Tinh Thần Giáo Ngoại Biệt Truyền
Mời dự Lễ Tạ Pháp Năm Giáp Thìn tại TVTL Sùng Phúc
Mời Tham Dự Khóa Tu Một Ngày Tu An Lạc Tháng 10 - Lễ Tưởng Niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Sư Chân Nguyên
Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thứ năm, 26/12/2024
,
Chứng đạo ca ( Phần 1)
07/07/2011 | Lượt xem: 4604
Thiền sư Huyền Giác
HT. Thích Thanh Từ giảng
Bài giảng của chúng tôi đợt này là giảng bài “Chứng đạo ca” của Thiền sư Huyền Giác. Bài này chúng tôi đã có giảng một lần trước rồi bao giờ đó tôi quên không nhớ ngày giờ rõ nhưng đã giảng. Ngày nay trở về Thiền viện Chơn Không tôi thấy sắp nghĩ, bài này là bài rất là chí yếu cho người tu Thiền muốn thấy được đạo chân thật sẳn ở mình thì cần phải hiểu cho thấu đáo cho nên tôi giảng lại.
Tuy nhiên ngày trước giảng và ngày nay giảng cũng có đôi phần khác nhau, quí vị khéo chú ý thì mới thấy. Tôi biết trong đây đa số Phật tử là người mới, mà nghe bài giảng này chắc khó hiểu lắm. Nhưng mà thôi thì thấm được bây nhiêu tốt bấy nhiêu, chớ tôi không còn thời gian để giảng từ thấp lên cao được. Vậy quí vị thông cảm cho. Trước khi giảng chúng tôi đọc sơ tiểu sử của Thiền sư Huyền Giác cho quí vị biết đại cương.
Chánh Văn
TIỂU SỬ THIỀN SƯ HUYỀN GIÁC
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở châu Ôn. Thuở nhỏ học tập kinh luận và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế do xem kinh Duy Ma Cật mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say, Sách nghe Giác nói lời nào cũng thầm hiệp với ý chư Tổ, bèn hỏi rằng: “Nhân giả được pháp với thầy nào?”.
Giác đáp: “Tôi nghe kinh luận Phương đẳng mỗi mỗi đều có thầy truyền dạy. Sau do kinh Duy Ma mà ngộ được tâm Phật, nhưng chưa có người chứng minh cho”.
Sách nói: “Từ thời Phật Oai Âm Vương trở về trước thì được, nhưng từ thời Phật Oai Âm Vương trở về sau không thầy mà tự ngộ thì toàn thuộc phái ngoại đạo thiên nhiên”.
Giác nói: “Xin nhân giả chứng dùm tôi”.
Sách nói: “Lời tôi thiếu sót lắm nay tại Tào Khê có Đại sư Huệ Năng, bốn phương người đổ dồn về đó mà thọ pháp với Ngài. Nếu ông muốn chúng ta cùng đến đó”.
Giác bèn theo Sách đến viếng Tổ sư. Giác đi quanh Sư ba vòng xong chống tích trượng đứng. Sư nói: “Phàm là Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh. Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy?”.
Giác đáp: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng”.
Sư nói: “Vậy sao chẳng thể nhận cái lý vô sanh, thấu rõ cái nghĩa không chóng sao”.
Giác đáp: “Thể tức vô sanh, thấu vốn không chóng”.
Sư nói: “Đúng vậy, đúng vậy”.
Huyền Giác bèn dùng hết oai nghi mà vái lạy, giây lát xin cáo về.
Sư bảo: “Về chóng thế?”.
Giác đáp: “Vốn mình chẳng phải động, há có mau chóng sao”.
Sư hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”.
Giác đáp: “Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt”.
Sư nói: “Ông thực đã thấu cái ý vô sanh”.
Giác hỏi: “Vô sanh há có ý sao?”.
Sư vặn lại: “Không ý thì ai phân biệt đây”.
Giác đáp: “Phân biệt cũng chẳng phải là ý”.
Sư nói: “Tốt lắm hãy nán lại một đêm”.
Nhân đó người ta gọi là một đêm giác ngộ, nói theo chử Hán là “Nhất túc giác”. Sau này Huyền Giác có soạn bài “Chứng đạo ca” được truyền tụng trong đời. Người sau truy tặng Ngài là Đại sư Vô Tướng, đương thời tôn Ngài hiệu là Chân Giác.
Giảng:
Đại cương câu chuyện như vậy để cho quí vị thấy. Nhưng trọng tâm ở đây tôi biết đọc qua quí vị khó hiểu về sự đối đáp giữa Lục Tổ Huệ Năng và Thiền sư Huyền Giác. Đây tôi thứ tự để chỉ cho quí vị thấy cái thâm sâu của Ngài.
Huyền Giác đi tới chỗ Lục Tổ không chào hỏi gì hết, đi quanh ba vòng chống tích trượng xuống đứng sửng đó. Khi đó Lục Tổ mới bảo: “Phàm là Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối, ngạo mạn vậy?”. Bị quở.
Ngài đáp rằng: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng”. Đáp có lạc đề không? Nghĩa là chúng ta đi học đạo là vì giải thoát sanh tử, mà sanh tử đã chực sẳn bên mình, không biết ngày nào nó sẽ đến, thì còn rảnh rổi đâu mà oai nghi tế hạnh. Vì vậy mà cần phải nói cái gì, tìm cái gì thẳng đó để thấy để biết, chớ không có cần cái oai nghi tế hạnh đó.
Khi Huyền Giác đáp vậy, Tổ Huệ Năng nói: “Vậy sao chẳng thể nhận cái lý vô sanh, thấu rõ cái nghĩa không chóng sao”. Như vậy thì ngay đó ông phải nhận ra lý vô sanh, thấu suốt được cái nghĩa thì nó chẳng chóng hơn không.
Ngài Huyền Giác đáp: “Thể tức vô sanh, thấu vốn không chóng”. Thể là bản thể vốn là vô sanh, còn mình thấu hiểu mà thấu hiểu cũng không có cái gì gọi là nhanh, là chậm hết.
Tổ Huệ Năng đáp: “Đúng vậy, đúng vậy”. Tức là thấy được rồi đó, chỗ ông nhìn, chỗ ông hiểu là đúng.
Huyền Giác bèn dùng hết oai nghi mà vái lạy, giây lát xin cáo về. Đủ rồi. Chỉ hỏi một câu mà được thừa nhận là đúng là mãn nguyện rồi, không cần phải hỏi nhiều, nên Ngài từ giả về.
Khi từ giả về Lục Tổ cũng e chưa biết thấu tột cùng, cho nên Tổ mới hỏi: “Về chóng thế sao?”.
Huyền Giác đáp: “Vốn mình chẳng phải động, há có mau chóng sao”. Cái đó nó không động không tịnh nói gì chóng, cái gì chày
Tổ hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”. Cái gì biết chẳng động. Như vậy nếu mình biết cái đó là cái chẳng động thì cái gì biết đó là chẳng động? Quí vị thấy những câu này nghe như là khó hiểu nhưng đó là sự thực, thí dụ tôi thấy cái đồng hồ tôi biết đồng hồ trắng hay là đen. Như vậy tôi biết đồng hồ trắng đen thì cái trắng đen tôi biết ở đồng hồ đó là có tôi và có đồng hồ. Phải không? Bởi vậy nên Lục Tổ mới hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”. Câu hỏi đó nếu có người biết chẳng động đó thì tức có hai rồi, tức là gài cho Ngài Huyền Giác mắc kẹt.
Huyền Giác đáp: “Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt”. Tại Tổ phân biệt chớ còn tôi nói vậy là vậy thôi chớ không có cái hay biết, cái bị biết gì hết. Ngài trách lại Lục Tổ.
Lục Tổ nói: “Ông thực đã thấu cái ý vô sanh”. Như vậy thì ông thấu suốt được cái ý vô sanh rồi.
Huyền Giác hỏi: “Vô sanh há có ý sao?”. Tổ nói thấu ý vô sanh, bây giờ Ngài hỏi lại vô sanh há có ý sao? Đây mấy câu này là mấy câu rất là tinh vi, nó quá là vi tế thường mình không biết. “Vô sanh có ý sao?”
Lục Tổ bảo: “Không ý thì ai phân biệt đây”. Nếu không có ý thì ai phân biệt đây?
Huyền Giác đáp: “Phân biệt cũng chẳng phải ý”. Cái câu đó là câu thấu triệt: phân biệt mà chẳng phải ý. Lâu nay chúng ta quen suy nghĩ tính toán gọi đó là phân biệt, thì suy nghĩ tính toán đó là ý. Còn cái này phân biệt mà không phải ý là sao? Thí dụ con mắt tôi nhìn cái bình hoa. Hoa hồng thấy đỏ, hoa khác thì thấy trắng, thấy xanh, thấy vàng, thấy gì đó đủ thứ thấy. Nếu có thấy đỏ, thấy trắng thì có phân biệt không? Có phân biệt rõ ràng mới biết đây là đỏ, đây là trắng. Nhưng phân biệt đó phải ý không? Mắt thấy thì tự biết đỏ, biết trắng, đâu đợi suy nghĩ mới biết đỏ biết trắng. Như vậy phân biệt mà không phải ý, đó là cái chỗ rất là thâm sâu. Còn chúng ta bây giờ nói phân biệt là nói chuyện suy tính hơn thua, phải quấy, tốt xấu thì cái đó là thuộc về ý. Còn tai nghe tiếng chuông, tiếng mõ, nghe tiếng chuông biết tiếng chuông, nghe tiếng mõ biết tiếng mõ là phân biệt, cái đó phải ý không? Cái đó không phải ý. Cho nên cái chữ “phân biệt cũng chẳng phải ý” là cái thấy của Ngài Huyền Giác rất là tột.
Cho nên Tổ nói: “Tốt lắm hãy nán lại một đêm”. Như vậy là ông tốt rồi thôi hãy ở lại một đêm, nên người đời sau nói ông là “Nhất túc giác” tức ở một đêm mà được giác ngộ. Còn mình bây giờ tu bao lâu mới giác ngộ? Tu mười năm, hai mươi năm mà chưa giác ngộ, còn Ngài tới nói đạo một giờ, nữa giờ rồi ở lại một đêm liền được giác ngộ thì đó là chỗ rất là kỳ đặc của Ngài. Như vậy coi như Lục Tổ đã ấn chứng cho Ngài là người thấu triệt được cái lý Thiền. Vì vậy mà sau này Ngài đã làm ra những quyển sách nói về Thiền rất là thấu triệt mặc dầu Ngài ở chỗ Lục Tổ một đêm thôi, mà bài “Chứng đạo ca” này tất cả quí vị tu thiền ở Nhật Bản ai cũng thuộc hết. Chỉ có Việt Nam, mấy Thiền sư Việt Nam ở Thiền viện mà không thuộc gì hết. Có không? Đó là cái hổ thẹn của mình đó, chớ bên kia người ta thuộc hết.
Bây giờ trong bài “Chứng đạo ca” tôi sẽ đi từng phần, tôi đọc bản chữ Hán giảng cho quí vị nghe để cho thấy âm vận và ý nghĩa sâu xa của bài này.
Trước hết “Chứng đạo ca” là bài ca chứng đạo. Mà ngài chứng đạo Ngài ca, còn chúng ta chưa gì hết cho nên lời ca của Ngài mình không biết gì hết. Giảng lắm mà không biết biết được bao nhiêu, chớ còn thực ra chúng ta khó mà biết được. Đây tôi đọc:
Chánh Văn
TIỂU SỬ THIỀN SƯ HUYỀN GIÁC
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở châu Ôn. Thuở nhỏ học tập kinh luận và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế do xem kinh Duy Ma Cật mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say, Sách nghe Giác nói lời nào cũng thầm hiệp với ý chư Tổ, bèn hỏi rằng: “Nhân giả được pháp với thầy nào?”.
Giác đáp: “Tôi nghe kinh luận Phương đẳng mỗi mỗi đều có thầy truyền dạy. Sau do kinh Duy Ma mà ngộ được tâm Phật, nhưng chưa có người chứng minh cho”.
Sách nói: “Từ thời Phật Oai Âm Vương trở về trước thì được, nhưng từ thời Phật Oai Âm Vương trở về sau không thầy mà tự ngộ thì toàn thuộc phái ngoại đạo thiên nhiên”.
Giác nói: “Xin nhân giả chứng dùm tôi”.
Sách nói: “Lời tôi thiếu sót lắm nay tại Tào Khê có Đại sư Huệ Năng, bốn phương người đổ dồn về đó mà thọ pháp với Ngài. Nếu ông muốn chúng ta cùng đến đó”.
Giác bèn theo Sách đến viếng Tổ sư. Giác đi quanh Sư ba vòng xong chống tích trượng đứng. Sư nói: “Phàm là Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh. Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy?”.
Giác đáp: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng”.
Sư nói: “Vậy sao chẳng thể nhận cái lý vô sanh, thấu rõ cái nghĩa không chóng sao”.
Giác đáp: “Thể tức vô sanh, thấu vốn không chóng”.
Sư nói: “Đúng vậy, đúng vậy”.
Huyền Giác bèn dùng hết oai nghi mà vái lạy, giây lát xin cáo về.
Sư bảo: “Về chóng thế?”.
Giác đáp: “Vốn mình chẳng phải động, há có mau chóng sao”.
Sư hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”.
Giác đáp: “Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt”.
Sư nói: “Ông thực đã thấu cái ý vô sanh”.
Giác hỏi: “Vô sanh há có ý sao?”.
Sư vặn lại: “Không ý thì ai phân biệt đây”.
Giác đáp: “Phân biệt cũng chẳng phải là ý”.
Sư nói: “Tốt lắm hãy nán lại một đêm”.
Nhân đó người ta gọi là một đêm giác ngộ, nói theo chử Hán là “Nhất túc giác”. Sau này Huyền Giác có soạn bài “Chứng đạo ca” được truyền tụng trong đời. Người sau truy tặng Ngài là Đại sư Vô Tướng, đương thời tôn Ngài hiệu là Chân Giác.
Giảng:
Đại cương câu chuyện như vậy để cho quí vị thấy. Nhưng trọng tâm ở đây tôi biết đọc qua quí vị khó hiểu về sự đối đáp giữa Lục Tổ Huệ Năng và Thiền sư Huyền Giác. Đây tôi thứ tự để chỉ cho quí vị thấy cái thâm sâu của Ngài.
Huyền Giác đi tới chỗ Lục Tổ không chào hỏi gì hết, đi quanh ba vòng chống tích trượng xuống đứng sửng đó. Khi đó Lục Tổ mới bảo: “Phàm là Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối, ngạo mạn vậy?”. Bị quở.
Ngài đáp rằng: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng”. Đáp có lạc đề không? Nghĩa là chúng ta đi học đạo là vì giải thoát sanh tử, mà sanh tử đã chực sẳn bên mình, không biết ngày nào nó sẽ đến, thì còn rảnh rổi đâu mà oai nghi tế hạnh. Vì vậy mà cần phải nói cái gì, tìm cái gì thẳng đó để thấy để biết, chớ không có cần cái oai nghi tế hạnh đó.
Khi Huyền Giác đáp vậy, Tổ Huệ Năng nói: “Vậy sao chẳng thể nhận cái lý vô sanh, thấu rõ cái nghĩa không chóng sao”. Như vậy thì ngay đó ông phải nhận ra lý vô sanh, thấu suốt được cái nghĩa thì nó chẳng chóng hơn không.
Ngài Huyền Giác đáp: “Thể tức vô sanh, thấu vốn không chóng”. Thể là bản thể vốn là vô sanh, còn mình thấu hiểu mà thấu hiểu cũng không có cái gì gọi là nhanh, là chậm hết.
Tổ Huệ Năng đáp: “Đúng vậy, đúng vậy”. Tức là thấy được rồi đó, chỗ ông nhìn, chỗ ông hiểu là đúng.
Huyền Giác bèn dùng hết oai nghi mà vái lạy, giây lát xin cáo về. Đủ rồi. Chỉ hỏi một câu mà được thừa nhận là đúng là mãn nguyện rồi, không cần phải hỏi nhiều, nên Ngài từ giả về.
Khi từ giả về Lục Tổ cũng e chưa biết thấu tột cùng, cho nên Tổ mới hỏi: “Về chóng thế sao?”.
Huyền Giác đáp: “Vốn mình chẳng phải động, há có mau chóng sao”. Cái đó nó không động không tịnh nói gì chóng, cái gì chày
Tổ hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”. Cái gì biết chẳng động. Như vậy nếu mình biết cái đó là cái chẳng động thì cái gì biết đó là chẳng động? Quí vị thấy những câu này nghe như là khó hiểu nhưng đó là sự thực, thí dụ tôi thấy cái đồng hồ tôi biết đồng hồ trắng hay là đen. Như vậy tôi biết đồng hồ trắng đen thì cái trắng đen tôi biết ở đồng hồ đó là có tôi và có đồng hồ. Phải không? Bởi vậy nên Lục Tổ mới hỏi: “Ai biết chẳng phải động?”. Câu hỏi đó nếu có người biết chẳng động đó thì tức có hai rồi, tức là gài cho Ngài Huyền Giác mắc kẹt.
Huyền Giác đáp: “Đúng là tại nhân giả sanh tâm phân biệt”. Tại Tổ phân biệt chớ còn tôi nói vậy là vậy thôi chớ không có cái hay biết, cái bị biết gì hết. Ngài trách lại Lục Tổ.
Lục Tổ nói: “Ông thực đã thấu cái ý vô sanh”. Như vậy thì ông thấu suốt được cái ý vô sanh rồi.
Huyền Giác hỏi: “Vô sanh há có ý sao?”. Tổ nói thấu ý vô sanh, bây giờ Ngài hỏi lại vô sanh há có ý sao? Đây mấy câu này là mấy câu rất là tinh vi, nó quá là vi tế thường mình không biết. “Vô sanh có ý sao?”
Lục Tổ bảo: “Không ý thì ai phân biệt đây”. Nếu không có ý thì ai phân biệt đây?
Huyền Giác đáp: “Phân biệt cũng chẳng phải ý”. Cái câu đó là câu thấu triệt: phân biệt mà chẳng phải ý. Lâu nay chúng ta quen suy nghĩ tính toán gọi đó là phân biệt, thì suy nghĩ tính toán đó là ý. Còn cái này phân biệt mà không phải ý là sao? Thí dụ con mắt tôi nhìn cái bình hoa. Hoa hồng thấy đỏ, hoa khác thì thấy trắng, thấy xanh, thấy vàng, thấy gì đó đủ thứ thấy. Nếu có thấy đỏ, thấy trắng thì có phân biệt không? Có phân biệt rõ ràng mới biết đây là đỏ, đây là trắng. Nhưng phân biệt đó phải ý không? Mắt thấy thì tự biết đỏ, biết trắng, đâu đợi suy nghĩ mới biết đỏ biết trắng. Như vậy phân biệt mà không phải ý, đó là cái chỗ rất là thâm sâu. Còn chúng ta bây giờ nói phân biệt là nói chuyện suy tính hơn thua, phải quấy, tốt xấu thì cái đó là thuộc về ý. Còn tai nghe tiếng chuông, tiếng mõ, nghe tiếng chuông biết tiếng chuông, nghe tiếng mõ biết tiếng mõ là phân biệt, cái đó phải ý không? Cái đó không phải ý. Cho nên cái chữ “phân biệt cũng chẳng phải ý” là cái thấy của Ngài Huyền Giác rất là tột.
Cho nên Tổ nói: “Tốt lắm hãy nán lại một đêm”. Như vậy là ông tốt rồi thôi hãy ở lại một đêm, nên người đời sau nói ông là “Nhất túc giác” tức ở một đêm mà được giác ngộ. Còn mình bây giờ tu bao lâu mới giác ngộ? Tu mười năm, hai mươi năm mà chưa giác ngộ, còn Ngài tới nói đạo một giờ, nữa giờ rồi ở lại một đêm liền được giác ngộ thì đó là chỗ rất là kỳ đặc của Ngài. Như vậy coi như Lục Tổ đã ấn chứng cho Ngài là người thấu triệt được cái lý Thiền. Vì vậy mà sau này Ngài đã làm ra những quyển sách nói về Thiền rất là thấu triệt mặc dầu Ngài ở chỗ Lục Tổ một đêm thôi, mà bài “Chứng đạo ca” này tất cả quí vị tu thiền ở Nhật Bản ai cũng thuộc hết. Chỉ có Việt Nam, mấy Thiền sư Việt Nam ở Thiền viện mà không thuộc gì hết. Có không? Đó là cái hổ thẹn của mình đó, chớ bên kia người ta thuộc hết.
Bây giờ trong bài “Chứng đạo ca” tôi sẽ đi từng phần, tôi đọc bản chữ Hán giảng cho quí vị nghe để cho thấy âm vận và ý nghĩa sâu xa của bài này.
Trước hết “Chứng đạo ca” là bài ca chứng đạo. Mà ngài chứng đạo Ngài ca, còn chúng ta chưa gì hết cho nên lời ca của Ngài mình không biết gì hết. Giảng lắm mà không biết biết được bao nhiêu, chớ còn thực ra chúng ta khó mà biết được. Đây tôi đọc:
Chánh Văn
Anh thấy chăng:
Dứt học, vô vi. Ấy Đạo Nhân,
Không trừ vọng tưởng chẳng cầu chân
Tánh thực vô minh tức Phật tánh
Thân không ảo hóa tức pháp thân
Dứt học, vô vi. Ấy Đạo Nhân,
Không trừ vọng tưởng chẳng cầu chân
Tánh thực vô minh tức Phật tánh
Thân không ảo hóa tức pháp thân
Giảng:
Bài ca đó bốn câu.
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân. Tuyệt học là dứt sự học. Vô vi là đối với hữu vi. Nhà Phật nói hữu vi là pháp nào có sanh trụ dị diệt hay nói đơn giản là sanh trụ diệt thì pháp đó là hữu vi. Còn cái nào không có sanh trụ diệt đó gọi là vô vi. Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân là dứt sự học và không còn sanh diệt là đạo nhân nhàn.
Nhưng chữ đạo nhân quí vị có biết chưa? Đạo nhân là người sao? Thường thường thấy ai tu cũng nói đạo nhân hết chớ gì. Nhưng không phải. Tôi nhớ hồi xưa học nhưng lâu rồi tôi không nhớ kỹ lắm, trong kinh Tứ thập nhị chương nói về ý nghĩa cúng dường, trong đó Phật dạy rằng: “Cúng dường một trăm người ác tức đem đồ giúp đở một trăm người ác không bằng cúng dường một người thiện. Cúng dường một trăm người thiện không bằng cúng dường một người tu giữ giới tức xuất gia giữ giới. Cúng dường một ngàn người xuất gia giữ giới không bằng cúng dường một vị A la hán. Cúng dường một ngàn vị A la hán không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm”. Như vậy đặt câu hỏi đạo nhân vô tâm là người nào? Đây đạo nhân là để chỉ cho người mà đã sống được cái chân thật của chính mình, không còn bị những cái gì bên ngoài nó che đậy, không còn bị những cái gì bên ngoài nó lừa bịp nữa, sống mãi với cái chân thật của mình cho nên gọi là đạo nhân vô tâm. Vô tâm là không có cái tâm sanh diệt, chớ không phải là vô tâm không, không có tâm, không có cái biết. Không có cái sanh diệt gọi là đạo nhân vô tâm. Như vậy thì đạo nhân vô tâm là ai? Là Phật sống mất rồi, cho nên A la hán không bằng Phật. Mà nói đạo nhân cái mình tưởng đạo nhân đó là ông nào lạ lùng.
Như vậy thì ở đây chỉ một câu thôi, Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân tức là người không còn học, hai chữ không còn học này quí vị cũng nên hiểu cho rõ. Trong nhà Phật nói rằng chúng ta tu muốn có trí tuệ thì mới vào tu thì phải học Văn, Tư, Tu. Trước là phải nghe tức là học là Văn. Rồi phải suy gẩm cái lời mình học ở thầy đó đúng hay sai, nó chân lý hay chưa, đó là Tư. Rồi khi thấy đúng chân lý mình ứng dụng mình Tu. Ba trường hợp đó gọi là Văn Tư, Tu, ai mới vào đạo cũng phải như vậy hết. Học ba phần đó Văn, Tư, Tu là trí huệ, nhưng mà trí huệ đó là trí huệ hữu lậu tức trí huệ còn trong sanh tử. Muốn được trí huệ ra ngoài thoát khỏi sanh tử thì phải Giới, Định, Tuệ. Phải giữ giới cho trong sạch, giới trong sạch rồi tu được tâm an định, tâm an định rồi trí tuệ phát sáng thì cái đó mới là giải thoát sanh tử.
Như vậy tuyệt học là qua khỏi cái học gọi là văn tư tu rồi, không còn học nữa, mà chỉ định tâm để sáng lên thì đó là trí tuệ giải thoát sanh tử. Vì vậy ba phần đó, giới định tuệ gọi là giải thoát vô lậu.
Vậy thì đây nói tuyệt học tức là không còn học trong cái sanh diệt mà chỉ sống với cái bất sanh bất diệt. Bởi vậy nên khi trí tuệ từ cái tâm yên định sáng lên rồi thì trí tuệ đó không còn sanh diệt nữa nên gọi là vô vi, vô vi tức là không còn bị sanh diệt, thì đó là vị đạo nhân nhàn. Đạo nhân nhàn là như vậy. Quí vị nghĩ bây giờ kiếm vị đạo nhân vậy có không? Chắc khó kiếm lắm. Bây giờ vị đạo nhân nhàn đó nhìn tất cả sự vật như thế nào?
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân. Người đạo nhân đó thấy tu không cần trừ vọng tưởng, không cầu chân. Tại sao? Bởi tâm Ngài không còn niệm sanh diệt nữa, mà không còn niệm sanh diệt nên Ngài thấy rằng cái chân và cái vọng đối đải nó không còn ở trong tâm các Ngài, mà không còn tâm sanh diệt đó thì trừ cái gì, cầu cái gì.
Vô minh thực tánh tức Phật tánh. Tánh thật của vô minh là tánh Phật. Quí vị có vô minh không? Ai cũng có hết, mà có vô minh là có tánh Phật rồi. Như vậy thì quí vị không có hổ thẹn rằng chúng ta là người si mê không, vì trong si mê nó có tánh Phật. Làm sao biết? Tôi thí dụ như ở dưới biển sóng nổi dậy đùng đùng, mà sóng nổi dậy đùng đùng đó có rời mặt biển không? Tuy sóng dậy ầm ầm thấy nguy hiểm nhưng mà thật ra sóng đó nó không rời mặt biển. Khi hết gió sóng lặng thì chỉ còn là mặt biển. Cũng vậy tâm lăng xăng lộn xộn của mình nó dấy động đó gọi là vô minh. Khi nó lặng hết không còn dấy động nữa thì đó là trở về Phật tánh.
Giờ quí vị muốn thấy Phật tánh không? Chịu khó buông hết cái tâm lăng xăng đó đi. Đừng có tâm nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ phải nghĩ quấy, ngồi buông sạch hết thì đó là trở về tánh Phật của mình. Cho nên quí thầy lên ngồi thiền nhìn xuống để buông xả hết những cái tâm lăng xăng, đó là trở về với tánh Phật, chớ không phải cầu Phật cho mình thành Phật, mà trở về tánh Phật sẳn của mình. Vì vậy mà ở Thiền viện mới hướng dẫn Phật tử ngồi thiền đó, mà ngồi thiền thì kỵ cái gì? Không cho vọng tưởng, buông xả vọng tưởng. Mà buông xả vọng tưởng thì tánh Phật mình từ từ hiển lộ, chớ không tìm kiếm ở đâu. Vì vậy mà nói vô minh thực tánh là tánh thật của vô minh là tánh Phật, chớ không có gì lạ
Ảo hóa không thân tức pháp thân. Cái thân chúng ta sanh ra năm bảy chục năm nó hoại, thân này đối với đạo thấy là thân tạm bợ, giả dối. Ngay thân tạm bợ, giả dối này nó có cái pháp thân sẳn. Pháp thân là cái thân không có sanh, không có diệt. Trong nhà Phật thường chia ra ba thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Pháp thân chỉ cho cái thân không sanh không diệt. Báo thân là thân do quả báo mà được, tu hành nhiều tốt thì được báo thân tốt; hay làm tội nghiệp nhiều thì sanh ra thân xấu xí; đó là thân quả báo. Hóa thân là thân đối với Phật là thân Ngài ứng hóa để độ chúng sanh.
Như vậy thì Pháp thân của Phật có, chúng ta cũng có. Ngay cái thân huyễn hóa của chúng ta đây đã có cái Pháp thân rồi, chớ không có tìm kiếm ở đâu hết. Vậy thì người Phật tử tu sống trở về với tánh Phật là chúng ta ngay nơi tâm vô minh lặng thì tánh Phật hiện, ngay cái thân ảo hóa này thấy rõ trong đó có cái thân bất sanh bất diệt là Pháp thân, chớ không phải riêng Đức Phật có mà chúng ta không. Chúng ta cũng có như Ngài nhưng vì chúng ta mê lầm nên rồi chúng ta đuổi theo cái thân tạm bợ, rồi từ cái thân tạm bợ chúng ta cứ say sưa với nó cho tới ngày nó bại hoại rồi chừng đó chúng ta khổ sở.
Bây giờ tất cả quí vị có người nào thấy thân mình không thật không? Trong đây có ai thấy thân không thật không? Chắc thật trăm phần trăm. Thấy thân này thật thì làm sao biết có Pháp thân. Khi biết thân này là tạm bợ, là hư giả thì mới nhận được cái Pháp thân trong đó. Còn thấy nó thật thì cứ cả ngày say sưa lo cho nó, lo cho cuối cùng rồi nó rả nát. Khi nó rả nát nó còn thật không? Đó là cái nhìn của mình mê, chúng ta chỉ biết cái thân hiện có là thật. Nhưng không ngờ thân hiện có ngày nay nó còn, ngày mai nó hoại hoặc ngày nay nó hoạt động được ngày kia thì nó không còn hoạt động. Như vậy thì nó làm sao mà thật được. Cho nên dưới con mắt Phật thấy nó là giả dối, là tạm bợ không thật. Không thật thì mình không có lệ thuộc nó, mình không có chìu theo cái đòi hỏi của nó, do đó nên mình tự do, tự chủ. Từ tự do, tự chủ đó từ từ chúng ta thấy được cái thân thật là Pháp thân bất sanh bất diệt. Đây là cái nhìn của vị đạo nhân.
Đạo nhân nhìn thấy tu các Ngài không cần phải trừ vọng tưởng, phải cầu chân thật. Vì đối với các Ngài không có vọng tưởng ngoài chân thật, cho nên rồi không có bỏ cái này tìm cái kia. Rồi thấy rõ vô minh là tánh Phật của mình, cuối cùng của vô minh đó là tánh Phật. Ngay thân ảo hóa này nó đã có sẳn Pháp thân. Như vậy cái nhìn của người đạt đạo thấy rõ ngay nơi mình đủ cả Phật tánh, đủ cả Pháp thân, chớ không có phải tìm cầu đâu hết. Không phải tu mười năm, hai mươi năm mới có mấy cái đó, mà nó đang sẳn đủ, rất tiếc là chúng ta quên.
Chánh Văn:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân. Tuyệt học là dứt sự học. Vô vi là đối với hữu vi. Nhà Phật nói hữu vi là pháp nào có sanh trụ dị diệt hay nói đơn giản là sanh trụ diệt thì pháp đó là hữu vi. Còn cái nào không có sanh trụ diệt đó gọi là vô vi. Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân là dứt sự học và không còn sanh diệt là đạo nhân nhàn.
Nhưng chữ đạo nhân quí vị có biết chưa? Đạo nhân là người sao? Thường thường thấy ai tu cũng nói đạo nhân hết chớ gì. Nhưng không phải. Tôi nhớ hồi xưa học nhưng lâu rồi tôi không nhớ kỹ lắm, trong kinh Tứ thập nhị chương nói về ý nghĩa cúng dường, trong đó Phật dạy rằng: “Cúng dường một trăm người ác tức đem đồ giúp đở một trăm người ác không bằng cúng dường một người thiện. Cúng dường một trăm người thiện không bằng cúng dường một người tu giữ giới tức xuất gia giữ giới. Cúng dường một ngàn người xuất gia giữ giới không bằng cúng dường một vị A la hán. Cúng dường một ngàn vị A la hán không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm”. Như vậy đặt câu hỏi đạo nhân vô tâm là người nào? Đây đạo nhân là để chỉ cho người mà đã sống được cái chân thật của chính mình, không còn bị những cái gì bên ngoài nó che đậy, không còn bị những cái gì bên ngoài nó lừa bịp nữa, sống mãi với cái chân thật của mình cho nên gọi là đạo nhân vô tâm. Vô tâm là không có cái tâm sanh diệt, chớ không phải là vô tâm không, không có tâm, không có cái biết. Không có cái sanh diệt gọi là đạo nhân vô tâm. Như vậy thì đạo nhân vô tâm là ai? Là Phật sống mất rồi, cho nên A la hán không bằng Phật. Mà nói đạo nhân cái mình tưởng đạo nhân đó là ông nào lạ lùng.
Như vậy thì ở đây chỉ một câu thôi, Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân tức là người không còn học, hai chữ không còn học này quí vị cũng nên hiểu cho rõ. Trong nhà Phật nói rằng chúng ta tu muốn có trí tuệ thì mới vào tu thì phải học Văn, Tư, Tu. Trước là phải nghe tức là học là Văn. Rồi phải suy gẩm cái lời mình học ở thầy đó đúng hay sai, nó chân lý hay chưa, đó là Tư. Rồi khi thấy đúng chân lý mình ứng dụng mình Tu. Ba trường hợp đó gọi là Văn Tư, Tu, ai mới vào đạo cũng phải như vậy hết. Học ba phần đó Văn, Tư, Tu là trí huệ, nhưng mà trí huệ đó là trí huệ hữu lậu tức trí huệ còn trong sanh tử. Muốn được trí huệ ra ngoài thoát khỏi sanh tử thì phải Giới, Định, Tuệ. Phải giữ giới cho trong sạch, giới trong sạch rồi tu được tâm an định, tâm an định rồi trí tuệ phát sáng thì cái đó mới là giải thoát sanh tử.
Như vậy tuyệt học là qua khỏi cái học gọi là văn tư tu rồi, không còn học nữa, mà chỉ định tâm để sáng lên thì đó là trí tuệ giải thoát sanh tử. Vì vậy ba phần đó, giới định tuệ gọi là giải thoát vô lậu.
Vậy thì đây nói tuyệt học tức là không còn học trong cái sanh diệt mà chỉ sống với cái bất sanh bất diệt. Bởi vậy nên khi trí tuệ từ cái tâm yên định sáng lên rồi thì trí tuệ đó không còn sanh diệt nữa nên gọi là vô vi, vô vi tức là không còn bị sanh diệt, thì đó là vị đạo nhân nhàn. Đạo nhân nhàn là như vậy. Quí vị nghĩ bây giờ kiếm vị đạo nhân vậy có không? Chắc khó kiếm lắm. Bây giờ vị đạo nhân nhàn đó nhìn tất cả sự vật như thế nào?
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân. Người đạo nhân đó thấy tu không cần trừ vọng tưởng, không cầu chân. Tại sao? Bởi tâm Ngài không còn niệm sanh diệt nữa, mà không còn niệm sanh diệt nên Ngài thấy rằng cái chân và cái vọng đối đải nó không còn ở trong tâm các Ngài, mà không còn tâm sanh diệt đó thì trừ cái gì, cầu cái gì.
Vô minh thực tánh tức Phật tánh. Tánh thật của vô minh là tánh Phật. Quí vị có vô minh không? Ai cũng có hết, mà có vô minh là có tánh Phật rồi. Như vậy thì quí vị không có hổ thẹn rằng chúng ta là người si mê không, vì trong si mê nó có tánh Phật. Làm sao biết? Tôi thí dụ như ở dưới biển sóng nổi dậy đùng đùng, mà sóng nổi dậy đùng đùng đó có rời mặt biển không? Tuy sóng dậy ầm ầm thấy nguy hiểm nhưng mà thật ra sóng đó nó không rời mặt biển. Khi hết gió sóng lặng thì chỉ còn là mặt biển. Cũng vậy tâm lăng xăng lộn xộn của mình nó dấy động đó gọi là vô minh. Khi nó lặng hết không còn dấy động nữa thì đó là trở về Phật tánh.
Giờ quí vị muốn thấy Phật tánh không? Chịu khó buông hết cái tâm lăng xăng đó đi. Đừng có tâm nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ phải nghĩ quấy, ngồi buông sạch hết thì đó là trở về tánh Phật của mình. Cho nên quí thầy lên ngồi thiền nhìn xuống để buông xả hết những cái tâm lăng xăng, đó là trở về với tánh Phật, chớ không phải cầu Phật cho mình thành Phật, mà trở về tánh Phật sẳn của mình. Vì vậy mà ở Thiền viện mới hướng dẫn Phật tử ngồi thiền đó, mà ngồi thiền thì kỵ cái gì? Không cho vọng tưởng, buông xả vọng tưởng. Mà buông xả vọng tưởng thì tánh Phật mình từ từ hiển lộ, chớ không tìm kiếm ở đâu. Vì vậy mà nói vô minh thực tánh là tánh thật của vô minh là tánh Phật, chớ không có gì lạ
Ảo hóa không thân tức pháp thân. Cái thân chúng ta sanh ra năm bảy chục năm nó hoại, thân này đối với đạo thấy là thân tạm bợ, giả dối. Ngay thân tạm bợ, giả dối này nó có cái pháp thân sẳn. Pháp thân là cái thân không có sanh, không có diệt. Trong nhà Phật thường chia ra ba thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Pháp thân chỉ cho cái thân không sanh không diệt. Báo thân là thân do quả báo mà được, tu hành nhiều tốt thì được báo thân tốt; hay làm tội nghiệp nhiều thì sanh ra thân xấu xí; đó là thân quả báo. Hóa thân là thân đối với Phật là thân Ngài ứng hóa để độ chúng sanh.
Như vậy thì Pháp thân của Phật có, chúng ta cũng có. Ngay cái thân huyễn hóa của chúng ta đây đã có cái Pháp thân rồi, chớ không có tìm kiếm ở đâu hết. Vậy thì người Phật tử tu sống trở về với tánh Phật là chúng ta ngay nơi tâm vô minh lặng thì tánh Phật hiện, ngay cái thân ảo hóa này thấy rõ trong đó có cái thân bất sanh bất diệt là Pháp thân, chớ không phải riêng Đức Phật có mà chúng ta không. Chúng ta cũng có như Ngài nhưng vì chúng ta mê lầm nên rồi chúng ta đuổi theo cái thân tạm bợ, rồi từ cái thân tạm bợ chúng ta cứ say sưa với nó cho tới ngày nó bại hoại rồi chừng đó chúng ta khổ sở.
Bây giờ tất cả quí vị có người nào thấy thân mình không thật không? Trong đây có ai thấy thân không thật không? Chắc thật trăm phần trăm. Thấy thân này thật thì làm sao biết có Pháp thân. Khi biết thân này là tạm bợ, là hư giả thì mới nhận được cái Pháp thân trong đó. Còn thấy nó thật thì cứ cả ngày say sưa lo cho nó, lo cho cuối cùng rồi nó rả nát. Khi nó rả nát nó còn thật không? Đó là cái nhìn của mình mê, chúng ta chỉ biết cái thân hiện có là thật. Nhưng không ngờ thân hiện có ngày nay nó còn, ngày mai nó hoại hoặc ngày nay nó hoạt động được ngày kia thì nó không còn hoạt động. Như vậy thì nó làm sao mà thật được. Cho nên dưới con mắt Phật thấy nó là giả dối, là tạm bợ không thật. Không thật thì mình không có lệ thuộc nó, mình không có chìu theo cái đòi hỏi của nó, do đó nên mình tự do, tự chủ. Từ tự do, tự chủ đó từ từ chúng ta thấy được cái thân thật là Pháp thân bất sanh bất diệt. Đây là cái nhìn của vị đạo nhân.
Đạo nhân nhìn thấy tu các Ngài không cần phải trừ vọng tưởng, phải cầu chân thật. Vì đối với các Ngài không có vọng tưởng ngoài chân thật, cho nên rồi không có bỏ cái này tìm cái kia. Rồi thấy rõ vô minh là tánh Phật của mình, cuối cùng của vô minh đó là tánh Phật. Ngay thân ảo hóa này nó đã có sẳn Pháp thân. Như vậy cái nhìn của người đạt đạo thấy rõ ngay nơi mình đủ cả Phật tánh, đủ cả Pháp thân, chớ không có phải tìm cầu đâu hết. Không phải tu mười năm, hai mươi năm mới có mấy cái đó, mà nó đang sẳn đủ, rất tiếc là chúng ta quên.
Chánh Văn:
Pháp thân giác rồi không một vật
Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật
Năm ấm: Ảo hư mây qua lại
Ba độc: Huyễn hoặc bọt còn mất
Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật
Năm ấm: Ảo hư mây qua lại
Ba độc: Huyễn hoặc bọt còn mất
Giảng
Pháp thân giác liễu vô nhất vật, Ngài nói rằng pháp thân mà giác ngộ rồi thì nó không một vật. Câu này có đúng với chỗ Lục Tổ ngộ chưa? Lục Tổ Ngài thấy bài kệ Ngài trình đó:
Pháp thân giác liễu vô nhất vật, Ngài nói rằng pháp thân mà giác ngộ rồi thì nó không một vật. Câu này có đúng với chỗ Lục Tổ ngộ chưa? Lục Tổ Ngài thấy bài kệ Ngài trình đó:
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.
Hà xứ nhạ trần ai.
Cái đó xưa nay không một vật thì chỗ nào dính bụi bậm. Đây nếu chúng ta thấu suốt hiểu rõ được pháp thân rồi, thì mới biết pháp thân đó nó không có một vật. Như vậy thì câu Lục Tổ nói “Bản lai vô nhất vật”, Ngũ Tổ đọc tới câu đó thì đã biết được người này thấy được cái gì.
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật. “Bổn” là gốc, “nguyên” là nguồn. Bổn nguyên là nguồn gốc. Hai chữ bổn nguyên là cái chung, một từ chung. Cái nguồn gốc chân thật của mình. “Tự tánh” là cái tánh của mình, “thiên chân Phật” là Đức Phật. Chữ thiên này không phải là trời, mà chữ thiên là cái sẳn có Đức Phật chân thật. Như vậy thì chúng ta sẳn có cái nguồn gốc chân thật, chúng ta sẳn có tánh thanh tịnh chân thật, chúng ta sẳn có ông Phật chân thật. Vậy nhận được pháp thân rồi thì mới thấy mình có đủ bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật không thiếu gì hết.
Ngũ ấm phù vân không khứ lai, “ngũ ấm” là chỉ thân năm ấm của mình. Năm ấm là sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Thân này do năm cái đó che đậy gọi là thân năm ấm. Thân này giống như là mây nổi bay qua bay lại vậy thôi. Con mắt người giác ngộ thấy thân này như mây nổi, còn chúng ta thấy thân này như cái gì? Như những khối đá chắc thật đập không bể.
Khi thấy được bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật rồi thì thân ngủ ấm này giống như mây nổi, hợp đó tan đó, tụ đó rồi mất đó, chớ không có thật. Từ thấy nó không thật rồi thì sao? Thì chúng ta mới không vướng mắc, không có giành với nhau từ cái ăn cái mặc, không có so kè những cái gì mình thua người, người hơn mình..v.v…
Tam độc thủy bào hư xuất một. Tam độc là tham, sân, si. Ba cái này cũng như là bọt nước, nó vừa tụ đó thì tan đó, vừa nổi đó liền bể nát đó, dập nát đó, nó không có thật. Quí vị thấy tham, sân, si của quí vị thật không? Ai cũng thấy sợ tham, sân, si vì nó tạo ra bao nhiêu thứ nghiệp ác cho mình. Nhưng với con mắt người tỉnh ngộ rồi thấy tham, sân, si không có thật, giống như là cái bong bóng nước vậy, nổi rồi mất, nổi rồi mất. Bây giờ tôi thí dụ để cho quí vị cảm thấy đúng hay sai?
Như có người làm gì đó chọc tức mình. Lúc đó mình nổi giận đỏ mặt lên, định làm cái gì đó cho đả giận. Khi mình nổi giận thì người ta vổ tay cười, đó lầm rồi thì lúc đó sao? Cái giận đó nó chìm hay nó còn? Thấy người ta gạt, người ta thử mình. Chừng đó xấu hổ cái giận nó lặng mất. Như vậy thì nó thật không? Nếu thật nó nổi lên tức phải còn. Nhưng mà nó thấy cái gì đó biết mình lầm, người ta gạt mình thử mình, chừng đó mắc cở cái mất tiêu. Đó là thí dụ cái nóng là sân.
Giờ cái tham. Tham quí vị nghĩ nó thật không? Ai cũng nghĩ tham lam là cái thật của con người, nhưng thật ra cái tham nó cũng không thật. Tại sao nó không thật? Bởi vì nó không phải là cái cố định có hình, có tướng không có bị người ta làm cho nó tan nát được thì nó mới thật. Cái tham này nó không phải vậy. Thí dụ thấy người ta để cái bóp hay cái gì đó, cái không thấy chủ nhà, thì mình hơi dấy cái niệm tham. Mình mở coi. Vừa mới mở thì chủ nhà thấy người ta la ủa cái bóp của tôi bỏ quên, thì lúc đó làm sao, còn không? Cái tham mất tiêu hà. Hồi chưa thấy chủ thì dấy niệm tham. Nhưng chủ người ta nói của tôi đến lượm lại thì cái tham mất đâu còn nữa. Chớ nếu để mở ra thấy có của quí thì lúc đó cái tham nó đuổi, nó khiến cho mình phải lấy, phải tìm cách dấu diếm..v.v… Còn khi người ta nói cái đó tôi bỏ quên, người ta lại lấy lúc đó cái tham hết trơn. Có tan chưa?
Như vậy cái tham, cái sân nó cũng tạm bợ chớ có thật đâu, nếu thật thì nó còn hoài. Nó dấy lên cái lở cơ hội thì nó mất tiêu, thì đó như bọt nước, bong bóng nước, nó đâu có gì thật. Tham sân không thật thì si cũng không thật.
Nếu người giác ngộ rồi thấy thân năm ấm như mây nổi, tụ tán qua lại, không có gì cố định, không có gì là chân thật. Rồi thấy ba cái xấu là tham sân si của mình cũng như bong bóng, như bọt nước, có gì đâu quan trọng. Thấy như vậy thì tự nhiên chúng ta hết sợ, hết sợ thì nó không hoành hành được. Còn mình bây giờ hơi sợ, sợ tôi nóng quá kềm không nổi. Nhưng sự thật ra tại mình tưởng nó thật nên kềm không nổi, chớ thấy nó hư giả thì có gì mà không kềm được. Hiểu như vậy thì chúng ta mới thấy những câu này hết sức là chí lý chớ không phải là chuyện nói để an ủi mình.
Thân năm ấm là không thật. Quí vị thấy có khi người ta đang đi ngồi trên xe máy chạy mà lở đụng nhau cái ầm thì ngũ ấm này còn không? Thì như phù vân vậy, như mây nổi vậy, đang tụ đó rồi nó tan liền có gì thật đâu. Rồi cả tam độc cũng không thật. Vậy mà mình cứ ngở mình thật, tới chừng cái tướng không thật nó hiện ra thì mình hoảng hốt lên.
Như vậy thì đây là cái nhìn của đạo nhân. Cái nhìn của đạo nhân nhìn thấy rõ vọng tưởng và chân thật nó không có hai, vô minh và Phật tánh nó cũng không có hai, thân ảo hóa và pháp thân nó cũng không có hai. Khi giác ngộ được như vậy rồi thì thấy rõ nơi mình có sẳn cái bổn nguyên, tự tánh và thiên chân Phật của mình. Từ đó mình mới biết rằng thân năm ấm này như mây nổi, tam độc chỉ là bong bóng hay là bọt nước thôi chớ không có gì thật hết.
Chánh Văn:
Ngũ ấm phù vân không khứ lai, “ngũ ấm” là chỉ thân năm ấm của mình. Năm ấm là sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Thân này do năm cái đó che đậy gọi là thân năm ấm. Thân này giống như là mây nổi bay qua bay lại vậy thôi. Con mắt người giác ngộ thấy thân này như mây nổi, còn chúng ta thấy thân này như cái gì? Như những khối đá chắc thật đập không bể.
Khi thấy được bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật rồi thì thân ngủ ấm này giống như mây nổi, hợp đó tan đó, tụ đó rồi mất đó, chớ không có thật. Từ thấy nó không thật rồi thì sao? Thì chúng ta mới không vướng mắc, không có giành với nhau từ cái ăn cái mặc, không có so kè những cái gì mình thua người, người hơn mình..v.v…
Tam độc thủy bào hư xuất một. Tam độc là tham, sân, si. Ba cái này cũng như là bọt nước, nó vừa tụ đó thì tan đó, vừa nổi đó liền bể nát đó, dập nát đó, nó không có thật. Quí vị thấy tham, sân, si của quí vị thật không? Ai cũng thấy sợ tham, sân, si vì nó tạo ra bao nhiêu thứ nghiệp ác cho mình. Nhưng với con mắt người tỉnh ngộ rồi thấy tham, sân, si không có thật, giống như là cái bong bóng nước vậy, nổi rồi mất, nổi rồi mất. Bây giờ tôi thí dụ để cho quí vị cảm thấy đúng hay sai?
Như có người làm gì đó chọc tức mình. Lúc đó mình nổi giận đỏ mặt lên, định làm cái gì đó cho đả giận. Khi mình nổi giận thì người ta vổ tay cười, đó lầm rồi thì lúc đó sao? Cái giận đó nó chìm hay nó còn? Thấy người ta gạt, người ta thử mình. Chừng đó xấu hổ cái giận nó lặng mất. Như vậy thì nó thật không? Nếu thật nó nổi lên tức phải còn. Nhưng mà nó thấy cái gì đó biết mình lầm, người ta gạt mình thử mình, chừng đó mắc cở cái mất tiêu. Đó là thí dụ cái nóng là sân.
Giờ cái tham. Tham quí vị nghĩ nó thật không? Ai cũng nghĩ tham lam là cái thật của con người, nhưng thật ra cái tham nó cũng không thật. Tại sao nó không thật? Bởi vì nó không phải là cái cố định có hình, có tướng không có bị người ta làm cho nó tan nát được thì nó mới thật. Cái tham này nó không phải vậy. Thí dụ thấy người ta để cái bóp hay cái gì đó, cái không thấy chủ nhà, thì mình hơi dấy cái niệm tham. Mình mở coi. Vừa mới mở thì chủ nhà thấy người ta la ủa cái bóp của tôi bỏ quên, thì lúc đó làm sao, còn không? Cái tham mất tiêu hà. Hồi chưa thấy chủ thì dấy niệm tham. Nhưng chủ người ta nói của tôi đến lượm lại thì cái tham mất đâu còn nữa. Chớ nếu để mở ra thấy có của quí thì lúc đó cái tham nó đuổi, nó khiến cho mình phải lấy, phải tìm cách dấu diếm..v.v… Còn khi người ta nói cái đó tôi bỏ quên, người ta lại lấy lúc đó cái tham hết trơn. Có tan chưa?
Như vậy cái tham, cái sân nó cũng tạm bợ chớ có thật đâu, nếu thật thì nó còn hoài. Nó dấy lên cái lở cơ hội thì nó mất tiêu, thì đó như bọt nước, bong bóng nước, nó đâu có gì thật. Tham sân không thật thì si cũng không thật.
Nếu người giác ngộ rồi thấy thân năm ấm như mây nổi, tụ tán qua lại, không có gì cố định, không có gì là chân thật. Rồi thấy ba cái xấu là tham sân si của mình cũng như bong bóng, như bọt nước, có gì đâu quan trọng. Thấy như vậy thì tự nhiên chúng ta hết sợ, hết sợ thì nó không hoành hành được. Còn mình bây giờ hơi sợ, sợ tôi nóng quá kềm không nổi. Nhưng sự thật ra tại mình tưởng nó thật nên kềm không nổi, chớ thấy nó hư giả thì có gì mà không kềm được. Hiểu như vậy thì chúng ta mới thấy những câu này hết sức là chí lý chớ không phải là chuyện nói để an ủi mình.
Thân năm ấm là không thật. Quí vị thấy có khi người ta đang đi ngồi trên xe máy chạy mà lở đụng nhau cái ầm thì ngũ ấm này còn không? Thì như phù vân vậy, như mây nổi vậy, đang tụ đó rồi nó tan liền có gì thật đâu. Rồi cả tam độc cũng không thật. Vậy mà mình cứ ngở mình thật, tới chừng cái tướng không thật nó hiện ra thì mình hoảng hốt lên.
Như vậy thì đây là cái nhìn của đạo nhân. Cái nhìn của đạo nhân nhìn thấy rõ vọng tưởng và chân thật nó không có hai, vô minh và Phật tánh nó cũng không có hai, thân ảo hóa và pháp thân nó cũng không có hai. Khi giác ngộ được như vậy rồi thì thấy rõ nơi mình có sẳn cái bổn nguyên, tự tánh và thiên chân Phật của mình. Từ đó mình mới biết rằng thân năm ấm này như mây nổi, tam độc chỉ là bong bóng hay là bọt nước thôi chớ không có gì thật hết.
Chánh Văn:
Chứng thật tướng, không nhân pháp.
Sát na diệt hết nghiệp A Tỳ.
Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,
Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp
Sát na diệt hết nghiệp A Tỳ.
Bằng đem lời vọng dối chúng sanh,
Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp
Giảng
Chứng thực tướng, vô nhân pháp. Người mà chứng được tướng thật đó rồi tức cái tâm chân thật thì người đó không còn phân biệt đây là người kia là pháp. Pháp là cảnh, người và cảnh không có hai.
Sát na diệt khước a tì nghiệp tức là trong một chốc, trong một khảy móng tay mình tiêu diệt hết nghiệp a tì. Nghiệp a tì là nghiệp trong địa ngục đó.
Như vậy người đạt được thật tướng đó rồi thì không còn thấy có mình là thật, các vật là thật. Bởi không thấy thật cho nên bao nhiêu thứ nghiệp để mà đọa trong địa ngục mình liền tiêu diệt một cách nhẹ nhàng trong một khảy móng tay chớ không có lâu, không có xa. Như vậy thì lời nói đó có thật hay không? Ngài dám nói:
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.
Nếu mà tôi đem lời dối trá để lừa gạt chúng sanh thì tôi tự chịu cái nghiệp đọa địa ngục, bị cái cày nó cày trên lưỡi nhiều như số kiếp cát bụi.
Ngài nói rằng người thấy được tướng thật rồi, không còn bị cái nhân và cái pháp tức người và cảnh nó chi phối nữa, thì chỉ trong một khảy móng tay cái nghiệp địa ngục nó tiêu tan. Ngài dám nói rằng nếu tôi nói đây là nói dối nói gạt quí vị thì tôi sẽ chịu đọa địa ngục, mà địa ngục hành bằng cách kéo lưỡi ra rồi cày về tội nói dối. Như vậy thì Ngài nghĩ chúng ta mê muội nên lời nói thật chúng ta không tin. Nói rằng nếu mình nhận chân được thật tướng rồi, mình không còn thấy cảnh thấy người thật thì mình qua hết tất cả những nghiệp địa ngục chỉ trong khoảng khảy móng tay hay nói cách khác tất cả những tội chướng mình tiêu tan hết. Bởi vậy quí vị nghe trong kinh nhất là những buổi sám hối quí thầy, quí cô hay tụng câu:
Tội tánh bổn không vô tâm tạo,
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong.
Tội vong, tâm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Tội tánh vốn là không. Cái tánh tội vốn là không. Từ đâu mà có? Do tâm mình tạo ra. Tâm mê muội tạo thành tội lỗi. Nếu tâm hết mê muội rồi thì tội lỗi không còn. Như vậy khi chứng được thật tướng mình còn mê muội không? Hết mê muội, cho nên lúc đó không còn thấy người thấy cảnh là thật nữa. Người không thật, cảnh không thật thì bao nhiêu nghiệp từ vô số kiếp mình đều diệt hết. Đó tội tánh bổn không, mình thấy được cái thật rồi thì tánh tội không còn. Từ tội không còn cho nên bao nhiêu nghiệp mình tạo mình đều dứt sạch. Lời nói đó e rằng Phật tử chưa tin, Ngài thề rằng tôi nói những lời này mà dối trá quí vị thì xin chịu đọa địa ngục bạt thiệt, gan như vậy, quyết định như vậy.
Vậy để thấy rằng khi chứng đạo rồi thì cái chân thật nó hiện tiền, mà thấy được cái chân thật rồi mới biết tất cả những cái giả dối nó không có thật. Mà không thật thì một khi mình mê thì tạo nghiệp bị luân hồi, bị khổ đau. Nếu mình tỉnh rồi thì các nghiệp theo đó mà nó tan biến chớ không có còn. Tại sao vậy? Quí vị nghĩ làm sao? Tôi nói thí dụ chúng ta làm việc mê mệt tối ngủ say, khi ngủ say thấy mộng dữ mộng ác nào là bị người ta rượt người ta đánh, nào là bị người ta chửi bới..v.v… Như vậy trong mộng mình đang thấy bị rượt, bị đánh, bị chửi bới khổ sở đó, rồi chừng nào mới hết? Chỉ cần giựt mình thức dậy thì hết trơn. Giựt mình thức dậy thì tất cả cảnh khổ nó không còn nữa. Giựt mình thức dậy thì cái mê mộng khổ sở không còn.
Cũng như vậy chúng ta chứng thật tướng tức là ngộ được thấy được tướng chân thật của mình thì tất cả vòng luân hồi huyễn hóa này theo đó nó tan hết, tan biến không còn. Giống cũng như là đang say trong mộng đó là mê, say trong mộng thì cảnh dữ mình không biết chạy đi đâu, không ai cứu; nhưng mình tỉnh rồi thì tất cả cảnh mình sợ hải khi mộng không còn nữa. Cũng vậy chúng ta đang sống trong mộng mà không hay rồi cứ tưởng mình đang sống thật. Nếu mình thức tỉnh như các Tổ đây thấy thì tự nhiên các khổ theo đó nó biến, nó tiêu tan không còn.
Bởi vậy nên Ngài khẳng định rằng nếu Ngài nói câu này: người chứng thật tướng thì không còn nhân, không còn pháp thì chỉ trong khảy móng tay thì nghiệp a tì liền hết. Như mình thấy người ta bắt mình ở tù năm năm, mười năm trong lúc mê. Bây giờ giựt mình thức dậy thì tù năm năm, mười năm đó còn không? Liền hết trơn, đâu có thật. Biết được nó không thật thì nó tan biến. Vậy thì một cơn tỉnh là bao nhiêu cái khổ mê không còn. Chúng ta một phen giác ngộ rồi thì cái nghiệp trầm luân ngang đó nó hết.
Như vậy thì quí vị tu muốn giác ngộ không? Hay là muốn tu phước từ từ năm này một ít, năm kia một ít dồn lại để trả nợ nghiệp cũ. Thí dụ như mình ăn thịt một trăm, một ngàn con cá mà lâu lâu mình mua ít con thả để trả bớt nghiệp. Nhưng thả con này thì bắt con khác ăn, thì chừng nào hết nghiệp? Chỉ có cái chúng ta thức tỉnh thì nghiệp liền hết. Cho nên Phật nói chỉ có giác ngộ chúng ta mới hết cái khổ trong mê lầm. Vì cái khổ mê lầm này nhà Phật dùng từ là vô minh nghĩa là không có sáng. Chúng ta không sáng nên không thấy đúng sự thật, rồi cứ như vậy mà tạo nghiệp với nhau, lẩn quẩn mấy mươi năm rồi đi rồi tạo nữa. Có người nào mà gần chết nói tôi không thèm trở lại đây nữa đâu, có nói vậy được không? Hay chết cứ sợ mất thân này? Sợ mất thân này cái nhắm mắt kiếm đủ cách để gặp lại thân khác. Gặp thân khác rồi chui vô đó tiếp tục tạo nữa. Như vậy đời đời tiếp nối khổ đau, cho nên Đức Phật mới nói: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước bể cả”. Vì sanh đi tử lại hoài không chịu ra, mà không chịu ra thì làm sao hết khổ. Muốn hết khổ chỉ có cái chứng thật tướng tức là giác ngộ thấy được cái thật của mình bất sanh bất diệt. Đó là người được giải thoát sanh tử.
Chánh Văn
Sát na diệt khước a tì nghiệp tức là trong một chốc, trong một khảy móng tay mình tiêu diệt hết nghiệp a tì. Nghiệp a tì là nghiệp trong địa ngục đó.
Như vậy người đạt được thật tướng đó rồi thì không còn thấy có mình là thật, các vật là thật. Bởi không thấy thật cho nên bao nhiêu thứ nghiệp để mà đọa trong địa ngục mình liền tiêu diệt một cách nhẹ nhàng trong một khảy móng tay chớ không có lâu, không có xa. Như vậy thì lời nói đó có thật hay không? Ngài dám nói:
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh,
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.
Nếu mà tôi đem lời dối trá để lừa gạt chúng sanh thì tôi tự chịu cái nghiệp đọa địa ngục, bị cái cày nó cày trên lưỡi nhiều như số kiếp cát bụi.
Ngài nói rằng người thấy được tướng thật rồi, không còn bị cái nhân và cái pháp tức người và cảnh nó chi phối nữa, thì chỉ trong một khảy móng tay cái nghiệp địa ngục nó tiêu tan. Ngài dám nói rằng nếu tôi nói đây là nói dối nói gạt quí vị thì tôi sẽ chịu đọa địa ngục, mà địa ngục hành bằng cách kéo lưỡi ra rồi cày về tội nói dối. Như vậy thì Ngài nghĩ chúng ta mê muội nên lời nói thật chúng ta không tin. Nói rằng nếu mình nhận chân được thật tướng rồi, mình không còn thấy cảnh thấy người thật thì mình qua hết tất cả những nghiệp địa ngục chỉ trong khoảng khảy móng tay hay nói cách khác tất cả những tội chướng mình tiêu tan hết. Bởi vậy quí vị nghe trong kinh nhất là những buổi sám hối quí thầy, quí cô hay tụng câu:
Tội tánh bổn không vô tâm tạo,
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong.
Tội vong, tâm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Tội tánh vốn là không. Cái tánh tội vốn là không. Từ đâu mà có? Do tâm mình tạo ra. Tâm mê muội tạo thành tội lỗi. Nếu tâm hết mê muội rồi thì tội lỗi không còn. Như vậy khi chứng được thật tướng mình còn mê muội không? Hết mê muội, cho nên lúc đó không còn thấy người thấy cảnh là thật nữa. Người không thật, cảnh không thật thì bao nhiêu nghiệp từ vô số kiếp mình đều diệt hết. Đó tội tánh bổn không, mình thấy được cái thật rồi thì tánh tội không còn. Từ tội không còn cho nên bao nhiêu nghiệp mình tạo mình đều dứt sạch. Lời nói đó e rằng Phật tử chưa tin, Ngài thề rằng tôi nói những lời này mà dối trá quí vị thì xin chịu đọa địa ngục bạt thiệt, gan như vậy, quyết định như vậy.
Vậy để thấy rằng khi chứng đạo rồi thì cái chân thật nó hiện tiền, mà thấy được cái chân thật rồi mới biết tất cả những cái giả dối nó không có thật. Mà không thật thì một khi mình mê thì tạo nghiệp bị luân hồi, bị khổ đau. Nếu mình tỉnh rồi thì các nghiệp theo đó mà nó tan biến chớ không có còn. Tại sao vậy? Quí vị nghĩ làm sao? Tôi nói thí dụ chúng ta làm việc mê mệt tối ngủ say, khi ngủ say thấy mộng dữ mộng ác nào là bị người ta rượt người ta đánh, nào là bị người ta chửi bới..v.v… Như vậy trong mộng mình đang thấy bị rượt, bị đánh, bị chửi bới khổ sở đó, rồi chừng nào mới hết? Chỉ cần giựt mình thức dậy thì hết trơn. Giựt mình thức dậy thì tất cả cảnh khổ nó không còn nữa. Giựt mình thức dậy thì cái mê mộng khổ sở không còn.
Cũng như vậy chúng ta chứng thật tướng tức là ngộ được thấy được tướng chân thật của mình thì tất cả vòng luân hồi huyễn hóa này theo đó nó tan hết, tan biến không còn. Giống cũng như là đang say trong mộng đó là mê, say trong mộng thì cảnh dữ mình không biết chạy đi đâu, không ai cứu; nhưng mình tỉnh rồi thì tất cả cảnh mình sợ hải khi mộng không còn nữa. Cũng vậy chúng ta đang sống trong mộng mà không hay rồi cứ tưởng mình đang sống thật. Nếu mình thức tỉnh như các Tổ đây thấy thì tự nhiên các khổ theo đó nó biến, nó tiêu tan không còn.
Bởi vậy nên Ngài khẳng định rằng nếu Ngài nói câu này: người chứng thật tướng thì không còn nhân, không còn pháp thì chỉ trong khảy móng tay thì nghiệp a tì liền hết. Như mình thấy người ta bắt mình ở tù năm năm, mười năm trong lúc mê. Bây giờ giựt mình thức dậy thì tù năm năm, mười năm đó còn không? Liền hết trơn, đâu có thật. Biết được nó không thật thì nó tan biến. Vậy thì một cơn tỉnh là bao nhiêu cái khổ mê không còn. Chúng ta một phen giác ngộ rồi thì cái nghiệp trầm luân ngang đó nó hết.
Như vậy thì quí vị tu muốn giác ngộ không? Hay là muốn tu phước từ từ năm này một ít, năm kia một ít dồn lại để trả nợ nghiệp cũ. Thí dụ như mình ăn thịt một trăm, một ngàn con cá mà lâu lâu mình mua ít con thả để trả bớt nghiệp. Nhưng thả con này thì bắt con khác ăn, thì chừng nào hết nghiệp? Chỉ có cái chúng ta thức tỉnh thì nghiệp liền hết. Cho nên Phật nói chỉ có giác ngộ chúng ta mới hết cái khổ trong mê lầm. Vì cái khổ mê lầm này nhà Phật dùng từ là vô minh nghĩa là không có sáng. Chúng ta không sáng nên không thấy đúng sự thật, rồi cứ như vậy mà tạo nghiệp với nhau, lẩn quẩn mấy mươi năm rồi đi rồi tạo nữa. Có người nào mà gần chết nói tôi không thèm trở lại đây nữa đâu, có nói vậy được không? Hay chết cứ sợ mất thân này? Sợ mất thân này cái nhắm mắt kiếm đủ cách để gặp lại thân khác. Gặp thân khác rồi chui vô đó tiếp tục tạo nữa. Như vậy đời đời tiếp nối khổ đau, cho nên Đức Phật mới nói: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước bể cả”. Vì sanh đi tử lại hoài không chịu ra, mà không chịu ra thì làm sao hết khổ. Muốn hết khổ chỉ có cái chứng thật tướng tức là giác ngộ thấy được cái thật của mình bất sanh bất diệt. Đó là người được giải thoát sanh tử.
Chánh Văn
Thoát giác rồi Như Lai thiền,
Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên.
Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên.
Trong mộng lao xao bày sáu nẻo,
Tỉnh ra bằn bặt chẳng ba nghìn
Tỉnh ra bằn bặt chẳng ba nghìn
Giảng:
Đốn giác liễu Như lai thiền, là chóng giác ngộ được Như Lai thiền. Như Lai thiền là Thiền tông đó. Thiền tông mình tu thẳng. Tôi nói tu thẳng để cho quí vị nhớ cái ý. Lúc nào đó tôi có giảng một bài đề tựa là “Một phương thuốc ngừa được cả trăm thứ bệnh”. Bởi vì thường thường đây là tôi nói xa cho quí vị hiểu một chút, thường thường chúng ta tu nếu nói tu thiền thì người nào bệnh tham ái nhiều trong kinh dạy mình phải quán bất tịnh. Quán chừng nào mình chán mình sợ cái thân này thì đó là thành công, thành công rồi phải quán tịnh nữa. Người nào nóng giận nhiều Phật dạy phải tu hạnh nhẫn nhục. Người nào hay tham lam nhiều thì Phật dạy tu hạnh bố thí để trừ nó, góp vô bây giờ mình buông ra mình cho để trừ. Như vậy những hạnh đó, từng hạnh từng hạnh để dẹp tật xấu của mình.
Nhưng mà tu Thiền này niệm khởi dấy lên mình biết nó hư giả không theo. Không có niệm dấy lên thì quí vị có tham sân si không? Rồi có đủ thứ, nào ngã mạn, nào đủ thứ xấu không? Như vậy chỉ có một cách phản quan lại thấy niệm khởi là hư giả, ngay chỗ đó mình buông mình bỏ thì tất cả cái khác nó không có sanh. Đó là một phương thuốc ngừa tất cả bệnh hay trị tất cả bệnh. Như vậy thì có nhanh không. Chớ bây giờ để khởi nghĩ, nghĩ về người rồi mình khởi ra tham lam này kia rồi sau mình mới trừ thì lâu quá, xa xôi quá. Cho nên đây là phương pháp đi thẳng nên thường gọi là trực chỉ đó, chỉ thẳng để mà ứng dụng tu. Vì vậy gọi đó là Như Lai thiền.
Nếu mình giác ngộ được Như lai thiền thì Lục độ vạn hạnh thể trung viên. Trong đó nào là lục độ, nào là vạn hạnh, trong cái thể đó nó tròn đủ hết, tròn đủ chớ không có thiếu
Mộng lý minh minh hữu lục thú. Trong giấc mộng thì mờ mờ nó có sáu đường. Lục thú là sáu cõi.
Giác hậu không không vô đại thiên. Mình giác ngộ rồi thì không ngơ, không còn cả đại thiên sa giới nữa, chớ đừng nói lục thú.
Như vậy ở đây Ngài muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, người tu thấu suốt được lý Như Lai thiền, ứng dụng được lý Như Lai thiền thì trong đó đủ cả lục độ, vạn hạnh hết. Nói như vậy là sao? Thí dụ như bây giờ tôi tu tôi biết các niệm khởi là hư dối. Nó là hư dối tôi không theo nó. Như vậy thì tôi có làm gì bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục gì đâu mà lục độ. Nhưng mà tôi không có dấy niệm, không có tâm so đo nghĩ tưởng, vừa thấy người đó đói mà tôi có ổ bánh mì liền móc cho liền. Tôi không nghĩ gì hết nhưng mà lòng thương nó sẳn sàng có, chớ không phải đợi nghĩ mới có. Rồi tôi không nghĩ gì hết mà thấy người đó họ khổ tôi liền an ủi họ. Như vậy thì đạo lý nó ở sẳn trong Như Lai thiền này. Tâm mình được an, được thanh tịnh thì mọi hành động đều là tốt, đều là trong sạch. Vì vậy mà đủ cả lục độ vạnh hạnh. Chừng đó mình mới thấy sáu đường là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, nhơn, a tu la, và cõi trời, sáu đường đó chỉ là giấc mơ thôi, chớ nó không có thật. Vì vậy mà mình sau khi được giác ngộ rồi thì cả đại thiên sa giới cũng không còn nữa. Bởi vì trong nhà Phật nói các cõi ở trong bầu hư không này nó vô số, dùng từ là tam thiên đại thiên thế giới đó nghĩa là nhiều vô kể. Vậy khi mình giác ngộ rồi tất cả thế giới cũng là không thật chớ đừng nói là lục thú không thật thôi. Đó là ý hết sức là rõ.
Ngài muốn chỉ, muốn hướng dẫn cho chúng ta tu, tu về Như Lai thiền thì tất cả hạnh đầy đủ trong đó. Chừng đó chúng ta mới thấy rõ sáu đường và tất cả cõi trong thế gian này đều là hư ảo không thật thì có cái gì đâu mà mắc kẹt.
Đó là một đoạn. Mấy chỗ này quí vị nghe đừng có vội sợ nghe.
Chánh Văn:
Đốn giác liễu Như lai thiền, là chóng giác ngộ được Như Lai thiền. Như Lai thiền là Thiền tông đó. Thiền tông mình tu thẳng. Tôi nói tu thẳng để cho quí vị nhớ cái ý. Lúc nào đó tôi có giảng một bài đề tựa là “Một phương thuốc ngừa được cả trăm thứ bệnh”. Bởi vì thường thường đây là tôi nói xa cho quí vị hiểu một chút, thường thường chúng ta tu nếu nói tu thiền thì người nào bệnh tham ái nhiều trong kinh dạy mình phải quán bất tịnh. Quán chừng nào mình chán mình sợ cái thân này thì đó là thành công, thành công rồi phải quán tịnh nữa. Người nào nóng giận nhiều Phật dạy phải tu hạnh nhẫn nhục. Người nào hay tham lam nhiều thì Phật dạy tu hạnh bố thí để trừ nó, góp vô bây giờ mình buông ra mình cho để trừ. Như vậy những hạnh đó, từng hạnh từng hạnh để dẹp tật xấu của mình.
Nhưng mà tu Thiền này niệm khởi dấy lên mình biết nó hư giả không theo. Không có niệm dấy lên thì quí vị có tham sân si không? Rồi có đủ thứ, nào ngã mạn, nào đủ thứ xấu không? Như vậy chỉ có một cách phản quan lại thấy niệm khởi là hư giả, ngay chỗ đó mình buông mình bỏ thì tất cả cái khác nó không có sanh. Đó là một phương thuốc ngừa tất cả bệnh hay trị tất cả bệnh. Như vậy thì có nhanh không. Chớ bây giờ để khởi nghĩ, nghĩ về người rồi mình khởi ra tham lam này kia rồi sau mình mới trừ thì lâu quá, xa xôi quá. Cho nên đây là phương pháp đi thẳng nên thường gọi là trực chỉ đó, chỉ thẳng để mà ứng dụng tu. Vì vậy gọi đó là Như Lai thiền.
Nếu mình giác ngộ được Như lai thiền thì Lục độ vạn hạnh thể trung viên. Trong đó nào là lục độ, nào là vạn hạnh, trong cái thể đó nó tròn đủ hết, tròn đủ chớ không có thiếu
Mộng lý minh minh hữu lục thú. Trong giấc mộng thì mờ mờ nó có sáu đường. Lục thú là sáu cõi.
Giác hậu không không vô đại thiên. Mình giác ngộ rồi thì không ngơ, không còn cả đại thiên sa giới nữa, chớ đừng nói lục thú.
Như vậy ở đây Ngài muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, người tu thấu suốt được lý Như Lai thiền, ứng dụng được lý Như Lai thiền thì trong đó đủ cả lục độ, vạn hạnh hết. Nói như vậy là sao? Thí dụ như bây giờ tôi tu tôi biết các niệm khởi là hư dối. Nó là hư dối tôi không theo nó. Như vậy thì tôi có làm gì bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục gì đâu mà lục độ. Nhưng mà tôi không có dấy niệm, không có tâm so đo nghĩ tưởng, vừa thấy người đó đói mà tôi có ổ bánh mì liền móc cho liền. Tôi không nghĩ gì hết nhưng mà lòng thương nó sẳn sàng có, chớ không phải đợi nghĩ mới có. Rồi tôi không nghĩ gì hết mà thấy người đó họ khổ tôi liền an ủi họ. Như vậy thì đạo lý nó ở sẳn trong Như Lai thiền này. Tâm mình được an, được thanh tịnh thì mọi hành động đều là tốt, đều là trong sạch. Vì vậy mà đủ cả lục độ vạnh hạnh. Chừng đó mình mới thấy sáu đường là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, nhơn, a tu la, và cõi trời, sáu đường đó chỉ là giấc mơ thôi, chớ nó không có thật. Vì vậy mà mình sau khi được giác ngộ rồi thì cả đại thiên sa giới cũng không còn nữa. Bởi vì trong nhà Phật nói các cõi ở trong bầu hư không này nó vô số, dùng từ là tam thiên đại thiên thế giới đó nghĩa là nhiều vô kể. Vậy khi mình giác ngộ rồi tất cả thế giới cũng là không thật chớ đừng nói là lục thú không thật thôi. Đó là ý hết sức là rõ.
Ngài muốn chỉ, muốn hướng dẫn cho chúng ta tu, tu về Như Lai thiền thì tất cả hạnh đầy đủ trong đó. Chừng đó chúng ta mới thấy rõ sáu đường và tất cả cõi trong thế gian này đều là hư ảo không thật thì có cái gì đâu mà mắc kẹt.
Đó là một đoạn. Mấy chỗ này quí vị nghe đừng có vội sợ nghe.
Chánh Văn:
Không tội phước, không thêm bớt,
Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.
Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,
Này lúc rõ phân cần dứt khoát
Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt.
Bấy lâu gương bụi chửa từng lau,
Này lúc rõ phân cần dứt khoát
Giảng:
Vô tội phước, vô tổn ích, chỗ này có nhiều người nói mình tu mà không có tội, không có phước thì cái đó là trái đạo lý. Nhưng mà ở đây nói không tội không phước, và không tổn, không có lợi ích. Tại sao? Đứng về tánh chân thật đó nó không có sanh diệt, không có sanh diệt thì làm sao có tội, làm sao có phước. Nếu mình đi trong vòng luân hồi sanh diệt này thì có tội có phước không? Tội thật phước thật. Nhưng mà bước qua chỗ tánh chân thật đó thì nó không có tội, không có phước. Bởi vì nó đâu còn sanh diệt, nó cũng không tổn hại mà cũng không có lợi ích.
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch. Là tánh tịch diệt của mình tánh lặng lẻ của mình không có nên tìm hỏi cái gì hết, nó là như nhiên sẳn như vậy chớ không phải do hình ảnh nào hay là những phương tiện nào tụ họp.
Tỉ lai trần kính vị tằng ma, “tỉ” là xưa, “lai” là nay. Từ xưa tới giờ cái gương dính bụi chúng ta chưa từng chùi. Nghĩa là cái gương chân thật của mình hay là cái gương tâm sáng của mình từ bao giờ chúng ta không có lau chùi bị bụi nó phủ.
Kim nhật phân minh tu phẫu tích. Là ngày nay rõ ràng phân biệt chia chẻ cho mình hiểu, mình thấu được.
Như vậy, ý Ngài muốn nói rằng trên phương diện chân thật, ở đây gọi là tánh tịch diệt, thì nó không có tội, không có phước, không có lợi ích, không có tổn hại. Nhưng mà chúng ta cái gương trong sáng của mình để bụi đóng nhiều quá rồi, phủ kín từ bao giờ rồi, chưa từng chùi. Cho nên hôm nay cần phải giải thích, cần phân biệt cho quí vị hiểu rõ, để quí vị ráng lau chùi gương của mình. Gương quí vị đóng chừng bao nhiêu lớp bụi? Chắc nó dày cả tấc, cho nên nó tối mò. Ngồi lại cái bao nhiêu thứ bụi nó phủ lên, phủ lên không. Nên tội lắm quí vị mới tập ngồi thiền, ngồi một giờ hơn một giờ ra hỏi có yên được phút nào không thì đều lắc đầu không có yên. Tại vì nó phủ lâu quá rồi mới chùi sơ sơ làm sao mà nó sáng được. Cho nên phải chịu khó, phải nổ lực lau chùi cho nó sạch rồi tự nó sáng, chừng đó chúng ta khỏi có lo, khỏi có cần tìm kiếm cái gì.
Chánh Văn :
Vô tội phước, vô tổn ích, chỗ này có nhiều người nói mình tu mà không có tội, không có phước thì cái đó là trái đạo lý. Nhưng mà ở đây nói không tội không phước, và không tổn, không có lợi ích. Tại sao? Đứng về tánh chân thật đó nó không có sanh diệt, không có sanh diệt thì làm sao có tội, làm sao có phước. Nếu mình đi trong vòng luân hồi sanh diệt này thì có tội có phước không? Tội thật phước thật. Nhưng mà bước qua chỗ tánh chân thật đó thì nó không có tội, không có phước. Bởi vì nó đâu còn sanh diệt, nó cũng không tổn hại mà cũng không có lợi ích.
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch. Là tánh tịch diệt của mình tánh lặng lẻ của mình không có nên tìm hỏi cái gì hết, nó là như nhiên sẳn như vậy chớ không phải do hình ảnh nào hay là những phương tiện nào tụ họp.
Tỉ lai trần kính vị tằng ma, “tỉ” là xưa, “lai” là nay. Từ xưa tới giờ cái gương dính bụi chúng ta chưa từng chùi. Nghĩa là cái gương chân thật của mình hay là cái gương tâm sáng của mình từ bao giờ chúng ta không có lau chùi bị bụi nó phủ.
Kim nhật phân minh tu phẫu tích. Là ngày nay rõ ràng phân biệt chia chẻ cho mình hiểu, mình thấu được.
Như vậy, ý Ngài muốn nói rằng trên phương diện chân thật, ở đây gọi là tánh tịch diệt, thì nó không có tội, không có phước, không có lợi ích, không có tổn hại. Nhưng mà chúng ta cái gương trong sáng của mình để bụi đóng nhiều quá rồi, phủ kín từ bao giờ rồi, chưa từng chùi. Cho nên hôm nay cần phải giải thích, cần phân biệt cho quí vị hiểu rõ, để quí vị ráng lau chùi gương của mình. Gương quí vị đóng chừng bao nhiêu lớp bụi? Chắc nó dày cả tấc, cho nên nó tối mò. Ngồi lại cái bao nhiêu thứ bụi nó phủ lên, phủ lên không. Nên tội lắm quí vị mới tập ngồi thiền, ngồi một giờ hơn một giờ ra hỏi có yên được phút nào không thì đều lắc đầu không có yên. Tại vì nó phủ lâu quá rồi mới chùi sơ sơ làm sao mà nó sáng được. Cho nên phải chịu khó, phải nổ lực lau chùi cho nó sạch rồi tự nó sáng, chừng đó chúng ta khỏi có lo, khỏi có cần tìm kiếm cái gì.
Chánh Văn :
Ai không niệm? Ai không sanh?
Ví thực không sanh không chẳng sanh.
Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy:
Cầu Phật ra công mấy thuở thành?
Ví thực không sanh không chẳng sanh.
Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy:
Cầu Phật ra công mấy thuở thành?
Giảng:
Mấy câu này nghe nó cũng xót xa.
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh.
Ai mà không niệm, ai mà không sanh. Cái gì không niệm, cái gì không sanh? Nếu thật sự không sanh tức là không bất sanh là có sanh rồi. Còn đây là cái không sanh tức có cái sanh ở bên kia đối đải. Đây là vô niệm thì còn cái có niệm đối đải.
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn: là gọi người gổ hỏi thử việc này coi làm sao? Hỏi cái gì?
Cầu Phật thi công tảo vãn thành? Tức là cầu Phật ra công sớm hay muộn được thành. Nói cách khác tôi cố gắng tu cầu thành Phật chừng nào được thành? Giờ hỏi người gổ chừng nào nó trả lời?
Bởi vì chúng ta có cái nhìn hơi nông nổi, hơi cạn cợt. Làm cái gì chúng ta cũng đòi được biết kết quả, tu thì hỏi coi chừng nào thành Phật. Nếu không dám hỏi thành Phật sợ tội thì hỏi tu chừng nào được định? Bây giờ quí vị hỏi tu chừng nào được định tôi trả lời làm sao? Tôi trả lời chừng nào hết vọng tưởng thì được định, chớ đâu có nói chừng nào được. Vì cái đó là việc của mình, mình làm mình biết người ngoài làm sao mà trả lời. Cho nên, ở đây nói rằng nếu mà hỏi mấy cái đó thì chỉ hỏi người gổ, chớ hỏi người thật thì họ cũng không làm gì được vì chuyện đó là chuyện của mình.
Vậy chúng ta tu là phải cố gắng dẹp bỏ tâm vọng tưởng điên đảo. Tâm vọng tưởng điên đảo sạch thì tự chúng ta sáng suốt, chớ khỏi cần cầu thành Phật mà Phật cũng vẫn đến. Nếu chúng ta không chịu cố gắng, không chịu dẹp bỏ, không chịu dùng trí tuệ đánh thức mê lầm của mình thì dầu có hỏi một trăm người cũng không ai đáp được việc đó, vì cái đó là cái của mình.
Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh.
Ai mà không niệm, ai mà không sanh. Cái gì không niệm, cái gì không sanh? Nếu thật sự không sanh tức là không bất sanh là có sanh rồi. Còn đây là cái không sanh tức có cái sanh ở bên kia đối đải. Đây là vô niệm thì còn cái có niệm đối đải.
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn: là gọi người gổ hỏi thử việc này coi làm sao? Hỏi cái gì?
Cầu Phật thi công tảo vãn thành? Tức là cầu Phật ra công sớm hay muộn được thành. Nói cách khác tôi cố gắng tu cầu thành Phật chừng nào được thành? Giờ hỏi người gổ chừng nào nó trả lời?
Bởi vì chúng ta có cái nhìn hơi nông nổi, hơi cạn cợt. Làm cái gì chúng ta cũng đòi được biết kết quả, tu thì hỏi coi chừng nào thành Phật. Nếu không dám hỏi thành Phật sợ tội thì hỏi tu chừng nào được định? Bây giờ quí vị hỏi tu chừng nào được định tôi trả lời làm sao? Tôi trả lời chừng nào hết vọng tưởng thì được định, chớ đâu có nói chừng nào được. Vì cái đó là việc của mình, mình làm mình biết người ngoài làm sao mà trả lời. Cho nên, ở đây nói rằng nếu mà hỏi mấy cái đó thì chỉ hỏi người gổ, chớ hỏi người thật thì họ cũng không làm gì được vì chuyện đó là chuyện của mình.
Vậy chúng ta tu là phải cố gắng dẹp bỏ tâm vọng tưởng điên đảo. Tâm vọng tưởng điên đảo sạch thì tự chúng ta sáng suốt, chớ khỏi cần cầu thành Phật mà Phật cũng vẫn đến. Nếu chúng ta không chịu cố gắng, không chịu dẹp bỏ, không chịu dùng trí tuệ đánh thức mê lầm của mình thì dầu có hỏi một trăm người cũng không ai đáp được việc đó, vì cái đó là cái của mình.
Chánh Văn:
Buông tứ đại, đừng mắt bắt,
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác.
Muôn vật vô thường thảy thảy không,
Đấy chính Như Lai đại Viên Giác.
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác.
Muôn vật vô thường thảy thảy không,
Đấy chính Như Lai đại Viên Giác.
Giảng:
Chỗ này Ngài dạy mình tu để cho chóng đạt được kết quả. Phóng tứ đại là buông thân tứ đại này, mạc bả tróc là chớ có nắm bắt nó. Chỉ một câu này quí vị thấy dễ làm hay khó làm? Coi như buông xả thân tứ đại hết quan trọng, rồi đừng có nắm đừng có giữ nó, thì:
Tịch diệt tánh trung tùy ẩm trác. Tức là trong cái tánh tịch diệt của mình tùy ăn, tùy uống chớ không có gì hết. Chỉ cần buông thân tứ đại đừng nắm bắt nó thì trong tánh tịch diệt tùy mà ứng dụng không có gì lo sợ hết.
Mình bây giờ tu nó cay đắng là tại vì mình trọng cái thân quá chừng. Quí vị có người nào coi thường thân không? Ai cũng quí nó như vàng như ngọc. Mà quí nó như vàng như ngọc cho nên chạm đụng nó một cái thì tóe lữa liền. Nên tham sân si mà tham cái thân, giữ cái thân là cái nguy số một. Mình tham giữ cái thân thì mọi phiền não khác theo đó mà nó dấy động lên. Bây giờ buông nó đi, không có nắm giữ nó nữa, sống với tánh tịch diệt sẳn của mình đó, tùy đi đứng nằm ngồi ăn uống một cách tự nhiên bằng cái tánh lặng lẻ thanh tịnh của mình, thì đó là cái chỗ quan yếu của sự tu.
Chư hành vô thường nhất thiết không, là tất cả cái hành động, tất cả những cái gì mà chúng ta đã làm, tất cả những cái đó đều là vô thường. Mà vô thường thì nó thật hay là không? Bây giờ quí vị thấy ai đó tỏ vẻ mến thương mình thì đó là cái hạnh người ta mến thương tốt. Nhưng mà hạnh mến thương đó đang lúc này họ mến thương, mai kia mình có cái gì xấu hơi tệ tệ một chút thì người ta còn mến thương không? Hết liền. Đừng nói mai kia, như mới giờ trước mình ăn nói nhỏ nhẹ hòa nhả người ta mến thương. Giờ sau ai lại chọc tức mình nổi giận la ó om sòm thì người ta còn mến thương không? Như vậy tất cả hạnh đó đều là vô thường, mà đã là vô thường thì nó không có thật, nên tất cả đều là không. Thương ghét buồn giận gì..v.v… đều là vô thường, nó không có thật. Bây giờ giả sử ai đó có cái gì mà họ buồn mình, họ lại chửi vài ba câu. Mình nhớ những lời chửi là vô thường, tất cả là không, thôi chửi thì chửi vài ba câu rồi đi mất. Nếu người ta chửi vài ba câu mà nổi nóng mình cự lại cái nó còn, chẳng những nó còn mà nó còn tăng nữa chớ không có giảm.
Như vậy thì từ cái mê thấy thật cho nên rồi chúng ta cứ tạo nghiệp. Bây giờ chúng ta tỉnh sáng thấy các hạnh là vô thường, tất cả đều trở về không thì Tức thị Như Lai đại viên giác là liền đó chính là đại viên giác của Như Lai. “Tức thị” là liền đó.
Thấy ở trên không chấp cái thân mà mình sống với cái hạnh tịch diệt. Rồi dưới đây thấy các hạnh vô thường nó là không, thì như vậy là mình đang sống với đại viên giác của mình, tánh Phật của mình chớ không gì lạ hết.
Vậy chúng ta muốn thấy Phật muốn gần Phật khó hay dễ? Như trở bàn tay hà. Tại sao như trở bàn tay? Nghĩa là thấy tất cả các pháp là vô thường, nó là không thật; rồi mình thấy các pháp thường thật; thì hai cái thấy đó đổi có khó không? Có tốn bao nhiêu công không? Chỉ cần đổi cái thấy cái được hà, mà không chịu đổi mới lạ vậy chớ. Đổi thì từ mê trở thành giác, không đổi thì cứ mê mãi mãi.
Như vậy từ thấy các pháp không thật, cho nên chúng ta mới thành người giác người tỉnh, còn nếu thấy nó thật thì chúng ta cứ trong mê. Cũng như trong giấc ngủ mà chúng ta thấy cảnh mộng mà còn biết đây là cảnh thật, nhận cảnh mộng hoặc vui hoặc buồn là thật thì lúc đó tỉnh chưa? Chỉ lúc nào nói à cái này mộng rồi thì lúc đó mình mới là người tỉnh, mà tỉnh rồi thì cơn mộng hết. Dễ quá. Bởi vậy cho nên đạo lý chân thật rất là khó hiểu, nhưng hiểu rồi thì thấy nó không phải là khó, chúng ta có thể làm được chớ không phải không làm được.
Chánh Văn :
Quyết định thuyết, biểu chân Tăng,
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng.
Trực tiệt căn nguyên Phật sở ấn,
Trích diệt tầm chi ngã bất năng!
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng.
Trực tiệt căn nguyên Phật sở ấn,
Trích diệt tầm chi ngã bất năng!
Giảng:
Đây Ngài nói nghe thật là thiết tha.
Quyết định thuyết, biểu chân Tăng, tức là quyết định nói để rõ một người tăng chân thật.
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng, là có người không chấp nhận mặc tình mà hỏi. Nói cách khác tôi nói thật, tôi nói quyết định như vậy bây giờ các ông không tin thì cứ hỏi.
Trực tiệt căn nguyên Phật sở ấn, Trích diệt tầm chi nhã bất năng! là chỉ thẳng cái cội nguồn mà Đức Phật đã ấn chứng, còn vạch lá tìm cành việc đó tôi không có thể làm được.
Ngài nói một cách thiết tha. Bởi vì tôi là người tu, tôi nói quyết định với quí vị rằng điều đó như vậy là như vậy, chớ tôi không có thể nào nói khác. Nếu quí vị không bằng lòng thì cứ hỏi. Ở đây tôi chỉ thẳng cội nguồn mà Đức Phật đã ấn chứng cho các đồ đệ, chớ tôi không nói những phần chi tiết, những cái nhỏ nhặt để mất thời gian quí báu của quí vị. Đó là tinh thần của Ngài.
Chánh Văn:
Đây Ngài nói nghe thật là thiết tha.
Quyết định thuyết, biểu chân Tăng, tức là quyết định nói để rõ một người tăng chân thật.
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng, là có người không chấp nhận mặc tình mà hỏi. Nói cách khác tôi nói thật, tôi nói quyết định như vậy bây giờ các ông không tin thì cứ hỏi.
Trực tiệt căn nguyên Phật sở ấn, Trích diệt tầm chi nhã bất năng! là chỉ thẳng cái cội nguồn mà Đức Phật đã ấn chứng, còn vạch lá tìm cành việc đó tôi không có thể làm được.
Ngài nói một cách thiết tha. Bởi vì tôi là người tu, tôi nói quyết định với quí vị rằng điều đó như vậy là như vậy, chớ tôi không có thể nào nói khác. Nếu quí vị không bằng lòng thì cứ hỏi. Ở đây tôi chỉ thẳng cội nguồn mà Đức Phật đã ấn chứng cho các đồ đệ, chớ tôi không nói những phần chi tiết, những cái nhỏ nhặt để mất thời gian quí báu của quí vị. Đó là tinh thần của Ngài.
Chánh Văn:
Ma ni châu, nhân bất thức,
Như Lai tạng lý thân thâu đắc:
Lục ban thần dụng không bất không,
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc.
Như Lai tạng lý thân thâu đắc:
Lục ban thần dụng không bất không,
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc.
Giảng:
Ma ni châu, nhân bất thức, nghĩa là mỗi người có hạt châu ma ni tức ma ni châu mà không có tự biết. Hạt châu đó ở đâu?
Như Lai tạng lý thân thâu đắc: là ở trong kho Như Lai của mình đó, tự mình nhận ra chớ không ở đâu hết. Nghĩa là mỗi chúng ta đều có hạt châu ma ni ở sẳn trong kho Như Lai của mình mà mình không biết nhận. Khi nhận được thì sao?
Lục ban thần dụng không bất không, tức là sáu thứ thần dụng không mà không phải không.
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc, là một đóa trong sáng tròn đầy sắc mà không phải sắc.
Như vậy ở bốn câu này Ngài bảo với chúng ta rằng ở mỗi người đều có hạt châu ma ni. Vậy thì ở đây ai cũng có hạt châu ma ni hết. Nếu có hạt châu ma ni thì quí vị giàu hay nghèo? Đâu có ai mà bần cùng đâu, ai cũng giàu hết. Có hạt châu ma ni, thì Ngài hỏi hạt châu đó ở chỗ nào? Thì đây ở trong kho Như Lai ngay đó mà lấy chớ không đâu hết. Mình có kho Như lai này chứa hạt ma ni, thì cứ trong kho Như Lai tàng mình lấy ra chớ không gì hết. Nếu mình lấy rồi thì sáu thứ thần dụng tức lục thông đó thấy như nó không mà không phải không, nó có diệu dụng không thể lường. Rồi chỉ một viên ma ni đó mà nó sáng ngời sắc mà không phải sắc, không phải hình sắc.
Như vậy là Ngài muốn chỉ thẳng cho chúng ta biết ở nơi mỗi người đã có hòn ngọc quí mà chúng ta phớt lờ bỏ qua rồi phải lang thang khổ sở chịu nghèo chịu đói. Tại sao? Bởi vì chúng ta quên của báu của mình cho nên rồi phải nghèo khổ. Nếu quí vị nhớ chắc là hết nghèo. Hết nghèo phải không? Hết nghèo về trí tuệ chớ không phải hết nghèo về tiền của. Đừng nghe nói hết nghèo rồi ai cũng nói mình có hạt châu bây giờ cứ vay tiền đả đời đi, sau chừng nào tôi khui được ra tôi trả. Không phải vậy, mà mình có hạt châu mà hạt châu đó là của mình chớ không ai lãnh được hết mà mình chưa khui ra. Bây giờ mình ráng quên hết những cái lặt vặt, những cái tạm bợ ở ngoài rồi một ngày nào đó hạt châu của mình được hiển hiện, nó sáng ngời cho mình. Chừng đó mình mới có đầy đủ lục thông, mà lục thông đó có đủ nhưng mà nó không phải là không mà cũng không phải là có. Tại sao? Vì nó là cái dụng, nó không phải là cái thật, cái dụng huyền biến chớ không phải là cái thật. Rồi mình cũng có một viên minh châu sáng, thấy sáng ngời nhưng nó là sắc mà không phải là sắc. Cái sắc là người ta cứ thấy cái sáng ở bên ngoài, những cái chiếu soi bên ngoài, đây là cái sáng sẳn ở nơi mình, ở bên trong cho nên không phải ở đâu mà mình tìm được.
Chánh Văn:
Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực,
Duy chứng nải tri nan khả trắc.
Kính lý khán hình kiến bất nan,
Thủy trung tróc nguyệt tranh nan đắc.
Duy chứng nải tri nan khả trắc.
Kính lý khán hình kiến bất nan,
Thủy trung tróc nguyệt tranh nan đắc.
Giảng:
Mấy lời dạy này thật là thiết tha. Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực, là nếu mình được năm con mắt trong sạch thì mình cũng được năm cái lực, ngũ căn ngũ lực đó được đầy đủ. Mà cái này Duy chứng nải tri nan khả trắc tức là chỉ người nào chứng được thì người đó biết chớ khó mà lường nổi. Cái đó tu đến nơi tự chứng tự biết chớ không có thể nào lường được những cái kỳ đặc đó.
Kính lý khán hình kiến bất nan, là trong cái gương để nhìn hình mình thì thấy không khó.
Thủy trung tróc nguyệt tranh nan đắc, là còn trong nước mà nắm bắt cái mặt trăng thì điều đó thật là khó được.
Như vậy mình đưa cái gương để nhìn mặt mình trong gương dễ hay khó? Nó rất là dễ, cái gương trước mặt thì ảnh mình nó hiện trong gương, chuyện đó rất là dễ. Chớ còn thấy mặt trăng dưới hồ dưới giếng mình muốn nắm vớt nó lên dễ hay khó? Như vậy thì cái đó là khó, còn cái kia là dễ. Vậy chúng ta tu ứng dụng phương tiện để tu hành, như mình ngồi lại mình tu thì khi mình ngồi lại tu mình thấy được những niệm, những vọng tưởng của mình mình bỏ thì dễ hay khó? Dễ. Thấy nó biết nó là bóng. Niệm khởi vọng tưởng mình thấy phải bóng không? Nó là bóng chớ có gì đâu, dấy lên rồi mất, dấy lên rồi mất, nó không có thật. Cho nên những cái đó là dễ thấy dễ biết. Còn cảnh trần ở ngoài nó không thật giống như mặt trăng ở đáy giếng, nó không thật mà cứ nắm bắt nó hoài chừng nào bắt được? Chừng nào nắm được?
Nhưng mà bây giờ thế gian thấy ngược lại nó thật hết trơn, cảnh trần nó thật, đồng tiền là thật, của cải là thật, cái gì cũng thật hết, mà nói nó như là mặt trăng ở dưới đáy nước thì không ai tin. Nhưng mà nó thật thì quí vị nghĩ nếu nó thật thì nó còn mãi, nhưng nó còn mãi không? Thân mình không thật thì những cái mình được cũng là không thật. Cái không thật mà mình cứ ngở là thật thì không bao giờ mình tỉnh nổi. Bởi vậy cái không thật biết rõ là không thật thì đó là người tỉnh.
Như vậy quí vị nghĩ người thấy cảnh trần không thật và người thấy cảnh trần thật, hai người đó mặt mũi có đổi khác nhau nhiều ít? Có khác không? Cũng như nhau, bởi vậy trong nhà Phật mới nói:
Như nhau dọc mũi ngang mày,
Lòng phàm lòng Thánh khác nhau muôn trùng.
Cũng mày ngang mũi dọc ai cũng như ai, nhưng tâm phàm thấy cảnh gì cũng thiệt cũng mê và tâm Thánh thấy biết nó không thật không dính, thì hai cái đó nó khác muôn trùng. Như vậy thì phàm và Thánh có thay đổi cái gì không? Về thân thì không đổi cái gì đổi hết. Người ta cứ lầm mấy ông tu gần thành Thánh có hào quang đồ đó nghĩa là như vậy mới là Thánh, còn thường thì không ai Thánh hết. Rồi thấy những người được người ta tán tụng khen ngợi, đạo đức cao sâu gì gì, lại mình không thấy hào quang, ông này không phải đâu, không phải Thánh đâu, chờ hào quang thấy mới cho là Thánh. Nhưng không phải. Thánh là tâm của người ta thấy đúng như thật rồi không vướng, không mắc không bị lôi kéo, không có bị nhiễm theo. Còn phàm thì thấy những cái giả cho là thật rồi vướng mắc, rồi dính dấp đủ thứ hết.
Cũng như bây giờ quí vị thấy chúng ta đi đường có những người ngồi gần mình trên một chiếc xe đò. Thấy người đó cũng mặt mày như mình nhưng mà ngồi một hồi cái thì ai lơ là cái họ lén họ móc. Còn người mình thật thà ngồi đó mà mình không móc thì như vậy hai người cũng như nhau nhưng mà tâm của họ làm sao? Người thấy của người ta mà mình không có lưu tâm, không có để ý thì mình là người tốt. Còn người thấy mà tìm cách móc moi là người xấu thôi, nó có khác gì đâu. Lên ngồi thấy giống nhau hệt ai cũng là người khách như nhau nhưng mà nó khác trong tâm niệm.
Người tu chúng ta cũng vậy, không phải thành Phật là liền có hào quang sáng rở, mà chỉ dứt được tâm mê lầm. Tâm mê lầm mình dứt được thì đó là thành bậc giác ngộ. Mà dứt được tâm mê lầm, ai dứt cho mình? Bây giờ quí vị thấy tôi thí dụ thấy tiền, thấy của cải chúng ta ham. Bây giờ muốn hết cái ham đó ai làm cho mình hết? Nếu mà muốn hết cái ham thì mình phải tự chừa bỏ, cho đó là cái xấu mình bỏ thì nó hết, chớ đâu có ai làm cho mình hết được. Như vậy thì cái tu chính là mình chuyển đổi tâm tánh mình. Mình chuyển đổi được nó thì mình thành người tốt, chuyển đổi được nó cao thì thành bậc hiền, cao nữa là bậc Thánh, cũng mình làm hết trơn chớ không ai làm thế cho mình. Việc đó là một lẻ thật. Vậy mà người tu của mình ít chịu tìm kiếm lẻ thật đó, mà hay tìm ở nơi khác, ở đâu đâu.
Cho nên ở đây nói rằng chúng ta nhìn vào gương thấy mặt thì chuyện đó dễ, nhưng chúng ta đưa tay vớt bóng trăng dưới nước thì thật là khó. Cái dễ mà không chịu làm, cái khó mà thích làm. Phải không? Cứ nghĩ phải làm cho giàu, làm cho hơn người này, người kia, mà làm cả đời không hơn người ta rồi làm sao? Ngã đùng ra chết cái hết. Rất là khó, khó mà chúng ta lại ham làm.
Chánh Văn :
Mấy lời dạy này thật là thiết tha. Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực, là nếu mình được năm con mắt trong sạch thì mình cũng được năm cái lực, ngũ căn ngũ lực đó được đầy đủ. Mà cái này Duy chứng nải tri nan khả trắc tức là chỉ người nào chứng được thì người đó biết chớ khó mà lường nổi. Cái đó tu đến nơi tự chứng tự biết chớ không có thể nào lường được những cái kỳ đặc đó.
Kính lý khán hình kiến bất nan, là trong cái gương để nhìn hình mình thì thấy không khó.
Thủy trung tróc nguyệt tranh nan đắc, là còn trong nước mà nắm bắt cái mặt trăng thì điều đó thật là khó được.
Như vậy mình đưa cái gương để nhìn mặt mình trong gương dễ hay khó? Nó rất là dễ, cái gương trước mặt thì ảnh mình nó hiện trong gương, chuyện đó rất là dễ. Chớ còn thấy mặt trăng dưới hồ dưới giếng mình muốn nắm vớt nó lên dễ hay khó? Như vậy thì cái đó là khó, còn cái kia là dễ. Vậy chúng ta tu ứng dụng phương tiện để tu hành, như mình ngồi lại mình tu thì khi mình ngồi lại tu mình thấy được những niệm, những vọng tưởng của mình mình bỏ thì dễ hay khó? Dễ. Thấy nó biết nó là bóng. Niệm khởi vọng tưởng mình thấy phải bóng không? Nó là bóng chớ có gì đâu, dấy lên rồi mất, dấy lên rồi mất, nó không có thật. Cho nên những cái đó là dễ thấy dễ biết. Còn cảnh trần ở ngoài nó không thật giống như mặt trăng ở đáy giếng, nó không thật mà cứ nắm bắt nó hoài chừng nào bắt được? Chừng nào nắm được?
Nhưng mà bây giờ thế gian thấy ngược lại nó thật hết trơn, cảnh trần nó thật, đồng tiền là thật, của cải là thật, cái gì cũng thật hết, mà nói nó như là mặt trăng ở dưới đáy nước thì không ai tin. Nhưng mà nó thật thì quí vị nghĩ nếu nó thật thì nó còn mãi, nhưng nó còn mãi không? Thân mình không thật thì những cái mình được cũng là không thật. Cái không thật mà mình cứ ngở là thật thì không bao giờ mình tỉnh nổi. Bởi vậy cái không thật biết rõ là không thật thì đó là người tỉnh.
Như vậy quí vị nghĩ người thấy cảnh trần không thật và người thấy cảnh trần thật, hai người đó mặt mũi có đổi khác nhau nhiều ít? Có khác không? Cũng như nhau, bởi vậy trong nhà Phật mới nói:
Như nhau dọc mũi ngang mày,
Lòng phàm lòng Thánh khác nhau muôn trùng.
Cũng mày ngang mũi dọc ai cũng như ai, nhưng tâm phàm thấy cảnh gì cũng thiệt cũng mê và tâm Thánh thấy biết nó không thật không dính, thì hai cái đó nó khác muôn trùng. Như vậy thì phàm và Thánh có thay đổi cái gì không? Về thân thì không đổi cái gì đổi hết. Người ta cứ lầm mấy ông tu gần thành Thánh có hào quang đồ đó nghĩa là như vậy mới là Thánh, còn thường thì không ai Thánh hết. Rồi thấy những người được người ta tán tụng khen ngợi, đạo đức cao sâu gì gì, lại mình không thấy hào quang, ông này không phải đâu, không phải Thánh đâu, chờ hào quang thấy mới cho là Thánh. Nhưng không phải. Thánh là tâm của người ta thấy đúng như thật rồi không vướng, không mắc không bị lôi kéo, không có bị nhiễm theo. Còn phàm thì thấy những cái giả cho là thật rồi vướng mắc, rồi dính dấp đủ thứ hết.
Cũng như bây giờ quí vị thấy chúng ta đi đường có những người ngồi gần mình trên một chiếc xe đò. Thấy người đó cũng mặt mày như mình nhưng mà ngồi một hồi cái thì ai lơ là cái họ lén họ móc. Còn người mình thật thà ngồi đó mà mình không móc thì như vậy hai người cũng như nhau nhưng mà tâm của họ làm sao? Người thấy của người ta mà mình không có lưu tâm, không có để ý thì mình là người tốt. Còn người thấy mà tìm cách móc moi là người xấu thôi, nó có khác gì đâu. Lên ngồi thấy giống nhau hệt ai cũng là người khách như nhau nhưng mà nó khác trong tâm niệm.
Người tu chúng ta cũng vậy, không phải thành Phật là liền có hào quang sáng rở, mà chỉ dứt được tâm mê lầm. Tâm mê lầm mình dứt được thì đó là thành bậc giác ngộ. Mà dứt được tâm mê lầm, ai dứt cho mình? Bây giờ quí vị thấy tôi thí dụ thấy tiền, thấy của cải chúng ta ham. Bây giờ muốn hết cái ham đó ai làm cho mình hết? Nếu mà muốn hết cái ham thì mình phải tự chừa bỏ, cho đó là cái xấu mình bỏ thì nó hết, chớ đâu có ai làm cho mình hết được. Như vậy thì cái tu chính là mình chuyển đổi tâm tánh mình. Mình chuyển đổi được nó thì mình thành người tốt, chuyển đổi được nó cao thì thành bậc hiền, cao nữa là bậc Thánh, cũng mình làm hết trơn chớ không ai làm thế cho mình. Việc đó là một lẻ thật. Vậy mà người tu của mình ít chịu tìm kiếm lẻ thật đó, mà hay tìm ở nơi khác, ở đâu đâu.
Cho nên ở đây nói rằng chúng ta nhìn vào gương thấy mặt thì chuyện đó dễ, nhưng chúng ta đưa tay vớt bóng trăng dưới nước thì thật là khó. Cái dễ mà không chịu làm, cái khó mà thích làm. Phải không? Cứ nghĩ phải làm cho giàu, làm cho hơn người này, người kia, mà làm cả đời không hơn người ta rồi làm sao? Ngã đùng ra chết cái hết. Rất là khó, khó mà chúng ta lại ham làm.
Chánh Văn :
Thường độc hành, thường độc bộ,
Đạt giả đồng du Niết-bàn lộ.
Điệu cổ thần thanh phong tự cao,
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.
Đạt giả đồng du Niết-bàn lộ.
Điệu cổ thần thanh phong tự cao,
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố.
Giảng :
Ở đây Ngài nói cái tư cách mà để hiển lộ con người đạt đạo.
Thường độc hành, thường độc bộ, tức là thường đi một mình, thường đứng một mình. Chẳng lẻ hành, rồi bộ cũng là bước đi. Cho nên đi một mình, đứng một mình.
Đạt giả đồng du Niết-bàn lộ, tức người mà thấu suốt rồi thì đồng đi trên con đường Niết-bàn.
Ở đây tôi muốn nói cho quí vị hiểu kỹ chỗ này. Chúng ta tu là việc của mình chớ không phải của mọi người. Phải không? Mình bỏ phiền não là việc làm của mình, còn người khác bỏ phiền não cũng là việc làm của họ, chớ không phải mình bỏ phiền não nhờ người khác mình mới bỏ được. Như vậy thì việc làm đó là việc làm riêng của mỗi người. Mỗi người làm được như vậy, phiền não bỏ sạch thì đi đứng nằm ngồi mình cũng thảnh thơi nhẹ nhàng, tâm không vướng không bận không dính kẹt thì đó là chúng ta cùng đi trên con đường Niết-bàn.
Như vậy Niết-bàn là gì? Niết-bàn là vô sanh, không còn có cái gì sanh diệt nữa. Tâm chúng ta biết đi, biết đứng, biết nằm, biết ngồi mà không dính mắc cái gì thì cái biết đó có sanh có diệt không? Ai cũng có quyền được cái đó hết. Không phải ngồi thiền chúng ta mới tu, mà chính khi đi đứng nằm ngồi chúng ta vẫn không để cho cái tâm chạy theo trần cảnh, không để tâm vướng mắc trần cảnh thì đó là chúng ta đang đi trên con đường Niết-bàn. Quí vị được đi đường Niết-bàn mất bước rồi? Có bước nào chưa? Chắc chưa. Bây giờ bắt đầu đi, bắt đầu đi từng bước, chớ chẳng lẻ tu ai cũng mong đạt đến Niết-bàn mà không chịu bước bước nào chừng nào đạt đến? Nên chúng ta phải bắt đầu từng bước, mỗi người đi độc hành độc bộ. Nhưng mà ai được như vậy thì cùng đi một con đường như nhau. Đó là đường Niết-bàn.
Điệu cổ thần thanh phong tự cao, là cái dáng dấp rất là thanh cao, đẹp đẻ.
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố, là xương cứng thân gầy người không đói.
Ở đây hai câu, câu thứ nhất Điệu cổ thần thanh phong tự cao đối với tinh thần chúng ta là con người rất là thanh nhã cao thượng, không có cái gì làm cho chúng ta phải kẹt, làm cho chúng ta phải nhiễm. Nhưng mà xương cứng mà thân gầy người ta không có đoái tới. Bởi vì thế này người tu không phải trọng ở cái thân, mà phải trọng ở tinh thần cao thượng, sáng suốt. Do trọng tinh thần cao thượng sáng suốt nên đối với sự trau giồi ăn mặc..v.v… người ta không có quan trọng. Thấy con người thì tiều tụy, thân gầy xương cứng không ai thèm quan tâm tới. Nhưng mà cái tinh thần cao thượng thanh bai của người ta rất là quí báu.
Như vậy người đời nhìn người qua hình dáng nhiều hơn là cái tư thái, cái tinh thần của họ. Tư cách thái độ xử sự cao cả mình ít biết. Như vậy người nào mà tu hành mà được đi con đường Niết-bàn thì con người đó tinh thần họ rất là sảng khoái, rất là cao thượng, nhưng mà thân họ hơi gầy và chỉ là một cái thân bày xương. Gầy thì xương bày ra cho nên đây nói xương cứng mà thân gầy, người ta không có quan tâm. Chỉ quan tâm người nào thân thể coi nó sung túc thấy dễ coi thì chịu hơn, thấy người thân gầy kia thì coi thường. Đó là cái lời Ngài muốn nhắc cho chúng ta rõ biết.
Chánh Văn
Ở đây Ngài nói cái tư cách mà để hiển lộ con người đạt đạo.
Thường độc hành, thường độc bộ, tức là thường đi một mình, thường đứng một mình. Chẳng lẻ hành, rồi bộ cũng là bước đi. Cho nên đi một mình, đứng một mình.
Đạt giả đồng du Niết-bàn lộ, tức người mà thấu suốt rồi thì đồng đi trên con đường Niết-bàn.
Ở đây tôi muốn nói cho quí vị hiểu kỹ chỗ này. Chúng ta tu là việc của mình chớ không phải của mọi người. Phải không? Mình bỏ phiền não là việc làm của mình, còn người khác bỏ phiền não cũng là việc làm của họ, chớ không phải mình bỏ phiền não nhờ người khác mình mới bỏ được. Như vậy thì việc làm đó là việc làm riêng của mỗi người. Mỗi người làm được như vậy, phiền não bỏ sạch thì đi đứng nằm ngồi mình cũng thảnh thơi nhẹ nhàng, tâm không vướng không bận không dính kẹt thì đó là chúng ta cùng đi trên con đường Niết-bàn.
Như vậy Niết-bàn là gì? Niết-bàn là vô sanh, không còn có cái gì sanh diệt nữa. Tâm chúng ta biết đi, biết đứng, biết nằm, biết ngồi mà không dính mắc cái gì thì cái biết đó có sanh có diệt không? Ai cũng có quyền được cái đó hết. Không phải ngồi thiền chúng ta mới tu, mà chính khi đi đứng nằm ngồi chúng ta vẫn không để cho cái tâm chạy theo trần cảnh, không để tâm vướng mắc trần cảnh thì đó là chúng ta đang đi trên con đường Niết-bàn. Quí vị được đi đường Niết-bàn mất bước rồi? Có bước nào chưa? Chắc chưa. Bây giờ bắt đầu đi, bắt đầu đi từng bước, chớ chẳng lẻ tu ai cũng mong đạt đến Niết-bàn mà không chịu bước bước nào chừng nào đạt đến? Nên chúng ta phải bắt đầu từng bước, mỗi người đi độc hành độc bộ. Nhưng mà ai được như vậy thì cùng đi một con đường như nhau. Đó là đường Niết-bàn.
Điệu cổ thần thanh phong tự cao, là cái dáng dấp rất là thanh cao, đẹp đẻ.
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố, là xương cứng thân gầy người không đói.
Ở đây hai câu, câu thứ nhất Điệu cổ thần thanh phong tự cao đối với tinh thần chúng ta là con người rất là thanh nhã cao thượng, không có cái gì làm cho chúng ta phải kẹt, làm cho chúng ta phải nhiễm. Nhưng mà xương cứng mà thân gầy người ta không có đoái tới. Bởi vì thế này người tu không phải trọng ở cái thân, mà phải trọng ở tinh thần cao thượng, sáng suốt. Do trọng tinh thần cao thượng sáng suốt nên đối với sự trau giồi ăn mặc..v.v… người ta không có quan trọng. Thấy con người thì tiều tụy, thân gầy xương cứng không ai thèm quan tâm tới. Nhưng mà cái tinh thần cao thượng thanh bai của người ta rất là quí báu.
Như vậy người đời nhìn người qua hình dáng nhiều hơn là cái tư thái, cái tinh thần của họ. Tư cách thái độ xử sự cao cả mình ít biết. Như vậy người nào mà tu hành mà được đi con đường Niết-bàn thì con người đó tinh thần họ rất là sảng khoái, rất là cao thượng, nhưng mà thân họ hơi gầy và chỉ là một cái thân bày xương. Gầy thì xương bày ra cho nên đây nói xương cứng mà thân gầy, người ta không có quan tâm. Chỉ quan tâm người nào thân thể coi nó sung túc thấy dễ coi thì chịu hơn, thấy người thân gầy kia thì coi thường. Đó là cái lời Ngài muốn nhắc cho chúng ta rõ biết.
Chánh Văn
Cùng Thích tử, khẩu xưng bần,
Thực thị thân bần đạo bất bần.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt,
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân.
Thực thị thân bần đạo bất bần.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt,
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân.
Giảng :
Cùng Thích tử, khẩu xưng bần, là người Thích Tử gọi là bần tăng. Có ai gọi là phú tăng không? Nói chuyện bần tăng muốn xin điều đó, muốn nhờ việc đó, thì khẩu xưng bần. Nhưng thật có bần chưa?
Thực thị thân bần đạo bất bần, là thực tình thân thì nghèo thật nhưng mà đạo không có nghèo. Nghèo ngoài thân chớ không nghèo trong đạo hay là ngược lại thân thì đơn giản thiếu thốn, chớ cái đạo nó dư thừa.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt, là nghèo vì thân thường mặc áo vá, áo nhuộm.
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân, là đạo thì trong tâm chứa được hạt châu vô giá. Như vậy thì ngoài thấy họ nghèo nhưng tâm ở trong họ chứa của báu phi thường.
Chánh Văn :
Thực thị thân bần đạo bất bần, là thực tình thân thì nghèo thật nhưng mà đạo không có nghèo. Nghèo ngoài thân chớ không nghèo trong đạo hay là ngược lại thân thì đơn giản thiếu thốn, chớ cái đạo nó dư thừa.
Bần tắc thân thường phi lũ hạt, là nghèo vì thân thường mặc áo vá, áo nhuộm.
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân, là đạo thì trong tâm chứa được hạt châu vô giá. Như vậy thì ngoài thấy họ nghèo nhưng tâm ở trong họ chứa của báu phi thường.
Chánh Văn :
Vô giá trân, dụng vô tận,
Lợi vật ứng cơ chung bất tận.
Tam thân, tứ trí thể trung viên,
Bát giải, lục thông tâm địa ấn.
Lợi vật ứng cơ chung bất tận.
Tam thân, tứ trí thể trung viên,
Bát giải, lục thông tâm địa ấn.
Giảng:
Nói đoạn sau thì tôi nhắc đoạn trước. Bây giờ Thích tử mình nói xưng bần mà thân cũng không bần. Đó là cái trái với người xưa một chút. Người ta nói:
Cùng Thích tử, khẩu xưng bần,
Thực thị thân bần đạo bất bần,
Bây giờ thân không bần, không biết đạo làm sao à? Như vậy thân phú thì đạo làm sao? Đạo bần. Đó chỗ này tôi xin nhắc để rồi quí vị thấy nghĩa là người thời nay nó hơi có cái lẫn lộn vậy đó. Cho nên đây là những lời của người xưa nhắc nhở dạy bảo người Thích tử thì lúc nào cũng thấy mình là nghèo nên xưng là bần tăng. Nhưng thân thì thấy bần mà đạo thì không bần, còn nếu ngược lại thân không bần thì đạo phải bần. Đó là điều phải ráng giữ.
Đây câu sau nói:
Vô giá trân, dụng vô tận,
Nói rằng trong cái kho tâm nó chứa đựng được hạt châu vô giá. Bởi hạt châu vô giá nên dụng hoài không hết.
Lợi vật ứng cơ chung bất tận.
Tam thân, tứ trí thể trung viên,
Bát giải, lục thông tâm địa ấn.
Làm lợi cho vật, làm lợi cho người đều tùy duyên mà không bao giờ hết. Nào là tam thân, tứ trí trong cái thể đó nó tròn đủ. Nào là bát giải là bát giải thoát, và lục thần thông ngay trong cái tâm địa đó sẳn sàng không có thiếu một món nào.
Như vậy người tu tuy rằng thấy nghèo, thấy thân thể bần cùng gầy ốm nhưng mà đạo người ta vẫn sung mãn. Nhờ đạo sung mãn cho nên cần cái gì, được cái gì thì nó đều được như ý chớ không có thiếu thốn.
Chánh Văn:
Cùng Thích tử, khẩu xưng bần,
Thực thị thân bần đạo bất bần,
Bây giờ thân không bần, không biết đạo làm sao à? Như vậy thân phú thì đạo làm sao? Đạo bần. Đó chỗ này tôi xin nhắc để rồi quí vị thấy nghĩa là người thời nay nó hơi có cái lẫn lộn vậy đó. Cho nên đây là những lời của người xưa nhắc nhở dạy bảo người Thích tử thì lúc nào cũng thấy mình là nghèo nên xưng là bần tăng. Nhưng thân thì thấy bần mà đạo thì không bần, còn nếu ngược lại thân không bần thì đạo phải bần. Đó là điều phải ráng giữ.
Đây câu sau nói:
Vô giá trân, dụng vô tận,
Nói rằng trong cái kho tâm nó chứa đựng được hạt châu vô giá. Bởi hạt châu vô giá nên dụng hoài không hết.
Lợi vật ứng cơ chung bất tận.
Tam thân, tứ trí thể trung viên,
Bát giải, lục thông tâm địa ấn.
Làm lợi cho vật, làm lợi cho người đều tùy duyên mà không bao giờ hết. Nào là tam thân, tứ trí trong cái thể đó nó tròn đủ. Nào là bát giải là bát giải thoát, và lục thần thông ngay trong cái tâm địa đó sẳn sàng không có thiếu một món nào.
Như vậy người tu tuy rằng thấy nghèo, thấy thân thể bần cùng gầy ốm nhưng mà đạo người ta vẫn sung mãn. Nhờ đạo sung mãn cho nên cần cái gì, được cái gì thì nó đều được như ý chớ không có thiếu thốn.
Chánh Văn:
Bậc cao một quyết là xong hẳn,
Kẻ thấp càng nghe lại lắm ngờ.
Hay vứt trong lòng manh áo bẩn,
Sá gì tinh tiến hướng ngòai khoe ?
Kẻ thấp càng nghe lại lắm ngờ.
Hay vứt trong lòng manh áo bẩn,
Sá gì tinh tiến hướng ngòai khoe ?
Giảng :
Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu,
Trung hạ đa văn đa bất tín.
Bậc thượng sĩ một khi quyết định là nhất định làm xong. Còn hàng trung căn hạ căn học nhiều mà cái không tin cũng là nhiều. Trung hạ là bậc trung bậc hạ căn học nhiều, “đa văn” là học nhiều, mà lòng tin nó không có đủ.
Đản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?
Chúng ta chỉ ngay ở trong lòng mình mà mở bỏ cái y nhớp, chớ ai hay hướng ra ngoài mà khoe mình tinh tiến. Câu này là câu quở người tu. Mình tu là nhắm vào trong mình sửa, mình gạn lọc. Chớ không phải tu để cho bà con thấy thầy đó siêng quá, thầy đó tu cần mẫn quá. Nghĩa là tu là quay lại để gạn lọc chính mình, chớ không phải để cho người ngoài thấy mình tu hay. Vậy đó mà nhiều khi ở trong chùa cũng lẫn lộn có cái đó. Khi nào một mình không có lễ lượt thì thầy ngủ tới sáng. Khi nào Phật tử tới tập tu thì thầy tu cần lắm, siêng lắm. Đó là không có mở cái cấu y ở trong lòng mình, chỉ mở những cái ở bên ngoài thôi. Vì vậy cho nên đây ngài bảo ai mà hay hướng ra ngoài khoe tinh tiến, mình phải mở bỏ cái y nhơ y nhớp của mình bỏ đi, chớ không phải hướng ra ngoài để khoe với người ta tôi tinh tiến tu hành./.
Bậc thượng sĩ một khi quyết định thì tất cả đều được rõ ràng, đều được kết liểu hết, tức là xong suôi hết. Còn trung căn, hạ căn được nghe nhiều, càng nghe nhiều thì lòng tin lại càng không được vững, tức càng nghi ngờ. Tại sao vậy? Bởi vì người tâm trí sáng suốt biết thấy những cái gì đúng cái gì thật thì nhận liền hiểu liền, còn những bậc trung, bậc ha thì nghe không có phân biêt đâu là chánh đâu là tà, đâu là phải đâu là quấy, bởi vậy nên càng nghe càng không tin.
Đản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?
Chúng ta chỉ ngay ở trong tâm mình mà cởi áo nhơ bẩn của mình, chớ không thể, không nên hướng ra ngoài khoe rằng mình là người tu hay, tu giỏi. Chữ thùy là hay hướng ra ngoài khoe tu khoe giỏi. Nói như vậy để thấy rằng, ý của ngài Huyền Giác muốn nhắc chúng ta ai tu hành thì cũng đều nhắm thẳng vào nội tâm mình. Cái gì xấu, cái gì dỡ cái gì là mê muội chúng ta phải quét phải dọn cho sạch. Chớ đừng có hình thức bên ngoài khoe mình siêng tu, siêng học, mà rốt cuộc rồi chỉ là cái dáng để khoe người, chớ không phải là thực tâm tu.
Quí vị thấy ở thế gian cũng có lắm người như vậy, đi ra thì tỏ vẻ nghiêm trang tề chỉnh, mà về nhà thì tha hồ lăng xăng lộn xộn. Như vậy thì tu để cho thiên hạ thấy chớ không phải tu để dẹp cái xấu, cái dỡ của mình. Vì vậy mà ngài dùng câu chỉ hướng vào nội tâm mình mà cởi bỏ cái áo nhơ, tức tâm nhơ bẩn của mình mình phải cởi phải giặt giủ cho sạch, còn chuyện bên ngoài không quan tâm, không quan trọng. Đó để khuyến khích ai là người thực tu nên xét lại mình, trừ bỏ cái nhơ nhớp của mình chớ đừng dùng hình tướng bên ngoài để khoe khoang với thiên hạ tỏ ra ta là tu kỹ, tu hay.
CHÁNH VĂN :
Thượng sĩ nhất quyết nhất thiết liễu,
Trung hạ đa văn đa bất tín.
Bậc thượng sĩ một khi quyết định là nhất định làm xong. Còn hàng trung căn hạ căn học nhiều mà cái không tin cũng là nhiều. Trung hạ là bậc trung bậc hạ căn học nhiều, “đa văn” là học nhiều, mà lòng tin nó không có đủ.
Đản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?
Chúng ta chỉ ngay ở trong lòng mình mà mở bỏ cái y nhớp, chớ ai hay hướng ra ngoài mà khoe mình tinh tiến. Câu này là câu quở người tu. Mình tu là nhắm vào trong mình sửa, mình gạn lọc. Chớ không phải tu để cho bà con thấy thầy đó siêng quá, thầy đó tu cần mẫn quá. Nghĩa là tu là quay lại để gạn lọc chính mình, chớ không phải để cho người ngoài thấy mình tu hay. Vậy đó mà nhiều khi ở trong chùa cũng lẫn lộn có cái đó. Khi nào một mình không có lễ lượt thì thầy ngủ tới sáng. Khi nào Phật tử tới tập tu thì thầy tu cần lắm, siêng lắm. Đó là không có mở cái cấu y ở trong lòng mình, chỉ mở những cái ở bên ngoài thôi. Vì vậy cho nên đây ngài bảo ai mà hay hướng ra ngoài khoe tinh tiến, mình phải mở bỏ cái y nhơ y nhớp của mình bỏ đi, chớ không phải hướng ra ngoài để khoe với người ta tôi tinh tiến tu hành./.
Bậc thượng sĩ một khi quyết định thì tất cả đều được rõ ràng, đều được kết liểu hết, tức là xong suôi hết. Còn trung căn, hạ căn được nghe nhiều, càng nghe nhiều thì lòng tin lại càng không được vững, tức càng nghi ngờ. Tại sao vậy? Bởi vì người tâm trí sáng suốt biết thấy những cái gì đúng cái gì thật thì nhận liền hiểu liền, còn những bậc trung, bậc ha thì nghe không có phân biêt đâu là chánh đâu là tà, đâu là phải đâu là quấy, bởi vậy nên càng nghe càng không tin.
Đản tự hoài trung giải cấu y,
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tiến?
Chúng ta chỉ ngay ở trong tâm mình mà cởi áo nhơ bẩn của mình, chớ không thể, không nên hướng ra ngoài khoe rằng mình là người tu hay, tu giỏi. Chữ thùy là hay hướng ra ngoài khoe tu khoe giỏi. Nói như vậy để thấy rằng, ý của ngài Huyền Giác muốn nhắc chúng ta ai tu hành thì cũng đều nhắm thẳng vào nội tâm mình. Cái gì xấu, cái gì dỡ cái gì là mê muội chúng ta phải quét phải dọn cho sạch. Chớ đừng có hình thức bên ngoài khoe mình siêng tu, siêng học, mà rốt cuộc rồi chỉ là cái dáng để khoe người, chớ không phải là thực tâm tu.
Quí vị thấy ở thế gian cũng có lắm người như vậy, đi ra thì tỏ vẻ nghiêm trang tề chỉnh, mà về nhà thì tha hồ lăng xăng lộn xộn. Như vậy thì tu để cho thiên hạ thấy chớ không phải tu để dẹp cái xấu, cái dỡ của mình. Vì vậy mà ngài dùng câu chỉ hướng vào nội tâm mình mà cởi bỏ cái áo nhơ, tức tâm nhơ bẩn của mình mình phải cởi phải giặt giủ cho sạch, còn chuyện bên ngoài không quan tâm, không quan trọng. Đó để khuyến khích ai là người thực tu nên xét lại mình, trừ bỏ cái nhơ nhớp của mình chớ đừng dùng hình tướng bên ngoài để khoe khoang với thiên hạ tỏ ra ta là tu kỹ, tu hay.
CHÁNH VĂN :
Mặc ai biếm, mặc ai gièm,
Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.
Ta nghe như uống cam lồ vậy,
Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.
Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.
Ta nghe như uống cam lồ vậy,
Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.
Giảng:
Tòng tha báng, nhiệm tha phi. Tòng là từ, hay là mặc tình; tha là người; báng là chê bay; nhiệm tha phi là mặc ai chê bai mình, phỉ báng mình, dèm xiểm mình. Cho nên “Tòng tha báng, nhiệm tha phi,” nghĩa là dù cho ai chê bai, ai phỉ báng mình, mình cũng không có phiền, không giận, không buồn. Câu này quí vị và tăng ni chúng ta dễ chịu chưa? Mặc tình người ta chê bai, người ta phỉ báng mình, mình cũng không có bận lòng.
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì. Tức cũng như người cầm cây đuốc mà đốt hư không vậy đó. Mà đốt chừng nào hư không cháy? Đốt mãi, đốt suốt đời mà hư không không có cháy. Nếu tâm chúng ta thanh thản tự tại không cố chấp, buồn giận thương ghét thì mặc người ta chê bai, người ta dèm xiễm, mình cũng thản nhiên tự tại coi như là hư không, kẻ dèm xiễm như người cầm đuốc mà đốt hư không vậy đó. Quí vị tu vậy được chưa? Khó hay dễ? Còn mình không phải hư không mà là đóng bổi, vừa châm lữa thì nó cháy rần rần liền, nó không chịu yên, chịu lặng. Nên ngài khuyên chúng ta tu hành mặc người khen chê, dèm xiễm chúng ta vẫn thản nhiên tự tại, như người cầm lữa mà đốt hư không, không có dính gì, không có làm cho hư không phải cháy, phải nám gì hết.
Ngã văn kháp tự ẩm cam lồ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì.
Ngài nghe người chê bai phỉ báng, giống như được uống nước cam lồ. Nước cam lồ là nước gì? Nói Bồ-tát Quán Thế Âm cầm bình tịnh thủy, trong chứa nước cam lồ phải không. Cam là ngọt. Cam lồ là mát ngọt, nước đó vừa mát, mà vừa ngọt nữa. Như vậy khi chúng ta bị nóng bức mà uống được nước cam lồ thì nó mát mẻ, nó ngọt ngào, cho nên ngài mới dùng đó để thí dụ.
Dù cho ai chê bai, dù cho ai dèm xiễm đối với tâm ngài nó không dấy động, giống như người đó đang đốt hư không vậy. Ngài nghe những lời chê bai, dèm xiễm của người tợ như uống nước cam lồ, mát mẻ ngọt ngào. Quí vị chịu cái đó không? Tu hành phải như vậy. Chớ còn cái này tu mà ở trong chùa, thỉnh thoảng người này nói qua, người kia nói lại cái giận; có khi giận bỏ ăn cơm, có khi xách gói đi..v.v… thì cái đó nghe giống như uống cái gì há? Uống cam lồ hay uống nước muối? Chúng ta phải làm sao mà tu nghe lời khen chê, phỉ báng, dèm pha chúng ta nghe như uống nước cam lồ. Rồi Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì, nó đều tan biến vào chỗ không nghĩ bàn nổi. Tu như vậy mới đáng là tu.
Nói ở đây chúng tôi giải thích rộng cho quí vị thấy ý nghĩa này. Bởi vì chúng ta lâu nay, ai dèm xiễm, ai chê bai chúng ta chịu không nổi. Tại sao chịu không nổi? Vì cho là nhục nhã mình, cho là làm khinh bỉ mình, đủ thứ hết. Nhưng giờ tôi đặt câu hỏi lại mình là cái gì? Quí vị chỉ dùm tôi cái mình coi? Cái gì là mình mà nhục nhã, mà khinh bỉ? Chắc thân này, phải không. Tứ đại nó đâu biết nhục nhã khinh bỉ gì nếu là thân. Như vậy cái gì? Cái tâm, mà tâm so sánh hơn thua, phải quấy; mà tâm đó nó thật không? Quí vị tìm coi tâm đang ở đâu? Tâm hay so sánh hơn thua, phải quấy nó ở chỗ nào, kiếm coi nó đang ở đâu? Kiếm thì nó mất tiêu, mà khi gặp duyên thì nó dấy, hết duyên thì nó tan thì cái đó thật không? Thí dụ như bong bóng nước, khi giọt nước mưa ở trên mái nhà rơi xuống nổi bong bóng, thì bong bóng đó nổi lên một chút thì tan. Rồi giọt mưa khác rơi xuống nổi bong bóng thì giọt mưa và nước ở dưới nó chạm nhau nổi bong bóng, thì bóng bóng đó là đợi duyên mà có, có rồi mất.
Cái giận, buồn, vui của mình có đợi duyên mà có không? Có khi nào không có buồn phiền ai hết mà quí vị tức giận không? Ai chọc ghẹo gì đó, rồi nghĩ người đó nói hơn, nói thua hoặc nói nhục nói xấu gì mình rồi mình mới nổi giận lên; khi nổi giận rồi thì một lát nó hết. Như vậy thì cái giận đó nó đợi duyên mới có, duyên qua rồi thì nó mất, vậy đâu có thật. Cái không thật mà mình chấp, mình cố giữ thì mình khổ.
Nhiều người ở thế gian này nghe người ta rầy, nghe người ta chê trách chịu không nổi, nói đó là phạm tới danh dự của tôi rồi đó; rồi phải tìm cách này, cách nọ để mà hơn thua. Như vậy thì chúng ta đang chạy theo cái gì? Chúng ta là một đống rác hay là hư không? Là đống rác khô, miễn một tàn lữa nhỏ xíu cũng cháy được nữa. Nếu tâm chúng ta rỗng rang như hư không, không chấp nê, không hờn giận gì hết thì ai nói gì thì cứ nói, mình không buồn, không giận. Như vậy thì quí vị sẽ có lợi ích rất là lớn.
Như sớm mai, có đức bé hỏi tôi: “Thưa thầy, như bây giờ có người chọc mình, họ nói những lời nặng mình thì mình làm sao dằn được tâm tức giận được?” Quí vị nghĩ phải làm sao? Người ta nói nặng mình thì làm sao dằn tức giận xuống được? Tôi chỉ cần nói: “Tụi con áp dụng lý nhân quả thì hết giận liền”. Bây giờ thầy hỏi, tụi con có người họ chưa từng quen biết mà gặp họ chửi vô mặt mình, thì lúc đó có nên giận không, có đáng giận không? Chắc ai cũng nói đáng giận. Mình không có chọc ghẹo gì mà mình chửi vô mặt mình thì đáng giận rồi, như vậy thì cái giận nó sẽ khởi liền và mình giận rồi mình làm dữ lại họ, hai cái đó thành một cuộc ấu đã hung dữ.
Bây giờ người ta chưa từng quen biết mình, mình chưa biết họ, họ cũng chưa biết mình, mà gặp mình họ chửi vô mặt mình. Giờ đặt câu hỏi có những người chưa từng biết mình, gặp họ mà trong lòng mình không có giận, không có tức họ, thì mình có dám chửi họ không? Chắc không ai dám chửi. Nghĩa là không có giận sẳn thì làm sao mà chửi được. Bây giờ gặp mình mà người ta chửi mình tức là mình đã làm cái gì cho người ta ức trong lòng lắm rồi, nên gặp mình người ta chửi được.
Bây giờ người ta chửi mình mà mình chưa biết lý do thì lúc đó phải nói sao? “Thưa anh, thưa chị, không biết tôi có làm cái gì lầm lỗi mà anh chị chửi tôi?”. Nói như vậy thì họ kể ra, nếu mà họ nhớ hồi xưa mình làm cái gì lầm lỗi, bây giờ họ chửi mình thì mình xin lỗi họ; còn họ không nhớ đây tôi chửi lầm, lầm thì thôi tha thứ cho họ, cái huề. Như vậy lữa sân họ vừa đốt mà gặp mình nguội lạnh như vậy thì chẳng khác nào đốt với hủ nước hay là với vũng nước nó không cháy được. Nếu họ vừa chửi mình cái nổi nóng lên cự lại họ, thì hai bên đều nổi nóng hết, lữa gặp lữa cháy rần rần.
Như vậy biết tu, Phật dạy không có cái quả nào mà chẳng có nhơn, từ nhơn rồi mới có quả. Bây giờ người ta giận mình, thì biết mình đã làm gì cho họ tức rồi họ mới giận, người ta thương mình bởi mình làm cái gì đó người ta mến thương. Bây giờ khi cái đó đến, mình hãy xét lại mình rồi đặt câu hỏi để người đó phân trần thì hai bên hết giận nhau, ngay đó là hết. Nếu người ta vừa chửi mình, mình liền nổi nóng chửi lại thì sân hận oán thù chừng nào cạn, chừng nào hết? Chắc là liên tục luôn đời, tức trận này qua rồi trận khác tới, cứ như vậy.
Quí vị có ai can đảm làm việc này không? Khi có chửi mình, mình cho là oan ức với mình đó, thì quí vị chịu khó ngồi lại, hay đứng hỏi thưa chị tôi có làm gì lỗi mà chị chửi tôi, chị nói cho tôi biết để tôi xin lỗi? Người đó còn giận không? Nếu họ giận họ kể ra cái gì đó, mình xin lỗi cái rồi. Như vậy người ta là lữa thì mình phải là nước để dập tắt lữa, chớ người ta đã là lữa mình lữa thêm nữa thì cháy càng nhiều, rồi nó cháy lan tùm lum, không có gì dừng. Đó là giá trị của sự tu.
Bởi vậy với ngài Huyền Giác, ngài nói rằng nghe người ta kinh chê, gièm xiễm giống như mình được uống nước cam lồ nó mát ngọt, chớ không có khó chịu gì hết. Quí vị chịu câu đó không? Nghe ai mắng chửi nói tôi bửa nay được uống nước cam lồ, mình được vậy thì tu dễ biết mấy, tu tiến không thể nào mà người ta lường nổi. Rồi tất cả những cái đó đều tiêu dung hết đến chỗ không thể nghĩ bàn. Như vậy thì quí vị thấy lời khuyên, lời dạy của ngài không phải khuyên dạy bằng lời, mà chính ngài tự nhận rằng gặp những trường hợp đó ngài xử sự như vậy, chúng ta nên học và nên bắt chước theo. Đó là tu.
Chánh Văn:
Tòng tha báng, nhiệm tha phi. Tòng là từ, hay là mặc tình; tha là người; báng là chê bay; nhiệm tha phi là mặc ai chê bai mình, phỉ báng mình, dèm xiểm mình. Cho nên “Tòng tha báng, nhiệm tha phi,” nghĩa là dù cho ai chê bai, ai phỉ báng mình, mình cũng không có phiền, không giận, không buồn. Câu này quí vị và tăng ni chúng ta dễ chịu chưa? Mặc tình người ta chê bai, người ta phỉ báng mình, mình cũng không có bận lòng.
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì. Tức cũng như người cầm cây đuốc mà đốt hư không vậy đó. Mà đốt chừng nào hư không cháy? Đốt mãi, đốt suốt đời mà hư không không có cháy. Nếu tâm chúng ta thanh thản tự tại không cố chấp, buồn giận thương ghét thì mặc người ta chê bai, người ta dèm xiễm, mình cũng thản nhiên tự tại coi như là hư không, kẻ dèm xiễm như người cầm đuốc mà đốt hư không vậy đó. Quí vị tu vậy được chưa? Khó hay dễ? Còn mình không phải hư không mà là đóng bổi, vừa châm lữa thì nó cháy rần rần liền, nó không chịu yên, chịu lặng. Nên ngài khuyên chúng ta tu hành mặc người khen chê, dèm xiễm chúng ta vẫn thản nhiên tự tại, như người cầm lữa mà đốt hư không, không có dính gì, không có làm cho hư không phải cháy, phải nám gì hết.
Ngã văn kháp tự ẩm cam lồ,
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì.
Ngài nghe người chê bai phỉ báng, giống như được uống nước cam lồ. Nước cam lồ là nước gì? Nói Bồ-tát Quán Thế Âm cầm bình tịnh thủy, trong chứa nước cam lồ phải không. Cam là ngọt. Cam lồ là mát ngọt, nước đó vừa mát, mà vừa ngọt nữa. Như vậy khi chúng ta bị nóng bức mà uống được nước cam lồ thì nó mát mẻ, nó ngọt ngào, cho nên ngài mới dùng đó để thí dụ.
Dù cho ai chê bai, dù cho ai dèm xiễm đối với tâm ngài nó không dấy động, giống như người đó đang đốt hư không vậy. Ngài nghe những lời chê bai, dèm xiễm của người tợ như uống nước cam lồ, mát mẻ ngọt ngào. Quí vị chịu cái đó không? Tu hành phải như vậy. Chớ còn cái này tu mà ở trong chùa, thỉnh thoảng người này nói qua, người kia nói lại cái giận; có khi giận bỏ ăn cơm, có khi xách gói đi..v.v… thì cái đó nghe giống như uống cái gì há? Uống cam lồ hay uống nước muối? Chúng ta phải làm sao mà tu nghe lời khen chê, phỉ báng, dèm pha chúng ta nghe như uống nước cam lồ. Rồi Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì, nó đều tan biến vào chỗ không nghĩ bàn nổi. Tu như vậy mới đáng là tu.
Nói ở đây chúng tôi giải thích rộng cho quí vị thấy ý nghĩa này. Bởi vì chúng ta lâu nay, ai dèm xiễm, ai chê bai chúng ta chịu không nổi. Tại sao chịu không nổi? Vì cho là nhục nhã mình, cho là làm khinh bỉ mình, đủ thứ hết. Nhưng giờ tôi đặt câu hỏi lại mình là cái gì? Quí vị chỉ dùm tôi cái mình coi? Cái gì là mình mà nhục nhã, mà khinh bỉ? Chắc thân này, phải không. Tứ đại nó đâu biết nhục nhã khinh bỉ gì nếu là thân. Như vậy cái gì? Cái tâm, mà tâm so sánh hơn thua, phải quấy; mà tâm đó nó thật không? Quí vị tìm coi tâm đang ở đâu? Tâm hay so sánh hơn thua, phải quấy nó ở chỗ nào, kiếm coi nó đang ở đâu? Kiếm thì nó mất tiêu, mà khi gặp duyên thì nó dấy, hết duyên thì nó tan thì cái đó thật không? Thí dụ như bong bóng nước, khi giọt nước mưa ở trên mái nhà rơi xuống nổi bong bóng, thì bong bóng đó nổi lên một chút thì tan. Rồi giọt mưa khác rơi xuống nổi bong bóng thì giọt mưa và nước ở dưới nó chạm nhau nổi bong bóng, thì bóng bóng đó là đợi duyên mà có, có rồi mất.
Cái giận, buồn, vui của mình có đợi duyên mà có không? Có khi nào không có buồn phiền ai hết mà quí vị tức giận không? Ai chọc ghẹo gì đó, rồi nghĩ người đó nói hơn, nói thua hoặc nói nhục nói xấu gì mình rồi mình mới nổi giận lên; khi nổi giận rồi thì một lát nó hết. Như vậy thì cái giận đó nó đợi duyên mới có, duyên qua rồi thì nó mất, vậy đâu có thật. Cái không thật mà mình chấp, mình cố giữ thì mình khổ.
Nhiều người ở thế gian này nghe người ta rầy, nghe người ta chê trách chịu không nổi, nói đó là phạm tới danh dự của tôi rồi đó; rồi phải tìm cách này, cách nọ để mà hơn thua. Như vậy thì chúng ta đang chạy theo cái gì? Chúng ta là một đống rác hay là hư không? Là đống rác khô, miễn một tàn lữa nhỏ xíu cũng cháy được nữa. Nếu tâm chúng ta rỗng rang như hư không, không chấp nê, không hờn giận gì hết thì ai nói gì thì cứ nói, mình không buồn, không giận. Như vậy thì quí vị sẽ có lợi ích rất là lớn.
Như sớm mai, có đức bé hỏi tôi: “Thưa thầy, như bây giờ có người chọc mình, họ nói những lời nặng mình thì mình làm sao dằn được tâm tức giận được?” Quí vị nghĩ phải làm sao? Người ta nói nặng mình thì làm sao dằn tức giận xuống được? Tôi chỉ cần nói: “Tụi con áp dụng lý nhân quả thì hết giận liền”. Bây giờ thầy hỏi, tụi con có người họ chưa từng quen biết mà gặp họ chửi vô mặt mình, thì lúc đó có nên giận không, có đáng giận không? Chắc ai cũng nói đáng giận. Mình không có chọc ghẹo gì mà mình chửi vô mặt mình thì đáng giận rồi, như vậy thì cái giận nó sẽ khởi liền và mình giận rồi mình làm dữ lại họ, hai cái đó thành một cuộc ấu đã hung dữ.
Bây giờ người ta chưa từng quen biết mình, mình chưa biết họ, họ cũng chưa biết mình, mà gặp mình họ chửi vô mặt mình. Giờ đặt câu hỏi có những người chưa từng biết mình, gặp họ mà trong lòng mình không có giận, không có tức họ, thì mình có dám chửi họ không? Chắc không ai dám chửi. Nghĩa là không có giận sẳn thì làm sao mà chửi được. Bây giờ gặp mình mà người ta chửi mình tức là mình đã làm cái gì cho người ta ức trong lòng lắm rồi, nên gặp mình người ta chửi được.
Bây giờ người ta chửi mình mà mình chưa biết lý do thì lúc đó phải nói sao? “Thưa anh, thưa chị, không biết tôi có làm cái gì lầm lỗi mà anh chị chửi tôi?”. Nói như vậy thì họ kể ra, nếu mà họ nhớ hồi xưa mình làm cái gì lầm lỗi, bây giờ họ chửi mình thì mình xin lỗi họ; còn họ không nhớ đây tôi chửi lầm, lầm thì thôi tha thứ cho họ, cái huề. Như vậy lữa sân họ vừa đốt mà gặp mình nguội lạnh như vậy thì chẳng khác nào đốt với hủ nước hay là với vũng nước nó không cháy được. Nếu họ vừa chửi mình cái nổi nóng lên cự lại họ, thì hai bên đều nổi nóng hết, lữa gặp lữa cháy rần rần.
Như vậy biết tu, Phật dạy không có cái quả nào mà chẳng có nhơn, từ nhơn rồi mới có quả. Bây giờ người ta giận mình, thì biết mình đã làm gì cho họ tức rồi họ mới giận, người ta thương mình bởi mình làm cái gì đó người ta mến thương. Bây giờ khi cái đó đến, mình hãy xét lại mình rồi đặt câu hỏi để người đó phân trần thì hai bên hết giận nhau, ngay đó là hết. Nếu người ta vừa chửi mình, mình liền nổi nóng chửi lại thì sân hận oán thù chừng nào cạn, chừng nào hết? Chắc là liên tục luôn đời, tức trận này qua rồi trận khác tới, cứ như vậy.
Quí vị có ai can đảm làm việc này không? Khi có chửi mình, mình cho là oan ức với mình đó, thì quí vị chịu khó ngồi lại, hay đứng hỏi thưa chị tôi có làm gì lỗi mà chị chửi tôi, chị nói cho tôi biết để tôi xin lỗi? Người đó còn giận không? Nếu họ giận họ kể ra cái gì đó, mình xin lỗi cái rồi. Như vậy người ta là lữa thì mình phải là nước để dập tắt lữa, chớ người ta đã là lữa mình lữa thêm nữa thì cháy càng nhiều, rồi nó cháy lan tùm lum, không có gì dừng. Đó là giá trị của sự tu.
Bởi vậy với ngài Huyền Giác, ngài nói rằng nghe người ta kinh chê, gièm xiễm giống như mình được uống nước cam lồ nó mát ngọt, chớ không có khó chịu gì hết. Quí vị chịu câu đó không? Nghe ai mắng chửi nói tôi bửa nay được uống nước cam lồ, mình được vậy thì tu dễ biết mấy, tu tiến không thể nào mà người ta lường nổi. Rồi tất cả những cái đó đều tiêu dung hết đến chỗ không thể nghĩ bàn. Như vậy thì quí vị thấy lời khuyên, lời dạy của ngài không phải khuyên dạy bằng lời, mà chính ngài tự nhận rằng gặp những trường hợp đó ngài xử sự như vậy, chúng ta nên học và nên bắt chước theo. Đó là tu.
Chánh Văn:
Xét lời ác, ấy công đức,
Đó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ nổi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực ?
Đó mới chính là thầy ta thực.
Chớ vì báng bổ nổi oán, thân,
Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực ?
Giảng:
Quán ác ngôn, thị công đức,
Ngài bảo rằng mình xét, mình phải quán chiếu lời nói ác của họ đó, lời nói dữ của họ đó nó là công đức cho mình.
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Người chửi bới miếng nhiếc mình đó là thiện tri thức của mình.
Quí vị thấy dễ chịu không? Phải quán xét lời nói dữ, nói ác của người là công đức; người đó là thiện tri thức của mình. Tôi giải thích rộng hai câu này cho quí vị thấy. Ở thế gian cũng như ở trong chùa, nghe người ta khen mình tu hay, mình tu giỏi, người tu chân chánh có buồn không? Có khi mình tu dỡ mà khen mình tu hay có buồn không? Đó là trường hợp đặc biệt, mình tu dỡ mà khen tu hay, mình có khi nào nói đừng nói bậy à, tôi dỡ lắm, dám nói vậy không? Hay nói thầy đó tu hay quá, thật là bậc đại tri thức của chúng con đó; nghe nói vậy thì hài lòng cười, mà thật tình là mình dỡ mình biết. Vậy thì quí vị nghĩ làm sao?
Người thế gian cũng vậy, gặp cái họ tán mình, họ khen mình thế này, thế kia, khen đủ thứ. Khi khen như vậy đó mình có giận không? Nói anh này là người trượng phu, anh này là một bậc danh nhân..v.v… nghe vậy mình có bụm miệng họ không, anh đừng nói bậy tôi không phải. Dám bụm miệng họ không hay nói để cho họ nói rồi mình cười cười thôi, không biết trúng hay trật mà đều không có từ chối.
Ở ngoài cũng vậy, mấy bà mấy cô, có người gặp thì nói đây là những người thật là tâm đại từ, đại bi, giúp đở mọi người, thương mọi người, không có bao giờ bỏ ai này kia. Khen như vậy mà sự thật mình chưa làm gì đáng kể hết, mà người ta khen như vậy thì quí vị nghĩ làm sao? Giữa mọi người chúng ta có dám nói rằng, thôi chị đừng nói tôi không có làm việc đó đâu, có dám nói vậy không? Hay để cho họ khen ngon miệng? Chúng ta tất cả có cái bệnh đó.
Như vậy tất cả lời khen đó, mình chưa xứng đáng mà họ khen mình là giỏi, là hay, đó là họ khen đúng lẽ thật hay không đúng lẽ thật? Mình biết không đúng lẽ thật mà mình không can đảm cải chánh cái không đúng đó, thì mình chấp nhận hay không chấp nhận? Chắc cũng chịu chịu một chút phải không. Như vậy thì lời khen đó là họ vuốt ve mình để rồi cầu cái này, nhờ cái kia. Khen mình lòng từ bi, lòng rộng rãi giúp người này, giúp người kia, rồi lâu lâu nói thưa chị tôi túng quá, chị giúp tôi cái gì đó, hay một số tiền nào đó. Lở người khen rồi bây giờ không lẽ trở lại eo hẹp với họ sao. Như vậy thì khen đó để làm gì? Khen cho thỏa mãn cái tâm danh của mình rồi họ lợi dụng.
Trong đạo cũng vậy, họ khen mình có đức có hạnh, mà thật tình đức hạnh mình chưa xứng đáng mà họ khen quá đó, thì tất nhiên để thử coi tâm ngã mạn của mình tới đâu. Nghe khen mà chịu tức là mình thích cao, cầu cao. Nghe khen mà lúc nào cũng từ chối, cho mình là người thua kém, mình là người ít công đức nhất, không dám bì với các vị lớn, không dám bì với các vị khác, thì ít ai can đảm nói, mà cứ lặng thinh chịu.
Người khen chúng ta nhiều khi khen để lợi dụng chúng ta, thì có khen chúng ta để tăng trưởng bản ngã cho chúng ta làm bản ngã tăng lên, thì đó là thiện tri thức hay ác tri thức? Người làm cho mình tăng trưởng lòng xấu, tăng trưởng tâm danh lợi, tăng trưởng tâm ngã mạn, thì người đó là người hại mình chớ đâu phải giúp đở mình. Vì vậy mà người đó không phải là thiện tri thức.
Còn người gặp mình nói ông thầy này tu lơ mơ mà giả bộ đạo mạo, tu lơ mơ mà giả bộ đạo mạo nghe khó chịu không? Thì thấy hơi khó chịu rồi, đó cũng như là lời ác làm cho mình khó chịu. Nhưng nghe lời đó rồi tự xét, ờ mình tu còn dỡ quá ông đó nói đúng đó, thì nhờ lời nói tu lơ mơ đó mà mình cố gắng tu hơn, tu thêm nữa, đó là thiện tri thức.
Cho nên nói: “Oán ác ngôn thị công đức, thử tắc thành ngô thiện tri thức”. Vì vậy mà lời ác đó là thiện tri thức của mình. Bây giờ quí Phật tử học câu này, rồi huynh đệ tới ái mà có câu gì nói nặng nhẹ mình, vổ vai nói ôi chị là thiện tri thức của tôi rồi. Cứ nói vậy thì người ta hết nói nữa chớ gì. Ai nói nặng, nói nhẹ mình, ai khinh bỉ mình, mình cứ vổ vai nói chị hay anh là thiện tri thức của tôi rồi; không có gì buồn phiền hết thì vậy có phải là tu hay không!
Tu hay là người chê mình, khinh miệt mình mà vẫn coi quí người đó vì người đó dám chỉ cái dỡ của mình, dám nói cái xấu của mình, thì mình nhờ vậy mà biết chừa bỏ, không phải thiện tri thức là gì? Còn những người mình không có mà nói có, nói gạt, nói dối mình để mà tô điểm cho mình tăng bản ngã lên thì đâu có làm lợi gì cho mình, mà là hại. Cho nên hiểu điều này thì quí vị thấy người tu cần phải nhận kẻ nào can đảm chỉ lỗi mình là thiện tri thức của mình.
Người trong chùa, cũng như người ở thế gian ai dám chỉ lỗi, dám nói những cái xấu dỡ của mình thì phải kính trọng họ là thiện tri thức chớ không nên óan thù, mà người thế gian có mấy người được như vậy? Quí vị kiểm coi có mấy người bị người ta khinh, người ta nói xấu, nói dỡ mà vui mừng coi như được thiện tri thức nhắc nhở? Mấy người được vậy, ai được vậy giơ tay tôi coi? Chưa ai dám chịu, cái hay vậy mà sao không dám chịu há. Cái đó là cái hay mà còn hơi dè dặt, không dám nhận.
Bất nhân san báng khởi oan thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực?
Bất là chẳng. Chẳng nhân cái chê bai mà khởi tâm oán hay là thân. Tại sao vậy? Vì nếu khởi tâm oán hay là thân thì đâu có đủ (hà biểu là đâu có đủ) nêu rõ cái sức từ nhẫn vô sanh của mình. Lời này ngài nói rõ ràng rằng, nếu mình bị người ta chê bai mà khởi tâm giận hờn oán ghét, thì như vậy là mình không đủ tư cách làm người tu hành nhẫn nhục, tu hành từ bi. Mình từ bi, nhẫn nhục thì có khen chê mình vẫn tự tại, vẫn thản nhiên. Nếu mình không được tự tại thản nhiên, thì đâu đủ tư cách tiêu biểu cho người đã có đủ đức nhẫn nhục lớn, có lòng từ bi lớn và có tâm vô sanh an lạc.
Như vậy người đã được tâm vô sanh và được đức từ bi, nhẫn nhục thì không còn oán hờn thù hận. Còn oán hờn thù hận thì chưa phải là người có lòng từ bi, có đức nhẫn nhục và tu hạnh vô sanh. Đối với người tu mà ai đó tự nói rằng người đó là người thù của tôi, thì chúng ta đánh giá làm sao? Người đó có phải là từ bi không? Nếu thấy có người thù thì chưa phải từ bi, chưa phải nhẫn nhục.
Vậy giới tăng ni chúng ta hiện tại có oán thù ai không? Nếu huynh đệ trong chùa không có oán thù, mà ai đó ở bên ngoài hoặc ở chùa khác họ làm nhiều cái phiền nhiễu mình, có oán thù họ không? Đừng bao giờ khởi niệm, người đó là người thù của tôi. Còn nói là người thù của tôi thì chưa phải là từ bi. Từ bi không có oán thù, nhớ vậy đó. Có lòng từ bi thì không có oán thù, còn có oán thù thì không phải từ bi. Phật tử chúng ta tu cũng phải như vậy.
Người học đạo Phật, mà đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo từ bi, mà chúng ta thù người này, óan người kia, hờn người nọ thì mình còn từ bi không? Không còn từ bi thì xứng đáng là Phật tử chưa? Xét vậy thì quí Phật tử tự đánh giá mình, mình là người xứng đáng đệ tử Phật hay chưa xứng đáng đệ tử Phật? Nếu chúng ta xứng đáng đệ tử Phật thì ai làm cái gì khó khăn, làm cái gì nhục nhã chúng ta, chúng ta cũng không thù không oán. Thôi bỏ đi, tha thứ đi, không hờn, không oán gì hết. Đó là đạo đức chân thật, đạo đức chân thật là ở chỗ này. Chớ còn nói tôi thù người này quá, tôi hận người kia quá thì chưa phải Phật tử thật, Phật tử đó hơi giả hiệu một chút, có cái tên, có lá phái, mà chưa thấm ở trong tâm. Nhớ vậy.
Vậy mà lâu lâu ở trong chùa cũng có hơi rầy rà một chút, có không? Khi rầy rà thì nói với nhau làm sao? Nói tôi không ưa chị, tôi không muốn thấy mặt chị, gì gì đó, hay là nói không ưa cô, không muốn thấy mặt cô. Nói như vậy nghĩa là sao? Có thù oán không? Nếu không thù sao không muốn thấy mặt? Vì vậy mà chúng ta dè dặt từng lời nói, đạo đức không cho phép chúng ta nói những lời như vậy. Nghĩa là dù người đó mình dễ mến mấy đi nữa cũng là người tốt, dù người đó mình dễ ghét mấy đi nữa cũng là người tốt, không có oán, không có ghét ai hết, thì đó mới thật là người tu.
Ở trong quí sư của mình lâu lâu có oán ghét ai không? Thấy ông thầy đó dễ ghét quá, có cái đó không? Chúng ta không có ghét người nào, người nào cũng là huynh đệ với mình hết, đều là đồng đạo mà. Nếu họ làm sai mình thương để mà nhắc, chớ không phải giận để mà rầy. Hai lời đó, thương nhắc giận rầy, quí vị thấy khác nhau không? Có người nói, tại khó dạy quá cho nên giận tôi la nó, đó là để cho nó hết tật xấu, vậy đó là lòng từ bi, thật từ bi chưa? La riết rồi người ta gọi mình là thầy chùa lữa, chớ không thành cái gì hết.
Mình từ bi thì nói rầy bằng cái thương, chớ không phải bằng cái giận. Nhớ như vậy đó thì người tu mới xứng đáng là người tu. Bởi vậy ở đây, ngài bảo mình không nên bởi những cái chê bai rồi sanh ra có oán, có thân. Nếu mình có oán, có thân thì không đủ tiêu biểu cho đức từ bi, nhẫn nhục của mình. Từ bi, nhẫn nhục thì không có sân; mà sân thì tiêu hết từ bi, nhẫn nhục. Quí vị nhớ, nhớ cho thật kỹ.
Chánh Văn:
Quán ác ngôn, thị công đức,
Ngài bảo rằng mình xét, mình phải quán chiếu lời nói ác của họ đó, lời nói dữ của họ đó nó là công đức cho mình.
Thử tắc thành ngô thiện tri thức.
Người chửi bới miếng nhiếc mình đó là thiện tri thức của mình.
Quí vị thấy dễ chịu không? Phải quán xét lời nói dữ, nói ác của người là công đức; người đó là thiện tri thức của mình. Tôi giải thích rộng hai câu này cho quí vị thấy. Ở thế gian cũng như ở trong chùa, nghe người ta khen mình tu hay, mình tu giỏi, người tu chân chánh có buồn không? Có khi mình tu dỡ mà khen mình tu hay có buồn không? Đó là trường hợp đặc biệt, mình tu dỡ mà khen tu hay, mình có khi nào nói đừng nói bậy à, tôi dỡ lắm, dám nói vậy không? Hay nói thầy đó tu hay quá, thật là bậc đại tri thức của chúng con đó; nghe nói vậy thì hài lòng cười, mà thật tình là mình dỡ mình biết. Vậy thì quí vị nghĩ làm sao?
Người thế gian cũng vậy, gặp cái họ tán mình, họ khen mình thế này, thế kia, khen đủ thứ. Khi khen như vậy đó mình có giận không? Nói anh này là người trượng phu, anh này là một bậc danh nhân..v.v… nghe vậy mình có bụm miệng họ không, anh đừng nói bậy tôi không phải. Dám bụm miệng họ không hay nói để cho họ nói rồi mình cười cười thôi, không biết trúng hay trật mà đều không có từ chối.
Ở ngoài cũng vậy, mấy bà mấy cô, có người gặp thì nói đây là những người thật là tâm đại từ, đại bi, giúp đở mọi người, thương mọi người, không có bao giờ bỏ ai này kia. Khen như vậy mà sự thật mình chưa làm gì đáng kể hết, mà người ta khen như vậy thì quí vị nghĩ làm sao? Giữa mọi người chúng ta có dám nói rằng, thôi chị đừng nói tôi không có làm việc đó đâu, có dám nói vậy không? Hay để cho họ khen ngon miệng? Chúng ta tất cả có cái bệnh đó.
Như vậy tất cả lời khen đó, mình chưa xứng đáng mà họ khen mình là giỏi, là hay, đó là họ khen đúng lẽ thật hay không đúng lẽ thật? Mình biết không đúng lẽ thật mà mình không can đảm cải chánh cái không đúng đó, thì mình chấp nhận hay không chấp nhận? Chắc cũng chịu chịu một chút phải không. Như vậy thì lời khen đó là họ vuốt ve mình để rồi cầu cái này, nhờ cái kia. Khen mình lòng từ bi, lòng rộng rãi giúp người này, giúp người kia, rồi lâu lâu nói thưa chị tôi túng quá, chị giúp tôi cái gì đó, hay một số tiền nào đó. Lở người khen rồi bây giờ không lẽ trở lại eo hẹp với họ sao. Như vậy thì khen đó để làm gì? Khen cho thỏa mãn cái tâm danh của mình rồi họ lợi dụng.
Trong đạo cũng vậy, họ khen mình có đức có hạnh, mà thật tình đức hạnh mình chưa xứng đáng mà họ khen quá đó, thì tất nhiên để thử coi tâm ngã mạn của mình tới đâu. Nghe khen mà chịu tức là mình thích cao, cầu cao. Nghe khen mà lúc nào cũng từ chối, cho mình là người thua kém, mình là người ít công đức nhất, không dám bì với các vị lớn, không dám bì với các vị khác, thì ít ai can đảm nói, mà cứ lặng thinh chịu.
Người khen chúng ta nhiều khi khen để lợi dụng chúng ta, thì có khen chúng ta để tăng trưởng bản ngã cho chúng ta làm bản ngã tăng lên, thì đó là thiện tri thức hay ác tri thức? Người làm cho mình tăng trưởng lòng xấu, tăng trưởng tâm danh lợi, tăng trưởng tâm ngã mạn, thì người đó là người hại mình chớ đâu phải giúp đở mình. Vì vậy mà người đó không phải là thiện tri thức.
Còn người gặp mình nói ông thầy này tu lơ mơ mà giả bộ đạo mạo, tu lơ mơ mà giả bộ đạo mạo nghe khó chịu không? Thì thấy hơi khó chịu rồi, đó cũng như là lời ác làm cho mình khó chịu. Nhưng nghe lời đó rồi tự xét, ờ mình tu còn dỡ quá ông đó nói đúng đó, thì nhờ lời nói tu lơ mơ đó mà mình cố gắng tu hơn, tu thêm nữa, đó là thiện tri thức.
Cho nên nói: “Oán ác ngôn thị công đức, thử tắc thành ngô thiện tri thức”. Vì vậy mà lời ác đó là thiện tri thức của mình. Bây giờ quí Phật tử học câu này, rồi huynh đệ tới ái mà có câu gì nói nặng nhẹ mình, vổ vai nói ôi chị là thiện tri thức của tôi rồi. Cứ nói vậy thì người ta hết nói nữa chớ gì. Ai nói nặng, nói nhẹ mình, ai khinh bỉ mình, mình cứ vổ vai nói chị hay anh là thiện tri thức của tôi rồi; không có gì buồn phiền hết thì vậy có phải là tu hay không!
Tu hay là người chê mình, khinh miệt mình mà vẫn coi quí người đó vì người đó dám chỉ cái dỡ của mình, dám nói cái xấu của mình, thì mình nhờ vậy mà biết chừa bỏ, không phải thiện tri thức là gì? Còn những người mình không có mà nói có, nói gạt, nói dối mình để mà tô điểm cho mình tăng bản ngã lên thì đâu có làm lợi gì cho mình, mà là hại. Cho nên hiểu điều này thì quí vị thấy người tu cần phải nhận kẻ nào can đảm chỉ lỗi mình là thiện tri thức của mình.
Người trong chùa, cũng như người ở thế gian ai dám chỉ lỗi, dám nói những cái xấu dỡ của mình thì phải kính trọng họ là thiện tri thức chớ không nên óan thù, mà người thế gian có mấy người được như vậy? Quí vị kiểm coi có mấy người bị người ta khinh, người ta nói xấu, nói dỡ mà vui mừng coi như được thiện tri thức nhắc nhở? Mấy người được vậy, ai được vậy giơ tay tôi coi? Chưa ai dám chịu, cái hay vậy mà sao không dám chịu há. Cái đó là cái hay mà còn hơi dè dặt, không dám nhận.
Bất nhân san báng khởi oan thân,
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực?
Bất là chẳng. Chẳng nhân cái chê bai mà khởi tâm oán hay là thân. Tại sao vậy? Vì nếu khởi tâm oán hay là thân thì đâu có đủ (hà biểu là đâu có đủ) nêu rõ cái sức từ nhẫn vô sanh của mình. Lời này ngài nói rõ ràng rằng, nếu mình bị người ta chê bai mà khởi tâm giận hờn oán ghét, thì như vậy là mình không đủ tư cách làm người tu hành nhẫn nhục, tu hành từ bi. Mình từ bi, nhẫn nhục thì có khen chê mình vẫn tự tại, vẫn thản nhiên. Nếu mình không được tự tại thản nhiên, thì đâu đủ tư cách tiêu biểu cho người đã có đủ đức nhẫn nhục lớn, có lòng từ bi lớn và có tâm vô sanh an lạc.
Như vậy người đã được tâm vô sanh và được đức từ bi, nhẫn nhục thì không còn oán hờn thù hận. Còn oán hờn thù hận thì chưa phải là người có lòng từ bi, có đức nhẫn nhục và tu hạnh vô sanh. Đối với người tu mà ai đó tự nói rằng người đó là người thù của tôi, thì chúng ta đánh giá làm sao? Người đó có phải là từ bi không? Nếu thấy có người thù thì chưa phải từ bi, chưa phải nhẫn nhục.
Vậy giới tăng ni chúng ta hiện tại có oán thù ai không? Nếu huynh đệ trong chùa không có oán thù, mà ai đó ở bên ngoài hoặc ở chùa khác họ làm nhiều cái phiền nhiễu mình, có oán thù họ không? Đừng bao giờ khởi niệm, người đó là người thù của tôi. Còn nói là người thù của tôi thì chưa phải là từ bi. Từ bi không có oán thù, nhớ vậy đó. Có lòng từ bi thì không có oán thù, còn có oán thù thì không phải từ bi. Phật tử chúng ta tu cũng phải như vậy.
Người học đạo Phật, mà đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo từ bi, mà chúng ta thù người này, óan người kia, hờn người nọ thì mình còn từ bi không? Không còn từ bi thì xứng đáng là Phật tử chưa? Xét vậy thì quí Phật tử tự đánh giá mình, mình là người xứng đáng đệ tử Phật hay chưa xứng đáng đệ tử Phật? Nếu chúng ta xứng đáng đệ tử Phật thì ai làm cái gì khó khăn, làm cái gì nhục nhã chúng ta, chúng ta cũng không thù không oán. Thôi bỏ đi, tha thứ đi, không hờn, không oán gì hết. Đó là đạo đức chân thật, đạo đức chân thật là ở chỗ này. Chớ còn nói tôi thù người này quá, tôi hận người kia quá thì chưa phải Phật tử thật, Phật tử đó hơi giả hiệu một chút, có cái tên, có lá phái, mà chưa thấm ở trong tâm. Nhớ vậy.
Vậy mà lâu lâu ở trong chùa cũng có hơi rầy rà một chút, có không? Khi rầy rà thì nói với nhau làm sao? Nói tôi không ưa chị, tôi không muốn thấy mặt chị, gì gì đó, hay là nói không ưa cô, không muốn thấy mặt cô. Nói như vậy nghĩa là sao? Có thù oán không? Nếu không thù sao không muốn thấy mặt? Vì vậy mà chúng ta dè dặt từng lời nói, đạo đức không cho phép chúng ta nói những lời như vậy. Nghĩa là dù người đó mình dễ mến mấy đi nữa cũng là người tốt, dù người đó mình dễ ghét mấy đi nữa cũng là người tốt, không có oán, không có ghét ai hết, thì đó mới thật là người tu.
Ở trong quí sư của mình lâu lâu có oán ghét ai không? Thấy ông thầy đó dễ ghét quá, có cái đó không? Chúng ta không có ghét người nào, người nào cũng là huynh đệ với mình hết, đều là đồng đạo mà. Nếu họ làm sai mình thương để mà nhắc, chớ không phải giận để mà rầy. Hai lời đó, thương nhắc giận rầy, quí vị thấy khác nhau không? Có người nói, tại khó dạy quá cho nên giận tôi la nó, đó là để cho nó hết tật xấu, vậy đó là lòng từ bi, thật từ bi chưa? La riết rồi người ta gọi mình là thầy chùa lữa, chớ không thành cái gì hết.
Mình từ bi thì nói rầy bằng cái thương, chớ không phải bằng cái giận. Nhớ như vậy đó thì người tu mới xứng đáng là người tu. Bởi vậy ở đây, ngài bảo mình không nên bởi những cái chê bai rồi sanh ra có oán, có thân. Nếu mình có oán, có thân thì không đủ tiêu biểu cho đức từ bi, nhẫn nhục của mình. Từ bi, nhẫn nhục thì không có sân; mà sân thì tiêu hết từ bi, nhẫn nhục. Quí vị nhớ, nhớ cho thật kỹ.
Chánh Văn:
Tông cũng thông, thuyết cũng thông,
Định huệ sáng tròn chẳng trệ không.
Nào phải mình ta riêng đạt đấy,
Hằng sa chư Phật thể chung đồng.
Định huệ sáng tròn chẳng trệ không.
Nào phải mình ta riêng đạt đấy,
Hằng sa chư Phật thể chung đồng.
Giải:
Đây ngài nói cho chúng ta biết chỗ tu mà ngài đã đến.
Tông diệc thông, thuyết diệc thông, là tông cũng thông, thuyết cũng thông. Tại sao? Trong nhà Phật nói, tông là chỉ cho thiền nên gọi là thiền tông; thuyết là chỉ cho pháp nên gọi là thuyết pháp đó. Người tu thông suốt cả thiền, thông suốt cả chánh pháp của Phật, thông suốt cả hai nên gọi là tông thông thuyết thông.
Mà thông suốt được cả hai như vậy mới có, Định huệ viên minh bất trệ không. Tức là được định và huệ tròn sáng, không có kẹt, không có mắc ở nơi chỗ không. Không là chấp không hay kẹt nơi không.
Như vậy người tu trong đạo Phật phải thấu suốt được hai mặt, một là thấu suốt được thiền, hai là thấu suốt được giáo. Thông suốt giáo lý Phật và thông suốt đường lối tu thiền thì người như vậy đó mới tròn đầy cái định và cái huệ. Thiền thì định, pháp thì huệ; hai cái tròn đủ đầy sáng thì mới không mắc kẹt, dính nơi chấp có chấp không, hay là dính nơi chỗ mà rơi vào không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu,
Hà sa chư Phật thể giai đồng.
Chẳng phải chỉ có mình tôi riêng đạt liễu. Liễu là rồi, là xong việc này. Mà hà sa chư Phật cái thể cũng đồng như vậy.
Ngài nói rằng chỗ tông thông, thuyết thông này đã được thông suốt rồi thì định và huệ tròn sáng không mắc kẹt, không có vướng cái gì hết. Không phải riêng ngài tu được như vậy, mà cả chư Phật đều đồng được như vậy hết.
Vậy nhìn lại người tu hiện giờ tông và thuyết thông chưa? Đó là một câu hỏi để rồi chúng ta nếu thấy còn thiếu, phải ráng cho đủ. Tông là thiền, thuyết là giáo, cả hai thiền và giáo phải thông suốt. Cho nên tôi chủ trương thiền, giáo song hành đó, cả hai cái phải thông suốt hết. Như vậy thì định và huệ mình mới được tròn sáng. Nếu thông một bên, mà chưa thông bên kia thì chưa đầy đủ định huệ.
Thời của chúng ta bây giờ có hai cái tệ. Có người tu thì nói tôi chuyên tu thôi không cần học giáo lý, như chuyên tu thiền là thuộc về tông, mà không có giáo lý tức là thiếu về thuyết. Hoặc có người chuyên học giáo lý mà không chịu tu thiền, cứ đem giáo lý nói mà không tu, như vậy thì có huệ mà không có định. Nếu mình chuyên tu được định thì không có huệ. Như vậy đạo Phật không cho phép mình nghiêng một bên mà phải có cả định, có cả huệ. Định huệ được tròn sáng thì mới xứng đáng người tu theo Phật.
Vậy ngài nói tông thông, thuyết thông không phải là việc riêng của ngài, ngài được; mà hằng sa chư Phật cũng đều như vậy hết, các Ngài cũng đồng tông thông thuyết thông chớ không có Đức Phật nào mà chỉ có một bên. Cho nên từ chỗ thấy của ngài Huyền Giác, ngài thấy rõ người tu phải thông suốt về tông là thiền, và phải thông suốt về giáo lý là kinh. Hai cái đó phải thông suốt đầy đủ, rồi tu đầy đủ thì chừng đó mới được trí tuệ tròn sáng. Không phải một người như vậy mà chư Phật từ trước tới giờ thành đạo cũng đều tông thuyết đều thông. Đó là ngài nói chung để cho tất cả chúng ta hiểu.
Đây ngài nói cho chúng ta biết chỗ tu mà ngài đã đến.
Tông diệc thông, thuyết diệc thông, là tông cũng thông, thuyết cũng thông. Tại sao? Trong nhà Phật nói, tông là chỉ cho thiền nên gọi là thiền tông; thuyết là chỉ cho pháp nên gọi là thuyết pháp đó. Người tu thông suốt cả thiền, thông suốt cả chánh pháp của Phật, thông suốt cả hai nên gọi là tông thông thuyết thông.
Mà thông suốt được cả hai như vậy mới có, Định huệ viên minh bất trệ không. Tức là được định và huệ tròn sáng, không có kẹt, không có mắc ở nơi chỗ không. Không là chấp không hay kẹt nơi không.
Như vậy người tu trong đạo Phật phải thấu suốt được hai mặt, một là thấu suốt được thiền, hai là thấu suốt được giáo. Thông suốt giáo lý Phật và thông suốt đường lối tu thiền thì người như vậy đó mới tròn đầy cái định và cái huệ. Thiền thì định, pháp thì huệ; hai cái tròn đủ đầy sáng thì mới không mắc kẹt, dính nơi chấp có chấp không, hay là dính nơi chỗ mà rơi vào không.
Phi đản ngã kim độc đạt liễu,
Hà sa chư Phật thể giai đồng.
Chẳng phải chỉ có mình tôi riêng đạt liễu. Liễu là rồi, là xong việc này. Mà hà sa chư Phật cái thể cũng đồng như vậy.
Ngài nói rằng chỗ tông thông, thuyết thông này đã được thông suốt rồi thì định và huệ tròn sáng không mắc kẹt, không có vướng cái gì hết. Không phải riêng ngài tu được như vậy, mà cả chư Phật đều đồng được như vậy hết.
Vậy nhìn lại người tu hiện giờ tông và thuyết thông chưa? Đó là một câu hỏi để rồi chúng ta nếu thấy còn thiếu, phải ráng cho đủ. Tông là thiền, thuyết là giáo, cả hai thiền và giáo phải thông suốt. Cho nên tôi chủ trương thiền, giáo song hành đó, cả hai cái phải thông suốt hết. Như vậy thì định và huệ mình mới được tròn sáng. Nếu thông một bên, mà chưa thông bên kia thì chưa đầy đủ định huệ.
Thời của chúng ta bây giờ có hai cái tệ. Có người tu thì nói tôi chuyên tu thôi không cần học giáo lý, như chuyên tu thiền là thuộc về tông, mà không có giáo lý tức là thiếu về thuyết. Hoặc có người chuyên học giáo lý mà không chịu tu thiền, cứ đem giáo lý nói mà không tu, như vậy thì có huệ mà không có định. Nếu mình chuyên tu được định thì không có huệ. Như vậy đạo Phật không cho phép mình nghiêng một bên mà phải có cả định, có cả huệ. Định huệ được tròn sáng thì mới xứng đáng người tu theo Phật.
Vậy ngài nói tông thông, thuyết thông không phải là việc riêng của ngài, ngài được; mà hằng sa chư Phật cũng đều như vậy hết, các Ngài cũng đồng tông thông thuyết thông chớ không có Đức Phật nào mà chỉ có một bên. Cho nên từ chỗ thấy của ngài Huyền Giác, ngài thấy rõ người tu phải thông suốt về tông là thiền, và phải thông suốt về giáo lý là kinh. Hai cái đó phải thông suốt đầy đủ, rồi tu đầy đủ thì chừng đó mới được trí tuệ tròn sáng. Không phải một người như vậy mà chư Phật từ trước tới giờ thành đạo cũng đều tông thuyết đều thông. Đó là ngài nói chung để cho tất cả chúng ta hiểu.
Chánh Văn:
Sư tử hống thuyết vơ uý,
Trăm thú nghe qua xé óc tủy .
Hương tượng chạy dài hết liệt uy,
Thiên long lặng ngóng lòng hoan hỉ.
Trăm thú nghe qua xé óc tủy .
Hương tượng chạy dài hết liệt uy,
Thiên long lặng ngóng lòng hoan hỉ.
Giải:
Ngài nói con sư tử mà nó rống lên thì rống lên những lời không có sợ sệt, những lời tự tại. Tiếng rống con sư tử là tiếng rống tự tại, không sợ sệt, không e dè. Bởi vậy nên cả trăm con thú mà nghe tiếng rống đó thì đầu óc muốn ran muốn bể vậy đó, người ta nói muốn tét não ra. Tại sao vậy? Bởi vì những lời nói chân thật thì những người tầm thường hèn hạ họ không hiểu nổi, cho nên họ hoảng hốt, sợ sệt.
Chỗ này tôi dùng một hai thí dụ nhỏ cho quí vị thấy. Như tất cả chúng ta ngày nay, quí vị nghĩ có người nào mà không muốn được nghe, được biết những lẽ thật không? Ai cũng muốn nghe, cũng muốn biết được lẽ thật. Thế mà khi nói lẽ thật, quí vị chịu nghe không? Hay là hoảng sợ?
Thí dụ như tới ba mươi tết mà một vị tăng, vị ni nào lại mừng tuổi tôi, chúc mừng thầy năm nay chết sớm, nghe câu đó quí vị chịu không? Có mắng ông thầy đó điên không? Nhưng đó đâu phải là lời nói tội lỗi gì? Người nghe câu chúc chết sớm đó thì nên mừng hay nên sợ? Huynh tốt đó, huynh chúc vậy thì năm nay tôi tu rút. Chết sớm phải tu rút chớ tu lơ mơ đâu được, như vậy là giúp cho mình. Còn người không hiểu biết nhiều, nghe chúc chết sớm cái hỏang nói ông này trù tôi nè, ông rủa tôi nè, nổi sanh hận lên.
Như vậy thì cũng một câu nói, mà người biết thì tốt lành, người không biết thì trở thành thù oán. Người trở thành thù oán nhiều hay ít? Chắc nhiều quá, đầu năm mà lại chúc anh chị năm nay chết sớm, thì chắc họ chửi liền, họ đuổi ra khỏi nhà. Gần như trăm người như một, chớ ít có người nào nghe nói chết sớm cái cười bảo phải rồi, được mừng, anh nhắc tôi đó năm nay tôi ráng tu nhiều, ít có người nói câu đó lắm phải không. Chớ còn đuổi ra khỏi nhà là thường.
Như vậy thì lời nói chân thật lợi ích, bởi vì Phật nói mạng sống bao lâu? Trong hơi thở mà anh này, chị này chúc mình tới một năm lận mà. Năm nay chết sớm thì cả mấy tháng nữa mới chết, thì như vậy cũng còn xa đó chớ, tại sao nổi giận. Phật nói mạng sống trong hơi thở mà mình chịu, người ta chúc mình tới mấy tháng nữa mới chết mà lại giận. Tại sao vậy? Bởi vì lời nói thật thì người ta lại sợ. Còn lời nói chúc anh chị năm mới sống bá niên trường thọ. Chịu không? Có mấy người được bá niên? Vậy chuyện đó là chúc rỗng, không có lẽ thật mà lại ưa. Còn người ta chúc thật chết sớm một chút, mà mình nghe chết sớm lại hoảng ráng mà tu thì như vậy hay biết mấy mà không chịu.
Quí vị thấy tiếng rống của sư tử không có sợ, mà cả trăm con thú ngoài sư tử ra nghe thì hoảng hốt hết. Lời nói thật của Phật nói đúng như thật, như sư tở rống vậy, mà các lời thú hoảng hốt.
Hương tượng bôn ba thất khước uy, tức là con voi lớn nghe tiếng rống của sư tử cũng hoảng hốt mà chạy.
Thiên long tịch thính sanh hân duyệt. Tức long thiên có thể lặng nghe tiếng rống của sư tử đó mà được vui vẻ.
Đây là nói lời chân thật của chánh pháp hay lời chân thật của Phật nói ra giống như tiếng sư tử rống, đã giống như sư tử rống nên các loài thú sợ. Cũng vậy chúng ta nghe lời Phật nói chân thật mà chúng ta nghe cũng hoảng hốt. Nếu mà ai hỏi huynh sống bao lâu thì nói tám mươi, chín mươi tuổi nghe không sợ chút nào hết. Nói anh sống trong hơi thở thì giựt mình. Nghe nó lạ tai quá, khó chịu quá. Nhưng đó là lẽ thật, có ai thở khì ra không hít vô mà lại sống đâu? Chỉ có hơi thở là định thời gian sống chết đúng như thật, còn cái tuổi không đúng. Ai mà bảo đảm mình tới tuổi nào, tới ngày nào, sơ sẩy một chút là chết rồi. Cho nên chỉ thở khì ra không hít lại là chết, nghe nó mỏng manh, nó tạm bợ hết sức, nhưng đó là một chân lý, một lẽ thật.
Những lời chân thật đó, những người yếu, người không can đảm nghe chịu không nổi. Nên nói rằng các loài thú khi nghe tiếng rống sư tử muốn xé óc, muốn bể đầu, cho nên ai nói câu gì nặng mình nói tôi nghe muốn bể óc. Tức những lời nói chịu không nổi, mà những lời nói đó là lời nói thật. Kể cả những người tu khá khá như con voi là ai? Là các sư, các ni ở chùa, tu khá khá hơn một chút mà nghe cái đó cũng còn không vui một chút nào hết, cũng còn sợ. Đâu năm nào quí Phật tử vô chúc tết quí thầy, quí cô, quì xuống thưa năm nay con chúc thầy sống được mười ngày, thử coi thầy có cười không? Hay là thầy sợ? Nói bậy.
Đó là lời nói để cho quí vị xét, hương tượng là chỉ cho mấy vị khá khá đó, người biết đạo lý mà còn phải sợ tiếng rống của sư tử. Chỉ thiên long tức các cõi trời và loài thiên long, thường thường người ta nói long thiên hộ pháp đồ đó, thì lặng lẽ nghe lời Phật nói mà sanh vui vẻ. Những người nào thấm nhuần đạo lý mà rất là cao siêu, rất là thấu đáo thì nghe những lời đó mới vui, mới thích. Chớ còn những hạng thường kia thì hoảng hốt hết. Đó là ngài nói lên cái giá trị chánh pháp của Phật nó cao siêu, người thường ít có thấm, ít thấu hiểu; cho tới bậc hơi khá khá cũng còn sợ thay.
Chánh Văn:
Chơi biển cả, dạo rừng thiêng,
Tìm thầy hỏi lấy đạo tham thiền.
Từ ngày rõ nẻo Tào Khê ấy,
Mới hay sống chết chẳng tương can.
Tìm thầy hỏi lấy đạo tham thiền.
Từ ngày rõ nẻo Tào Khê ấy,
Mới hay sống chết chẳng tương can.
Giải
Du giang hải, là dạo biển sông; thiệp sơn xuyên, là đi trong rừng trong suối
Tầm sư phỏng đạo vị tham thiền, là tìm thầy để hỏi đạo gọi đó là tham thiền. Tham thiền là gì? Tham là tham vấn, thiền là thiền định hay thiền tông. Chúng ta đi chỗ này đến chỗ kia, qua sông leo suối để tìm thầy học đạo. Tìm thầy học đạo gọi đó là tham thiền. Ở đây ngài không phải nói chung, mà muốn nói riêng cho ngài đã từng đi trên sông trên biển, từng lội suối trèo non để tìm thầy học đạo, gọi đó là đi tham thiền.
Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ, là từ khi nhận được con đường của Tào Khê. Đường Tào Khê là đường nào? Đường của Lục Tổ. Nhận được con đường của Lục Tổ chỉ dạy rồi thì:
Liễu tri sanh tử bất tương can là biết rõ sanh tử không còn vướng mắc nữa.
Như vậy ngài tán thán Lục Tổ. Sở dĩ ngài tầm sư học đạo nơi này nơi kia, qua sông xuống biển, lội suối trèo non để tìm kiếm thưa hỏi thì gọi là ngài đi tham thiền. Nhưng từ khi nhận được lời chỉ dạy của Lục Tổ rồi thì ngay nơi đó đó ngài thấy rõ ràng sanh tử không còn vướng mắc gì nữa hết.
Quí vị thấy học đạo không có vướng mắc sanh tử, không vướng mắc sanh tử mà ngài có chết không? Câu này là câu tôi muốn hỏi cho tất cả quí vị chú ý. Ngài Huyền Giác có chết không? Nếu có chết thì sanh tử có vướng không? Nếu không vướng thì không có sanh tử, mà vướng là còn sanh tử. Bốn mươi ngoài tuổi ngài đã tịch rồi, thì còn sanh tử không! Đó là chỗ tôi muốn nói cho tất cả chú ý hiểu tường tận lý đạo.
Tôi lập lại, Lục Tổ bài thuyết pháp đầu tiên của ngài là khi ngộ được tâm ấn của Ngũ Tổ trong đêm nghe giảng kinh Kim Cang. Rồi Ngũ Tổ bảo đi về phương Nam, thì Lục Tổ vội vả đi. Đi qua sông, rồi tìm đường về phương nam thì bị các sư trong chùa đuổi theo. Hôm sau chúng trong chùa không thấy Ngũ Tổ mở cửa thất, mà đóng cửa cả ngày. Lấy làm lạ vô hỏi, tại sao Hoà Thượng đóng của thất, thì Tổ nói đã trao y bát đi về phương nam rồi. Hồi xưa Thiền tông, ai được truyền y bát là người đó lãnh trách nhiệm để giáo hóa thay cho Tổ. Giờ đi về phương nam thì còn cái gì nữa mà trao cho người thứ hai, thứ ba, cho nên toàn chúng xôn xao về phương nam là ai. Bấy giờ mới xét lại, chỉ ngài Huệ Năng giả gạo ở dưới nhà bếp, đi kiếm coi còn ở dưới không. Đi kiếm thì ngài mất tiêu, vì ngài ở phương nam, liền đuổi theo.
Khi đuổi theo, có một người tướng đi tu cởi ngựa giỏi lắm, ông đi đầu hết nên tìm kịp ngài. Thấy vậy, Lục Tổ bỏ y bát ở ngoài, ngài chui vô bụi trốn. Ông tướng đó hiệu là Huệ Minh, thấy y bát mừng quá chạy lại ôm lên nhưng nặng quá ôm không nổi, thì ông biết đây là vật phi thường không thể đem tâm phàm tục mà giành giựt được. Nên ông để xuống và đổi tâm đuổi theo giành y bát, thành tâm kính mến học đạo, liền kêu: “Hành giả, hành giả, tôi đến đây không phải vì y bát, mà vì pháp”. Tổ ở trong bụi nghe nói vì pháp thì liền ra, nói: “Nếu ông vì pháp thì hãy đứng yên lặng ta sẽ nói cho”. Huệ Minh đứng yên lặng giây lâu, Lục Tổ nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?”. Ngay đó ông ngộ.
Quí vị ngộ chưa? Tại sao mà người ta nghe câu đó người ta ngộ mà mình không ngộ? Đó là một vấn đề. Tôi chỉ choq v thấy, tại sao chỉ có một câu nói đơn giản vậy mà là một bài pháp? Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Nói như vậy thì quí vị khó hiểu. Bây giờ tôi nói lại khi quí vị ngồi chơi một mình, không nghĩ phải, không nghĩ quấy, không nghĩ hơn, không nghĩ thua thì lúc đó quí vị có biết? Ngồi một mình không nghĩ cái gì hết, thì có biết không? Nếu không biết thì chim kêu sao nghe, gió thổi sao biết mát, rồi người đi sao mình thấy. Như vậy thì mắt đang thấy, tai đang nghe, thân biết xúc chạm thì đang biết chớ đâu phải không biết. Nhưng mình quên cái biết thường trực đó gọi là bản lai diện mục củ mình đi, mà chỉ nhớ cái biết hơn thua, phải quấy, tốt xấu. Nhớ cái biết đó hoài trong đầu mình, hết cái phải qua cái quấy, lăng xăng lăng xăng tối ngày mà cái thật của mình quên mất. Nhưng Lục Tổ bảo không nghĩ thiện, không nghĩ ác, tức là lúc đó không nghĩ hai bên, mà không nghĩ hai bên thì cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Thì ông nhận ra lúc không nghĩ hai bên đó là cái biết chân thật hiện tiền. Quí vị có cái đó không, có người nào thiếu cái đó không? Mà sao không chịu nhớ cái đó. Đi kiếm cái gì đâu, kiếm Phật ở trên trời trên mây, cho nên nhà thiền gọi là cổng Phật đi tìm Phật, cởi trâu đi tìm trâu.
Như vậy thì quí vị xét kỷ coi, chúng ta tu thiền ngồi lại bỏ vọng tưởng là bỏ cái biết lăng xăng đó chớ gì. Vọng tưởng lúc nào lặng quí vị biết không? Cái chân thật hiện tiền. Mà mình thôi trong đầu lung tung, lang tang, hết cái này tới cái kia, hết cái kia tới cái nọ. Nhiều cái đáng nghĩ nghĩ cũng được đi, cái tầm bậy cũng nghĩ nữa. Có nghĩ bậy không? Như vậy mình bâng quơ, lăng xăng, lộn xộn, cho nên Phật chê là điên đảo đó không có gì hết. Lẻ ra, ngày nay làm việc gì thì nghĩ làm việc đó sao sao xong rồi từ đó yên không nghĩ gì hết khỏe cái đầu biết mấy. Nhưng vừa đi, vừa nghĩ tùm lum.
Có nhiều khi tôi nói, quí vị thấy người nào đi đường mà nói làm xàm một mình, quí vị gọi là người gì? Người điên. Bây giờ trong đầu mình có nói làm xàm không? Cho tới đi tiểu, đi đại mà cũng còn nghĩ nữa, còn làm xàm ở trong hoài. Đi ra ngoài, đi đâu cũng làm xàm một mình hà, nó không ra lời, mà nó ở trong này nè, nó nhỏ nhỏ ở trong ấy thì mình có điên không? Bởi vậy Phật mới nói mình là điên đảo, sống trong điên đảo.
Quí vị tập bao giờ mà đi chỉ biết đi, rồi ăn cơm chỉ biết ăn cơm, làm việc chỉ biết làm việc thì quí vị thiền rồi. Mà thiền là gì? Là sống trở lại tâm thanh tịnh lặng lẽ của mình. Chữ thiền là tỉnh lự là dừng cái nghĩ suy chớ có gì đâu.
Vậy chuyện tu không phải là chuyện trên trời trên mây, mà tu là giải quyết cái thằng điên làm xàm của mình nó đi. Thằng điên làm xàm nó cứ nói nhảm nhí trong đầu mình hoài đó, mình giải quyết nó để cho mình được tự chủ. Khi cần nghĩ sẽ cho nghĩ, không cần thì thôi yên lặng. Được vậy đó là tu giỏi. Như vậy nói đi thiền, ngồi thiền, nói đứng gì cũng thiền hết. Còn mình bây giờ ngồi thiền mà cũng còn ráng mà nghĩ nữa chớ, chuyện không cho nghĩ mà cứ nghĩ, chịu nổi không. Như vậy thì quí vị thấy chúng ta yếu đuối, lộn xộn làm sao đâu, không có tự chủ chút nào hết.
Nếu mình biết tu tự chủ là buông hết. Bây giờ quí vị buông hết những cái lăng xăng lộn xộn, thì cái đầu quí vị nhẹ không. Rồi cái nào cần nghĩ thì cho nghĩ năm phút, ba phút rồi việc đó thôi, dẹp sổ để yên lặng. Vậy đó là khéo tu. Còn mình bây giờ lộn xộn quá, cả ngày lộn xộn. Như tu ở trên chùa là thỉnh thơi, không có chuyện gì đó, mà cũng còn lộn xộn, chuyện của thế gian đâu đâu cũng chen vô, đủ thứ chuyện, tội nghiệp thay.
Còn ở ngoài chuyện của thế gian ở đâu đâu, tôi thấy thật là chúng ta cùng điên với nhau cả đám. Chuyện ở bên tây, bên Tàu ai chửi mắng ai mình cũng muốn nghe, kiếm nghe, nghe vô rồi tối ngồi lại nhớ. Vậy rồi cứ lộn xộn trong đầu hoài, có yên ổn lúc nào đâu.
Như vậy thì niệm Phật để làm chi? Để bỏ hết những loạn tưởng, dừng câu niệm Phật bỏ hết loạn tưởng, tâm mình nó yên định rồi mới thấy Phật. Niệm Phật cũng muốn được nhất tâm, tu thiền cũng muốn định mà cứ nhớ chuyện bậy bạ thế gian hoài thì chừng nào nhất tâm, chừng nào được định? Chừng nào? Không dám bỏ.
Bây giờ tôi nói rằng, chúng ta biết tu rồi có quyền nghĩ, nghĩ cái gì cần nghĩ, nghĩ xong rồi dẹp sổ không cho nó nghĩ nữa. Như vậy thì khỏe cái đầu, ngày nào đi đâu mình cũng thảnh thơi. Còn cái này đi đâu chuyện ở trên trời trên mây cũng nhớ, chuyện năm trên năm dưới cũng nhớ, cứ ôn tới ôn lui, tầm bậy tầm bạ mà cứ nhớ hoài, nó điên đảo vậy đó.
Như vậy quí vị hiểu cái tu chưa? Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thì cái bản lai diện mục hiện tiền chớ gì. Hết sức đơn giản, hết sức dễ dàng, mà cụ thể mình đang có, cái mình đang có mà mình quên chạy theo cái lăng xăng lộn xộn đó. Cái lăng xăng lộn xộn đó mình nuôi nó trong đầu hoài, rồi nói khó tu quá. Ai làm mình khó? Tại mình nuôi dưỡng cái thứ không ra gì đó phải không, lộn xộn lăng xăng. Bây giờ mình lọc đi, cái gì cho nghĩ thì nghĩ. Thí dụ nghe kinh, nghe giảng thì cho theo dõi nghe đi, còn chuyện gì bên ngoài kệ họ bỏ qua.
Bây giờ chúng ta thì sao? Đang đi đường xe chạy suông sẻ mà thấy có hai ba người lúm xúm rầy lộm , chủi lộn muốn dừng lại nghe. Nghe để làm gì chớ? Chuyện của họ chớ phải chuyện của mình đâu, mà mình đâu phải cảnh sát dừng lại bắt họ xử. Vậy đó mà động tới thì dừng lại muốn nghe, muốn biết, muốn thấy, rồi đủ thứ chuyện, can thiệp vào chuyện thiên hạ quá chừng, quá đổi đi. Chuyện của người ta nói thầm thầm nhau cũng ráng lắng tai nghe coi nói cái gì. Như vậy thì tất cả mình đều muốn gom vô trong cái đầu của mình, mà gom hết vô đó rồi ngồi thiền bỏ không được mới than tu khó quá. Bây giờ đừng đem vô nhiều thì tự nhiên bỏ ra dễ ợt chớ có gì khó.
Hiểu vậy thì quí vị mới thấy cái tu hết sức là đơn giản, mà Đức Phật đã thấy, rồi Ngài chỉ cho các Tổ. Các Tổ nhận được điều đó, các ngài đã sống tự tại, mình bây giờ tu cũng vậy thôi. Cho nên tu Thiền hay tu Tịnh gì cũng là phải dừng tâm loạn tưởng. Niệm Phật mà không nhất tâm thì sao về Cực Lạc, mà nhất tâm thì hết loạn tưởng rồi, thì Cực lạc hiện tiền. Mình ngồi thiền cũng vậy, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, tức là cái gì hai bên mình không được nghĩ, lặng hết tâm suy nghĩ thì đó là định. Như vậy cái chân thật của mình nó đầy đủ, không có thiếu chút nào hết.
Quí vị xét kỹ tu Phật khó hay dễ? Nếu khó thì tôi cũng thấy vô lý, chuyện đó của mình tại mình tập, bây giờ mình bỏ có gì đâu khó. Cũng như hồi đó tới giờ quí vị tập ăn mặn, bây giờ tập ăn chay lại bỏ ăn mặn chớ có gì đâu. Vậy đó mà cũng than khó.
Còn cái chuyện tìm Phật, nếu tìm Phật ở Ấn Độ hoặc ở đâu đâu thì xa khó. Còn Phật là ngay cái hiện tại của mình đây, hết nghĩ lăng xăng thì ông Phật thật của mình hiện ra, nên nói Phật tức tâm đó, ngay nơi tâm mình chớ đâu xa. Mà không dừng cái nghĩ lăng xăng thì ông Phật không hiện, bởi nhớ cái lăng xăng thì đâu có nhớ Phật. Quên hết lăng xăng đó là nhớ Phật. Như vậy ngồi định là để quên cái lăng xăng chớ gì đâu.
Rất là dễ mà chúng ta tu thấy thật là khó, là tại vì quá quen thói điên đảo rồi. Bây giờ muốn buông bỏ thói điên đảo hết sức khó, chớ còn thật không phải khó. Nếu Phật dạy mình phải đi ra khỏi biển bao nhiêu trăm cây số, tìm đảo nào có Phật lên đó tu mới được, thì nói mình không phương tiện làm sao đi, xa tìm không được. Còn cái này, ngay nơi mình có sẳn. Có ai mà ngồi một giờ, nữa giờ không suy nghĩ cá gì hết, mà vẫn biết rõ ràng không? Mình ngồi không suy nghĩ thì vẫn biết, chớ không biết đâu nhưng tại trong đầu lăng xăng nên quên hết những cái biết hiện tại. Giờ trở về cái biết hiện tại là bỏ cái lăng xăng thôi chớ không gì hết, mà cái biết hiện tại là biết Phật nên tâm tức Phật, Phật tức tướng là vậy đó, quí vị hiểu được ý đó.
Như vậy thì chúng ta khi nhận được đường của Tổ Tào Khê là Lục Tổ đó, tức không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thì Liễu tri sanh tử bất tương can tức không nghĩ thiện, không nghĩ ác thì việc sanh tử có dính dáng gì với mình không?
Chỗ này tôi nói thêm cho quí vị hiểu. Mỗi khi sám hối, tôi hồi xưa thì quen sám hối bản chữ Hán, tới sám hối chót nói tột cùng là:
Tội tánh bổn không do tâm tạo,
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong.
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Tội tánh bổn không là tánh tội nó là không. Nhưng tại sao có? Vì do tâm mình tạo. Tâm mình nghĩ xấu nghĩ ác rồi mới làm xấu làm ác, nói xấu nói ác thì thành tội. Như vậy tội tự nó có sẳn không? Nó không có, mà có từ tâm mình ra. Muốn hết tội thì trước phải hết cái gì? Hết cái tâm, hết tâm xấu tâm ác đó. Vậy đó mà bây giờ Phật tử mình cứ ba mươi, rằm đi tới chùa sám hối, quì lạy đã rồi về nói bửa nay hết rồi, tội lỗi tháng này tôi sám hối rồi phải không. Mà tâm ác không sám hối chút nào hết, không bỏ chút nào hết, thì hết tội được không? Tâm là gốc của tội, là đầu mối của tội mà mình không chừa cái đó, đi bỏ cái ngọn thì làm sao bỏ được.
Như vậy tội không có thật, mà gốc từ tâm mình. Nếu tâm mình dứt được niệm thiện, niệm ác, không còn những niệm nghĩ đó nữa thì tội còn không? Tâm mình dứt được thì tội mình cũng theo đó mà hết. Cho nên nói tội hết, tâm cũng không rồi, thì đó mới thật chơn sám hối. Bởi vì còn khởi niệm tốt xấu hơn thua là còn tạo nghiệp, tạo nghiệp thì thành tội. Giờ dứt tâm nghĩ phải nghĩ quấy, hơn thua thì đâu còn tạo nghiệp, thì tội từ đâu mà ra, làm sao mà có, như vậy mới thật là hết tội.
Quí vị thấy dễ tu chưa? Gốc ở chỗ mình, chớ không phải gốc ở ngoài. Mà cứ đổ thừa tại người này, tại người kia mà tôi khổ. Phải tại người ta không? Hay là tại mình? Mình sanh chuyện, nghĩ thế này, nghĩ thế nọ, rồi người ta nghĩ không giống mình nên mình tức. Cho nên ở thế gian này, nói thẳng là chúng ta điên đảo quá, điên đảo rồi đổ thừa nhau, cải lộn rùm với nhau hoài đó. Người nào cũng không chịu cái điên đảo của mình, cứ đổ trút qua người khác, vậy đó mà cả ngày bất an.
Bây giờ mình biết rõ tội là do tâm mình nghĩ xấu, nghĩ ác. Giờ lặng được tâm xấu ác rồi thì tội theo đó hết chớ gì. Chớ còn sám hối bao nhiêu, mà tâm xấu ác còn thì không bao giờ hết tội. Nếu tâm xấu ác hết rồi thì tội theo đó mà hết. Tội hết, tâm hết đó mới thật là chơn sám hối. Sám hối vậy mới thật hoàn toàn giải thoát.
Quí vị nghe rõ thì mới thấy cái hay, cái quí của sự tu. Sự tu đây là tu chân thật, chớ không phải là tu tưởng tượng. Chúng ta tu hay tưởng tượng quá hà. Quí vị nghĩ tưởng tượng làm sao? Ba má chết thỉnh thầy về cầu siêu, cầu siêu cái tưởng tượng thầy cầu siêu thì ba má được về Cực Lạc. Tu đó tu tưởng tượng, chớ thật tình người đứng cầu siêu chưa chắc người đó tin nữa, không tin mình đưa nổi người đó về Cực Lạc đâu. Vì chính ông thầy tụng có biết Cực lạc là chỗ nào đâu mà đưa, ông chưa từng biết mà bảo ông đưa thì đưa làm sao đây. Như bây giờ quí vị muốn xuống đò đi đâu đó, mà chỗ đó ông lái đò không biết thì làm sao đưa tới. Bây giờ thầy cầu siêu cho ba mẹ mình về Cực Lạc, mà thầy chưa biết Cực Lạc ở đâu, nghe Phật nói tưởng tượng vậy thôi, rồi mình hài lòng như vậy.
Cho nên cái này mà là cái thật, chúng ta tu dẹp được cái xấu dỡ của mình là cái gốc của tội lỗi, mà xấu dỡ hết thì tội lỗi theo đó hết chớ gì, đó là sự thật. Không tội lỗi thì đi chỗ lành, chỗ tốt khỏi cần đưa đẩy gì hết.
Tôi nói vậy thì quí vị hiểu rõ ý nghĩa, còn mình tưởng tượng thầy tụng như vậy thì ba má mình về Cực Lạc, đó là tu trong tưởng tượng chớ thiếu thực tế. Đó là một việc không phải tôi không đi tụng đám rồi nói như vậy, tại lẽ thật nó như vậy thì phải tôi nói, chớ không để Phật tử chúng ta cứ lầm lẫn làm những việc không có lẽ thật.
Nếu chúng ta thấu suốt được con đường của Lục Tổ, thì mình rõ biết sanh tử không còn can thiệp, không còn dính dáng gì mình nữa hết.
Chánh Văn:
Du giang hải, là dạo biển sông; thiệp sơn xuyên, là đi trong rừng trong suối
Tầm sư phỏng đạo vị tham thiền, là tìm thầy để hỏi đạo gọi đó là tham thiền. Tham thiền là gì? Tham là tham vấn, thiền là thiền định hay thiền tông. Chúng ta đi chỗ này đến chỗ kia, qua sông leo suối để tìm thầy học đạo. Tìm thầy học đạo gọi đó là tham thiền. Ở đây ngài không phải nói chung, mà muốn nói riêng cho ngài đã từng đi trên sông trên biển, từng lội suối trèo non để tìm thầy học đạo, gọi đó là đi tham thiền.
Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ, là từ khi nhận được con đường của Tào Khê. Đường Tào Khê là đường nào? Đường của Lục Tổ. Nhận được con đường của Lục Tổ chỉ dạy rồi thì:
Liễu tri sanh tử bất tương can là biết rõ sanh tử không còn vướng mắc nữa.
Như vậy ngài tán thán Lục Tổ. Sở dĩ ngài tầm sư học đạo nơi này nơi kia, qua sông xuống biển, lội suối trèo non để tìm kiếm thưa hỏi thì gọi là ngài đi tham thiền. Nhưng từ khi nhận được lời chỉ dạy của Lục Tổ rồi thì ngay nơi đó đó ngài thấy rõ ràng sanh tử không còn vướng mắc gì nữa hết.
Quí vị thấy học đạo không có vướng mắc sanh tử, không vướng mắc sanh tử mà ngài có chết không? Câu này là câu tôi muốn hỏi cho tất cả quí vị chú ý. Ngài Huyền Giác có chết không? Nếu có chết thì sanh tử có vướng không? Nếu không vướng thì không có sanh tử, mà vướng là còn sanh tử. Bốn mươi ngoài tuổi ngài đã tịch rồi, thì còn sanh tử không! Đó là chỗ tôi muốn nói cho tất cả chú ý hiểu tường tận lý đạo.
Tôi lập lại, Lục Tổ bài thuyết pháp đầu tiên của ngài là khi ngộ được tâm ấn của Ngũ Tổ trong đêm nghe giảng kinh Kim Cang. Rồi Ngũ Tổ bảo đi về phương Nam, thì Lục Tổ vội vả đi. Đi qua sông, rồi tìm đường về phương nam thì bị các sư trong chùa đuổi theo. Hôm sau chúng trong chùa không thấy Ngũ Tổ mở cửa thất, mà đóng cửa cả ngày. Lấy làm lạ vô hỏi, tại sao Hoà Thượng đóng của thất, thì Tổ nói đã trao y bát đi về phương nam rồi. Hồi xưa Thiền tông, ai được truyền y bát là người đó lãnh trách nhiệm để giáo hóa thay cho Tổ. Giờ đi về phương nam thì còn cái gì nữa mà trao cho người thứ hai, thứ ba, cho nên toàn chúng xôn xao về phương nam là ai. Bấy giờ mới xét lại, chỉ ngài Huệ Năng giả gạo ở dưới nhà bếp, đi kiếm coi còn ở dưới không. Đi kiếm thì ngài mất tiêu, vì ngài ở phương nam, liền đuổi theo.
Khi đuổi theo, có một người tướng đi tu cởi ngựa giỏi lắm, ông đi đầu hết nên tìm kịp ngài. Thấy vậy, Lục Tổ bỏ y bát ở ngoài, ngài chui vô bụi trốn. Ông tướng đó hiệu là Huệ Minh, thấy y bát mừng quá chạy lại ôm lên nhưng nặng quá ôm không nổi, thì ông biết đây là vật phi thường không thể đem tâm phàm tục mà giành giựt được. Nên ông để xuống và đổi tâm đuổi theo giành y bát, thành tâm kính mến học đạo, liền kêu: “Hành giả, hành giả, tôi đến đây không phải vì y bát, mà vì pháp”. Tổ ở trong bụi nghe nói vì pháp thì liền ra, nói: “Nếu ông vì pháp thì hãy đứng yên lặng ta sẽ nói cho”. Huệ Minh đứng yên lặng giây lâu, Lục Tổ nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?”. Ngay đó ông ngộ.
Quí vị ngộ chưa? Tại sao mà người ta nghe câu đó người ta ngộ mà mình không ngộ? Đó là một vấn đề. Tôi chỉ choq v thấy, tại sao chỉ có một câu nói đơn giản vậy mà là một bài pháp? Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Nói như vậy thì quí vị khó hiểu. Bây giờ tôi nói lại khi quí vị ngồi chơi một mình, không nghĩ phải, không nghĩ quấy, không nghĩ hơn, không nghĩ thua thì lúc đó quí vị có biết? Ngồi một mình không nghĩ cái gì hết, thì có biết không? Nếu không biết thì chim kêu sao nghe, gió thổi sao biết mát, rồi người đi sao mình thấy. Như vậy thì mắt đang thấy, tai đang nghe, thân biết xúc chạm thì đang biết chớ đâu phải không biết. Nhưng mình quên cái biết thường trực đó gọi là bản lai diện mục củ mình đi, mà chỉ nhớ cái biết hơn thua, phải quấy, tốt xấu. Nhớ cái biết đó hoài trong đầu mình, hết cái phải qua cái quấy, lăng xăng lăng xăng tối ngày mà cái thật của mình quên mất. Nhưng Lục Tổ bảo không nghĩ thiện, không nghĩ ác, tức là lúc đó không nghĩ hai bên, mà không nghĩ hai bên thì cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Thì ông nhận ra lúc không nghĩ hai bên đó là cái biết chân thật hiện tiền. Quí vị có cái đó không, có người nào thiếu cái đó không? Mà sao không chịu nhớ cái đó. Đi kiếm cái gì đâu, kiếm Phật ở trên trời trên mây, cho nên nhà thiền gọi là cổng Phật đi tìm Phật, cởi trâu đi tìm trâu.
Như vậy thì quí vị xét kỷ coi, chúng ta tu thiền ngồi lại bỏ vọng tưởng là bỏ cái biết lăng xăng đó chớ gì. Vọng tưởng lúc nào lặng quí vị biết không? Cái chân thật hiện tiền. Mà mình thôi trong đầu lung tung, lang tang, hết cái này tới cái kia, hết cái kia tới cái nọ. Nhiều cái đáng nghĩ nghĩ cũng được đi, cái tầm bậy cũng nghĩ nữa. Có nghĩ bậy không? Như vậy mình bâng quơ, lăng xăng, lộn xộn, cho nên Phật chê là điên đảo đó không có gì hết. Lẻ ra, ngày nay làm việc gì thì nghĩ làm việc đó sao sao xong rồi từ đó yên không nghĩ gì hết khỏe cái đầu biết mấy. Nhưng vừa đi, vừa nghĩ tùm lum.
Có nhiều khi tôi nói, quí vị thấy người nào đi đường mà nói làm xàm một mình, quí vị gọi là người gì? Người điên. Bây giờ trong đầu mình có nói làm xàm không? Cho tới đi tiểu, đi đại mà cũng còn nghĩ nữa, còn làm xàm ở trong hoài. Đi ra ngoài, đi đâu cũng làm xàm một mình hà, nó không ra lời, mà nó ở trong này nè, nó nhỏ nhỏ ở trong ấy thì mình có điên không? Bởi vậy Phật mới nói mình là điên đảo, sống trong điên đảo.
Quí vị tập bao giờ mà đi chỉ biết đi, rồi ăn cơm chỉ biết ăn cơm, làm việc chỉ biết làm việc thì quí vị thiền rồi. Mà thiền là gì? Là sống trở lại tâm thanh tịnh lặng lẽ của mình. Chữ thiền là tỉnh lự là dừng cái nghĩ suy chớ có gì đâu.
Vậy chuyện tu không phải là chuyện trên trời trên mây, mà tu là giải quyết cái thằng điên làm xàm của mình nó đi. Thằng điên làm xàm nó cứ nói nhảm nhí trong đầu mình hoài đó, mình giải quyết nó để cho mình được tự chủ. Khi cần nghĩ sẽ cho nghĩ, không cần thì thôi yên lặng. Được vậy đó là tu giỏi. Như vậy nói đi thiền, ngồi thiền, nói đứng gì cũng thiền hết. Còn mình bây giờ ngồi thiền mà cũng còn ráng mà nghĩ nữa chớ, chuyện không cho nghĩ mà cứ nghĩ, chịu nổi không. Như vậy thì quí vị thấy chúng ta yếu đuối, lộn xộn làm sao đâu, không có tự chủ chút nào hết.
Nếu mình biết tu tự chủ là buông hết. Bây giờ quí vị buông hết những cái lăng xăng lộn xộn, thì cái đầu quí vị nhẹ không. Rồi cái nào cần nghĩ thì cho nghĩ năm phút, ba phút rồi việc đó thôi, dẹp sổ để yên lặng. Vậy đó là khéo tu. Còn mình bây giờ lộn xộn quá, cả ngày lộn xộn. Như tu ở trên chùa là thỉnh thơi, không có chuyện gì đó, mà cũng còn lộn xộn, chuyện của thế gian đâu đâu cũng chen vô, đủ thứ chuyện, tội nghiệp thay.
Còn ở ngoài chuyện của thế gian ở đâu đâu, tôi thấy thật là chúng ta cùng điên với nhau cả đám. Chuyện ở bên tây, bên Tàu ai chửi mắng ai mình cũng muốn nghe, kiếm nghe, nghe vô rồi tối ngồi lại nhớ. Vậy rồi cứ lộn xộn trong đầu hoài, có yên ổn lúc nào đâu.
Như vậy thì niệm Phật để làm chi? Để bỏ hết những loạn tưởng, dừng câu niệm Phật bỏ hết loạn tưởng, tâm mình nó yên định rồi mới thấy Phật. Niệm Phật cũng muốn được nhất tâm, tu thiền cũng muốn định mà cứ nhớ chuyện bậy bạ thế gian hoài thì chừng nào nhất tâm, chừng nào được định? Chừng nào? Không dám bỏ.
Bây giờ tôi nói rằng, chúng ta biết tu rồi có quyền nghĩ, nghĩ cái gì cần nghĩ, nghĩ xong rồi dẹp sổ không cho nó nghĩ nữa. Như vậy thì khỏe cái đầu, ngày nào đi đâu mình cũng thảnh thơi. Còn cái này đi đâu chuyện ở trên trời trên mây cũng nhớ, chuyện năm trên năm dưới cũng nhớ, cứ ôn tới ôn lui, tầm bậy tầm bạ mà cứ nhớ hoài, nó điên đảo vậy đó.
Như vậy quí vị hiểu cái tu chưa? Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thì cái bản lai diện mục hiện tiền chớ gì. Hết sức đơn giản, hết sức dễ dàng, mà cụ thể mình đang có, cái mình đang có mà mình quên chạy theo cái lăng xăng lộn xộn đó. Cái lăng xăng lộn xộn đó mình nuôi nó trong đầu hoài, rồi nói khó tu quá. Ai làm mình khó? Tại mình nuôi dưỡng cái thứ không ra gì đó phải không, lộn xộn lăng xăng. Bây giờ mình lọc đi, cái gì cho nghĩ thì nghĩ. Thí dụ nghe kinh, nghe giảng thì cho theo dõi nghe đi, còn chuyện gì bên ngoài kệ họ bỏ qua.
Bây giờ chúng ta thì sao? Đang đi đường xe chạy suông sẻ mà thấy có hai ba người lúm xúm rầy lộm , chủi lộn muốn dừng lại nghe. Nghe để làm gì chớ? Chuyện của họ chớ phải chuyện của mình đâu, mà mình đâu phải cảnh sát dừng lại bắt họ xử. Vậy đó mà động tới thì dừng lại muốn nghe, muốn biết, muốn thấy, rồi đủ thứ chuyện, can thiệp vào chuyện thiên hạ quá chừng, quá đổi đi. Chuyện của người ta nói thầm thầm nhau cũng ráng lắng tai nghe coi nói cái gì. Như vậy thì tất cả mình đều muốn gom vô trong cái đầu của mình, mà gom hết vô đó rồi ngồi thiền bỏ không được mới than tu khó quá. Bây giờ đừng đem vô nhiều thì tự nhiên bỏ ra dễ ợt chớ có gì khó.
Hiểu vậy thì quí vị mới thấy cái tu hết sức là đơn giản, mà Đức Phật đã thấy, rồi Ngài chỉ cho các Tổ. Các Tổ nhận được điều đó, các ngài đã sống tự tại, mình bây giờ tu cũng vậy thôi. Cho nên tu Thiền hay tu Tịnh gì cũng là phải dừng tâm loạn tưởng. Niệm Phật mà không nhất tâm thì sao về Cực Lạc, mà nhất tâm thì hết loạn tưởng rồi, thì Cực lạc hiện tiền. Mình ngồi thiền cũng vậy, không nghĩ thiện, không nghĩ ác, tức là cái gì hai bên mình không được nghĩ, lặng hết tâm suy nghĩ thì đó là định. Như vậy cái chân thật của mình nó đầy đủ, không có thiếu chút nào hết.
Quí vị xét kỹ tu Phật khó hay dễ? Nếu khó thì tôi cũng thấy vô lý, chuyện đó của mình tại mình tập, bây giờ mình bỏ có gì đâu khó. Cũng như hồi đó tới giờ quí vị tập ăn mặn, bây giờ tập ăn chay lại bỏ ăn mặn chớ có gì đâu. Vậy đó mà cũng than khó.
Còn cái chuyện tìm Phật, nếu tìm Phật ở Ấn Độ hoặc ở đâu đâu thì xa khó. Còn Phật là ngay cái hiện tại của mình đây, hết nghĩ lăng xăng thì ông Phật thật của mình hiện ra, nên nói Phật tức tâm đó, ngay nơi tâm mình chớ đâu xa. Mà không dừng cái nghĩ lăng xăng thì ông Phật không hiện, bởi nhớ cái lăng xăng thì đâu có nhớ Phật. Quên hết lăng xăng đó là nhớ Phật. Như vậy ngồi định là để quên cái lăng xăng chớ gì đâu.
Rất là dễ mà chúng ta tu thấy thật là khó, là tại vì quá quen thói điên đảo rồi. Bây giờ muốn buông bỏ thói điên đảo hết sức khó, chớ còn thật không phải khó. Nếu Phật dạy mình phải đi ra khỏi biển bao nhiêu trăm cây số, tìm đảo nào có Phật lên đó tu mới được, thì nói mình không phương tiện làm sao đi, xa tìm không được. Còn cái này, ngay nơi mình có sẳn. Có ai mà ngồi một giờ, nữa giờ không suy nghĩ cá gì hết, mà vẫn biết rõ ràng không? Mình ngồi không suy nghĩ thì vẫn biết, chớ không biết đâu nhưng tại trong đầu lăng xăng nên quên hết những cái biết hiện tại. Giờ trở về cái biết hiện tại là bỏ cái lăng xăng thôi chớ không gì hết, mà cái biết hiện tại là biết Phật nên tâm tức Phật, Phật tức tướng là vậy đó, quí vị hiểu được ý đó.
Như vậy thì chúng ta khi nhận được đường của Tổ Tào Khê là Lục Tổ đó, tức không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thì Liễu tri sanh tử bất tương can tức không nghĩ thiện, không nghĩ ác thì việc sanh tử có dính dáng gì với mình không?
Chỗ này tôi nói thêm cho quí vị hiểu. Mỗi khi sám hối, tôi hồi xưa thì quen sám hối bản chữ Hán, tới sám hối chót nói tột cùng là:
Tội tánh bổn không do tâm tạo,
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong.
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Tội tánh bổn không là tánh tội nó là không. Nhưng tại sao có? Vì do tâm mình tạo. Tâm mình nghĩ xấu nghĩ ác rồi mới làm xấu làm ác, nói xấu nói ác thì thành tội. Như vậy tội tự nó có sẳn không? Nó không có, mà có từ tâm mình ra. Muốn hết tội thì trước phải hết cái gì? Hết cái tâm, hết tâm xấu tâm ác đó. Vậy đó mà bây giờ Phật tử mình cứ ba mươi, rằm đi tới chùa sám hối, quì lạy đã rồi về nói bửa nay hết rồi, tội lỗi tháng này tôi sám hối rồi phải không. Mà tâm ác không sám hối chút nào hết, không bỏ chút nào hết, thì hết tội được không? Tâm là gốc của tội, là đầu mối của tội mà mình không chừa cái đó, đi bỏ cái ngọn thì làm sao bỏ được.
Như vậy tội không có thật, mà gốc từ tâm mình. Nếu tâm mình dứt được niệm thiện, niệm ác, không còn những niệm nghĩ đó nữa thì tội còn không? Tâm mình dứt được thì tội mình cũng theo đó mà hết. Cho nên nói tội hết, tâm cũng không rồi, thì đó mới thật chơn sám hối. Bởi vì còn khởi niệm tốt xấu hơn thua là còn tạo nghiệp, tạo nghiệp thì thành tội. Giờ dứt tâm nghĩ phải nghĩ quấy, hơn thua thì đâu còn tạo nghiệp, thì tội từ đâu mà ra, làm sao mà có, như vậy mới thật là hết tội.
Quí vị thấy dễ tu chưa? Gốc ở chỗ mình, chớ không phải gốc ở ngoài. Mà cứ đổ thừa tại người này, tại người kia mà tôi khổ. Phải tại người ta không? Hay là tại mình? Mình sanh chuyện, nghĩ thế này, nghĩ thế nọ, rồi người ta nghĩ không giống mình nên mình tức. Cho nên ở thế gian này, nói thẳng là chúng ta điên đảo quá, điên đảo rồi đổ thừa nhau, cải lộn rùm với nhau hoài đó. Người nào cũng không chịu cái điên đảo của mình, cứ đổ trút qua người khác, vậy đó mà cả ngày bất an.
Bây giờ mình biết rõ tội là do tâm mình nghĩ xấu, nghĩ ác. Giờ lặng được tâm xấu ác rồi thì tội theo đó hết chớ gì. Chớ còn sám hối bao nhiêu, mà tâm xấu ác còn thì không bao giờ hết tội. Nếu tâm xấu ác hết rồi thì tội theo đó mà hết. Tội hết, tâm hết đó mới thật là chơn sám hối. Sám hối vậy mới thật hoàn toàn giải thoát.
Quí vị nghe rõ thì mới thấy cái hay, cái quí của sự tu. Sự tu đây là tu chân thật, chớ không phải là tu tưởng tượng. Chúng ta tu hay tưởng tượng quá hà. Quí vị nghĩ tưởng tượng làm sao? Ba má chết thỉnh thầy về cầu siêu, cầu siêu cái tưởng tượng thầy cầu siêu thì ba má được về Cực Lạc. Tu đó tu tưởng tượng, chớ thật tình người đứng cầu siêu chưa chắc người đó tin nữa, không tin mình đưa nổi người đó về Cực Lạc đâu. Vì chính ông thầy tụng có biết Cực lạc là chỗ nào đâu mà đưa, ông chưa từng biết mà bảo ông đưa thì đưa làm sao đây. Như bây giờ quí vị muốn xuống đò đi đâu đó, mà chỗ đó ông lái đò không biết thì làm sao đưa tới. Bây giờ thầy cầu siêu cho ba mẹ mình về Cực Lạc, mà thầy chưa biết Cực Lạc ở đâu, nghe Phật nói tưởng tượng vậy thôi, rồi mình hài lòng như vậy.
Cho nên cái này mà là cái thật, chúng ta tu dẹp được cái xấu dỡ của mình là cái gốc của tội lỗi, mà xấu dỡ hết thì tội lỗi theo đó hết chớ gì, đó là sự thật. Không tội lỗi thì đi chỗ lành, chỗ tốt khỏi cần đưa đẩy gì hết.
Tôi nói vậy thì quí vị hiểu rõ ý nghĩa, còn mình tưởng tượng thầy tụng như vậy thì ba má mình về Cực Lạc, đó là tu trong tưởng tượng chớ thiếu thực tế. Đó là một việc không phải tôi không đi tụng đám rồi nói như vậy, tại lẽ thật nó như vậy thì phải tôi nói, chớ không để Phật tử chúng ta cứ lầm lẫn làm những việc không có lẽ thật.
Nếu chúng ta thấu suốt được con đường của Lục Tổ, thì mình rõ biết sanh tử không còn can thiệp, không còn dính dáng gì mình nữa hết.
Chánh Văn:
Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Nói im động tịnh thảy an nhiên.
Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững
Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh
Nói im động tịnh thảy an nhiên.
Phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hững
Ví nhằm thuốc độc vẫn bồng tênh
Giảng:
Bốn câu này ngài nói:
Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền.
Nói nín động tịnh cái thể vẫn an nhiên.
Giả như gặp đao bén, đao nhọn cũng thường tự nhiên, không có dính dáng.
Giả như mình uống lầm thuốc độc mình cũng vẫn tự tại, thảnh thơi chớ không có gì sợ sệt hết.
Vậy bốn câu nói, hồi xưa tôi cũng hơi khó hiểu. Tôi nghĩ ngồi thiền mới là thiền, còn đi làm sao thiền được. Mà nói đi cũng thiền, ngồi cũng thiền. Rồi nói nín động tịnh thể an nhiên, thì khi nói nín động tịnh là nó lăng xăng rồi đâu có thiền, mà nói an nhiên.
Nhưng thật ra như khi nảy tôi nói, đi mà mình chỉ biết đi, trong đầu không có cái gì lăng xăng lộn xộn, thì đi đó là thiền. Đi mà trong đầu không nghĩ bậy, nghĩ bạ vơ vẫn cái gì hết, đi đó là thiền rồi. Ngồi mà tâm mình nó lặng lẽ, không dấy động, đó là thiền. Ngồi để tâm lặng lẽ không dấy động, đi để tâm lặng lẽ không dấy động thì cũng như nhau. Cái trọng tâm là tâm lặng lẽ không dấy động, còn mình đi thì nghĩ tứ tung thành ra không có thiền. Nhiều khi nói thiền hành tức là đi, mà đi chừng năm ba bước thì nghĩ chuyện hôm qua hôm kia, ba bốn bước nghĩ hôm kia hôm qua, cứ nghĩ tới nghĩ lui hoài, chuyện không đáng cũng nghĩ như vậy có thiền chưa? Đi thiền mà không phải thiền.
Còn mình không chú ý đi thiền hành gì hết, đi làm đi tới đi lui, nhưng mà không để cái đầu mình nó lăng xăng lộn xộn, buông xả thảnh thơi, đi biết mình đang đi, thì đó là đi thiền. Rồi ngồi chỉ biết đang ngồi, tâm không có lộn xộn, không nghĩ trước nghĩ sau..v.v… thì đó là thiền. Ngồi trước bàn Phật cũng thiền, ngồi trên võng cũng thiền phải không, chớ đâu phải ngồi nghiêm chỉnh mới thiền. Nhiều khi ngồi nghiêm chỉnh trước bàn Phật mà cái đầu nó chạy tứ tung, xứ này xứ nọ, có thiền được không? Bởi vậy nên mình biết trọng tâm thiền là tâm lặng lẽ.
Cho nên định nghĩa chữ thiền một lần nữa cho quí vị nhớ. Thiền là đúng là thiền na theo âm chữ Phạn, Trung Hoa dịch là tịnh lự. Tịnh là lặng, lự là suy gẫm. Lặng những cái suy gẫm mình gọi là thiền chớ có gì đâu. Như vậy đi mà không suy nghĩ lăng xăng thì đi không thiền là gì! Rồi ngồi mà không suy nghĩ lăng xăng thì ngồi đó là thiền. Nhưng tại vì mình quá ư là lôi thôi, tôi có thể nói một từ mà quí vị hơi khó chịu một chút là tại mình điên lậm quá. Chúng ta điên lậm quá, nên cứ làm xàm hoài, không thể nào kềm được. Bắt buộc phải đến trước bàn Phật mặc áo nghiêm chỉnh rồi ngồi kiết già kềm cho nó đở lộn xộn. Tại điên nặng, bệnh nặng nên thuốc cũng hơi nặng một chút, cho nó đau chân mà phải cố gắng kềm nó mới từ từ dịu. Chớ còn nếu để thường thường nói đi cũng thiền, mà đi cứ nghĩ hoài thì chừng nào thành thiền.
Vì vậy mà bắt buộc phải ngồi nữa giờ, một giờ nghiêm chỉnh, thì giả sử ở ngoài nữa giờ đó mình nghĩ một trăm lần, còn mình ngồi mình kềm nghĩ tám chục lần đở hơn một chút. Rồi lần lần còn năm chục, lần lần còn bốn chục, ba chục thì đó là giãm từ từ. Giãm cái đó thì gọi là giãm cái gì? Quí vị dùng từ cho xứng đáng coi. Giãm vọng tưởng là nói nhẹ đó, chớ đúng ra nói giãm điên loạn của mình. Giờ đó là giờ ngồi tu mà chuyện đâu đâu cũng nghĩ thì không phải điên loạn là gì! Những điên loạn nó từ từ giãm bớt. Đó như vậy mới hiểu được ý nghĩ ngồi thiền, ý nghĩa tu thiền, chớ không thì chúng ta tu mà không biết rõ ý nghĩa của nó.
Trong nhà thiền thường nói đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền hết, là tại chỗ đó đó. Cho nên nói: Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên. Ngữ là nói, mặc là nín. Khi động, khi tịnh thì tâm mình nó cũng an nhiên tự tại. Thí dụ quí Phật tử ở nhà những người nào thợ may, thì cứ ngồi nhắm thẳng đường may mà may thì đó là động, nhưng mà tâm mình vẫn an. Thợ mộc đang bào, đang đục mà tâm không nghĩ gì hết, đó cũng là an. Như vậy dù có động, dù có tịnh cái thể nó vẫn an ổn, không có gì hết, chớ không phải ngồi yên mới được an.
Dù gặp đao bén, đao nhọn mình vẫn thản nhiên không sợ. Giả sử gặp thuốc độc hay bị thuốc độc mình cũng vẫn thảnh thơi nhàn hạ, không có gì mà bực bội khổ đau. Như vậy cái tu của mình tới cảnh bình thường tâm mình lặng, trong cảnh rất hiểm nguy tâm mình cũng lặng, được như vậy đó là mới tự tại, mới giải thoát.
Bây giờ bước đầu, trong cảnh bình thường mà lặng là phước lắm rồi. Cho nên quí vị thấy giờ ngồi thiền ở trên chùa, phải vô ngồi yên, rồi không được ai động cái gì hết. Ngồi cho lặng để tập cho nó yên lần lần. Chừng nào quí vị giỏi rồi đi ra đường thiên hạ làm gì thì làm, nói gì thì nói, mình cũng không thèm dính thì đó rất hay. Cho tới gặp những lúc tai họa tới ầm ầm trên đầu mình, mình cũng vẫn tự tại, thì đó là thành công viên mãn. Đó là tới cái chỗ này, cho nên ngài nói:
Túng ngộ phong đao thường thản thản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
Dù cho gặp đao bén mình cũng vẫn coi nó rất là thường, giả sử như bị thuốc độc mình cũng đếm xỉa gì hết, tự tại, vì vậy mà sống chết tự tại. Vì tất cả đao bén, thuốc độc là cái tử, đem cái chết đến cho mình, mà mình đã sanh tử tự nhiên, sanh tử là trò chơi, thì hai cái đó mình hết sợ.
Bây giờ mình nói sanh tử là thật, sống là thật; sống là thật sống, chết là thật chết. Nhưng thật ra có cái sống thật, chết thật không? Bởi vì hiểu được lý luân hồi của đạo Phật thì sanh tức rồi tử, mà tử tức là sẽ sanh. Như vậy tử có thật tử đâu, mà sanh có thật sanh đâu. Sanh rồi đi tới cái tử, tử rồi trở lại sanh, chớ đâu phải dứt. Như vậy sanh cũng không thật sanh, tử cũng không thật tử, chỉ là vòng lẩn quẩn chớ nó không có gì thật hết, mà chúng ta sợ. Sợ mà khỏi không?
Có người nào không sợ chết không, kể cả người tu? Chắc ai cũng sợ chết hết. Mà có khỏi chết không? Ai cũng chết hết. Cái không khỏi mà sợ thì sáng suốt chưa? Nếu mình sợ vì người người kia chết, người nọ chết mà mình khỏi chết hay người này khỏi chết, thì mình sợ để tránh, mình tìm cách tránh. Nhưng rồi ai cũng chết, kẻ đi sớm, người đi muộn thôi, mà phải chết thì sợ sao được mà sợ. Thôi thì mình tự tại, sống vui sống, chết vui chết, tự tại thảnh thơi, khỏe biết mấy, ra đi mà không hồi hộp, không lo âu gì hết.
Còn chúng ta bây giờ gần chết thì than thở đủ điều, đó là vì tưởng rằng chỉ có mình chết thôi, người khác không chết. Mình đi trước thì bà con đi sau chớ gì. Có người nhìn lại những người sống rồi khổ rơi nước mắt, có gì đâu mình đi trước thời gian rồi người ta cũng đuổi theo, cùng đi với nhau hết trơn, có người nào ở lại mà sợ. Hiểu vậy rồi mình cười trong cái sống, cái chết chớ mình không có sợ, đó là đạo lý thật. Đạo lý thật đó chúng ta hiểu thấu rồi thì chúng ta sống mới an nhàn tự tại. Nếu chúng ta không hiểu, không thấu rồi thì thấy nó như cái gì xa lạ với chúng ta.
Như vậy thì quí vị hiểu tu thiền chưa, mà biết tu thiền của Tổ chưa! Xin đừng nghĩ thiện, nghĩ ác cái rồi, dễ biết mấy. Chuyện đó quí vị kiểm lại coi ai có quyền cho mình không nghĩ thiện, không nghĩ ác? Mình trọn quyền, nên mình có quyền làm Phật. Mình có quyền mà mình còn dung dưỡng nó thì tội tại ai? Cũng tại mình. Mình có quyền nghĩ, mình cũng có quyền không nghĩ. Giờ nó nghĩ đó cứ để nó nghĩ hoài không cho nó ngưng nghĩ, không bắt nó ngưng nghĩ thì lỗi đó tại mình chớ tại ai. Như vậy thì đừng trách thiên hạ, mà trách mình đi. Mình chưa ưng làm Phật, vậy mà cứ lạy Phật, Phật cho con được đời đời gặp Phật để tu để được thành Phật. Cần gì đời đời, ngay bây giờ đừng thèm nghĩ bậy bạ cái rồi hà, khỏi đời đời chi cho xa xôi.
Cho nên thiền đó là thiền đốn ngộ, đốn ngộ tức là nhanh, mà khả năng mình không giỏi thì nó không nhanh. Người nào đủ khả năng nghe hiểu rồi buông được hết, không cho nghĩ thì nó dừng ngay thì nhanh trở bàn tay chớ không gì lạ hết. Đó là lẽ thật của sự tu./.
Bốn câu này ngài nói:
Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền.
Nói nín động tịnh cái thể vẫn an nhiên.
Giả như gặp đao bén, đao nhọn cũng thường tự nhiên, không có dính dáng.
Giả như mình uống lầm thuốc độc mình cũng vẫn tự tại, thảnh thơi chớ không có gì sợ sệt hết.
Vậy bốn câu nói, hồi xưa tôi cũng hơi khó hiểu. Tôi nghĩ ngồi thiền mới là thiền, còn đi làm sao thiền được. Mà nói đi cũng thiền, ngồi cũng thiền. Rồi nói nín động tịnh thể an nhiên, thì khi nói nín động tịnh là nó lăng xăng rồi đâu có thiền, mà nói an nhiên.
Nhưng thật ra như khi nảy tôi nói, đi mà mình chỉ biết đi, trong đầu không có cái gì lăng xăng lộn xộn, thì đi đó là thiền. Đi mà trong đầu không nghĩ bậy, nghĩ bạ vơ vẫn cái gì hết, đi đó là thiền rồi. Ngồi mà tâm mình nó lặng lẽ, không dấy động, đó là thiền. Ngồi để tâm lặng lẽ không dấy động, đi để tâm lặng lẽ không dấy động thì cũng như nhau. Cái trọng tâm là tâm lặng lẽ không dấy động, còn mình đi thì nghĩ tứ tung thành ra không có thiền. Nhiều khi nói thiền hành tức là đi, mà đi chừng năm ba bước thì nghĩ chuyện hôm qua hôm kia, ba bốn bước nghĩ hôm kia hôm qua, cứ nghĩ tới nghĩ lui hoài, chuyện không đáng cũng nghĩ như vậy có thiền chưa? Đi thiền mà không phải thiền.
Còn mình không chú ý đi thiền hành gì hết, đi làm đi tới đi lui, nhưng mà không để cái đầu mình nó lăng xăng lộn xộn, buông xả thảnh thơi, đi biết mình đang đi, thì đó là đi thiền. Rồi ngồi chỉ biết đang ngồi, tâm không có lộn xộn, không nghĩ trước nghĩ sau..v.v… thì đó là thiền. Ngồi trước bàn Phật cũng thiền, ngồi trên võng cũng thiền phải không, chớ đâu phải ngồi nghiêm chỉnh mới thiền. Nhiều khi ngồi nghiêm chỉnh trước bàn Phật mà cái đầu nó chạy tứ tung, xứ này xứ nọ, có thiền được không? Bởi vậy nên mình biết trọng tâm thiền là tâm lặng lẽ.
Cho nên định nghĩa chữ thiền một lần nữa cho quí vị nhớ. Thiền là đúng là thiền na theo âm chữ Phạn, Trung Hoa dịch là tịnh lự. Tịnh là lặng, lự là suy gẫm. Lặng những cái suy gẫm mình gọi là thiền chớ có gì đâu. Như vậy đi mà không suy nghĩ lăng xăng thì đi không thiền là gì! Rồi ngồi mà không suy nghĩ lăng xăng thì ngồi đó là thiền. Nhưng tại vì mình quá ư là lôi thôi, tôi có thể nói một từ mà quí vị hơi khó chịu một chút là tại mình điên lậm quá. Chúng ta điên lậm quá, nên cứ làm xàm hoài, không thể nào kềm được. Bắt buộc phải đến trước bàn Phật mặc áo nghiêm chỉnh rồi ngồi kiết già kềm cho nó đở lộn xộn. Tại điên nặng, bệnh nặng nên thuốc cũng hơi nặng một chút, cho nó đau chân mà phải cố gắng kềm nó mới từ từ dịu. Chớ còn nếu để thường thường nói đi cũng thiền, mà đi cứ nghĩ hoài thì chừng nào thành thiền.
Vì vậy mà bắt buộc phải ngồi nữa giờ, một giờ nghiêm chỉnh, thì giả sử ở ngoài nữa giờ đó mình nghĩ một trăm lần, còn mình ngồi mình kềm nghĩ tám chục lần đở hơn một chút. Rồi lần lần còn năm chục, lần lần còn bốn chục, ba chục thì đó là giãm từ từ. Giãm cái đó thì gọi là giãm cái gì? Quí vị dùng từ cho xứng đáng coi. Giãm vọng tưởng là nói nhẹ đó, chớ đúng ra nói giãm điên loạn của mình. Giờ đó là giờ ngồi tu mà chuyện đâu đâu cũng nghĩ thì không phải điên loạn là gì! Những điên loạn nó từ từ giãm bớt. Đó như vậy mới hiểu được ý nghĩ ngồi thiền, ý nghĩa tu thiền, chớ không thì chúng ta tu mà không biết rõ ý nghĩa của nó.
Trong nhà thiền thường nói đi đứng nằm ngồi gì cũng thiền hết, là tại chỗ đó đó. Cho nên nói: Ngữ mặc động tịnh thể an nhiên. Ngữ là nói, mặc là nín. Khi động, khi tịnh thì tâm mình nó cũng an nhiên tự tại. Thí dụ quí Phật tử ở nhà những người nào thợ may, thì cứ ngồi nhắm thẳng đường may mà may thì đó là động, nhưng mà tâm mình vẫn an. Thợ mộc đang bào, đang đục mà tâm không nghĩ gì hết, đó cũng là an. Như vậy dù có động, dù có tịnh cái thể nó vẫn an ổn, không có gì hết, chớ không phải ngồi yên mới được an.
Dù gặp đao bén, đao nhọn mình vẫn thản nhiên không sợ. Giả sử gặp thuốc độc hay bị thuốc độc mình cũng vẫn thảnh thơi nhàn hạ, không có gì mà bực bội khổ đau. Như vậy cái tu của mình tới cảnh bình thường tâm mình lặng, trong cảnh rất hiểm nguy tâm mình cũng lặng, được như vậy đó là mới tự tại, mới giải thoát.
Bây giờ bước đầu, trong cảnh bình thường mà lặng là phước lắm rồi. Cho nên quí vị thấy giờ ngồi thiền ở trên chùa, phải vô ngồi yên, rồi không được ai động cái gì hết. Ngồi cho lặng để tập cho nó yên lần lần. Chừng nào quí vị giỏi rồi đi ra đường thiên hạ làm gì thì làm, nói gì thì nói, mình cũng không thèm dính thì đó rất hay. Cho tới gặp những lúc tai họa tới ầm ầm trên đầu mình, mình cũng vẫn tự tại, thì đó là thành công viên mãn. Đó là tới cái chỗ này, cho nên ngài nói:
Túng ngộ phong đao thường thản thản,
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn.
Dù cho gặp đao bén mình cũng vẫn coi nó rất là thường, giả sử như bị thuốc độc mình cũng đếm xỉa gì hết, tự tại, vì vậy mà sống chết tự tại. Vì tất cả đao bén, thuốc độc là cái tử, đem cái chết đến cho mình, mà mình đã sanh tử tự nhiên, sanh tử là trò chơi, thì hai cái đó mình hết sợ.
Bây giờ mình nói sanh tử là thật, sống là thật; sống là thật sống, chết là thật chết. Nhưng thật ra có cái sống thật, chết thật không? Bởi vì hiểu được lý luân hồi của đạo Phật thì sanh tức rồi tử, mà tử tức là sẽ sanh. Như vậy tử có thật tử đâu, mà sanh có thật sanh đâu. Sanh rồi đi tới cái tử, tử rồi trở lại sanh, chớ đâu phải dứt. Như vậy sanh cũng không thật sanh, tử cũng không thật tử, chỉ là vòng lẩn quẩn chớ nó không có gì thật hết, mà chúng ta sợ. Sợ mà khỏi không?
Có người nào không sợ chết không, kể cả người tu? Chắc ai cũng sợ chết hết. Mà có khỏi chết không? Ai cũng chết hết. Cái không khỏi mà sợ thì sáng suốt chưa? Nếu mình sợ vì người người kia chết, người nọ chết mà mình khỏi chết hay người này khỏi chết, thì mình sợ để tránh, mình tìm cách tránh. Nhưng rồi ai cũng chết, kẻ đi sớm, người đi muộn thôi, mà phải chết thì sợ sao được mà sợ. Thôi thì mình tự tại, sống vui sống, chết vui chết, tự tại thảnh thơi, khỏe biết mấy, ra đi mà không hồi hộp, không lo âu gì hết.
Còn chúng ta bây giờ gần chết thì than thở đủ điều, đó là vì tưởng rằng chỉ có mình chết thôi, người khác không chết. Mình đi trước thì bà con đi sau chớ gì. Có người nhìn lại những người sống rồi khổ rơi nước mắt, có gì đâu mình đi trước thời gian rồi người ta cũng đuổi theo, cùng đi với nhau hết trơn, có người nào ở lại mà sợ. Hiểu vậy rồi mình cười trong cái sống, cái chết chớ mình không có sợ, đó là đạo lý thật. Đạo lý thật đó chúng ta hiểu thấu rồi thì chúng ta sống mới an nhàn tự tại. Nếu chúng ta không hiểu, không thấu rồi thì thấy nó như cái gì xa lạ với chúng ta.
Như vậy thì quí vị hiểu tu thiền chưa, mà biết tu thiền của Tổ chưa! Xin đừng nghĩ thiện, nghĩ ác cái rồi, dễ biết mấy. Chuyện đó quí vị kiểm lại coi ai có quyền cho mình không nghĩ thiện, không nghĩ ác? Mình trọn quyền, nên mình có quyền làm Phật. Mình có quyền mà mình còn dung dưỡng nó thì tội tại ai? Cũng tại mình. Mình có quyền nghĩ, mình cũng có quyền không nghĩ. Giờ nó nghĩ đó cứ để nó nghĩ hoài không cho nó ngưng nghĩ, không bắt nó ngưng nghĩ thì lỗi đó tại mình chớ tại ai. Như vậy thì đừng trách thiên hạ, mà trách mình đi. Mình chưa ưng làm Phật, vậy mà cứ lạy Phật, Phật cho con được đời đời gặp Phật để tu để được thành Phật. Cần gì đời đời, ngay bây giờ đừng thèm nghĩ bậy bạ cái rồi hà, khỏi đời đời chi cho xa xôi.
Cho nên thiền đó là thiền đốn ngộ, đốn ngộ tức là nhanh, mà khả năng mình không giỏi thì nó không nhanh. Người nào đủ khả năng nghe hiểu rồi buông được hết, không cho nghĩ thì nó dừng ngay thì nhanh trở bàn tay chớ không gì lạ hết. Đó là lẽ thật của sự tu./.
Các bài mới
- Chơn tâm trực thuyết giảng giải - 02/01/2011
- Tuyệt quán luận - 29/12/2010
- Thiền môn khẩu quyết - 08/10/2010
- Truyền gia bảo Thiền tông trực chỉ - 29/05/2010
- Chỉ tâm yếu cho người tu thiền - 01/03/2010
Các bài đã đăng
Kinh - Luật - Luận
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 07911
- Online: 80