những điều muốn ở người. Và con người cũng có thể thấy được bóng dáng của ma quỷ khi tần số tâm NIỆM của mình xuống thấp giống như tần số FM. Lúc ấy là sức sống của con người bị xuống thấp và được gọi là thời suy. Cái NIỆM của con người có phát sóng và có khi cao khi thấp, khi phát sóng thấp thì có thể tiếp xúc với ma quỷ, còn khi phát sóng cao thì có thể tiếp xúc ở thần thánh chư thiên, những chúng sinh ở cấp bậc cao hơn con người. Nói chung con người có thể tiếp xúc được thế giới vô hình (chúng sinh ở dạng vô hình) là bằng Tâm NIỆM tức là bằng NIỆM khởi. Đời sống NIỆM vì thế rất là đặc biệt khó mà hiểu hết được. Và như vậy con người cũng có khả năng giao tiếp được với Phật Trời qua NIỆM ở tần số cao. Thế nên trong cuộc sống này không chỉ có ta mới biết việc làm của ta mà thôi mà còn có ma quỷ, thần thánh là những chúng sanh ở cõi vô hình vẫn có thể biết việc làm của ta dù chúng ta kín đáo, bí mật cỡ nào đi nữa cũng không thể giấu nhẹm được việc làm của mình khi mà mình còn dùng NIỆM để mà sống. Chính cái NIỆM làm nên hình bóng ở trong Tâm gọi là pháp trần. Thì chính cái pháp trần này đã tố cáo mọi hành vi của mình giống như phim ở trong máy điện thoại. Khi bật lên thì sẽ thấy hết hình ảnh mà mình đã quay. Điều này được diễn tả ở trong cõi Địa Ngục là Diêm Vương có “Minh Cảnh Đài” để xử những tội nhân mà che giấu những lỗi lầm. Ở trước Minh Cảnh Đài thì tội nhân sẽ thấy rõ ràng những việc làm của mình hiện ra ở trong kính không thể chối cãi gì được, đành phải gật đầu chấp nhận những tội lỗi mà mình đã làm. Giống như trong thời đại của chúng ta có máy camera ghi được những hình ảnh mà mình đã làm và có thể cho mình thấy lại những hình ảnh đó.

 

 

N.  NIỆM đối với người (thần giao cách cảm):

NIỆM đối với người ngoài mình. Mình và người sống đối xử với nhau qua các căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tức là chúng ta con người sống với nhau bằng cách trao đổi qua những tín hiệu ở mắt, ở tai, ở mũi, ở miệng, ở lưỡi, ở thân, ở ý. Mắt thì nhìn, tai thì nghe, mũi thì ngửi, miệng thì nếm, nói tay chân thì xúc chạm. Tất cả những việc này đều do từ có NIỆM mà ra ở trước một người hay nhiều người. Tuy nhiên khi mình và người không ở bên nhau, không nghe thấy gì nhau nhưng vẫn có sự giao cảm trong nhau như người ở Việt Nam người ở Mỹ mà vẫn có thể hay biết về nhau qua đời sống tâm ý, qua NIỆM. Đây là điều trong xã hội có một thuật ngữ chuyên biệt: “Thần giao cách cảm”. Trường hợp này có thể xảy ra với những người thân với nhau như giữa cha mẹ và con cái có thể cảm nhận về nhau mà không qua điện thoại thư từ gì cả. Đó cũng là từ NIỆM mà có ra. Một tình trạng NIỆM tưởng đặc biệt gọi là “linh cảm”.

 

O. NIỆM xác định cho Ngã:

Ngã hay bản ngã là cái Tôi, cái Ta, cái Tao, cái Tui. Là cái chủ thể, là cái tự ngã. Là cái chấp cho cái Ta là nhất trên đời. Thường con người sống đều chấp lấy cái Ta, cái Tôi “cái Ta đây”, Ta đây là trên hết không ai bằng Ta. Ta là Trời, Ta là Đất, Ta là cái rún của vũ trụ. Vì cái Ta mà có ra Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi… Có ra biết bao nhiêu là cái khổ cho mình và cho người. Nhất là khi có chấp vào cái Ta rồi, thì sẽ có cái chấp vào cái của Ta, tức là cái Ngã Sở, khi có đủ Ngã và Ngã Sở thì có đủ: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, Tà kiến. Có đủ 10 tập nhân gây nên khổ và tạo thành 10 điều ác: Ở thân có sát sanh hại vật, có trộm cướp, có dâm tà. Ở miệng có nói gian nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thêu dệt, nói lời hung ác. Ở nơi ý có Tham, Sân, Si.

Mười nhân ác cộng mười điều ác thành ra có vô số điều tội lỗi và khổ đau không biết nhường nào, sẽ bị đọa trong ba đường khổ và trong sáu nẻo luân hồi không biết ngày nào ra khỏi, cứ phải khổ và khổ triền miên.

Cái Ngã là cái trừu tượng có vẻ mơ hồ không được cụ thể cho lắm. Cái cụ thể và xác định cho Ngã cái đó chính là “CÁI NIỆM”. Có NIỆM ấy chính là có cái Ta, có cái Tôi có cái ngôi thứ nhất để rồi có cái ngôi thứ hai là Ngã sở hay là cái Nhân (đối tượng). Cái NIỆM chính là chủ thể. Cái Nhân là khách thể. Đã có chủ có khách thì sinh ra không biết bao nhiêu vấn đề bao nhiêu sự kiện được gọi là có chúng sanh và có ra những cảm giác buồn vui thương ghét sướng khổ… Có đủ mùi vị của cuộc đời, có đủ Thiên Đường và Địa Ngục. Truyện Nhậm Ngã Hành là truyện tiểu thuyết kiếm hiệp, võ hiệp được ông Kim Dung, ông biết ra việc này. Nên trong quyển tiểu thuyết “Tiếu Ngạo Giang Hồ” ông có xây dựng một nhân vật là giáo chủ ma giáo có tên là: “Nhậm Ngã Hành” với cái tên này có nghĩa là: Mặc tình cho cái bản ngã (cái ta) phát triển một cách tùy tiện không kìm chế. Ông đã trở thành một kẻ đại gian, đại ác ở trên giang hồ. Ông có mưu định thôn tính cả võ lâm để trở thành minh chủ mà tiến tới lật đổ ngai vàng, để bước lên ngôi vị hoàng đế. Tuy nhiên ở dưới chân núi hoa sơn sau khi ông phác họa kế hoạch làm bá chủ thiên hạ trong một thời gian ngắn (khoảng 15-20 phút) và thấy mình như thành công trước mắt. Ông cười ha hả rồi ngã ngay trên đài cao chiến thắng mà hộc máu chết tốt. Người trong giang hồ không ai giết được ông cả mà chỉ do “cái NIỆM” nó đã quật chết ông.

 

Ô. NIỆM VÀ THỜI – KHÔNG.

Thời gian và không gian là hai việc chính trong cuộc sống. Con người sống có đau khổ hay có hạnh phúc cũng là tùy thuộc vào thời gian và không gian.

 Thời gian là sự chuyển biến có trong cuộc sống. Sự chuyển biến này được xác định qua cái đồng hồ từ giây, phút, giờ, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya. Lại có ra ngày, tháng, năm… Thời gian còn được chia nhỏ hơn nữa có trong cuộc sống. Đồng hồ là “sao” ngắn hơn giây và sát na lại ngắn hơn “sao”. Đây là thời gian cực ngắn nó là 1/90 của NIỆM. Nên có NIỆM thì có thời gian. Có thời gian thì có lâu, mau, sớm, muộn và có buồn vui sướng khổ theo đó. Bốn tướng Sinh, Già, Bệnh, Chết đó cũng là bốn tướng thuộc thời gian. Người ta hạnh phúc hay đau khổ cũng từ bốn tướng này. Nếu sinh ra mà lại chết sớm thì sẽ không được vui lại có sự đau buồn. Được sống dai sống lâu thì được vui hơn, hạnh phúc hơn. Thế nên hạnh phúc và đau khổ tùy thuộc vào thời gian. Thế nên Trong kinh Kim Cang để giải quyết về đau khổ Đức Phật có dạy: “Tâm Quá Khứ Chẳng Thể Được, Tâm Hiện Tại Chẳng Thể Được, Tâm Vị Lai Chẳng Thể Được” thời gian có ba thời là thời “quá khứ”, thời “hiện tại” và thời “vị lai”. Con người sống mà có dính mắc về quá khứ là có khởi NIỆM về quá khứ, dính mắc vào những chuyện đã qua nên cũng làm cho có vui buồn tức là có đau khổ. Và nếu sống mà dính mắc vào hiện tại tức có khởi NIỆM về hiện tại thì cũng có buồn, vui nên cũng có đau khổ. Và nếu sống trong hiện tại mà có mơ màng về tương lai, tức là cũng có khởi NIỆM dính mắc về tương lai về ngày mai, thì cũng có buồn vui có đau khổ ngay trong hiện tại. Như trong cuộc sống có ba thế hệ là thế hệ tuổi trẻ, thế hệ trung niên, thế hệ lão niên.

Thế hệ tuổi trẻ thì sống hay hướng tới tương lai nên có những khởi NIỆM về tương lai. Nên có NIỆM về tương lai thì có vui buồn theo đó. Nếu thấy tương lai xán lạn thì vui. Nếu thấy tương lai mờ mịt thì buồn. Có vui có buồn thì có phiền não xảy ra.

Đối với thế hệ trung niên thì hay dính mắc vào hiện tại để có ra những khởi NIỆM về hiện tại mà có ra vui buồn nên cũng có phiền não sinh ra.

  Thế hệ lão niên là tuổi về già thì lại hay dính mắc về quá khứ, hoài niệm về những chuyện đã qua nên có những NIỆM khởi dính mắc nhiều về quá khứ và rồi cũng có sinh ra vui buồn tức cũng có phiền não sinh ra.

  Thời gian có ba thời như thế. Tuy nhiên quá khứ thì đã qua nên cũng không nắm bắt được và trở thành như không thiệt có, nên chỉ là giả ảo mà thôi. Ai cũng có quá khứ nhưng không ai nắm được quá khứ. Thế nên trong cuộc sống có người nói rằng: Không ai tắm hai lần trên một khúc sông.

  Và hiện tại thì không dừng trụ cho nên cũng không ai chụp được, nắm được cái hiện tại được cả. Khi mình nói: Đây là hiện tại, thì cái hiện tại đã trở thành quá khứ như khi mình nói bây giờ là đúng 12 giờ thì cây kim đồng hồ đã lệch qua số 12 rồi mà hướng qua số 1. Thế nên cái NIỆM ở trong hiện tại nó cũng chẳng là hiện tại mà cái NIỆM nó cũng không dừng trụ. Cho nên nói rằng ta sống trong hiện tại, nhưng thực ra ta chẳng nắm được gì trong hiện tại được cả. Nên nó cũng chỉ là không dừng trụ, không thật mà cũng chỉ là ảo ảnh mà thôi. Bởi thế ngay khi đang sống đây mà phải bị chết thì ta không nắm bám được một cái gì trong lòng bàn tay hết, ngay cả một đồng xu cũng không được. Cũng chỉ là nắm hai bàn tay trắng mà thôi, nhưng thực ra hai bàn tay trắng chỉ buông xuôi mà không nắm lại được.

  Với thời vị lai thì rất là rõ ràng. Đã là tương lai thì nó hoàn toàn chưa đến. Thế nên trong xã hội người ta dí dỏm rằng: “Ngày mai ăn khỏi trả tiền” được treo trên cửa hiệu ăn uống. Ngày mai không bao giờ có. Cho nên thời gian thuộc tương lai cũng không bao giờ có, nó cũng là mộng huyễn mà thôi. Cho nên ai có NIỆM để trông ngóng về tương lai thì cũng bị hụt hẫng mà thôi.

NIỆM và thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai) thì cái NIỆM trong ba thời này thảy đều là mộng mị mà thôi và kết quả cũng chỉ là: Khổ đau.

Người trẻ thì bị khổ đau về tương lai, người trung niên thì bị khổ đau về hiện tại và cả quá khứ cùng tương lai. Người già thì bị đau khổ nhiều về quá khứ và cũng đau khổ về hiện tại và tương lai.

  Có đau khổ về ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai là đau khổ về thời gian cũng là do nơi có NIỆM dính mắc về ba thời. Thế nên muốn giải quyết cái khổ đau về ba thời, về thời gian thì hãy sống như lời Phật dạy: “Tam Tâm Bất Khả Đắc”. Chớ khởi NIỆM!

Và khi mà chúng ta đã dính vào thời gian thì chúng ta cũng bị mắc kẹt vào không gian luôn.

Không gian tức là xác định chỗ nơi, là nơi ăn chốn ở. Sự xác định này trước hết là từ khi có thời gian sinh ra tôi. Rồi tôi là tấm thân này. Cái tấm thân này là không gian đầu tiên, và kế đó là cái không gian nơi sinh chốn ở, rồi liên tiếp sinh ra nhiều cái không gian khác để xác định có cái “của” tôi (nhà cửa ruộng vườn, quê hương, xứ sở, đất nước cho đến cả trái đất này đều là không gian của tôi). Để chấp về cái tôi và không gian của tôi cũng là do NIỆM mà có ra. Trong NIỆM chấp này có Tham, có Sân, có Si, có Mạn, có Nghi… Nên rồi khi đã chấp lấy cái không gian thì có cái đau khổ đi theo. Đau khổ ngay từ bản thân cho đến không gian (cảnh sắc) của thân. Nên hình thành ra cái “Ta” và cái “của Ta”. Từ đó nhất định có ra đau khổ là do có sự củng cố và phát triển cả cái Ta và cái của Ta.

Như vậy cái khổ về mặt không gian cũng do từ nơi có sự dấy NIỆM, khởi NIỆM, khởi Ý mà sinh ra. Mà thực ra cái không gian cũng là một sự ảo hóa mà thôi nó chẳng phải là cái Ta và cái của Ta. Đó chỉ là trò ảo thuật của nhà ảo thuật gia vũ trụ mà thôi. Trước hết cái Ta là cái tấm thân Ngũ uẩn này hay là Năm ấm đây, nào phải là Ta, nào phải là của Ta, rồi đến nhà cửa ruộng đất có cái nào là của Ta, chúng là của thiên nhiên hoàn toàn. Chúng ta sinh ra có gì trong tay đâu một mảnh vải còn không có huống nữa là nhà cửa ruộng vườn, thế nên về những không gian mà chúng ta có được đều là do chúng ta chấp lấy và tước đoạt lấy từ của thiên nhiên từ của ai có cái nào thực sự là của mình đâu, có chấp vào cái không gian cũng là do có NIỆM mà ra. Nhưng NIỆM là cái giả không thật cho nên cái không gian dầu có chứng từ giấy tờ chủ quyền rõ ràng nhưng chúng chỉ là cái giả mà thôi. Thế nên khi đến lúc ta tắt thở thì cũng chẳng đem theo được một cái gì, tất cả phải trả lại hết cho trần gian.

Như vậy chúng ta thấy rõ NIỆM đã ảnh hưởng rất lớn đến sự đau khổ khi chúng ta có chấp vào “thời gian” và “không gian”. Nhưng cuộc sống này nhìn chung không ai là không mắc vào “Thời gian” và “Không gian” những người có suy nghĩ đều lấy đó làm đời sống cho nên trong đời sống không ai là không đau khổ dù người có tôn giáo hay không tôn giáo cũng vẫn phải chịu đau khổ mà thôi. Thế nên để giải trừ đau khổ thì chớ nên dính mắc vào “Thời gian” và “Không gian” tức là chớ nên dính mắc vào NIỆM. Trong cuộc sống này NIỆM như là Ông Vua có toàn quyền gây nên hạnh phúc hay đau khổ cho thần dân trăm họ.

Hãy nhớ:

“TAM TÂM BẤT KHẢ ĐẮC”. 

 

Ơ. NIỆM VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM:

Tình cảm của con người có từ khi nào, trong đời sống từ sinh cho tới chết? Tình cảm là đời sống có vui buồn, thương ghét, có sướng khổ…

Con người trong lứa tuổi thơ dại còn bé tí tẹo, cái tuổi còn hồn nhiên lúc ấy đôi mắt tròn xoe trong veo gọi rằng chưa nhuốm bụi đời đó là đôi mắt chưa có NIỆM, còn gọi là thơ ngây chưa dính bụi đời. Tuổi này cho đến lúc nằm nôi vẫn hãy còn đời sống trong sáng từ thân xác cho đến tâm hồn. Với đôi mắt gọi là “cửa sổ tâm hồn” ấy chưa hề có chút gợn sóng để gọi là có Ý, có NIỆM nào?! Dù rằng lúc bấy giờ em bé vẫn có hay biết, nhưng có thể nói là em bé chưa biết khởi NIỆM, chưa biết suy tư, chưa biết nghĩ ngợi gì. Lúc bấy giờ em bé được gọi là hồn nhiên, như nhiên.

Em bé lần hồi lớn lên biết đứng, biết đi biết nói bập bẹ, cho đến khi má cho em bé bánh thì em bé biết chọn lựa cái bánh mà em bé thích. Đến lúc bấy giờ thì mới biết rằng em bé có khởi NIỆM. Và khi đó em bé biết người quen và người lạ. Với người quen thì em bé chịu cho bồng, và với người lạ thì em bé khóc không chịu cho ẵm. Thật ra em bé có khởi NIỆM từ khi nào cũng khó mà xác định. Tuy nhiên chúng ta có thể nói rằng em bé có khởi NIỆM là từ khi em bé có biết phân biệt. Vì NIỆM là cái khiến cho con người có sự phân biệt và biết sự phân biệt. Nó là năng lực của tế bào chất xám ở vỏ não và có thể phát triển sau phần trung não.

Em bé khi có biết phân biệt thì em bé mới thực sự có đời sống tình cảm. Em bé mới biết vui, biết buồn, biết thích, biết ưa, biết ghét và biết chán. Nhưng dù em bé có NIỆM thương và ghét nhưng em bé chưa biết suy tư, suy nghĩ gì. Vì NIỆM có ra rất là đơn giản chưa thành dòng NIỆM liên tục. Con người có suy tư khi nào có những NIỆM liên tục diễn ra thành dòng tư tưởng. Khi biết suy tư thì em bé mới thực sự là một người lớn. Và khi này người lớn hoàn toàn mất đi sự trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ. Để rồi đời sống tình cảm có ra một cách rõ ràng và cụ thể để trở thành có hạnh phúc hay có khổ đau.

Như vậy để thấy rằng đời sống tình cảm nó có là khi có NIỆM. Mà NIỆM là cái không thiệt là cái giả. Nó lại là nhân để sinh ra tình cảm. Cho nên rồi đời sống tình cảm dù có nhưng cũng không thật, là giả thôi. Cho nên cái gọi là hạnh phúc hay khổ đau cũng là kết quả của quá trình giả tạo mà ra, cho nên hạnh phúc và khổ đau cũng là cái giả mà thôi. Bởi thế dù có hạnh phúc rồi hạnh phúc cũng tan, dù có khổ đau rồi khổ đau cũng mất.

Thế nên biết đời sống tình cảm của con người dù có để sinh ra có nụ cười và nước mắt. Nhưng rồi nụ cười cũng tắt đi và nước mắt cũng khô cạn, chúng cũng chỉ là hư huyễn mà thôi, cũng chỉ là một đời sống có ra từ “Mê vọng”. Thế nên cuộc đời này không có gì gọi là thực cả. Nếu có cái gọi là thực thì đó chính là cái “Mê Vọng” mà thôi. Dầu ai chịu, dầu ai không chịu thì cái sự thật này nó cũng là thế!         Vậy nên đời sống tình cảm là không thật có:

“Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”.

“Khóc” “Cười”, khóc cười như vậy rõ ràng là giả tạo.

Nên đời sống tình cảm như thế là một đời sống đầy khổ đau.

 

P.    NIỆM là chất keo dán dính Căn Trần:

Trong cuộc sống giữa này có người và có cảnh vật. Ở người có sáu căn tức là có đủ sáu bộ phận là: mắt, tai, mũi, lưỡi (miệng), thân, ý (não). Sống bằng sáu thứ này để mà giao tiếp với cảnh vật được gọi là Trần hay Trần Cảnh. CĂN ở nơi người, TRẦN ở nơi cảnh vật gồm có sáu thứ: Sắc trần đối với mắt, Thinh trần đối với lỗ tai, Hương trần đối với lỗ mũi, Vị trần đối với lưỡi, Xúc trần đối với thân, Pháp trần đối với não (ý căn). Sáu căn đối với sáu Trần thật ra không thứ nào dính thứ nào, mỗi thứ mỗi thứ nó đều ở vị trí của nó, Căn ở vị trí Căn, Trần ở vị trí Trần không thứ nào dính thứ nào. Nên Căn không vì có Trần mà có vui có buồn, có sướng có khổ mà sở dĩ có sướng có khổ vì bởi có Căn có Trần đó là do có chất dính làm cho Căn Trần dính nhau nên mới có buồn vui sướng khổ. Chất làm cho dính giữa Căn và Trần, chất đó chính là NIỆM. NIỆM là “chất keo” dán dính Căn- Trần nên mới có khổ sinh ra. Ở Căn ở Trần thì hoàn toàn không có NIỆM. NIỆM chỉ có ở trong Tâm Thức. Trong tâm còn có cái gọi là Thức nên được gọi chung là Tâm- Ý- Thức chính là cái ý Thức nó sinh ra NIỆM và NIỆM mới dán dính Căn Trần. Thế nên mắt thấy cảnh không có dính gì nhưng khi có NIỆM thì mắt sẽ dính cảnh để có sự phân biệt tốt xấu, phải quấy, sướng khổ, đẹp xấu, nam nữ mới có sinh ra buồn vui thương ghét chấp bám đủ thứ chuyện mới sinh ra dính mắc người, dính mắc cảnh, dính mắc muôn vật. Khi mà ở các Căn có khởi NIỆM thì sẽ có sự dính mắc trên Trần Cảnh. Mắt sẽ thấy sắc đẹp xấu, tai sẽ nghe âm thanh hay dở, mũi sẽ nghe mùi thơm thối, lưỡi sẽ nghe vị mặn ngọt chua cay… Thân sẽ nghe trơn láng, nhám nhúa, êm ái hay sần sùi, ý sẽ nghe thích thú hay nhàm chán, thương hay ghét… Như vậy rõ ràng NIỆM là chất keo dán dính Căn Trần để sinh ra đủ thứ tình trạng của tâm hồn buồn vui, thương ghét, sướng khổ… Để rồi có sự bất an trong lòng tức là có niềm đau nỗi khổ. Có NIỆM thì có sinh ra phân biệt. Có phân biệt thì có ra đủ thứ vì là có hai pháp “Nên có NIỆM phân biệt” thì nhất định có khổ đau.


Q. NIỆM, ý NIỆM công vi thủ, tội vi khôi (công là đầu, tội cũng là nhất):

NIỆM, ý NIỆM có NIỆM có ý NIỆM thì sẽ có đủ chuyện xảy ra ở trên đời để trở thành cõi ta bà (ta bà là cõi khổ). Cho nên có NIỆM có ý NIỆM tức là có tội lỗi. Nên luận về công về tội thì NIỆM, ý NIỆM là đứng đầu về mặt gây nên tội lỗi tức là “tội vi khôi”. Nhưng cũng từ NIỆM và ý NIỆM mà biết về cái khổ và sự khổ nên xoay lưng lại những điều gây khổ tạo khổ mà hướng về chỗ không khổ không đau tức hướng về nẻo chánh đạo mà tìm vào Phật Pháp nương tựa Tam Bảo để bớt đi tội lỗi và được thành Chánh Đạo, Đại Đạo. Thế nên NIỆM và ý NIỆM về mặt giải khổ cũng là đứng đầu, có công lớn trong mặt giải khổ nên được gọi là: “công vi thủ” (nói về công lao thì NIỆM, ý NIỆM là đứng đầu). Thế nên nếu khéo biết dùng NIỆM và ý NIỆM thì cũng là một điều tốt cho mình, cho người, cho tất cả chúng sanh.

 

R.  Cách kích thích NIỆM:

Khi đã biết trong tâm có NIỆM và ý NIỆM và biết rằng NIỆM và ý NIỆM không hoàn toàn xấu, thì khi sống sinh hoạt cũng cần phải có NIỆM và ý NIỆM mà con người trong thời đại chúng ta hay nói rằng: “Cần phải động não”, “dám nghĩ dám làm” để cho việc học, việc làm được thành công hơn. Nhưng có điều không phải ai cũng muốn có NIỆM và ý NIỆM đều có được cả. Có những lúc mình cần suy nghĩ mà suy nghĩ không ra tức là vì không có NIỆM không có ý NIỆM gì trong đầu. Như khi muốn viết thơ cho cha mẹ mà không biết viết gì, có viết thì viết được đôi dòng rồi nghĩ không ra nữa gọi là tịt ngòi, thế là cắn đầu bút mà chịu trận. Đó là vì tắt NIỆM không có ý NIỆM nào để mà ra văn nữa. Hay muốn lên một kế hoạch nào đó thì cần phải có NIỆM và ý NIỆM về kế hoạch đó để mà biên soạn thành một văn bản nhưng mà nghĩ hoài không ra và viết không được, ngồi hoài ngẫm nghĩ hoài mà không có một ý tưởng nào nên đành thôi không viết gì được nữa. Tình trạng đó xảy ra với rất nhiều người. Nên để khắc phục tình trạng này người ta có nhiều cách:

-    Thuật động não: Về việc này đa số người hay dùng cách đặt vấn đề, đặt ra những câu hỏi cho chính mình cho đề tài của mình những câu hỏi như là tại sao? như thế nào? Vì lý do gì? Khi biết đặt những câu hỏi cho mình và mình có câu trả lời thì đó là cách để tìm ra NIỆM tìm ra ý tưởng, tìm ra câu văn. Biết đặt nhiều câu hỏi cho mình và biết tự trả lời thì sẽ tìm ra văn. Cắn đầu bút cũng là cách động não để tìm ra NIỆM, tìm ra ý tưởng.

-      Thuật dùng chất kích: Người thích ta có thể dùng những chất kích thích như là dùng một loại thuốc hoặc là người ta hút thuốc lá, hút á phiện, uống cà phê, uống trà Tàu… Dùng nhiều loại kích thích tố để dễ khởi NIỆM khởi ý tưởng. Hay người ta dùng một đường lối tu nào đó để làm bật lên những ý NIỆM. Nhất là những nhà văn khi viết văn họ cần phải có nhiều ý NIỆM nhiều ý tưởng càng sâu xa càng tốt và thường những nghệ nhân cũng cần phải có nhiều ý tưởng. Nói chung trong xã hội ai cũng cần có ý tưởng để mà sống. Cho nên có những người biên soạn về loại sách “thuật tư tưởng” để giúp cho những người cần có những ý tưởng để sống với cuộc đời. Khi mà không có cách gì khác thì bỏ đi chơi, đi thong thả thư giãn tâm hồn để có thể bật ra ý NIỆM.

 

S.   Cội nguồn của NIỆM

NIỆM như đã biết nó là cội nguồn của cuộc sống đời người và của muôn loài sinh linh. Nhưng cội nguồn của NIỆM là từ đâu? Và cái NIỆM chúng ta có thể thấy được không?

-    NIỆM có thể thấy được! Chúng ta có thể thấy được NIỆM ở trên tướng mạo con người trên mặt, mày, mắt, mũi, miệng, mồm. Cái nhíu mày đó là hình tướng của NIỆM cái nheo cũng là hình ảnh của NIỆM. Mắt trợn lên đó cũng là hình ảnh của NIỆM, mắt lườm, mắt liếc, mắt nháy, mắt nheo cũng là hình ảnh của NIỆM cho đến màu mắt trắng, màu mắt xanh, màu mắt đỏ cũng là hình ảnh của NIỆM, lỗ mũi hỉnh, lỗ mũi phồng, lỗ mũi nở, lỗ mũi xẹp cũng là hình ảnh của NIỆM. Cái miệng cười, cái miệng méo, cái miệng há, cái miệng quặm, cái miệng nói, cái miệng nín, cái miệng chu… cũng là hình ảnh của NIỆM cho tới cái lưỡi le, cái lưỡi liếm, cái lưỡi cong, cái lưỡi uốn, cái lưỡi thụt… cũng là hình ảnh của NIỆM. Cái mặt trắng, cái mặt hồng, cái mặt tím, cái mặt đỏ… cũng là hình ảnh của NIỆM và kể cả cái lắc đầu, cái gật đầu… cũng là hình ảnh của NIỆM rồi cho đến cái bộ tướng đi, đứng, ngồi, nằm, vươn người, lắc người, cái dặm chân dặm cẳng, tướng đi ịch đụi hay tướng đi nhẹ nhàng thanh thoát phiêu diêu cũng là hình ảnh của NIỆM.

Do có NIỆM như thế nào đó mà nó mới thể hiện trên hình tướng như thế ấy. NIỆM vui thì thể hiện trên mặt vui, vui từ ánh mắt, từ nụ cười, từ vẻ mặt. Nếu NIỆM mà buồn thì con mắt buồn và con mắt khóc có nước mắt chảy ra và cái miệng méo cả vẻ mặt đều buồn và kể cả bộ tướng cũng rũ rượi buồn thiu. Cho đến cái NIỆM cũng được thấy trên tay chân mình mẩy. Khi cái NIỆM sân thì tay chân cũng vung lên và cung tay múa chân đấm đá, khi có NIỆM tham thì cũng được thấy trên ánh mắt, trên nét mặt, trên tay chân như có NIỆM tham của cải vật chất thì tay chân chụp lấy. Nói chung thì cái NIỆM vẫn được thấy một cách rõ ràng qua hình tướng của con người.

Cái NIỆM hay là cái nghĩ, cái tính cái suy, sự suy nghĩ mà theo khoa học, y học cho rằng đó là do tế bào chất xám nó hoạt động ở vỏ não, gọi rằng có sự động não. Và khi có sự động não tức có sự suy nghĩ nhiều, nó làm ảnh hưởng thần kinh khiến cho có sự nóng đầu và choáng váng, mệt mỏi bần thần, rã rượi trở thành nhức đầu thành ra một thứ bệnh.

NIỆM tuy có thấy được biết được nhưng mà nguồn gốc của nó thì rất là khó thấy, khó biết chừng như là không có, vì thực ra khi có NIỆM là mới biết là có, nhưng trước khi có NIỆM thì nó là không. Cái chỗ khởi NIỆM, sanh ra NIỆM thì gọi là cái gốc, nhưng rất tiếc cái gọi là gốc đó thì nó lại là không. Giống như mặt gương là cái chỗ nảy sanh bóng nhưng chính cái gương thì không có bóng nào mà nó chỉ là trong suốt hay như cái chỗ khởi bong bóng thì đó là nước, nó cũng là cái gốc của bong bóng nhưng rất tiếc trong nước có chất ướt mà không có một bong bóng nào trong đó cả. Thì cái gốc của NIỆM, nó cũng giống như tấm gương, giống như nước, nên trong cái gốc của NIỆM nó vốn là không có NIỆM, cái nền của NIỆM sinh ra, cái đó được gọi là cái TÁNH. Và cái TÁNH này nó vốn là không có NIỆM nào! Vì vậy cái NIỆM tuy có mà được gọi là giả, là vọng, không có thực nên được gọi là “vọng” NIỆM. Để xác định NIỆM tuy có nhưng là giả mà thôi - Và cũng từ nơi thuật ngữ “VỌNG NIỆM” là một từ dùng để chỉ cho NIỆM có mà không thật của Phật giáo Đại Thừa. Chỗ này khác với Phật giáo Tiểu Thừa. Vì Phật giáo Tiểu Thừa thấy NIỆM là nguyên nhân sanh ra đau khổ nên cho NIỆM là thiệt và muốn trừ đau khổ thì phải diệt NIỆM thôi.

     Cho nên con đường tu của Phật giáo Tiểu Thừa là phải diệt NIỆM, quyết tình ăn thua đủ với NIỆM nên chực chờ một NIỆM nào lú ra thì liền diệt giống như cái đầu nào vừa ló ra thì liền chém đi vì cho rằng đầu đó là giặc, nó làm cho mình đau khổ, cho nên phải giết nó đi, thế nên mới có một thuật ngữ chỉ cho cái giới tu hành này là Sát Tặc (giết giặc). Đây là để chỉ cho một bậc A La Hán. Một người chuyên tu bằng diệt NIỆM. NIỆM nào lú lên thì liền diệt đi vì cho NIỆM là thiệt, là giặc.

Nhưng với người có cái nhìn đúng đắn hơn về NIỆM thì thấy rõ NIỆM tuy có mà không thật giống như bóng trong gương, như bong bóng nước vậy thôi, nên chỉ cần biết nó là giả không theo, là huyễn, là ảo nên không cần trừ không cần diệt mà nó phải tự tiêu giống như bong bóng phập phồng rồi tự tan thôi, tự mất mà không cần phải trừ, phải khử, phải diệt gì hết. Lại giống như hoa đốm trong không gian được sinh ra từ con mắt nhậm. Rõ ràng người đang nhậm mắt thấy có hoa đốm xanh, vàng, đỏ, trắng… Nhất là nhìn vào ngọn đèn thì thấy có nhiều hoa đốm hơn, nhưng thực ra người bên ngoài không ai thấy hết vì hoa đốm có mà không thật, nó là giả, ngay trong con mắt cũng không có hoa đốm và ngay cả không gian chỗ hoa đốm sinh cũng không có hoa đốm nào. Nên NIỆM có ra cũng như hoa đốm có ra vậy thôi vì do mắc bệnh mà có ra hoa đốm nếu mắt hết bệnh thì hoa đốm hết. Cũng vậy như NIỆM có ra là do cái Tâm bị mê. Khi cái Tâm mê hết rồi thì NIỆM tự hết thôi. Vì trong cái Tâm chân thật vốn không có NIỆM nào.

  

T.  Cách giải quyết NIỆM:

Để giải quyết NIỆM có nhiều cách. Từ những cách có sẵn trong dân gian cho đến những cách có trong tôn giáo, có trong triết học, có trong đạo học. Vì hầu hết con người ai cũng có nỗi khổ. Những con người trong xã hội hầu như đều biết là nỗi khổ có ra từ trong cõi lòng dù rằng cái khổ được diễn ra từ nơi cuộc sống. Con người gần như đều biết: “Có thân nên khổ vì thân” và do có thân nên có TƯỚNG SANH, TƯỚNG GIÀ, TƯỚNG BỆNH, TƯỚNG CHẾT đó là 4 tướng cơ bản nhất để có ra cái khổ. Ngoài ra còn có những tướng khổ trên cơm, áo, gạo, tiền, danh, lợi, quyền lực, quyền thế, quyền lợi, tình ái, tình cảm, thương ghét. Những thứ này là những thứ làm nên khổ. Không những chỉ khổ trên thân xác trên cuộc sống mà còn khổ trên tâm. Nên người Việt Nam ta hay nói: “Khổ tâm là khổ bậc nhất” mà tâm tức là NIỆM: Nên khi có khổ trong lòng, người ta khuyên nhau là: “Thôi hãy bỏ đi, đừng nghĩ ngợi gì cho thêm khổ”. “Bỏ đi” là bỏ đi cái gì?

Đâu không phải là bỏ đi sự nghĩ nhớ trong lòng, tức là bỏ đi cái NIỆM ở trong tâm. “Bỏ đi cái NIỆM nghĩ” đó là cách giải quyết thông thường nhất để trừ đi cái khổ trong cuộc sống. Nhưng việc này lại có sự éo le: “Khi cố quên (bỏ đi) thì khi lòng càng nhớ thêm”. Thế nên để “bỏ đi” lại là một việc không dễ nó chẳng những không quên mà còn nhớ thêm hoài nên nỗi khổ trở thành triền miên. Vì vậy nỗi khổ của con người có thể kéo dài cả đời, hay còn có thể kéo dài từ kiếp này sang kiếp khác, không biết đến bao giờ mới thực sự hết khổ. Như trong tình trường yêu nhau không trọn có sự lỡ làng không đến với nhau được thì liền hẹn cho kiếp sau. Kiếp sau gặp lại nhau được là do có NIỆM nhớ nhau, nghĩ đến nhau làm thành nghiệp để rồi kiếp sau lại gặp được nhau.

Trong Nho giáo có lời dạy rằng: “Nhất nhật tam tỉnh kỳ Tâm” (một ngày nên có ba lần tĩnh lại cái Tâm) lời dạy này cũng nhằm giải quyết cái khổ về tâm. Tức là hãy lục soát lại cái tâm, cái NIỆM của mình nó là tốt hay xấu. Nếu tốt thì được vui, nếu xấu thì buồn khổ. Thế nên trong lòng vẫn còn bất an, chưa thực sự được bình an nên cái khổ vẫn còn chưa hết được.

Đối với các đạo khác cũng là nhằm giải quyết cái tâm NIỆM sinh diệt cho nên cũng chỉ là bớt khổ mà không hết khổ được. Vì cái NIỆM không thực sự hết mà nó khi ẩn khi hiện, khi có khi không, khi ở dạng này khi ở dạng khác, nó lẩn khuất ở trong tâm nó ngủ ngầm ở trong ý cho nên rất là khó giải quyết.

Đối với các tôn giáo thì dùng thần thánh để áp đảo những NIỆM tưởng. Cũng là tạm thời khiến cho NIỆM tưởng được lắng dịu mà thôi, chứ cái khổ vẫn còn đó chưa thực sự hết.

Đối với triết học thì bằng triết lý để khuất phục những lý lẽ khác của người đời. Để có triết lý thì một triết gia cũng phải khởi sinh NIỆM để tạo thành một hệ thống gọi là triết học để hàng phục những triết lý khác. Thế nên đã dùng ý NIỆM để mà diệt ý NIỆM. Dù ý NIỆM của mình hay hơn của người lấn át được ý NIỆM khác để bảo vệ ý NIỆM của mình. Mà còn NIỆM thì còn bất an và còn bất an thì còn đau khổ mà thôi.

 

*Lối giải quyết NIỆM trong Đạo Phật

Riêng về đạo Phật để giải quyết về NIỆM thì cũng có nhiều cách, mỗi cách được gọi là một pháp môn và vì thế trong đạo Phật thường hay nói có 84 ngàn pháp môn. 84 ngàn pháp môn có nói đến nhưng không ai liệt kê được bản danh sách này, pháp môn thứ nhất là gì? Pháp môn thứ hai là chi?... và cho đến pháp môn thứ tám muôn bốn ngàn là gì không ai biết được cả. Việc nói con số 84000 là con số tượng trưng để chỉ cho số nhiều vậy thôi. Nhưng có điều những người tu theo đạo Phật cũng đều đồng ý là sự khổ đau có là do từ NIỆM mà ra. Cho nên tất cả những người tu theo đạo Phật đều đồng ý giải quyết NIỆM, trong sự giải quyết này có người thì diệt NIỆM, có người thì vô hiệu hóa NIỆM và có người thì không ăn thua gì với NIỆM. Do vì cái thấy về NIỆM khác nhau cho nên trở thành Thừa. Thừa có nghĩa là cỗ xe hay sự chuyên chở, nói cho dễ hiểu, Thừa có nghĩa là trình độ. Trong đạo Phật có 3 Thừa tức là có 3 thứ xe, xe 2 bánh, xe 3 bánh và xe 4 bánh tức là có ba trình độ có sự chuyên chở khác nhau như xe 2 bánh chở được 2 người, xe 3 bánh chở được 6 người, xe 4 bánh chở được nhiều người hơn. Với trình độ thì có trình độ tiểu học, trình độ trung học, và trình độ đại học, sở dĩ có 3 Thừa cũng do vì cái kiến giải về NIỆM. Người chấp NIỆM là thiệt và từ NIỆM thiệt này mà làm nên có đau khổ nên muốn hết khổ thì phải tu bằng cách “diệt NIỆM” tu như vậy được gọi là Tiểu thừa. Trong Tiểu thừa gồm có 2 Thừa là Thinh văn Thừa và Duyên giác Thừa gọi là Nhị Thừa (Nhị Thừa = Tiểu Thừa) người tu theo con đường này tiêu biểu là bậc A La Hán và A La Hán có nghĩa là Ứng cúng, Sát tặc, Vô sanh. Để được bậc A La Hán này thì phải thường xuyên tinh tấn diệt NIỆM và NIỆM được coi như là tên giặc nên A La Hán được gọi là sát tặc (diệt giặc). Có bao nhiêu đứa giặc đều phải diệt cho hết, lú đứa nào là phải giết đứa đó mà những tên giặc NIỆM đông vô kể mà phải diệt cho hết cho nên phải ra công rất là mãnh liệt để mới được thành công như một vị tướng ở biên thùy giết hết giặc mới là đại thắng và xứng đáng được tưởng thưởng thế nên A La Hán đã diệt sạch hết tất cả NIỆM nên xứng đáng được cúng dường mà có tên là “Ứng Cúng”. Và khi đã diệt sạch hết tất cả NIỆM thì không còn sanh trở lại làm người, làm chúng sanh nữa nên gọi là “Vô Sanh”. Cái bậc tiểu thừa này gồm có 3 quả vị. 1 là quả vị A La Hán, 2 là quả vị Duyên Giác, 3 là quả vị Bích Chi Phật. Ba bậc này là hàng diệt sạch NIỆM nên không còn đau khổ nhưng chỉ lợi ích cho riêng mình còn đối với người thì không được lợi ích chi. Do vì không dám khởi NIỆM, vì khởi NIỆM thì như cởi áo giáp nên sợ tên đạn bắn vào. Thế nên sống chết mặc ai mà không dám khởi ý, khởi NIỆM, cứu người giúp đời, vì vậy chỉ là tự độ (tự mình độ mình, tự mình cứu mình) mà thiếu phần tha độ (độ người, cứu người) giống như chiếc xe 2 bánh chỉ đi một mình.

Với trình độ tu khác, người ta thấy NIỆM là không thiệt chỉ là giả mà thôi thế nên có một thuật ngữ chuyên biệt gọi là vọng NIỆM (vọng: có nghĩa là giả) “vọng NIỆM” tức là xác định NIỆM tuy có nhưng là giả thôi, không có thiệt… việc này như là bóng trong gương có mà không thiệt, lại giống như bọt nước ở trên nước, như bong bóng nước có khi trời mưa ở dưới hiên thấy có đó nhưng liền tan đó mất đi hoàn toàn không thật chút nào. Lại giống như thấy mây nổi trên trời không, thấy như có mà tan loãng trong nhấp nháy. Rồi như sóng nắng có trong khi trời nắng gắt trông như sóng nước nhưng thực ra nó không có gì hết. Lại như bóng quạt máy hiện trên nền nhà thấy bóng quạt tưởng chừng như là vết nhơ trên nền nhà rồi lấy chổi mà quét vết nhơ ấy cho sạch cái nền, thì đó là một việc làm rất vô ích vì cái bóng là giả không thiệt có, làm sao quét được, chỉ thấy nó mất là khi cây chổi nằm trên cái vệt bóng mà thôi. Người tu thấy NIỆM giống như bóng trên gương, bong bóng trên nước, mây trên trời và bóng quạt trên nền nhà thì sẽ không có việc diệt bóng, diệt bong bóng, diệt mây và diệt bóng quạt, chỉ cần biết nó có mà không thật thôi gọi là “biết” vọng NIỆM mà không cần phải diệt NIỆM. Người tu như thế này được gọi là Đại Thừa và đây được gọi là Bồ Tát quyền thừa (Bồ Tát chưa chính thức). Biết NIỆM là vọng hay biết NIỆM như huyễn mà không cần trừ NIỆM không cần diệt NIỆM và cũng không sợ NIỆM nên có thể khởi NIỆM khởi ý để độ sinh. Đây giống như là xe 3 bánh chở người khá hơn.

Một loại người tu nữa là không thấy NIỆM là thiệt cũng không thấy NIỆM là giả là vọng mà thấy rõ cái NỀN của NIỆM vốn là không có NIỆM giống như thấy rõ cái nền của bóng là gương chỉ là trong suốt và cái nền của bong bóng là nước vốn không có bong bóng và cái nền của mây vốn là hư không trong suốt không có mây nào trong đó hay như cái nền của bóng quạt máy là nền nhà vốn không có vết nhơ nào từ bóng quạt máy làm nên. Cái thấy tại nền của các món trên (bóng, bong bóng, mây, bóng quạt) được gọi là TÁNH. Người thấy được Tánh của NIỆM vốn là Không, vốn là Rỗng. Hạng người tu này không cần phải diệt NIỆM không cần phải quán NIỆM là vọng là huyễn mà chỉ cần thấy rõ Tánh NIỆM thì NIỆM liền biến mất. Coi như chỉ là vô hiệu hóa NIỆM mà thôi vì rõ Tánh NIỆM vốn là không có NIỆM nào. Hạng người tu này là đại Bồ Tát trong pháp Đại Thừa. Đây giống như cỗ xe lớn có 4 bánh hay nhiều bánh như xe lửa có thể chở được nhiều người gọi là Đại Thừa hay Tối thượng thừa, không ngại khởi phương tiện mà cứu độ chúng sanh một cách đông nhiều vì sống được bằng nguồn TÂM Bổn TÁNH nên từ đây là có diệu dụng mà không phải là NIỆM mà là năng lực từ nơi Tự Tánh lưu xuất. Cho nên cứu độ chúng sanh mà không do từ NIỆM khởi, từ tâm ý khởi, không từ vọng khởi mà có ra năng lực vi diệu để độ khắp chúng sanh. Năng lực này vừa độ khắp chúng sanh mà vừa vô hiệu hóa về NIỆM nên không còn niềm đau và nỗi khổ. Thế nên NIỆM hoàn toàn bị triệt tiêu, niềm đau nỗi khổ được biến mất, thành ra Trí huệ viên minh. Giống như trong không gian có bóng tối nhưng khi mặt trời lên thì bao nhiêu bóng tối liền trở thành bao nhiêu ánh sáng. Đường lối tu này không diệt NIỆM, không cần chặt đầu NIỆM mà chỉ là do thấy được “Tánh thật” của NIỆM vốn là không có NIỆM nào nên NIỆM NIỆM liền tiêu. Đây gọi là pháp môn “Phật Tâm Tông” là pháp môn Thiền của chư vị tổ sư được nối tiếp từ thủy tổ là đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa đến đời vị Tổ thứ 33 là Đức tổ Huệ Năng đã có chủ trương rõ ràng:

“VÔ NIỆM làm tông.

Vô Tướng làm thể

Vô Trụ làm gốc”

Đó chính là “VÔ MÔN” vi “PHÁP MÔN”. Tức là lấy hông Môn làm pháp môn. Tức tu mà không có pháp môn nào!

Thế nên người tu theo “Thiền tông” hay “Phật Tâm Tông” hay “Tổ Sư Thiền” thì xem như không có pháp môn nào mà chỉ “KIẾN TÁNH” khởi tu. “Nói rằng tu” nhưng thật ra không có gì để tu chỉ là do sáng được BẢN TÂM, ngộ ra được BẢN TÁNH. Rồi sống thẳng “bằng” sức sống TÂM TÁNH để nhìn “xuyên” qua mắt, “xuyên” qua tai, “xuyên” qua mũi, “xuyên” qua lưỡi, “xuyên” qua thân, “xuyên” qua ý (não). Vậy là từ TÁNH KHÔNG xuyên qua các Căn đến Trần Cảnh. Vì Căn đã không nên đến cảnh thì cảnh cũng trở thành không gọi là Căn - Trần “không đến nhau” thì liền đó là giải thoát. Khổ đau biến mất, tan loãng vào chân trời TÁNH KHÔNG. Thế nên đương sự qua tất cả khổ nạn vì chính ngay lúc đó tấm thân Ngũ ấm tan, Ngũ uẩn tiêu. Lúc bấy giờ chẳng khác nào Tôn Ngộ Không đã vùng lên phá nát Ngũ hành sơn được tự do tự tại.

Sự thật về NIỆM nó chỉ là như vậy. Cho nên chỉ cần thấy rõ về “TÁNH”, NIỆM tan nhấp nháy, việc này cũng không có gì khó hiểu, nó chỉ như màn hình tivi và hình ảnh trên tivi mà thôi. Hình ảnh trên tivi giống như là NIỆM có trong TÂM (BẢN TÂM – TÂM chân thật) và màn hình giống như là BẢN TÂM cho nên hình ảnh nào trên màn hình cũng phải mang tính chất của màn hình. Mà màn hình thì vốn là trong veo thanh tịnh không có một NIỆM nào cả. Nhưng mà do không biết (MÊ) mà có khởi NIỆM (vọng) gọi chung là “Mê Vọng” nên sinh ra đủ thứ: có mình, có người, có chúng sanh, có vạn vật, có các tình huống sự kiện và có sự cảm thọ vui buồn, thương ghét, sướng khổ lăng xăng nên có đau khổ. Nhớ rằng màn hình tivi thực sự chỉ là một tấm gương trong suốt không có bất cứ hình ảnh nào trong đó mà do vì người khởi NIỆM mở điện mà có đủ thứ hình ảnh nhưng những hình ảnh đang có một cách rõ ràng sáng tỏ đều không rời màn hình mà có, nên chúng phải mang tính chất của màn hình. Và khi cúp điện thì tất cả hình ảnh đều biến mất chỉ còn lại màn hình trong suốt mà thôi. Người coi tivi có buồn có vui, có cười có khóc trên hình ảnh tivi đó là người không hiểu gì về máy móc tivi. Nhưng nếu là người thợ chuyên nghiệp về tivi, hiểu rành về máy móc tivi thì sẽ không có chuyện buồn vui cười khóc trước tivi. Cũng vậy người đã “MINH TÂM KIẾN TÁNH” (là sáng Tâm tỏ Tánh) thì giống như là người thợ chuyên môn về tivi, không bao giờ vui buồn cười khóc trên những hình bóng NIỆM. Vì thực ra lúc đang sống bằng “BẢN TÂM” “BẢN TÁNH” thì không một NIỆM nào có được. NIỆM hoàn toàn triệt tiêu trong chân trời TÁNH KHÔNG. Việc này giống như mây hoàn toàn triệt tiêu biến mất trên hư không ở tầng cao 10 cây số. Việc này đi máy bay thấy rất rõ ràng, mây chỉ có trong khoảng ngàn thước trở lại, tuy rằng đứng dưới đất nhìn lên thấy bầu trời đầy mây, nhưng khi lên đúng độ cao không mây thì sẽ thấy bầu trời lồng lộng không có một gợn mây nào. Điều này để hiểu ra rằng khi chúng ta còn trong mê thì chúng ta thấy cái đầu của mình, cái tâm của mình hoàn toàn là vọng NIỆM và cho rằng cái đầu của ta đầy NIỆM và cái tâm của ta cũng chật nức về NIỆM. Nhưng rồi khi ta đã ngộ đúng cái TÂM cái TÁNH rồi thì rõ ràng trong đầu mình trở nên trong veo, trong Tâm mình trở nên thanh tịnh không một góc khóe nào trong tâm hồn mà có NIỆM cả rỗng rang không có, như hư không hông có mây.

     Mặt khác nếu chúng ta cho rằng NIỆM có trong đầu giống như trong hư không có mưa thì khi trời mưa những gì ở trong mưa đều phải bị ướt hết. Nhưng có một thứ mà không sao làm ướt được đó chính là cái hư không. Vì sao? – Vì mưa là những hạt nước có trong hư không nên mưa không thể làm ướt được cái nguồn mà nó được sinh ra. Tuy rằng cái thật là hư không nó vốn là rỗng, không có vật gì trong đó cả dù là nước và kể cả không khí cũng không phải là hư không. Nhưng hư không thì lại chứa tất cả có không khí và có cả nước, nhưng hư không thì không phải là không khí, không phải là nước.

     Cũng vậy NIỆM có ra trong đầu như là mưa có ra trong hư không, tuy vậy NIỆM không có làm liên lụy gì đến cái BẢN TÂM, nó không thể làm nhơ cái BẢN TÂM, nó không thể làm lay động được cái BẢN TÂM, nó không thể làm cái BẢN TÂM dao động, cũng không thể làm cho cái BẢN TÂM ô nhiễm và nó cũng không thể làm cho BẢN TÂM có sinh diệt, cũng không thể làm cho BẢN TÂM có mê muội, giống như mưa đầy trời nhưng không ảnh hưởng gì đến hư không cả dẫu rằng đang khi mưa, cũng không làm ảnh hưởng gì tới hư không và khi hết mưa rồi cũng không để lại thứ gì trong hư không cả, hư không vẫn không ướt vẫn ráo hoảnh, vẫn trong sáng, vẫn bao la, vẫn bao trùm cả trời đất. Cái BẢN TÂM cũng vậy, NIỆM không làm gì được cái BẢN TÂM, không làm mất được cái BẢN TÂM, không làm teo tóp được cái BẢN TÂM, không làm ô uế được cái BẢN TÂM, không làm dao động được cái BẢN TÂM, không làm hao hớt gì được cái BẢN TÂM. Cái BẢN TÂM không bị vui buồn, thương ghét, sướng khổ làm cho thay đổi, cái BẢN TÂM không bị NIỆM khiến vào Địa ngục hay lên Thiên đường gì cả mà cái BẢN TÂM vốn là như như bất động lặng lẽ mà trùm khắp.

U.  Gốc của NIỆM:

     NIỆM là cái gốc gây ra mọi khổ đau, vậy NIỆM có gốc không, và gốc của NIỆM là gì?

     Nói về gốc ngọn thì phải mượn cây mía để nói. Cây mía có khúc gốc có khúc giữa và có khúc ngọn. Ba khúc này đồng một tính chất là đều mang vị ngọt. Nên ngọn và gốc nó phải cùng một tính chất như nhau như cây mía ngọn và gốc đều cùng một dòng nhựa có nước ngọt, thì NIỆM có tham, sân, si, mạn, nghi… Có đủ mười tập nhân thì nó phải có cái gốc cũng phải có mười tập nhân như vậy. Giống như cây mía ngọn mía ngọt thì phải có cái gốc là ngọt và cái gốc ngọt mới thực sự là gốc của ngọn mía. Chứ nếu ngọn mía là ngọt mà cái gốc là lạt không có tính chất ngọt thì làm sao gọi là gốc của ngọn mía được. Cũng như vậy NIỆM là cái ngọn có tham, sân, si thì cái gốc của nó cũng phải là có tham, sân, si. Song khi thấy nó có trong TÂM Bản Thể rồi cho rằng TÂM Bản Thể là gốc của nó thì sai lầm, bởi vì Tâm Bản Thể không có tham, sân, si. Không phải là mình có trong nhà rồi nói cái gốc của mình là nhà, không thể nói như vậy được vì trong cái nhà không có cái “gen” của mình, mà cái “gen” của mình chỉ ở trong cha mẹ nên cái gốc của mình là cha mẹ chứ không phải là cái nhà. Rồi như cỏ cây thấy rằng nó có trong Trái Đất rồi cho rằng Trái Đất là gốc của cây cỏ thì điều này không đúng, vì cây cỏ nó có rễ, có thân, có lá, có màu mà trong Trái Đất thì không có rễ không có thân không có lá không có màu thì làm sao mà nói rằng Trái Đất là gốc của cây cỏ. Tuy nó chứa đựng cây cỏ nhưng nó không phải là gốc vì cây cỏ có giống có hạt riêng để sinh ra cây cỏ, và đất chỉ là chứa đựng cây cỏ mà thôi chứ hoàn toàn không phải là gốc của cây cỏ, vì trong Trái Đất không có giống không có hạt của cây cỏ. Rồi cũng như mây, mưa, sấm, sét, gió, bão, có trong hư không rồi cho rằng những thứ này có cái gốc là hư không. Điều này không đúng, tuy trong hư không có đủ các thứ như vậy nhưng hư không không phải là cái gốc của các thứ. Hay trong nước biển có cá, rồi cho rằng nước biển là gốc của cá thì hoàn toàn không đúng, vì trong nước biển không có cá, mà cá có riêng giống là cá, cá sinh ra cá chứ không phải nước biển sinh ra cá.

     Cái gốc của NIỆM cũng như vậy, như những trường hợp trên, dầu NIỆM có ở trong Tâm. Nhưng không vì thế mà nói rằng gốc của NIỆM là TÂM. Thế nên biết NIỆM dầu có làm cho con người đau khổ mà nó không có gốc nên chỉ được gọi là Vọng mà thôi. Và hãy xác định rằng vọng vốn không có gốc mà nó chỉ là giả mà thôi. 

 Và hãy biết rằng tuy NIỆM, tuy vọng có ra ở trong Tâm nhưng không phải cái Tâm sinh ra NIỆM, sinh ra vọng. Hãy biết như vậy, đây là cái rất là khó hiểu, không hiểu một cách chính xác được vì nó là thứ hư huyễn. Giống như trường hợp trời trưa nắng gắt rồi nhìn trong ánh nắng thấy như có “sóng nước” hoặc giống như là ngựa chạy. Nhưng cái gốc của cái sóng nước là gì mà con hươu con nai trông thấy ngỡ là nước và chạy theo để mà uống trừ khát? Và chúng chạy và chạy mãi mà không hề nếm được miếng nước nào và đành phải gục ngã vì “sóng nắng”. Gốc của sóng nắng từ đâu? Mà khiến cho con hươu con nai phải chết thảm vậy?! Điều này để thấy rằng ở trong cuộc sống tuy có đủ thứ cái mà để tìm ra manh mối, cái gốc gác thật là khó vô cùng. Cho nên có thể nói rằng để hỏi về cái gốc thì thật khó trả lời cho xác đáng. Vì chúng chỉ là hư vọng mà thôi, giống như khi hỏi: vì sao mà có chiêm bao? Chuyện này ai cũng biết nhưng để trả lời cho rạch ròi thì gần như không có ai trả lời được cả. Hay như trong ống kính vạn hoa, có biết bao nhiêu bông hoa, không hoa nào giống hoa nào, nhưng khi mở ống kính ra để tìm thì hoàn toàn không có một bông hoa nào. Chỉ có những mảnh giấy vụn được cắt manh mún mà thôi, đó được gọi là huyễn, là ảo. 

  Nói về NIỆM thì để giải thích cho tận tường về NIỆM cũng là một việc rất là khó khăn. Muốn hiểu rõ về NIỆM thì nên giác ngộ Bổn Tâm thì sẽ biết rõ ra. Do vì “mê TÂM” “Bản Tâm” nên có ra NIỆM. Đây là cái mê lầm gốc gác:

“Mê TÂM con đã bước nhầm

Đi theo tham ái sa hầm hố ma

Sống theo nếp sống dại tà

Chấp thân là thật chấp ta chấp mình

Chấp tâm vọng tưởng NIỆM sinh…”

 

  • Kết luận về NIỆM:

     Khi biết NIỆM là nguyên nhân gây ra khổ đau. Muốn hết khổ đau thì phải giải quyết NIỆM. Người Việt Nam ta có câu: “Té chỗ nào thì hãy đứng lên từ chỗ đó”. Nơi đâu làm ta khổ thì hãy từ đó mà giải khổ. NIỆM đã làm cho ta đau khổ không phải chỉ một kiếp này mà từ vô lượng kiếp về trước và sẽ kéo dài đến vô lượng kiếp về sau. NIỆM là một vấn đề của cuộc sống không mang tính chất tôn giáo, Đạo giáo nào cả. Nó là cái có thật để khiến ta mê muội, có vô minh có tội lỗi, có 3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh – có đau khổ. Vậy để giải quyết về NIỆM chúng ta hãy nghe theo lời dạy của Đức Lục Tổ Huệ Năng vị tổ thứ 33 của dòng Thiền Tổ Sư.

     Thay vì chữ NIỆM chỉ có một chữ, giờ chúng ta hãy thêm vào một chữ trước nó, đó là chữ “VÔ”. VÔ có nghĩa là không là không có. “VÔ NIỆM” là KHÔNG NIỆM. Bằng từ cái “KHÔNG NIỆM” mà giải quyết NIỆM để cho sạch niềm đau và nỗi khổ. Chúng ta hãy nghe Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ dạy:

“Đời sống VÔ NIỆM”

     “Này thiện tri thức, Trí Huệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt, rõ tự Bản TÂM. Nếu rõ Bản TÂM tức là gốc giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát Nhã Tam Muội, tức là VÔ NIỆM. Sao gọi là VÔ NIỆM?

     Nếu thấy tất cả pháp mà Tâm chẳng dính mắc ấy là VÔ NIỆM, liền biến khắp tất cả chỗ. Cũng chẳng bị dính mắc tất cả chỗ. Chỉ định Bản Tâm khiến sáu thức ra sáu cửa ở trong sáu trần mà chẳng nhiễm, chẳng rối loạn, đi lại tự do thong dong không dính mắc tức là Bát Nhã Tam Muội, tự tại giải thoát gọi là hạnh VÔ NIỆM. “Nếu trăm vật chẳng nghĩ, thường khiến NIỆM dứt, tức pháp bị trói gọi đó là Biên Kiến”.

     Này Thiện Tri Thức, người ngộ pháp VÔ NIỆM thì muôn pháp đều không, ngộ pháp VÔ NIỆM đó thấy các cảnh giới Phật, ngộ pháp VÔ NIỆM đó thì đến địa vị Phật.” 

 

Đức lục Tổ Huệ Năng đã dạy cách giải trừ về NIỆM là như vậy, để có được VÔ NIỆM thì phải “Ngộ”. Ngộ đó chính là “hay ra” là “biết ra”. Là “nhận ra” cái “sẵn có” ở nơi mình. Đó chính là cái TÁNH thật của NIỆM. Đó là cái “Năng lực sống” vốn tự đã sẵn mà không từ suy nghĩ mà có, cái đó được trong nhà Phật gọi là: Cái BẢN TÂM, cái BẢN TÁNH, cái TỰ TÁNH, cái PHẬT TÁNH, cái TÂM BỒ ĐỀ, cái TỰ TÁNH NIẾT BÀN, cái TÁNH KHÔNG, cái TỰ TÁNH KHÔNG, cái TÂM CHƠN NHƯ, cái TÂM VIÊN GIÁC, cái TÂM MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, cái TÂM A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ, cái CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG, cái BỒ ĐỀ DIỆU TÂM, cái TRI KIẾN PHẬT, cái CHƠN TÂM, cái TÂM NHƯ LAI, cái TÂM PHẬT, cái MẶT MŨI XƯA NAY, cái THIÊN CHÂN PHẬT, cái TÂM VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, cái PHÁP GIỚI TÁNH, cái PHÁP THÂN, cái TÂM NHƯ LAI TẠNG… Có rất nhiều tên gọi để chỉ cho “năng lực sống” này. Khi ngộ được “Năng Lực Sống” này thì giống như khi chúng ta chạy xe đêm thì điều quan trọng nhất là phải bật được đèn sáng rồi chúng ta pha đèn mà chạy và chạy theo con đường không trống bằng ánh sáng trước mặt, bỏ lại lề phải lề trái không vướng cái gì trước xe và cứ lao tới bất chấp trừ bóng đêm hay phải diệt bóng tối gì cả cứ chạy và chạy một cách bình an, an toàn đang chạy và an toàn khi đến điểm. Và chạy như thế thì tốc độ rất là nhanh lẹ, có thể tránh được chướng ngại một cách rõ ràng.

     Điều này có nghĩa như trong VÔ NIỆM mà tu thì không có NIỆM khởi, thì không có chất dính để dán dính Căn Trần tức là đã gỡ keo NIỆM. Nên Căn Trần không đến nhau, không dính nhau thì liền đó là giải thoát.

     Hiểu được chỗ dạy của Đức Lục Tổ mà truyền nhân của Ngài là Vĩnh Gia Huyền Giác có lời:

“Bất trừ vọng tưởng bất cầu chơn

Vô minh thực Tánh tức Phật Tánh

Ảo hóa không thân tức pháp thân

Pháp thân giác liễu vô nhất vật,

Bổn nguyên Tự Tánh Thiên Chân Phật

Ngũ ấm phù vân không khứ lai

Tam độc thủy bào hư xuất một

Chứng thực tướng vô nhân pháp,

Sát na diệt khước a tỳ nghiệp”.

Tạm dịch:

Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chơn

Tánh thực Vô minh - Tánh Phật đó

Thân không ảo hóa là Thân Pháp

Thân Pháp giác rồi, không một vật

Ấy nguồn Tự Tánh Phật thiệt đây.

Năm ấm – mây qua lại trong Không,

Ba độc – bọt nước nổi chìm thôi!

Chứng thực tướng, không Nhân, Pháp.

Sát na diệt sạch nghiệp a tỳ.

*Chỗ này Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đã có lời:

“Đường trung đoan tọa tịch vô ngôn

Nhàn khách Côn Luân nhất lũ yên

Tự thị quyện thời tâm tự tức

Bất quan nhiếp niệm bất quan Thiền.”

Dịch:

“Trong nhà ngồi thẳng lặng không lời

Nhàn ngắm Côn Luân vệt khói chơi

Tự mệt mỏi rồi tâm (niệm) tự dứt

Chẳng cần thâu niệm chẳng cần Thiền.”

     Tuệ Trung Thượng Sĩ chính là Trần Tung anh của Trần Hưng Đạo đời Trần, là thầy dạy học của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

     Ngài Tuệ Trung một sớm đã có chợt hứng như thế ấy. Đối với NIỆM Ngài đã thấy như vậy và giải quyết như thế. NIỆM như là những vệt khói trên núi Côn Luân. Bản TÂM như là núi Côn Luân. Tuy có sương có khói che mờ núi Côn Luân nhưng không cần trừ, không cần diệt, không cần hơn thua gì với sương khói ấy. Núi Côn Luân vẫn là núi Côn Luân không biến mất dù sương khói che phủ mù mịt. Sương khói ấy có ra từ thế núi. Có ra rồi thì sương khói ấy phải tự tan thôi, khi sương khói ấy tự mệt mỏi rồi thì tự tan biến thôi. Núi Côn Luân vẫn hiển hiện sừng sững giữa trời không (chẳng cần thâu niệm chẳng cần Thiền).

     Tuệ Trung Thượng Sĩ đã giải quyết NIỆM một cách nhàn nhã như vậy. Bên chung trà ban mai Ngài đã hóa giải bao khổ đau của đời mình trông rất là tự tại.

Tu vô hiệu hóa NIỆM và Nghiệp là như vậy!

     Xin trân trọng mến trao nhau!

     Mỗi người hãy giải quyết NIỆM của mình như lời Tổ dạy. Được vậy thì mỗi ngày mỗi ngày đều là ngày xuân ngày Tết và chúng ta nhất định sẽ có được mùa xuân Di Lặc.

Mến trao nhau pháp diệu kỳ.

Ngày giáp tết chuẩn bị đón xuân con Trâu.

Chùa Giác Thiên ngày 02 – 02 – 2021

Nam Mô Phật

Thích Như Phước Tú

Các bài đã đăng

Pháp Thoại

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 88754
  • Online: 32