Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Đoàn Tăng Ni Phật Tử Thiền Phái Trúc Lâm Thăm và Hỗ Trợ Đồng Bào Bị Ảnh Hưởng Lũ Lụt tại các Tỉnh Miền Bắc
Thứ năm, 21/11/2024
,
Giáo ngoại biệt truyền
23/09/2012 | Lượt xem: 7055
LỜI MỞ
Trong nhà Thiền thường truyền nhau bài kệ:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật.
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật.
Đây là bài kệ xuất phát từ Trung Hoa và viết bằng chữ Hán.
Bài nầy được dịch ra tiếng Việt như sau:
Bài nầy được dịch ra tiếng Việt như sau:
Chẳng lập văn chữ
Ngoài giáo riêng truyền
Chỉ thẳng tâm người
Thấy Tánh thành Phật.
Ngoài giáo riêng truyền
Chỉ thẳng tâm người
Thấy Tánh thành Phật.
Bài kệ này được tương truyền là của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị Tổ Thiền thứ nhứt ở Trung Hoa. Kỳ thực việc này chưa biết thực hư. Dù vậy, các Thiền sư chánh thống vẫn xem đây là tôn chỉ truyền pháp của Thiền Tông. Bài kệ này trải qua thời gian lâu xa, nếu tính từ đời Tổ Đạt Ma khi Ngài vào Trung Hoa là năm 520, thì cho đến nay cũng đã hơn ngàn năm. Với thời gian dài như vậy mà bài kệ vẫn không bị mai một, không bị thu hẹp theo thời gian và không gian. Chẳng những thế, nó lại nảy nở theo thời gian và không gian nữa là khác. Ngày nay bài kệ này đã được nhiều người trong giới Phật giáo biết đến dù cho Phật giáo Nam
Tông hay cả những học giả về Đạo học Đông phương cũng biết tới. Và hiện nay bài kệ này không chỉ thu hẹp trong đất nước Trung Hoa mà nó đã lan đến Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, cho đến các nước Tây phương... Nói chung bài kệ này giờ đây đã có rất nhiều người biết đến.
Nhưng người biết đến một cách trân trọng nhất vẫn là con cháu nhà Thiền. Với Thiền Tông chính thống thì bài nầy được xem là đường lối, là chủ trương của Đạo Thiền.
Một đường lối vắng bặt không lối đường.
Một thứ chủ trương không chủ trương gì. Nó phi văn tự (bất lập văn tự) mà.
“Đường lối”, “chủ trương” không được viết bằng văn bằng chữ, không bằng một phương tiện phổ biến thông thường - Một thứ phương tiện kỳ đặc: Chỉ thẳng Tâm người.
Phương tiện mà chẳng thành phương tiện. Việc này giống như viết chữ trong hư không, vẽ hình trên mặt nước lỏng, thật chẳng dính vào đâu, chẳng hình thù gì - chẳng gì là phương tiện.
Vì thế, khi người tự nơi Tâm mình nhận ra Tánh, thì sự “nhận ra” này chẳng dính đụng gì tới sự chỉ trỏ kia. Nên “chỉ” mà không đụng, không đến, thành chỉ trỏ kia cũng trở thành vô nghĩa, thành không.
Người điểm hoá (bậc Thầy), kẻ thể nhận (học trò) trước sau đều ở trong tư thế độc lập - không ai đụng đến ai.
Tuy không đụng nhau mà lại là:
TÂM ẤN TÂM
Tâm in qua Tâm. Tâm Thầy in qua Tâm trò thành một sự xác chứng.
Tâm trò giống y Tâm Thầy. Và vị Thầy gật đầu “hứa khả”: Ngươi đã như vậy (đã nhận ra), hãy khéo phò trì. Sự khai thị của Thầy với Trò đặc biệt như vậy khiến người ta ngỡ ngàng, có khi không hiểu, và có khi lại hiểu lầm về sự khai thị chỉ dạy này, cũng là hiểu lầm bài kệ trên đây.
Sự hiểu lầm bài kệ này chẳng những trong môn đồ Thiền Tông, mà còn là sự hiểu lầm của người ngoài Tông môn, người tông phái khác.
Những sự hiểu lầm này gây thiệt hại cho người trong tông phái, mà cũng gây không hay cho người ngoài, lắm lúc sinh ra ác cảm hoặc chỉ trích bài kệ này. Để rồi tình cảm Đạo bạn trong tăng đoàn bị sứt mẻ, mất hoà hợp - Đây là điều đáng tiếc.
Có việc “đáng tiếc” này không phải do bản thân bài kệ mà do ở người hiểu không đúng - không đúng ý Tổ Sư.
A. SỰ HIỂU LẦM CỦA NGƯỜI TRONG TÔNG MÔN:
I. Hiểu lầm trên mặt khai thị.
Với sự khai thị (chỉ cho) của bậc Thầy (Thiền sư), người trò đã tìm nắm bắt trên lời, trên hành vi, cử chỉ của người Thầy - Đây là một điều sai lầm. Thầy chỉ cho trò thấy mặt mình, sự chỉ của Thầy là để tìm thấy, tìm biết, mà trò cứ nhìn ngón tay. Vì vậy trò không thấy được mặt chính mình. Đây là điều lầm cho chỗ học của mình. Nếu hiểu sai nhận ngón tay, lời nói, hành vi của Thầy làm “cái mặt” của mình thì thật là uổng phí, lại không kém tai hoạ cho mình. “Nhận người dưng làm con cái” hay “nuôi trộm trong nhà”, “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” đây là điều tai hoạ vậy!
Đó là lầm trên mặt khai thị. Và như đây thì lại vô tình “lập văn tự”, làm trái lại “ý Tổ Sư”, trái với tôn chỉ văn kệ - Dù là “lời nói”, “hành vi”, “cử chỉ” cũng là một hình thức văn tự - phải nhớ văn bài kệ là:
Bất lập văn tự.
Thế nên dù chấp một hình thức khêu gợi nào đó cũng là “lập văn tự” rồi. Đây là điều phải khéo tránh. Các Thiền sinh, Thiền khách đã lầm điều nầy không ít. Vậy mà có khi tưởng chừng là mình đã nhận ra, và xưng danh với đời, làm Thầy người. Đây không chỉ hoạ cho mình mà gieo hoạ cho người nữa. Đó là tình trạng “kẻ mù dẫn người đui”. Thật nguy tai!
II. Hiểu lầm trên nghĩa văn chữ.
Câu “Bất lập văn tự”
và “Giáo ngoại biệt truyền”
là hai câu khiến cho người lầm trên mặt văn nghĩa.
1/Với câu: “Bất lập văn tự”.
Nếu cho là “không cần lập bày chữ văn”, dẹp “văn chữ” qua một bên trong việc tu học. Nếu đã có văn chữ thì dẹp đi, đốt đi. Nếu chưa có thì đừng viết, đừng đặt, đừng làm ra.
Nếu cho như vậy rồi đem sách vở đã có đốt hết, thì đây là một việc thật sai lầm và tai hại. Thử hỏi giấy mực có lỗi gì mà đốt nó? Nó là thứ vô tri, có hại ai, có làm gì ai đâu. Vả lại, nó có là do công khó của người, sức cần lao của người, thì tại sao lại phí phạm làm tổn hại vậy? Làm vậy không ngại mang tiếng: Người tu hành mà thiếu hiểu biết đến như vậy sao?
2/Với câu: “Giáo ngoại biệt truyền”.
Câu này chữ “Giáo” chỉ cho giáo điển. Giáo điển là gồm toàn bộ kinh sách trong nhà Phật. Những giáo điển này được viết thành văn thành chữ.
Chỗ nói: “Riêng truyền ngoài giáo” tức riêng có một cách truyền pháp cho người ngoài kinh giáo. Cách truyền này không dính gì tới văn chữ kinh giáo cả. Có một cách truyền đặc biệt như vậy.
Có người trong tông môn nghe được câu này không hiểu cho chín chắn, rồi lại cho nhà Thiền không cần đến kinh giáo. Người như vậy không ngại coi thường, khinh miệt ruồng bỏ kinh giáo. Người ấy tưởng chừng kinh giáo là thứ không ra gì, là đồ bỏ không cần thiết cho đời, cho ai v.v... Rồi lại thấy ai xem kinh, đọc sách thì cho kẻ đó là quê, là dở, là lầm, là ngu... hay là cười mỉa mai.
Chỉ cho phương pháp khai thị của Thiền Tông là nhứt, còn các thứ khác là đồ bỏ, không ra chi... khi thường xem nhẹ các tông phái khác. Với cái thấy như vậy thật là đáng tiếc.
Nếu là người như vậy thì uổng qui y Tam Bảo, uổng thọ nhận sự cúng dường của tín thí.
Trước hết người này đã lầm trên mặt văn nghĩa, và kế đó là lầm trên việc làm, ý nói của Tổ sư.
a. Lầm trên văn nghĩa:
Câu “Giáo ngoại biệt truyền”
Tức: Ngoài giáo riêng truyền.
Chánh văn nói “Giáo ngoại” tức ngoài giáo. Nhớ là “ngoài giáo” thôi. Tức ở bên ngoài kinh giáo. Như ở ngoài nhà tức ở bên ngoài một ngôi nhà. Chỉ là “ngoài” thôi. Ngoài không có nghĩa là không có nhà, không cần cái nhà, hay phải phá nhà, đốt nhà. Chỉ là “ngoài” nhà thôi! Đã là “ngoài nhà” nên cái nhà vẫn là cái nhà, vẫn được tôn trọng là cái nhà, chẳng phải hủy phá gì. “Ngoài giáo” cũng vậy. Chỉ là “ngoài” giáo điển thôi chứ không phải hủy diệt giáo điển. Giáo điển vẫn được tôn trọng. Cái nghĩa nầy phải hiểu cho đúng. Chính hai chữ “Giáo ngoại” đã nói rõ điều nầy.
Đã nói “ngoài giáo” thì cứ hiểu là ngoài giáo thôi, chớ sanh vọng tưởng nữa! Rõ ràng Tổ sư đã xác lập như vậy.
“Ngoài giáo” không có nghĩa phủ nhận giáo điển, mà để xác định đường lối, chủ trương của phương tiện Thiền. Một thứ phương tiện “đốn siêu phương tiện”.
Thông thường khi người ta đi lại thì hay đi bằng xe hơi. Nhưng có người nói tôi đi ngoài xe (tôi không đi bằng xe). Nói như vậy có phải là muốn dẹp phá xe không? - Đâu phải! Nói như vậy để cho thấy là có một đường lối khác mà không phải dùng đến xe, như bằng đường hàng không hay đường thủy chẳng hạn. Họ chỉ ngoài phương tiện xe thôi. Đây là một xác định hướng đi cách đi của họ thôi. Nào có muốn có đòi đập phá xe cộ ai đâu!
Nếu gặp người không hiểu, nông nổi, nghe nói “đi ngoài xe” rồi nhảy đập phá đốt xe, thì hỏi người đó được người đời cho là người gì? - Có phải được gọi là “người ngốc” không?
Đối với việc “ngoài giáo” này cũng vậy. Đừng lầm mà phá sản một nền văn học đồ sộ của nhân loại. Phải biết rằng kho tàng kinh điển của đạo Phật thật vĩ đại. Vĩ đại cả về thể và lượng.
b. Lầm trên việc làm, trên ý.
Đối với việc làm của Tổ sư thật là vì người một cách nhiệt tình nhất, hoàn toàn vì người. Đã vì người nên chẳng bao giờ khi bạc người, dù người đó như thế nào, dù là tội lỗi, dù là ngu si, lầm lẫn... Ngài vẫn một lòng chăm sóc, khai thị, chỉ dạy. Như là một thầy thuốc có lương tâm không chừa một bệnh nhân nào, mà trị hết tất cả, bất chấp tình trạng của bệnh nhân ra sao và thuộc thành phần nào trong xã hội.
Vì thế Tổ sư có khi nào đánh bạt kẻ khác để riêng giành tiện nghi cho mình. Có khi nào các Ngài phá phương tiện kẻ khác để chỉ còn phương tiện riêng mình được độc tôn độc bá. Người biết đạo không ai làm như vậy. Họ chỉ làm thành cho nhau, tương trợ mà không phá hoại. Đối với pháp thế gian các Ngài còn chưa phá huống lại là trong Phật pháp hay sao?
Đừng bao giờ “lầm” trên thiện chí việc làm và ý ở các Ngài.
Đừng lầm cho các Ngài là độc tôn độc bá.
Đừng cho rằng Thiền tông muốn giành đất lấn sân, muốn một mình một cõi, hùng cứ trên thiên hạ trong tùng lâm.
“Hạ người nằm xuống” để mình ngoi lên, đối với Thiền sư chính thống không có việc này.
Các Ngài chỉ có yêu thương người chưa được giác ngộ một cách nồng nàn thôi. Có điều tình thương của các Ngài thuần lý trí - thuần trí - nên người khó thấy và dễ sinh hiểu lầm đó thôi.
Vì Tổ sư không có ý, nên người đọc đến chỗ này mà hay phóng ý thì rất dễ hiểu lầm. Trong lầm lẫn tưởng rằng đây là lời nói để bài bác, hạ giá giáo điển, để rồi theo đó mà mình bài bác tiếp.
Phải biết Tổ sư nói đây là vì Ngài có sở trường thủ thuật riêng. Một thủ thuật đặc biệt, vì có nên nói một cách xác định như vậy thôi.
Đừng có hiểu lầm ý các Ngài mà gây ân oán với người. Các Ngài sẽ không bao giờ vui vì con cháu hiểu lầm ý mình, gây hờn chuốc oán với kẻ khác mà gọi là “Xiển dương tông phong”.
III. Hiểu lầm trên yếu chỉ.
Với hai câu: Trực chỉ nhơn tâm
(chỉ thẳng tâm người)
Kiến tánh thành Phật
(thấy tánh thành Phật)
Người trong Thiền Tông cũng đã không ít vị hiểu lầm hai câu nầy. Đây là hai câu trọng yếu, nhưng rất tiếc lại hay lầm.
Lầm rằng: Bậc Thầy (Thiền sư) chỉ thẳng ngay tâm Trò, Trò nhận ra Tánh liền thành Phật.
Thật là thần tốc, nhanh chóng, được thành Phật tức thời - dễ ăn quá! Người học tưởng là vậy. Khi đã cho là như vậy thì thấy pháp Thiền “Giáo ngoại biệt truyền” thật là chóng tắt, thật là cao siêu, hơn hẳn tất cả pháp môn khác.
“Thành Phật” là điều ai cũng mong trên lộ trình học đạo, nên được “liền” thành Phật thì thích quá. “Thấy tánh liền thành Phật” thật là đơn giản.
Đây là con đường “siêu thời gian”, người học không khỏi tự hào và tự ỷ. Khi mình hiểu chút ít về Tánh thì coi như mình “thành Phật” tới nơi. Từ đó không để tâm công phu tu hành gì cả. Thành Phật rồi đâu phải tu. Còn cho có tu hành là còn thứ lớp. Thành Phật là thành tức thì, không có việc thành lai rai từ từ. Rõ được chỗ này đâu còn phải tu gì cho mất công. Ấy thế rồi ngày qua ngày rong chơi mặc cho nghiệp chướng vọng tưởng kéo lôi... Cuộc sống như thế người ấy có khổ không? Còn khổ tức chưa là Phật.
Cho nên “thành Phật liền” kiểu đó là thành giả hiệu, Là một thứ “mộng tưởng điên đảo”.
Đức Phật Thích Ca trước đó là người thông tuệ chí thú tu hành là vậy mà ít ra cũng mất một thời gian khá dài trên dưới mười năm mới thành Phật. Xin nói: Làm gì có việc “liền thành Phật”, “thành Phật liền” mà ham!
Còn chư Tổ thì sao? Các Ngài có phải khi “thấy Tánh” rồi liền thành Phật không? Bao nhiêu vị Tổ đâu đã không tu hành công phu trải nhiều năm nhiều tháng dù đã gọi là “Thấy Tánh”?
Đừng lầm cái điều tai hại nầy!
Có lầm cái điều nầy để cho thấy đương sự là kẻ tham lam quá, là kẻ ngã mạn, tăng thượng mạn. Mà Tham và Ngã là hai điều tối kỵ của con người cầu đạo.
Con đường này là thứ hát xiệc cao cấp, khéo thì vang danh nổi tiếng, vụng thì tan xương mất mạng.
Hãy cẩn thận! Chớ lầm! Chớ đại ngôn!
Mặc khác, nếu nói “thành Phật” là thành Phật nhơn thì còn có thể được. Thành được cái nhơn Phật - Như sinh ra được ông Phật con. Có ông Phật con rồi nuôi nấng từ từ mới thành ông Phật lớn. Phật con gọi là Phật Nhơn, Phật lớn gọi là Phật Quả.
Đạt được Nhơn Phật rồi thì sẽ thành Quả Phật - Với nghĩa thành Phật Nhơn thì nghe còn khả dĩ.
Và nếu tự cho mình thành Phật thì nên biết mình đã có “sở đắc”, có cái “Ta” là Phật, đó chỉ là Phật ta thôi, chẳng phải là Phật đúng nghĩa đâu. Vì ông Phật Ta là có đủ bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh, Thọ giả. Một ông Phật như đây chỉ là một ông Phật đau khổ thôi!
B. CÁI LẦM CỦA NGƯỜI NGOÀI TÔNG MÔN.
I. Người có thành kiến.
Nếu là người đã có sẵn thành kiến với Thiền Tông, khi nghe qua bài kệ người này sẽ không ngại cho đây là lời nói của “tà ma ngoại đạo”. Vì cho rằng kinh giáo là “lời vàng tiếng ngọc” của đức Phật mà hôm nay lại có kẻ cả gan gạt bỏ kinh giáo ra ngoài, thì đây nào phải con dòng họ Thích nữa, bọn người này quả thật là “tà ma ngoại đạo”. Có là ta ma ngoại đạo bọn này mới dám dẹp lời Phật kinh Phật ... và rồi không tiếc lời nguyền rủa cay độc: Bọn này rồi sẽ đoạ vào địa ngục vô gián không có ngày ra, đời đời không gặp Phật pháp v.v...
Rồi lại cho rằng: Bọn này thật “đại vọng ngữ”, làm gì thành Phật liền mà ham. Chư Phật phải tu trải qua ba vô số kiếp mới thành Phật. “Kiến Tánh thành Phật” thật là dối láo, gạt gẫm thiên hạ, là loại dã hồ tinh mỵ. Tội này sẽ rơi vào địa ngục bạt thiệt, trâu sẽ kéo cày trên lưỡi trải qua vô số kiếp...
Người này tự cho mình có tâm “Tồi tà phụ chánh” bảo vệ chánh pháp nên không tiếc lời lên án. Không chỉ lên án bài kệ, người đặt kệ mà lên án cả Thiền Tông, gồm những ai tu theo pháp Thiền Tổ sư đây.
Những lời lên án xét ra rất nhiệt tình, mới nghe qua gần như hữu lý, người không thấy sâu dễ hưởng ứng theo và sẽ tạo thành cuộc tranh phong gay gắt. Việc này xưa kia ở Trung Hoa đã xảy ra. Mãnh liệt trong cuộc có thể nói là Ngài Tuyên Giám (Thiền sư Đức Sơn sau này).
Diễn biến và hậu quả của sự tranh phong chỉ gây thương tích cho Phật pháp mà thôi. Thật chẳng có gì gọi là hay ho.
Nhớ một điều thật đơn giản: Thiền sư không dạy người Tham Sân Si. Họ là người trên đà tận diệt Tham Sân Si cho mình và cho người.
II. Người tìm hiểu.
Với người có tâm tìm hiểu khi tìm vào bài kệ này sẽ có nhiều điều nghi ngờ, khó tin được như bài kệ đã nói.
- Làm sao ngoài kinh giáo lại có Phật pháp mà trao truyền?
- Truyền như vậy là truyền pháp gì?
- Cách truyền phải làm sao?
- Người nhận phải làm sao?
- Làm sao thấy Tánh khơi khơi mà thành Phật được?
Tu thành Phật sao đơn giản lắm vậy? Trong khi kinh sách diễn tả sự tu hành đâu phải dễ - Tu phải gặp nhiều chướng duyên, gặp ma, gặp quỷ v.v... Kinh Lăng Nghiêm nói phải trải qua ngũ ấm ma, trải qua Thập Tín, Thập trụ, Thập hồi hướng, Tứ gia hạnh, Đẳng giác, Diệu giác, v.v... phải trải qua nhiều thứ lớp mới mong thành Phật, sao đây lại có vẻ đơn giản vậy?
Đây là qua kinh điển Đại thừa. Theo con đường Bồ Tát.
Nếu là kinh điển khác, theo con đường A la hán, thì ít ra cũng phải trải qua Tứ quả Thinh văn: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, sau rồi mới có thể thành Phật được.
Cả hai thừa Đại, Tiểu đều cho thấy việc thành Phật phải có thời gian, phải có nhiều lớp lang, chứ nào có việc thành Phật mau như chớp vậy?
Biết bao nhiêu điều nghi ngờ, và rồi có thể nghi không biết Thiền có phải là đạo Phật không? Và có người khi tìm vào thì lắc đầu rồi cười trừ. Con đường Thiền, pháp môn gì mà thật lạ, không hiểu nổi!
Dù vậy, thực tế cho thấy sinh hoạt tu Thiền vẫn được truyền thừa từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây. Riêng Việt Nam thì từ xưa đã có pháp Thiền rồi và thịnh đạt nhất, từ dân quan đến vua đều tu Thiền, đó là triều đại nhà Trần. Một triều đại vàng son nhất trong lịch sử Việt Nam. Tại sao pháp Thiền khó hiểu, khó thấu mà lại ảnh hưởng rất lớn trong chiều dài lịch sử của Việt Nam vậy?
Vậy bài kệ này phải có giá trị sâu sắc nào đó?
C. Ý NGHĨA BÀI KỆ.
Nghĩa và ý của bài kệ này thật ra cũng đơn giản thôi. Đơn giản như chính bản thân bài kệ. Lời kệ đã rất rõ ràng sáng sủa như lòng người sản sinh ra nó, như người sử dụng theo đường lối đó.
Và thật ra bài kệ này cũng chẳng cần phải có. Có cũng vậy mà không cũng vậy. Vì việc “truyền pháp” như vầy đã có từ xưa rồi, từ hồi đức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Phật đã dùng, Tổ đã dùng trải bao đời, cách truyền pháp như vầy đã có trước khi bài kệ có. Bởi cho nên bài kệ cũng chẳng cần phải có. Giờ có ra chỉ là một pháp thành văn thôi. Đường lối xưa giờ, nay viết lại thành kệ thôi.
Và thật ra cũng chẳng cần phải bàn nhiều với một sự thật đã rõ ràng, đã dàn trải suốt mấy ngàn năm từ Ấn Độ sang Trung Hoa và Việt Nam. Dù ai muốn dù ai không thì Thiền cũng đã và đang hiện thực.
Tuy nhiên, bên sự hiện thực sáng tỏ của sinh hoạt Thiền đã thực sự đóng góp một phần lớn trong sinh hoạt Phật giáo, sinh hoạt xã hội vẫn còn có một ít ý kiến chưa thoả đáng, nên phải bàn thêm chút ít.
I. Chữ THIỀN.
Trước hết đặt lại chữ Thiền.
Chữ THIỀN là một chữ chẳng xa lạ gì đối với người tu theo đạo Phật. Nó đã có đồng thời với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính pháp đức Phật tu gọi đó là Thiền. Đức Phật đã tu Thiền. Ngài do lắng sâu vào cảnh giới Thiền (thiền định) mà được giác ngộ được giải thoát, gọi là thành Phật. (Ngài trải qua Tứ thiền).
Kể từ sau ngài thành đạo, đức Phật đã vân du khắp xứ Ấn Độ ngày xưa để truyền pháp, dạy người tu Thiền.
Ngài đã dạy các đệ tử của Ngài tu Thiền. Cả 1.250 vị đệ tử của Ngài đều tu Thiền. Các vị tu trong lúc đi, lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm. Lúc nào cũng an trú trong pháp Thiền. Những vị hành Thiền giỏi nhứt là các vị: Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v... (đều thực hành Tứ Thiền). Và các vị này lại phụ với đức Phật giáo hoá truyền pháp Thiền cho các hàng đệ tử tiếp nối.
Như vậy pháp tu Thiền là một pháp được phổ biến trong tăng đoàn thời đức Phật.
Rồi sau đó đức Phật qua đời, các hàng đệ tử lớn qua đời, nhưng pháp Thiền vẫn được truyền thừa.
Pháp Thiền được truyền ra khỏi nước Ấn Độ. Sự truyền pháp này có kế hoạch qui mô ở vào thời vua A Dục cách thời Phật gần 300 năm. Nhà vua đã đứng ra tổ chức công cuộc truyền pháp.
Tổ chức truyền pháp được chia ra làm hai lối: Một lối đi về phương Nam, một lối đi về phương Bắc của xứ Ấn Độ.
Phương Nam gọi là Nam truyền hay Nam Tông.
Phương Bắc gọi là Bắc truyền hay Bắc Tông.
Phương Nam pháp Phật được truyền qua các nước ven bờ biển Ấn-Trung, gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Việt Nam, Trung Hoa và các nước ngoài khơi thuộc các đảo Tích Lan, Nam Dương...
Phương Bắc pháp Phật được truyền sang các nước Trung Hoa, Tây Tạng...
Sau vua A Dục, Sư Tăng lại lên đường truyền pháp sang các nước xa xôi.
Phật pháp truyền như vậy vào thời điểm trước Công nguyên nên Phật giáo ở vùng Đông Nam Á có mặt rất sớm. Như đạo Phật Việt Nam có thể có vào đầu Công nguyên, thế kỷ thứ I Tây lịch.
Do sự truyền pháp như vậy mà các học giả Phật giáo chia ra có Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền. Hay gọi là Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông.
Trong Nam Tông và Bắc Tông lại có chia ra Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa.
Nhưng dù có Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Đại thừa cũng đều truyền pháp Thiền. Chữ Thiền trong kinh điển của hai hệ đều có. Chẳng những có mà còn có vị trí quan trọng, ở những bài học quan trọng.
Nhất là ở hệ Phật giáo Nam tông thì chữ THIỀN lại là chữ chính, pháp Thiền là pháp chính. Các vị tăng hành pháp là hành pháp Thiền thôi không có gì khác. Vì vậy nên các vị cho giáo phái của mình là Phật giáo Nguyên Thỉ (Théravada) - Phật giáo vẫn còn giữ cái gốc từ đức Phật.
Còn Phật giáo Bắc tông khi truyền sang Trung Hoa thì lại chia ra nhiều tông phái, có ít nhứt là 10 tông phái chính. Trong 10 tông đó có Thiền Tông. Đây là một tông phái chuyên về tu Thiền.
Tông Thiền còn nối tiếp chữ THIỀN trong hệ thống pháp từ đức Phật. (Không rõ chữ Thiền được dùng từ lúc nào trong tông phái này).
Vậy chữ THIỀN trong Thiền Tông có gì xa lạ trong sinh hoạt Phật giáo nói chung không?
THIỀN thật là một danh từ đạo Phật.
Chữ Thiền nguyên không phải tiếng Hán chữ Hán hay tiếng Việt chữ Việt, mà Thiền là tiếng Phạn (cổ Ấn Độ). Thiền hay Thiền na, tùy theo ngôn ngữ của mỗi nước mà đọc khác nhau một chút. Việt Nam đọc là “Thiền”, Trung Hoa đọc là “Chan”, Nhật đọc là “Zen” và Cao Miên đọc là “Thiếp”. Dù giọng đọc có khác nhau nhưng nghĩa cơ bản vẫn không khác nhau.
Thiền (thiền na) có nghĩa là Tĩnh lự. Tĩnh lự là một cách lắng đọng tâm ý. Làm cho những ý nghĩ lăng xăng trong đầu được lắng sạch để đem lại sự an tĩnh cho tâm hồn được sáng suốt.
Phương pháp lắng đọng tâm ý có rất nhiều cách tùy theo hệ tu hay tùy theo môn phái.
Riêng chữ Thiền khi nảy nở ở Trung Hoa thì chữ này đã trở thành linh thiêng mầu nhiệm hơn cái nghĩa cơ bản của nó. Nhất là tiếng “Thiền” được thốt ra từ cửa miệng của người tu theo Thiền Tông - Những vị Thiền sư. Thiền ở Thiền Tông được diễn tương đương với chữ ĐẠO chữ TÂM, như thay vì nói: Ngộ Đạo, Ngộ Bản Tâm, thì nhà Thiền còn nói: Liễu ngộ Thiền cơ, đạt Thiền, ngộ Thiền.
Thiền như vậy nhằm chỉ cảnh giới tối cao của tâm linh, nó không còn chỉ là phương pháp thuần túy nữa. Phương pháp và Pháp tánh đã hoà nhập. Hoa sen tức gương sen. Trở thành Nhân-Quả đồng thời.
II. Thiền và các Tông phái Phật giáo Bắc Tông.
Đạo Phật du nhập vào đất nước Trung Hoa được nảy nở tốt đẹp như đất mầu sinh ra trăm hoa ngàn tía. Tùy theo sự tâm đắc về giáo pháp của đức Phật mà mỗi vị có một đường lối vào đạo riêng, và truyền rộng ra đường lối của mình để thành Tông phái, nhưng đa số các học giả đều đồng xét là có 10 tông phái chính. Mười tông là:
1. Thiền Tông
2. Tịnh Độ Tông
3. Mật Tông
4. Thiên Thai Tông
5. Thành Thật Tông
6. Cu Xá Tông
7. Luật Tông
8. Tam Luận Tông
9. Pháp Tướng Tông
10. Hoa Nghiêm Tông
Trong 10 tông phái nầy phổ biến và tồn tại cho đến ngày nay còn có bốn Tông: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Thiên Thai Tông. Nhưng ba Tông nổi bật là: Thiền, Tịnh và Mật.
Các Tông phái nầy tuy có chủ trương đường lối, sự y cứ kinh luận khác nhau, Tiểu Thừa, Đại Thừa khác nhau nhưng vẫn đồng một chỗ hướng đến là được Giác ngộ giải thoát, được thành Phật (theo danh từ diễn tả). Phương tiện thì có khác nhưng cứu cánh không hai. Như người từ Cà Mau đi, hoặc đi xe, đi tàu, đi máy bay. Hay người từ Biên Hoà, hoặc đi xe đi tàu, đi máy bay. Hay ở bất cứ tỉnh nào khác, bằng những phương tiện khác, nhưng chỗ hướng đến cũng là Sài Gòn, nên rồi tất cả sẽ đến được Sài Gòn. Các Tông phái nầy cũng chỉ là như vậy. Mười Tông là mười đứa con trong Phật pháp đều là Tăng, đồng tuân giữ những giới luật cơ bản, đồng chấp hành nguyên tắc: Chỉ ác tu thiện (dứt ác làm lành). Lấy sự giải trừ phiền não làm chính, tiêu dung tập nhân (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi...). Không ngoài phương pháp Tứ đế.
Như vậy mười Tông phái Tông nào cũng tốt, Tông nào cũng nguyền sống đời hiền lương đúng lời Phật dạy. Riêng nói về ba Tông Thiền, Tịnh, Mật. Ba Tông này đã cùng nhau nảy nở phát triển gần như song đôi trong sinh hoạt chung của Phật giáo. Ba Tông đây là điều rất hay cho công tác Phật sự. Ba Tông này bổ túc cho đầy đủ hơn trong sinh hoạt Phật sự chung. Ba Tông này đón nhận gần khắp hết thành phần, trình độ, căn cơ những ai muốn đến với đạo Phật. (Đây chỉ là sự tự phát của mỗi Tông thôi, chẳng có sự sắp xếp nào). Sự phân bố không sắp xếp này trở thành một thành tựu tốt đẹp cho đạo Phật, nhất là về mặt phát triển theo chiều tôn giáo.
Ba Tông đây chỗ công phu ở trình độ sơ cấp rất là khác nhau.
Ở Tịnh Độ dùng câu niệm Phật làm chính. Đó là niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Niệm Nam mô A Di Đà Phật. (Hướng về đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương).
Ở Mật Tông dùng câu thần chú làm chính. Đó là niệm một câu chú nào đó. Như niệm Án ma ni bát mê hồng. (Hướng về đức Phật Đại Nhựt).
Ở Thiền Tông niệm trí giác, thường dùng pháp Định Huệ đẳng dụng. (Hướng về trực ngộ bổn tâm Phật tánh).
Nhưng ba tông này công phu ở trình độ cao cấp có khác nhau nữa không?
- Không, giống nhau thôi! Công phu của ba Tông này ở công phu sâu dày tính chất không có gì là khác nhau. Chỉ khác nhau ở danh từ tên gọi mà thôi.
+ Ở Tịnh Độ niệm đến lúc Nhất tâm bất loạn... (Tâm bất điên đảo).
+ Ở Mật niệm đến chỗ Tam mật tương ưng. Tâm Đà La Ni.
+ Ờ Thiền niệm đến chỗ Vô niệm. Viễn ly điên đảo mộng tưởng.
Ba danh từ tên gọi này có khác, nhưng đặc tính vẫn là nhau: vẫn bất và ly điên đảo.
Nhất tâm vô niệm là Tam mật (Đà la ni).
Tam mật là Nhất tâm là Vô niệm.
Vô niệm là Tam mật là Nhất tâm.
Tất cả chỉ là: CẢNH GIỚI VẮNG LẶNG TUYỆT ĐỐI ở tự tâm thôi. Cảnh giới này bật hiện:
Đức Phật A Di Đà.
Đức Phật Đại Nhựt.
Đức Phật Tánh.
Đã là Phật thì nào có khác. Lúc này nói thế nào là Thiền, là Tịnh, là Mật. Hãy nói xem? Nói được gì không nào?!
Ba người Thiền, Tịnh, Mật dù có một trăm cái miệng cũng không nên lời.
Chỗ này người trong nhà Thiền gọi là: TÂM THIỀN. Mà trong kinh giáo gọi là nhập ĐẠI ĐỊNH tức Đại Thiền Định.
Xuyên qua mười Tông phái có thể thấy được tên THIỀN không có gì xa lạ và kỳ bí, và như vậy bất cứ người trong một tông phái nào khi đã thấu triệt tông mình thì có thể cảm thông được tông phái khác không có gì chướng ngăn nữa. Khi ai cũng nhận ra người này là “cha” mình thì rõ CHÚNG MÌNH LÀ ANH EM RUỘT đây mà!
CHỮ THIỀN, TIẾNG THIỀN Ở VIỆT NAM
Bước vào nhà Tổ của Tổ đình Phước Hậu (Trà Ôn - Vĩnh Long) liền thấy bốn chữ Nho lớn đấp nổi sơn đen trên đầu cửa. Bốn chữ đó là: THIỀN MÔN NGỘ NHẬP.
“Thiền môn” là tiếng quen thuộc của không riêng Phật giáo Việt Nam mà của cả người dân Việt. Nói đến “Thiền môn”, người ta biết đó là cửa chùa Phật (để thấy khác đi với chùa Ông, chùa Bà, chùa Cao đài v.v...).
“Thiền môn” là cửa chùa Phật. Cửa chùa tức cửa Thiền. “Cửa Thiền” tức cửa chùa (Phật).
Tiếng Thiền, chữ Thiền đã gắn bó với chùa chiền Tổ quốc Việt Nam như vậy.
Rồi vào bên trong nhà Tổ liền thấy đức Tổ Bồ Đề Đạt Ma đứng trên bàn đang quảy chiếc giày bằng cây gậy trên vai. Tổ Đạt Ma là ai? - Ai cũng biết là vị Tổ truyền pháp Thiền từ Ấn Độ phương Tây sang Đông độ, Trung Hoa, và rồi sang Việt Nam.
“Thiền” lại được thấy ngay tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma (tượng Ngài như người thiệt).
Và để bước vào chánh điện, nơi thờ đức Phật, thì sẽ thấy lồ lộ hai câu liễn chạm khắc bằng xi măng rất tỉ mỉ, nền có tre trúc, có hoa mai... đẹp đẽ.
Đầu hai câu liễn hiện lên hai chữ rõ ràng, sắc nét, uy nghi. Chữ bên phải là chữ PHẬT, chữ bên trái là chữ THIỀN. Như vậy là chữ Thiền dùng để đối với chữ Phật. Điều này để cho thấy người trước trân trọng chữ “Thiền” đến bực nào! Chữ Thiền được đặt ngang hàng với chữ Phật.
Vậy THIỀN = PHẬT (Thiền bằng Phật).
- Phật cảnh u huyền như vân quải sơn đầu,
Hành đáo sơn đầu, vân cánh viễn.
- Thiền cơ hạo đản tợ nguyệt phù thủy diện,
Khoát khai thủy diện nguyệt huờn thâm.
Có nghĩa: - Cảnh Phật u huyền như mây giăng đầu núi, đến được đầu non, mây hãy còn xa.
- Cơ Thiền bảng lảng dường nguyệt in mặt nước,
Khoát vẹt mặt nước, trăng lại chìm sâu.
Như vậy để thấy rõ cảnh giới Phật không là gì khác, đó chính là cảnh giới Thiền.
Cảnh giới Thiền chính là cảnh giới Phật.
Trên đầu cửa phía trên hai câu đối lại có bốn chữ Nho lớn cũng đắp nổi bằng xi măng. Bốn chữ này là: NHẬP PHẬT CẢNH GIỚI - tức là vào cảnh giới Phật.
THIỀN = PHẬT, vậy vào cảnh giới Phật ấy vào cảnh giới Thiền, vào cõi Thiền - nhập Thiền. Nhập cơ Thiền tức vào cõi Phật.
PHẬT - THIỀN, THIỀN - PHẬT ở thế lồng bóng. Thiền tức Phật, Phật ấy Thiền. Tâm Thiền ấy Tâm Phật, Tâm Phật ấy chính Tâm Thiền - Lòng Phật ấy chính lòng Thiền.
Chữ Thiền, tiếng Thiền được người tu xưa ở Việt Nam trân qúi như vậy, tôn vinh như vậy, đã tạo hào quang linh thiêng mầu nhiệm tối cao như vậy.
Điều này đủ thấy người tu xưa ở Việt Nam đã biết thở bằng pháp Thiền để vào cõi Phật. Đủ thấy kiến giải người xưa về Pháp Phật sâu xa áo diệu như thế nào! Đúng như đức Thế Tôn khi ngồi vào gốc cây rừng hành Thiền mà đạt Đạo thành Phật.
Như vậy: THIỀN = ĐẠO = PHẬT
Và Thiền chính là Tâm Đạo, Tâm Phật là Tâm. - Là Tâm cội nguồn của tất cả Trời Người, Chúng sanh. Một thứ Tâm làu làu không nhiễm ô, không não phiền, hoàn toàn trống sạch, an vui trọn vẹn, là Tâm Niết bàn.
THIỀN = ĐẠO = PHẬT = TÂM = NIẾT BÀN
Thiền đã được người xưa linh thiêng hoá nhường ấy! Nhiều chùa ở Việt Nam từ xưa đến nay (1999) đã có mối quan hệ với Thiền như vậy.
Lại thêm chi tiết nữa:
Chính ngay bàn thờ Tổ có dựng hai tấm ván dẹp bằng bàn tay, cán tròn, cập hai bên cạnh bàn, hai tấm này thường được gọi là cặp bê. Cặp bê là hai cây bê. Bê có hình dáng như cây dầm dùng để bơi ghe bơi xuồng dưới sông nước. Đây chính là cặp chèo dùng chèo ghe. Nhưng cặp chèo này không giống cặp chèo của Việt Nam. Vì đây là cây chèo theo kiểu chèo người Trung Hoa thời xưa. Tại sao có việc này?
Vì đây là kỷ niệm chuyến chèo ghe lịch sử trong Đạo Thiền.
Sự kiện lịch sử này xảy ra vào thế kỷ thứ VII . Việc chèo ghe với mái chèo này xảy ra vào một đêm tối trời, trên dòng sông bến nước Cửu Giang bên chùa Hoàng Mai ở đất nước trung Hoa.
Đêm ấy đức Thiền Tổ Hoằng Nhẫn là vị Tổ thứ năm dòng Thiền Bồ Đề Đạt Ma (dòng Tồ sư Thiền) đã kín đáo truyền Pháp trao y bát cho người đệ tử để kế tiếp làm Tổ đời thứ sáu. Tổ Hoằng Nhẫn đã truyền Tổ vị cho vị cư sĩ Lư Huệ Năng tại phòng riêng của mình trong chùa Hoàng Mai. Lúc ấy vào canh ba. Đại chúng trong chùa có hơn 500 người mà chẳng ai hay biết.
Tổ Hoằng Nhẫn đã dùng ghe đưa Huệ Năng sang sông. Tổ thứ Năm đã chèo ghe đưa Tổ thứ Sáu qua sông. Cặp chèo “Tổ” đưa “Tổ” ngày ấy được người sau nhớ đời. Vị Tổ thứ Sáu, Ngài Huệ Năng đã rộng độ chúng hữu tình, công xây dựng Thiền Lâm rất đắc lực, gây cho Đạo Thiền được phát triển tốt đẹp từ đương thời cho mãi đến bây giờ.
Thế nên để ghi nhớ công ơn to lớn ấy người sau nhớ mãi cặp chèo trên sông nước mà dựng thờ trước bàn thờ Tổ để tỏ lòng kính ngưỡng thêm vẻ uy nghi. Vì vậy cặp chèo này được coi là “cặp chèo Tổ”. Nhờ cặp chèo này mà đưa rước chúng hữu tình qua sông dài ngập sóng. Đây chính là cặp chèo Thiền.
Mái chèo Thiền Tổ Tổ đưa,
Đưa người giác ngộ và đưa hữu tình.
Cặp bê rồi còn cặp tích nữa. Bê và Tích hai cặp này ôm bốn góc bàn thờ. Tích là cây gậy có sáu khoen. Đây cũng là vật tùy thân của Tổ để hoá duyên trên đường hành Đạo. Là phương tiện độ mình độ người. Gậy trong tay Tổ, bậc cao Tăng hành Thiền được gọi là Thiền Trượng (Tích trượng). Chiếc gậy này cũng là vật phi thường, là thứ “giải hổ tích”; gậy đuổi cọp làm cho mãnh hổ khiếp uy oai.
Chiếc gậy ngày ngày nắm dạo rong
Bỗng nhiên như cọp với như rồng
Nhấc lên đã ngại sơn hà lở
Chống lại càng e nhật nguyệt long.
(Tuệ Trung Thượng sĩ - Trần Tung đời Trần - Việt Nam.
“Gậy Thiền nhất cái rung trời đất
Chuyển động Tam Thiên chẳng phải vừa”
Đây là chiếc gậy oai dũng uy linh. Vật vô tri đem trấn bàn thờ tăng thêm vẻ đại hùng.
Hùng lực, Từ bi, Phương tiện được toát hiện từ đôi mắt trợn trừng của Tổ. Từ nguồn mạch trí huệ vô song. Đó chính là Đạt Ma, là Diệu Pháp (Dharma), là Thiền.
Nếu tỉ mỉ hơn, nhìn vào bài vị, long vị trên bàn thờ Tổ sẽ thấy ghi là: “Từ Lâm Tế chánh tông...” Đây chính là loại gia phả (phổ) ngắn gọn. “Lâm Tế Chánh Tông” tức chính tông Lâm Tế, là Tông là dòng Lâm Tế.
Lâm Tế là ai là gì? - Lâm tế chính là tên một vị Thiền sư - Thiền sư Lâm tế. Ngài có tên Pháp là Nghĩa Huyền, hành Đạo ở viện Lâm Tế nên gọi tên là Lâm Tế. Ngài là cháu Lục Tổ Huệ Năng đời thứ tư.
Tông Lâm Tế không chỉ có riêng ở Tổ đình Phước Hậu, mà hầu hết các chùa xưa ở Việt Nam đều là Tông Lâm Tế.
Riêng về miền Bắc Việt Nam còn có tông Tào Động. Tông này cũng đồng thời với Lâm Tế và cũng là cháu Lục Tổ Huệ Năng, cũng đời thứ tư.
Qua việc thờ phượng, trang trí trong chùa đã thấy rõ đời sống tu hành trong quá khứ, chùa đã có nhiều gắn bó với Thiền. Đây không chỉ một chùa mà có rất nhiều chùa, hầu hết gần như vậy cả. Thế nên ngày xưa Tăng đồ nhà Phật thường được người trong đạo ngoài đời hay gọi là Thiền sư. Nếu chuyên môn hơn thì gọi là Thiền tăng. Và cái gì dính líu với đời tu, đến nhà chùa đều được gọi với tiếng “Thiền”.
Thiền viện (cái chùa), Thiền môn (cửa chùa), Thiền đường (nhà Thiền - nơi ngồi Thiền, ngồi tu, nơi Tăng ngủ); Thiền phòng (phòng tu Thiền); Thiền thất (cái nhà tu Thiền); Thiền uyển (vườn Thiền), Thiền
Lâm (rừng Thiền - chỉ đạo Thiền sâu thẳm mênh mông dầy đặt), Thiền sàng (cái giường ngồi Thiền), Thiền tọa (ngồi Thiền), Thiền hành (đi Thiền), Thiền ngữ (lời Thiền), Thiền cơ (máy Thiền), Thiền phong (gió Thiền).
Và Thiền sư (bậc Thầy tu Thiền dạy Thiền), Thiền sinh (học trò học Thiền), Thiền khách (người khách Thiền, hoặc học hoặc tham cứu), Thiền tăng (vị tăng tu Thiền, Thiền đức (bậc Đạo đức trong nhà Thiền). Thiền gia (nhà Thiền), Thiền trượng (gậy Thiền). Thiền bản (tấm ván Thiền), Thiền cầu (trái cầu Thiền đánh thức người - cầu lông), Thiền kinh (kinh Thiền). Thiền y (áo Thiền), màu Thiền (màu áo đà, áo tu).
Thiền đầu (vị thủ tọa trong nhà Thiền - người lãnh chúng).
Thiền quy (quy tắc trong nhà Thiền), Thiền v.v. . .
Tiếng Thiền, chữ Thiền đã được nói nhiều trong sinh hoạt tu hành của Đạo Phật nước nhà. Như vậy chữ Thiền, tiếng Thiền có mặt lúc nào ở trong sinh hoạt nhà chùa Việt Nam đất nước Tiên Rồng này?
Từ lúc nào, việc này thật khó nói, chắc là không ai biết đích xác về thời điểm tiếng Thiền có mặt ở đất nước này.
Nhưng một điều có thể chắc là, tiếng Thiền ắt có mặt đồng thời với tiếng Bụt (Buddha - Phật). Khi mà các tăng già Ấn Độ có mặt truyền pháp ở nước ta. Truyền Pháp Phật tức truyền pháp Thiền. Khi các Ngài nói lên tiếng Bụt thì sẽ nói tiếng Thiền. {Không biết lúc đó các vị nói thế nào (phát âm) mà người dân Văn Lang lúc đó nghe qua và phát âm lại là Bụt (Buddha), là Thiền (Thiền na - dhyana)}.
Dù sao tiếng Thiền (Thiềng, Thoàng) cũng đã có rất lâu đời trên đất nước Việt Nam, có trước thời đất nước mang tên Đại Cồ Việt, cũng như tiếng Bụt vậy. Ít nhất phải có vào đầu kỷ nguyên, nếu không muốn nói là có sớm hơn. (Vì sự truyền giáo của vua A Dục. Chủ trương có trước kỷ nguyên (thế kỷ I) đến khoảng 200 năm. Theo đây thì có trể lắm là 100 năm sau sẽ đến Việt Nam).
Tiếng Thiền, Đạo Thiền, Thiền tông theo Bồ Đề Đạt Ma, chính thức có mặt ở Việt Nam là vào cuối thế kỷ thứ VI. Khi mà Tam Tổ Tăng Xán điểm hóa vị tăng Ấn là Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Vị này sau khi ngộ Thiền, Tam Tổ dạy sang phương Nam mà hành hoá. Vì lúc ấy ở Trung Hoa đạo Phật bị phế giáo bởi Chu Võ Đế.
Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từ núi Tư Không (Hồ Nam) của trung Hoa mà xuôi về Nam vào đất nước Tiên Rồng. Thời điểm này là năm 580 niên hiệu Đại Tường năm thứ hai nhà Chu (đời Hậu Lý Nam Đế). Ngài trụ tại chùa Pháp Vân (Hà Đông). Chùa này dân gian gọi là chùa Dâu. Ngài tịch năm 594 đời nhà Tùy (Tùy bắt đầu từ 581), nhằm đời Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) đất nước Giao Châu (thời kỳ Bắc thuộc - thuộc nhà Tùy). Như vậy Thiền có trước thời kỳ độc lập Đại Cồ Việt xa (968) trước gần 400 năm.
Và như vậy Pháp Thiền Đạt Ma có ở Việt Nam chỉ sau Thiền trung Hoa khoảng 60 năm (520 Đạt Ma qua trung Hoa - 580 Tỳ Ni Đa Lưu Chi qua Việt Nam ).
Tiếng Thiền, chữ Thiền đã gắn bó với nước Việt có cả 14 thế kỷ, cả 1400 năm, nếu chỉ tính từ Thiền Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma.
Còn nếu tính Thiền theo tiếng Bụt thì Thiền phải có số tuổi cả hai ngàn năm trở lên. Tức khi Đạo Phật có mặt trên tổ quốc Lạc Hồng trên đất nước Âu Lạc Tiên Rồng.
BAN HOẰNG PHÁP VÀ THIỀN TÔN (TÔNG)
“Ban Hoằng Pháp” thời Giáo Hội Tăng Gia, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào những năm sáu mươi, ở miền Nam Việt Nam đã có cái nhìn với Thiền Tông như sau: (qua sách Phật Học Phổ Thông, Hoà Thượng Thiện Hoa biên soạn, Thành Hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành - quyển nhì - PL: 2541 - 1997).
• (Trang 186):
9- Sao gọi là “Đạt Ma Tổ Sư Thiền?”
Như chúng ta đã nghe, Ngài Đạt Ma sau khi từ Ấn Độ qua Trung Hoa truyền Đạo, đã ngồi xây mặt vào tường 9 năm, tại chùa Thiếu Lâm để tham Thiền. Đạt Ma Tổ sư Thiền tức là pháp Thiền mà Ngài đã tu luyện ở chùa Thiếu Lâm vậy.
. . . .
• (Trang 187)
2. Một loại thứ hai, được truyền dạy không căn cứ vào kinh giáo, không có văn tự, tức là loại Thiền “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”, như các pháp “Trực chỉ Thiền, Như Lai thanh tịnh Thiền, Tự Tánh thanh tịnh Thiền, Như Lai Tối Thượng Thừa Thiền, Đạt Ma Tổ sư Thiền v.v..., với loại Thiền này là người ngộ
trước dùng tâm giác ngộ của mình để ấn chứng cho người sau giác ngộ. Đó tức là loại Thiền “Dĩ Tâm ấn Tâm, trực chỉ nhơn Tâm kiến Tánh thành Phật”. Vị minh sư dùng Tâm mình để tiếp xúc với Tâm của đệ tử, truyền thẳng sự giác ngộ của mình qua Tâm của đệ tử; như dùng ngọn đèn sáng chói mà Tâm mình đã từng phát ra để chiếu vào Tâm đệ tử; và Tâm này cũng lại nhờ ảnh hưởng trực tiếp của sự giác ngộ của Thầy mà bừng sáng lên và truyền nối từ Thầy đến trò, từ đời này sang đời khác. Loại Thiền này tức là loại Thiền đã được truyền nối từ đức Phật Thích Ca xuống cho đến Ngài Lục Tổ. Đây là một lối “truyền Đạo” hay “truyền đăng” trực tiếp linh động chính thống.
. . . .
• (Trang 189)
Tóm lại, pháp Thiền này rất là mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được cho nên người xưa có nói: “Thiền cơ huyền diệu” (máy Thiền mầu nhiệm). Các vị Tổ sư trong khi truyền Đạo, không dựa theo một nguyên tắc, một phương pháp gì nhất định cả. Các Ngài tùy theo thời cơ mà ứng biến, nghĩa là quán sát căn cơ người cầu Đạo, xét đã đúng thời chưa, và phải dùng phương pháp gì cho vị đệ tử kia được ngộ đạo, rồi các Ngài đối cơ lập pháp. Tất nhiên phương pháp này các Ngài dùng chỉ trong nhất thời thôi. Do đó mà không thể biết trước được các Ngài sẽ dùng phương pháp gì để truyền thọ.
• (Trang 193)
Hai mươi tám vị Tổ này đã làm rực rỡ cho Phật giáo Ấn Độ, chứ không riêng gì cho Thiền Tôn Phật giáo sau này được lan rộng trên hoàn cầu, một phần lớn do công đức của 28 vị Tổ này. Ngày nay nhắc đến những tên như Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Hiếp Tôn giả, Mã Minh, Long Thọ, không một Phật tử nào là không biết đến. Và sự kiện này cũng chứng tỏ rằng phần lớn các vị Tổ có tiếng tăm đều ở trong phái Thiền Tôn. Sự nhận xét này không những được chứng minh ở Ấn Độ, mà cả đến Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam nữa.
• (Trang 210)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Trung Hoa. Cho nên, nếu ở Trung Hoa Thiền Tôn được thịnh hành truyền bá thì ở Việt Nam Thiền Tôn cũng được xem như là môn phái chính của Đạo Phật. Đấy cũng là một lẽ dĩ nhiên, không có gì khó hiểu.
. . . .
Vậy thì nhất định là Thiền Tôn ở Việt Nam chỉ có thể xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ VI Tây lịch. Sự phỏng đoán này đã được lịch sử truyền giáo ở Việt Nam chứng minh. Vào năm 580 (cuối thế kỷ thứ VI) Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, lần đầu tiên truyền Thiền Tôn vào Việt Nam. Sau Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng có nhiều vị danh tăng khác đem truyền Thiền Tôn vào Việt Nam, và nhờ đó, Việt Nam cũng có nhiều môn phái Thiền Tôn như ở trung Hoa. Một điều đặc biệt, đang hãnh diện cho Phật tử Việt Nam là ngoài những phái Thiền Tôn ở Trung Hoa truyền sang, ngay ở nước ta, cũng có một phái Thiền do một vị vua sáng lập, đó là phái Trúc Lâm mà vị sơ Tổ là vua Trần Nhân Tôn.
• (Trang 229)
Thật là Thiền cơ nhiệm mầu, người ngoài không thể suy nghĩ, luận bàn được.
Muốn cho người cầu Đạo được kết quả, các vị truyền pháp phải hội đủ ba điều kiện sau đây:
- Biết căn cơ người cầu Đạo.
- Biết thời tiết đúng lúc truyền Đạo.
- Biết phương pháp nào thích hợp, trong ba phương pháp nói trên. Nếu truyền Pháp không hợp căn cơ, không hợp thời hợp pháp thì người tu Thiền không có kết quả.
Trước khi dừng bút chúng tôi có một nhận xét sau đây mà chắc qúy độc giả cũng đồng ý là: Nước ta ngày xưa là một nước chịu ảnh hưởng lớn của Thiền Tôn, và Thiền Tôn là môn phái rất thịnh hành nhất trong nước. Thế mà ngày nay, vì bao cuộc biến thiên của lịch sử, Thiền Tôn không còn được truyền thọ trong các chùa cũng như trong dân chúng một cách sung mãn như xưa nữa.
Vậy chúng tôi hy vọng rằng, từ đây về sau, nhờ sự giao thông tiện lợi từ nước này sang nước khác, nhờ sự trao đổi văn hoá, và nhờ sự gia tâm tu học của các Phật tử Việt Nam, Thiền Tôn sẽ lấy lại sắc thái sung mậu ở Việt Nam như các thời Lý, Trần.
BAN HOẰNG PHÁP
Hoà Thượng Thiện Hoa - Viện Trưởng Viện Hoá đạo P.G.V.N.T.N. - đệ tử của Hoà Thượng Pháp chủ Thích Khánh Anh, và là Bổn Sư của Hoà Thượng Thích Thanh Từ (hiện là Viện Trưởng Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt. Người đang khôi phục Thiền phái Trúc lâm Yên Tử của đời Trần - 1999)
III. Ý nghĩa bài kệ.
Khi đã thông cảm được THIỀN thì có thể làm quen với Thiền Tông. Làm quen với Thiền Tông qua bài kệ:
Tông hay cả những học giả về Đạo học Đông phương cũng biết tới. Và hiện nay bài kệ này không chỉ thu hẹp trong đất nước Trung Hoa mà nó đã lan đến Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, cho đến các nước Tây phương... Nói chung bài kệ này giờ đây đã có rất nhiều người biết đến.
Nhưng người biết đến một cách trân trọng nhất vẫn là con cháu nhà Thiền. Với Thiền Tông chính thống thì bài nầy được xem là đường lối, là chủ trương của Đạo Thiền.
Một đường lối vắng bặt không lối đường.
Một thứ chủ trương không chủ trương gì. Nó phi văn tự (bất lập văn tự) mà.
“Đường lối”, “chủ trương” không được viết bằng văn bằng chữ, không bằng một phương tiện phổ biến thông thường - Một thứ phương tiện kỳ đặc: Chỉ thẳng Tâm người.
Phương tiện mà chẳng thành phương tiện. Việc này giống như viết chữ trong hư không, vẽ hình trên mặt nước lỏng, thật chẳng dính vào đâu, chẳng hình thù gì - chẳng gì là phương tiện.
Vì thế, khi người tự nơi Tâm mình nhận ra Tánh, thì sự “nhận ra” này chẳng dính đụng gì tới sự chỉ trỏ kia. Nên “chỉ” mà không đụng, không đến, thành chỉ trỏ kia cũng trở thành vô nghĩa, thành không.
Người điểm hoá (bậc Thầy), kẻ thể nhận (học trò) trước sau đều ở trong tư thế độc lập - không ai đụng đến ai.
Tuy không đụng nhau mà lại là:
TÂM ẤN TÂM
Tâm in qua Tâm. Tâm Thầy in qua Tâm trò thành một sự xác chứng.
Tâm trò giống y Tâm Thầy. Và vị Thầy gật đầu “hứa khả”: Ngươi đã như vậy (đã nhận ra), hãy khéo phò trì. Sự khai thị của Thầy với Trò đặc biệt như vậy khiến người ta ngỡ ngàng, có khi không hiểu, và có khi lại hiểu lầm về sự khai thị chỉ dạy này, cũng là hiểu lầm bài kệ trên đây.
Sự hiểu lầm bài kệ này chẳng những trong môn đồ Thiền Tông, mà còn là sự hiểu lầm của người ngoài Tông môn, người tông phái khác.
Những sự hiểu lầm này gây thiệt hại cho người trong tông phái, mà cũng gây không hay cho người ngoài, lắm lúc sinh ra ác cảm hoặc chỉ trích bài kệ này. Để rồi tình cảm Đạo bạn trong tăng đoàn bị sứt mẻ, mất hoà hợp - Đây là điều đáng tiếc.
Có việc “đáng tiếc” này không phải do bản thân bài kệ mà do ở người hiểu không đúng - không đúng ý Tổ Sư.
A. SỰ HIỂU LẦM CỦA NGƯỜI TRONG TÔNG MÔN:
I. Hiểu lầm trên mặt khai thị.
Với sự khai thị (chỉ cho) của bậc Thầy (Thiền sư), người trò đã tìm nắm bắt trên lời, trên hành vi, cử chỉ của người Thầy - Đây là một điều sai lầm. Thầy chỉ cho trò thấy mặt mình, sự chỉ của Thầy là để tìm thấy, tìm biết, mà trò cứ nhìn ngón tay. Vì vậy trò không thấy được mặt chính mình. Đây là điều lầm cho chỗ học của mình. Nếu hiểu sai nhận ngón tay, lời nói, hành vi của Thầy làm “cái mặt” của mình thì thật là uổng phí, lại không kém tai hoạ cho mình. “Nhận người dưng làm con cái” hay “nuôi trộm trong nhà”, “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” đây là điều tai hoạ vậy!
Đó là lầm trên mặt khai thị. Và như đây thì lại vô tình “lập văn tự”, làm trái lại “ý Tổ Sư”, trái với tôn chỉ văn kệ - Dù là “lời nói”, “hành vi”, “cử chỉ” cũng là một hình thức văn tự - phải nhớ văn bài kệ là:
Bất lập văn tự.
Thế nên dù chấp một hình thức khêu gợi nào đó cũng là “lập văn tự” rồi. Đây là điều phải khéo tránh. Các Thiền sinh, Thiền khách đã lầm điều nầy không ít. Vậy mà có khi tưởng chừng là mình đã nhận ra, và xưng danh với đời, làm Thầy người. Đây không chỉ hoạ cho mình mà gieo hoạ cho người nữa. Đó là tình trạng “kẻ mù dẫn người đui”. Thật nguy tai!
II. Hiểu lầm trên nghĩa văn chữ.
Câu “Bất lập văn tự”
và “Giáo ngoại biệt truyền”
là hai câu khiến cho người lầm trên mặt văn nghĩa.
1/Với câu: “Bất lập văn tự”.
Nếu cho là “không cần lập bày chữ văn”, dẹp “văn chữ” qua một bên trong việc tu học. Nếu đã có văn chữ thì dẹp đi, đốt đi. Nếu chưa có thì đừng viết, đừng đặt, đừng làm ra.
Nếu cho như vậy rồi đem sách vở đã có đốt hết, thì đây là một việc thật sai lầm và tai hại. Thử hỏi giấy mực có lỗi gì mà đốt nó? Nó là thứ vô tri, có hại ai, có làm gì ai đâu. Vả lại, nó có là do công khó của người, sức cần lao của người, thì tại sao lại phí phạm làm tổn hại vậy? Làm vậy không ngại mang tiếng: Người tu hành mà thiếu hiểu biết đến như vậy sao?
2/Với câu: “Giáo ngoại biệt truyền”.
Câu này chữ “Giáo” chỉ cho giáo điển. Giáo điển là gồm toàn bộ kinh sách trong nhà Phật. Những giáo điển này được viết thành văn thành chữ.
Chỗ nói: “Riêng truyền ngoài giáo” tức riêng có một cách truyền pháp cho người ngoài kinh giáo. Cách truyền này không dính gì tới văn chữ kinh giáo cả. Có một cách truyền đặc biệt như vậy.
Có người trong tông môn nghe được câu này không hiểu cho chín chắn, rồi lại cho nhà Thiền không cần đến kinh giáo. Người như vậy không ngại coi thường, khinh miệt ruồng bỏ kinh giáo. Người ấy tưởng chừng kinh giáo là thứ không ra gì, là đồ bỏ không cần thiết cho đời, cho ai v.v... Rồi lại thấy ai xem kinh, đọc sách thì cho kẻ đó là quê, là dở, là lầm, là ngu... hay là cười mỉa mai.
Chỉ cho phương pháp khai thị của Thiền Tông là nhứt, còn các thứ khác là đồ bỏ, không ra chi... khi thường xem nhẹ các tông phái khác. Với cái thấy như vậy thật là đáng tiếc.
Nếu là người như vậy thì uổng qui y Tam Bảo, uổng thọ nhận sự cúng dường của tín thí.
Trước hết người này đã lầm trên mặt văn nghĩa, và kế đó là lầm trên việc làm, ý nói của Tổ sư.
a. Lầm trên văn nghĩa:
Câu “Giáo ngoại biệt truyền”
Tức: Ngoài giáo riêng truyền.
Chánh văn nói “Giáo ngoại” tức ngoài giáo. Nhớ là “ngoài giáo” thôi. Tức ở bên ngoài kinh giáo. Như ở ngoài nhà tức ở bên ngoài một ngôi nhà. Chỉ là “ngoài” thôi. Ngoài không có nghĩa là không có nhà, không cần cái nhà, hay phải phá nhà, đốt nhà. Chỉ là “ngoài” nhà thôi! Đã là “ngoài nhà” nên cái nhà vẫn là cái nhà, vẫn được tôn trọng là cái nhà, chẳng phải hủy phá gì. “Ngoài giáo” cũng vậy. Chỉ là “ngoài” giáo điển thôi chứ không phải hủy diệt giáo điển. Giáo điển vẫn được tôn trọng. Cái nghĩa nầy phải hiểu cho đúng. Chính hai chữ “Giáo ngoại” đã nói rõ điều nầy.
Đã nói “ngoài giáo” thì cứ hiểu là ngoài giáo thôi, chớ sanh vọng tưởng nữa! Rõ ràng Tổ sư đã xác lập như vậy.
“Ngoài giáo” không có nghĩa phủ nhận giáo điển, mà để xác định đường lối, chủ trương của phương tiện Thiền. Một thứ phương tiện “đốn siêu phương tiện”.
Thông thường khi người ta đi lại thì hay đi bằng xe hơi. Nhưng có người nói tôi đi ngoài xe (tôi không đi bằng xe). Nói như vậy có phải là muốn dẹp phá xe không? - Đâu phải! Nói như vậy để cho thấy là có một đường lối khác mà không phải dùng đến xe, như bằng đường hàng không hay đường thủy chẳng hạn. Họ chỉ ngoài phương tiện xe thôi. Đây là một xác định hướng đi cách đi của họ thôi. Nào có muốn có đòi đập phá xe cộ ai đâu!
Nếu gặp người không hiểu, nông nổi, nghe nói “đi ngoài xe” rồi nhảy đập phá đốt xe, thì hỏi người đó được người đời cho là người gì? - Có phải được gọi là “người ngốc” không?
Đối với việc “ngoài giáo” này cũng vậy. Đừng lầm mà phá sản một nền văn học đồ sộ của nhân loại. Phải biết rằng kho tàng kinh điển của đạo Phật thật vĩ đại. Vĩ đại cả về thể và lượng.
b. Lầm trên việc làm, trên ý.
Đối với việc làm của Tổ sư thật là vì người một cách nhiệt tình nhất, hoàn toàn vì người. Đã vì người nên chẳng bao giờ khi bạc người, dù người đó như thế nào, dù là tội lỗi, dù là ngu si, lầm lẫn... Ngài vẫn một lòng chăm sóc, khai thị, chỉ dạy. Như là một thầy thuốc có lương tâm không chừa một bệnh nhân nào, mà trị hết tất cả, bất chấp tình trạng của bệnh nhân ra sao và thuộc thành phần nào trong xã hội.
Vì thế Tổ sư có khi nào đánh bạt kẻ khác để riêng giành tiện nghi cho mình. Có khi nào các Ngài phá phương tiện kẻ khác để chỉ còn phương tiện riêng mình được độc tôn độc bá. Người biết đạo không ai làm như vậy. Họ chỉ làm thành cho nhau, tương trợ mà không phá hoại. Đối với pháp thế gian các Ngài còn chưa phá huống lại là trong Phật pháp hay sao?
Đừng bao giờ “lầm” trên thiện chí việc làm và ý ở các Ngài.
Đừng lầm cho các Ngài là độc tôn độc bá.
Đừng cho rằng Thiền tông muốn giành đất lấn sân, muốn một mình một cõi, hùng cứ trên thiên hạ trong tùng lâm.
“Hạ người nằm xuống” để mình ngoi lên, đối với Thiền sư chính thống không có việc này.
Các Ngài chỉ có yêu thương người chưa được giác ngộ một cách nồng nàn thôi. Có điều tình thương của các Ngài thuần lý trí - thuần trí - nên người khó thấy và dễ sinh hiểu lầm đó thôi.
Vì Tổ sư không có ý, nên người đọc đến chỗ này mà hay phóng ý thì rất dễ hiểu lầm. Trong lầm lẫn tưởng rằng đây là lời nói để bài bác, hạ giá giáo điển, để rồi theo đó mà mình bài bác tiếp.
Phải biết Tổ sư nói đây là vì Ngài có sở trường thủ thuật riêng. Một thủ thuật đặc biệt, vì có nên nói một cách xác định như vậy thôi.
Đừng có hiểu lầm ý các Ngài mà gây ân oán với người. Các Ngài sẽ không bao giờ vui vì con cháu hiểu lầm ý mình, gây hờn chuốc oán với kẻ khác mà gọi là “Xiển dương tông phong”.
III. Hiểu lầm trên yếu chỉ.
Với hai câu: Trực chỉ nhơn tâm
(chỉ thẳng tâm người)
Kiến tánh thành Phật
(thấy tánh thành Phật)
Người trong Thiền Tông cũng đã không ít vị hiểu lầm hai câu nầy. Đây là hai câu trọng yếu, nhưng rất tiếc lại hay lầm.
Lầm rằng: Bậc Thầy (Thiền sư) chỉ thẳng ngay tâm Trò, Trò nhận ra Tánh liền thành Phật.
Thật là thần tốc, nhanh chóng, được thành Phật tức thời - dễ ăn quá! Người học tưởng là vậy. Khi đã cho là như vậy thì thấy pháp Thiền “Giáo ngoại biệt truyền” thật là chóng tắt, thật là cao siêu, hơn hẳn tất cả pháp môn khác.
“Thành Phật” là điều ai cũng mong trên lộ trình học đạo, nên được “liền” thành Phật thì thích quá. “Thấy tánh liền thành Phật” thật là đơn giản.
Đây là con đường “siêu thời gian”, người học không khỏi tự hào và tự ỷ. Khi mình hiểu chút ít về Tánh thì coi như mình “thành Phật” tới nơi. Từ đó không để tâm công phu tu hành gì cả. Thành Phật rồi đâu phải tu. Còn cho có tu hành là còn thứ lớp. Thành Phật là thành tức thì, không có việc thành lai rai từ từ. Rõ được chỗ này đâu còn phải tu gì cho mất công. Ấy thế rồi ngày qua ngày rong chơi mặc cho nghiệp chướng vọng tưởng kéo lôi... Cuộc sống như thế người ấy có khổ không? Còn khổ tức chưa là Phật.
Cho nên “thành Phật liền” kiểu đó là thành giả hiệu, Là một thứ “mộng tưởng điên đảo”.
Đức Phật Thích Ca trước đó là người thông tuệ chí thú tu hành là vậy mà ít ra cũng mất một thời gian khá dài trên dưới mười năm mới thành Phật. Xin nói: Làm gì có việc “liền thành Phật”, “thành Phật liền” mà ham!
Còn chư Tổ thì sao? Các Ngài có phải khi “thấy Tánh” rồi liền thành Phật không? Bao nhiêu vị Tổ đâu đã không tu hành công phu trải nhiều năm nhiều tháng dù đã gọi là “Thấy Tánh”?
Đừng lầm cái điều tai hại nầy!
Có lầm cái điều nầy để cho thấy đương sự là kẻ tham lam quá, là kẻ ngã mạn, tăng thượng mạn. Mà Tham và Ngã là hai điều tối kỵ của con người cầu đạo.
Con đường này là thứ hát xiệc cao cấp, khéo thì vang danh nổi tiếng, vụng thì tan xương mất mạng.
Hãy cẩn thận! Chớ lầm! Chớ đại ngôn!
Mặc khác, nếu nói “thành Phật” là thành Phật nhơn thì còn có thể được. Thành được cái nhơn Phật - Như sinh ra được ông Phật con. Có ông Phật con rồi nuôi nấng từ từ mới thành ông Phật lớn. Phật con gọi là Phật Nhơn, Phật lớn gọi là Phật Quả.
Đạt được Nhơn Phật rồi thì sẽ thành Quả Phật - Với nghĩa thành Phật Nhơn thì nghe còn khả dĩ.
Và nếu tự cho mình thành Phật thì nên biết mình đã có “sở đắc”, có cái “Ta” là Phật, đó chỉ là Phật ta thôi, chẳng phải là Phật đúng nghĩa đâu. Vì ông Phật Ta là có đủ bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh, Thọ giả. Một ông Phật như đây chỉ là một ông Phật đau khổ thôi!
B. CÁI LẦM CỦA NGƯỜI NGOÀI TÔNG MÔN.
I. Người có thành kiến.
Nếu là người đã có sẵn thành kiến với Thiền Tông, khi nghe qua bài kệ người này sẽ không ngại cho đây là lời nói của “tà ma ngoại đạo”. Vì cho rằng kinh giáo là “lời vàng tiếng ngọc” của đức Phật mà hôm nay lại có kẻ cả gan gạt bỏ kinh giáo ra ngoài, thì đây nào phải con dòng họ Thích nữa, bọn người này quả thật là “tà ma ngoại đạo”. Có là ta ma ngoại đạo bọn này mới dám dẹp lời Phật kinh Phật ... và rồi không tiếc lời nguyền rủa cay độc: Bọn này rồi sẽ đoạ vào địa ngục vô gián không có ngày ra, đời đời không gặp Phật pháp v.v...
Rồi lại cho rằng: Bọn này thật “đại vọng ngữ”, làm gì thành Phật liền mà ham. Chư Phật phải tu trải qua ba vô số kiếp mới thành Phật. “Kiến Tánh thành Phật” thật là dối láo, gạt gẫm thiên hạ, là loại dã hồ tinh mỵ. Tội này sẽ rơi vào địa ngục bạt thiệt, trâu sẽ kéo cày trên lưỡi trải qua vô số kiếp...
Người này tự cho mình có tâm “Tồi tà phụ chánh” bảo vệ chánh pháp nên không tiếc lời lên án. Không chỉ lên án bài kệ, người đặt kệ mà lên án cả Thiền Tông, gồm những ai tu theo pháp Thiền Tổ sư đây.
Những lời lên án xét ra rất nhiệt tình, mới nghe qua gần như hữu lý, người không thấy sâu dễ hưởng ứng theo và sẽ tạo thành cuộc tranh phong gay gắt. Việc này xưa kia ở Trung Hoa đã xảy ra. Mãnh liệt trong cuộc có thể nói là Ngài Tuyên Giám (Thiền sư Đức Sơn sau này).
Diễn biến và hậu quả của sự tranh phong chỉ gây thương tích cho Phật pháp mà thôi. Thật chẳng có gì gọi là hay ho.
Nhớ một điều thật đơn giản: Thiền sư không dạy người Tham Sân Si. Họ là người trên đà tận diệt Tham Sân Si cho mình và cho người.
II. Người tìm hiểu.
Với người có tâm tìm hiểu khi tìm vào bài kệ này sẽ có nhiều điều nghi ngờ, khó tin được như bài kệ đã nói.
- Làm sao ngoài kinh giáo lại có Phật pháp mà trao truyền?
- Truyền như vậy là truyền pháp gì?
- Cách truyền phải làm sao?
- Người nhận phải làm sao?
- Làm sao thấy Tánh khơi khơi mà thành Phật được?
Tu thành Phật sao đơn giản lắm vậy? Trong khi kinh sách diễn tả sự tu hành đâu phải dễ - Tu phải gặp nhiều chướng duyên, gặp ma, gặp quỷ v.v... Kinh Lăng Nghiêm nói phải trải qua ngũ ấm ma, trải qua Thập Tín, Thập trụ, Thập hồi hướng, Tứ gia hạnh, Đẳng giác, Diệu giác, v.v... phải trải qua nhiều thứ lớp mới mong thành Phật, sao đây lại có vẻ đơn giản vậy?
Đây là qua kinh điển Đại thừa. Theo con đường Bồ Tát.
Nếu là kinh điển khác, theo con đường A la hán, thì ít ra cũng phải trải qua Tứ quả Thinh văn: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, sau rồi mới có thể thành Phật được.
Cả hai thừa Đại, Tiểu đều cho thấy việc thành Phật phải có thời gian, phải có nhiều lớp lang, chứ nào có việc thành Phật mau như chớp vậy?
Biết bao nhiêu điều nghi ngờ, và rồi có thể nghi không biết Thiền có phải là đạo Phật không? Và có người khi tìm vào thì lắc đầu rồi cười trừ. Con đường Thiền, pháp môn gì mà thật lạ, không hiểu nổi!
Dù vậy, thực tế cho thấy sinh hoạt tu Thiền vẫn được truyền thừa từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây. Riêng Việt Nam thì từ xưa đã có pháp Thiền rồi và thịnh đạt nhất, từ dân quan đến vua đều tu Thiền, đó là triều đại nhà Trần. Một triều đại vàng son nhất trong lịch sử Việt Nam. Tại sao pháp Thiền khó hiểu, khó thấu mà lại ảnh hưởng rất lớn trong chiều dài lịch sử của Việt Nam vậy?
Vậy bài kệ này phải có giá trị sâu sắc nào đó?
C. Ý NGHĨA BÀI KỆ.
Nghĩa và ý của bài kệ này thật ra cũng đơn giản thôi. Đơn giản như chính bản thân bài kệ. Lời kệ đã rất rõ ràng sáng sủa như lòng người sản sinh ra nó, như người sử dụng theo đường lối đó.
Và thật ra bài kệ này cũng chẳng cần phải có. Có cũng vậy mà không cũng vậy. Vì việc “truyền pháp” như vầy đã có từ xưa rồi, từ hồi đức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Phật đã dùng, Tổ đã dùng trải bao đời, cách truyền pháp như vầy đã có trước khi bài kệ có. Bởi cho nên bài kệ cũng chẳng cần phải có. Giờ có ra chỉ là một pháp thành văn thôi. Đường lối xưa giờ, nay viết lại thành kệ thôi.
Và thật ra cũng chẳng cần phải bàn nhiều với một sự thật đã rõ ràng, đã dàn trải suốt mấy ngàn năm từ Ấn Độ sang Trung Hoa và Việt Nam. Dù ai muốn dù ai không thì Thiền cũng đã và đang hiện thực.
Tuy nhiên, bên sự hiện thực sáng tỏ của sinh hoạt Thiền đã thực sự đóng góp một phần lớn trong sinh hoạt Phật giáo, sinh hoạt xã hội vẫn còn có một ít ý kiến chưa thoả đáng, nên phải bàn thêm chút ít.
I. Chữ THIỀN.
Trước hết đặt lại chữ Thiền.
Chữ THIỀN là một chữ chẳng xa lạ gì đối với người tu theo đạo Phật. Nó đã có đồng thời với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính pháp đức Phật tu gọi đó là Thiền. Đức Phật đã tu Thiền. Ngài do lắng sâu vào cảnh giới Thiền (thiền định) mà được giác ngộ được giải thoát, gọi là thành Phật. (Ngài trải qua Tứ thiền).
Kể từ sau ngài thành đạo, đức Phật đã vân du khắp xứ Ấn Độ ngày xưa để truyền pháp, dạy người tu Thiền.
Ngài đã dạy các đệ tử của Ngài tu Thiền. Cả 1.250 vị đệ tử của Ngài đều tu Thiền. Các vị tu trong lúc đi, lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm. Lúc nào cũng an trú trong pháp Thiền. Những vị hành Thiền giỏi nhứt là các vị: Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v... (đều thực hành Tứ Thiền). Và các vị này lại phụ với đức Phật giáo hoá truyền pháp Thiền cho các hàng đệ tử tiếp nối.
Như vậy pháp tu Thiền là một pháp được phổ biến trong tăng đoàn thời đức Phật.
Rồi sau đó đức Phật qua đời, các hàng đệ tử lớn qua đời, nhưng pháp Thiền vẫn được truyền thừa.
Pháp Thiền được truyền ra khỏi nước Ấn Độ. Sự truyền pháp này có kế hoạch qui mô ở vào thời vua A Dục cách thời Phật gần 300 năm. Nhà vua đã đứng ra tổ chức công cuộc truyền pháp.
Tổ chức truyền pháp được chia ra làm hai lối: Một lối đi về phương Nam, một lối đi về phương Bắc của xứ Ấn Độ.
Phương Nam gọi là Nam truyền hay Nam Tông.
Phương Bắc gọi là Bắc truyền hay Bắc Tông.
Phương Nam pháp Phật được truyền qua các nước ven bờ biển Ấn-Trung, gồm các nước Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Việt Nam, Trung Hoa và các nước ngoài khơi thuộc các đảo Tích Lan, Nam Dương...
Phương Bắc pháp Phật được truyền sang các nước Trung Hoa, Tây Tạng...
Sau vua A Dục, Sư Tăng lại lên đường truyền pháp sang các nước xa xôi.
Phật pháp truyền như vậy vào thời điểm trước Công nguyên nên Phật giáo ở vùng Đông Nam Á có mặt rất sớm. Như đạo Phật Việt Nam có thể có vào đầu Công nguyên, thế kỷ thứ I Tây lịch.
Do sự truyền pháp như vậy mà các học giả Phật giáo chia ra có Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền. Hay gọi là Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông.
Trong Nam Tông và Bắc Tông lại có chia ra Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa.
Nhưng dù có Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Đại thừa cũng đều truyền pháp Thiền. Chữ Thiền trong kinh điển của hai hệ đều có. Chẳng những có mà còn có vị trí quan trọng, ở những bài học quan trọng.
Nhất là ở hệ Phật giáo Nam tông thì chữ THIỀN lại là chữ chính, pháp Thiền là pháp chính. Các vị tăng hành pháp là hành pháp Thiền thôi không có gì khác. Vì vậy nên các vị cho giáo phái của mình là Phật giáo Nguyên Thỉ (Théravada) - Phật giáo vẫn còn giữ cái gốc từ đức Phật.
Còn Phật giáo Bắc tông khi truyền sang Trung Hoa thì lại chia ra nhiều tông phái, có ít nhứt là 10 tông phái chính. Trong 10 tông đó có Thiền Tông. Đây là một tông phái chuyên về tu Thiền.
Tông Thiền còn nối tiếp chữ THIỀN trong hệ thống pháp từ đức Phật. (Không rõ chữ Thiền được dùng từ lúc nào trong tông phái này).
Vậy chữ THIỀN trong Thiền Tông có gì xa lạ trong sinh hoạt Phật giáo nói chung không?
THIỀN thật là một danh từ đạo Phật.
Chữ Thiền nguyên không phải tiếng Hán chữ Hán hay tiếng Việt chữ Việt, mà Thiền là tiếng Phạn (cổ Ấn Độ). Thiền hay Thiền na, tùy theo ngôn ngữ của mỗi nước mà đọc khác nhau một chút. Việt Nam đọc là “Thiền”, Trung Hoa đọc là “Chan”, Nhật đọc là “Zen” và Cao Miên đọc là “Thiếp”. Dù giọng đọc có khác nhau nhưng nghĩa cơ bản vẫn không khác nhau.
Thiền (thiền na) có nghĩa là Tĩnh lự. Tĩnh lự là một cách lắng đọng tâm ý. Làm cho những ý nghĩ lăng xăng trong đầu được lắng sạch để đem lại sự an tĩnh cho tâm hồn được sáng suốt.
Phương pháp lắng đọng tâm ý có rất nhiều cách tùy theo hệ tu hay tùy theo môn phái.
Riêng chữ Thiền khi nảy nở ở Trung Hoa thì chữ này đã trở thành linh thiêng mầu nhiệm hơn cái nghĩa cơ bản của nó. Nhất là tiếng “Thiền” được thốt ra từ cửa miệng của người tu theo Thiền Tông - Những vị Thiền sư. Thiền ở Thiền Tông được diễn tương đương với chữ ĐẠO chữ TÂM, như thay vì nói: Ngộ Đạo, Ngộ Bản Tâm, thì nhà Thiền còn nói: Liễu ngộ Thiền cơ, đạt Thiền, ngộ Thiền.
Thiền như vậy nhằm chỉ cảnh giới tối cao của tâm linh, nó không còn chỉ là phương pháp thuần túy nữa. Phương pháp và Pháp tánh đã hoà nhập. Hoa sen tức gương sen. Trở thành Nhân-Quả đồng thời.
II. Thiền và các Tông phái Phật giáo Bắc Tông.
Đạo Phật du nhập vào đất nước Trung Hoa được nảy nở tốt đẹp như đất mầu sinh ra trăm hoa ngàn tía. Tùy theo sự tâm đắc về giáo pháp của đức Phật mà mỗi vị có một đường lối vào đạo riêng, và truyền rộng ra đường lối của mình để thành Tông phái, nhưng đa số các học giả đều đồng xét là có 10 tông phái chính. Mười tông là:
1. Thiền Tông
2. Tịnh Độ Tông
3. Mật Tông
4. Thiên Thai Tông
5. Thành Thật Tông
6. Cu Xá Tông
7. Luật Tông
8. Tam Luận Tông
9. Pháp Tướng Tông
10. Hoa Nghiêm Tông
Trong 10 tông phái nầy phổ biến và tồn tại cho đến ngày nay còn có bốn Tông: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông và Thiên Thai Tông. Nhưng ba Tông nổi bật là: Thiền, Tịnh và Mật.
Các Tông phái nầy tuy có chủ trương đường lối, sự y cứ kinh luận khác nhau, Tiểu Thừa, Đại Thừa khác nhau nhưng vẫn đồng một chỗ hướng đến là được Giác ngộ giải thoát, được thành Phật (theo danh từ diễn tả). Phương tiện thì có khác nhưng cứu cánh không hai. Như người từ Cà Mau đi, hoặc đi xe, đi tàu, đi máy bay. Hay người từ Biên Hoà, hoặc đi xe đi tàu, đi máy bay. Hay ở bất cứ tỉnh nào khác, bằng những phương tiện khác, nhưng chỗ hướng đến cũng là Sài Gòn, nên rồi tất cả sẽ đến được Sài Gòn. Các Tông phái nầy cũng chỉ là như vậy. Mười Tông là mười đứa con trong Phật pháp đều là Tăng, đồng tuân giữ những giới luật cơ bản, đồng chấp hành nguyên tắc: Chỉ ác tu thiện (dứt ác làm lành). Lấy sự giải trừ phiền não làm chính, tiêu dung tập nhân (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi...). Không ngoài phương pháp Tứ đế.
Như vậy mười Tông phái Tông nào cũng tốt, Tông nào cũng nguyền sống đời hiền lương đúng lời Phật dạy. Riêng nói về ba Tông Thiền, Tịnh, Mật. Ba Tông này đã cùng nhau nảy nở phát triển gần như song đôi trong sinh hoạt chung của Phật giáo. Ba Tông đây là điều rất hay cho công tác Phật sự. Ba Tông này bổ túc cho đầy đủ hơn trong sinh hoạt Phật sự chung. Ba Tông này đón nhận gần khắp hết thành phần, trình độ, căn cơ những ai muốn đến với đạo Phật. (Đây chỉ là sự tự phát của mỗi Tông thôi, chẳng có sự sắp xếp nào). Sự phân bố không sắp xếp này trở thành một thành tựu tốt đẹp cho đạo Phật, nhất là về mặt phát triển theo chiều tôn giáo.
Ba Tông đây chỗ công phu ở trình độ sơ cấp rất là khác nhau.
Ở Tịnh Độ dùng câu niệm Phật làm chính. Đó là niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Niệm Nam mô A Di Đà Phật. (Hướng về đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương).
Ở Mật Tông dùng câu thần chú làm chính. Đó là niệm một câu chú nào đó. Như niệm Án ma ni bát mê hồng. (Hướng về đức Phật Đại Nhựt).
Ở Thiền Tông niệm trí giác, thường dùng pháp Định Huệ đẳng dụng. (Hướng về trực ngộ bổn tâm Phật tánh).
Nhưng ba tông này công phu ở trình độ cao cấp có khác nhau nữa không?
- Không, giống nhau thôi! Công phu của ba Tông này ở công phu sâu dày tính chất không có gì là khác nhau. Chỉ khác nhau ở danh từ tên gọi mà thôi.
+ Ở Tịnh Độ niệm đến lúc Nhất tâm bất loạn... (Tâm bất điên đảo).
+ Ở Mật niệm đến chỗ Tam mật tương ưng. Tâm Đà La Ni.
+ Ờ Thiền niệm đến chỗ Vô niệm. Viễn ly điên đảo mộng tưởng.
Ba danh từ tên gọi này có khác, nhưng đặc tính vẫn là nhau: vẫn bất và ly điên đảo.
Nhất tâm vô niệm là Tam mật (Đà la ni).
Tam mật là Nhất tâm là Vô niệm.
Vô niệm là Tam mật là Nhất tâm.
Tất cả chỉ là: CẢNH GIỚI VẮNG LẶNG TUYỆT ĐỐI ở tự tâm thôi. Cảnh giới này bật hiện:
Đức Phật A Di Đà.
Đức Phật Đại Nhựt.
Đức Phật Tánh.
Đã là Phật thì nào có khác. Lúc này nói thế nào là Thiền, là Tịnh, là Mật. Hãy nói xem? Nói được gì không nào?!
Ba người Thiền, Tịnh, Mật dù có một trăm cái miệng cũng không nên lời.
Chỗ này người trong nhà Thiền gọi là: TÂM THIỀN. Mà trong kinh giáo gọi là nhập ĐẠI ĐỊNH tức Đại Thiền Định.
Xuyên qua mười Tông phái có thể thấy được tên THIỀN không có gì xa lạ và kỳ bí, và như vậy bất cứ người trong một tông phái nào khi đã thấu triệt tông mình thì có thể cảm thông được tông phái khác không có gì chướng ngăn nữa. Khi ai cũng nhận ra người này là “cha” mình thì rõ CHÚNG MÌNH LÀ ANH EM RUỘT đây mà!
CHỮ THIỀN, TIẾNG THIỀN Ở VIỆT NAM
Bước vào nhà Tổ của Tổ đình Phước Hậu (Trà Ôn - Vĩnh Long) liền thấy bốn chữ Nho lớn đấp nổi sơn đen trên đầu cửa. Bốn chữ đó là: THIỀN MÔN NGỘ NHẬP.
“Thiền môn” là tiếng quen thuộc của không riêng Phật giáo Việt Nam mà của cả người dân Việt. Nói đến “Thiền môn”, người ta biết đó là cửa chùa Phật (để thấy khác đi với chùa Ông, chùa Bà, chùa Cao đài v.v...).
“Thiền môn” là cửa chùa Phật. Cửa chùa tức cửa Thiền. “Cửa Thiền” tức cửa chùa (Phật).
Tiếng Thiền, chữ Thiền đã gắn bó với chùa chiền Tổ quốc Việt Nam như vậy.
Rồi vào bên trong nhà Tổ liền thấy đức Tổ Bồ Đề Đạt Ma đứng trên bàn đang quảy chiếc giày bằng cây gậy trên vai. Tổ Đạt Ma là ai? - Ai cũng biết là vị Tổ truyền pháp Thiền từ Ấn Độ phương Tây sang Đông độ, Trung Hoa, và rồi sang Việt Nam.
“Thiền” lại được thấy ngay tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma (tượng Ngài như người thiệt).
Và để bước vào chánh điện, nơi thờ đức Phật, thì sẽ thấy lồ lộ hai câu liễn chạm khắc bằng xi măng rất tỉ mỉ, nền có tre trúc, có hoa mai... đẹp đẽ.
Đầu hai câu liễn hiện lên hai chữ rõ ràng, sắc nét, uy nghi. Chữ bên phải là chữ PHẬT, chữ bên trái là chữ THIỀN. Như vậy là chữ Thiền dùng để đối với chữ Phật. Điều này để cho thấy người trước trân trọng chữ “Thiền” đến bực nào! Chữ Thiền được đặt ngang hàng với chữ Phật.
Vậy THIỀN = PHẬT (Thiền bằng Phật).
- Phật cảnh u huyền như vân quải sơn đầu,
Hành đáo sơn đầu, vân cánh viễn.
- Thiền cơ hạo đản tợ nguyệt phù thủy diện,
Khoát khai thủy diện nguyệt huờn thâm.
Có nghĩa: - Cảnh Phật u huyền như mây giăng đầu núi, đến được đầu non, mây hãy còn xa.
- Cơ Thiền bảng lảng dường nguyệt in mặt nước,
Khoát vẹt mặt nước, trăng lại chìm sâu.
Như vậy để thấy rõ cảnh giới Phật không là gì khác, đó chính là cảnh giới Thiền.
Cảnh giới Thiền chính là cảnh giới Phật.
Trên đầu cửa phía trên hai câu đối lại có bốn chữ Nho lớn cũng đắp nổi bằng xi măng. Bốn chữ này là: NHẬP PHẬT CẢNH GIỚI - tức là vào cảnh giới Phật.
THIỀN = PHẬT, vậy vào cảnh giới Phật ấy vào cảnh giới Thiền, vào cõi Thiền - nhập Thiền. Nhập cơ Thiền tức vào cõi Phật.
PHẬT - THIỀN, THIỀN - PHẬT ở thế lồng bóng. Thiền tức Phật, Phật ấy Thiền. Tâm Thiền ấy Tâm Phật, Tâm Phật ấy chính Tâm Thiền - Lòng Phật ấy chính lòng Thiền.
Chữ Thiền, tiếng Thiền được người tu xưa ở Việt Nam trân qúi như vậy, tôn vinh như vậy, đã tạo hào quang linh thiêng mầu nhiệm tối cao như vậy.
Điều này đủ thấy người tu xưa ở Việt Nam đã biết thở bằng pháp Thiền để vào cõi Phật. Đủ thấy kiến giải người xưa về Pháp Phật sâu xa áo diệu như thế nào! Đúng như đức Thế Tôn khi ngồi vào gốc cây rừng hành Thiền mà đạt Đạo thành Phật.
Như vậy: THIỀN = ĐẠO = PHẬT
Và Thiền chính là Tâm Đạo, Tâm Phật là Tâm. - Là Tâm cội nguồn của tất cả Trời Người, Chúng sanh. Một thứ Tâm làu làu không nhiễm ô, không não phiền, hoàn toàn trống sạch, an vui trọn vẹn, là Tâm Niết bàn.
THIỀN = ĐẠO = PHẬT = TÂM = NIẾT BÀN
Thiền đã được người xưa linh thiêng hoá nhường ấy! Nhiều chùa ở Việt Nam từ xưa đến nay (1999) đã có mối quan hệ với Thiền như vậy.
Lại thêm chi tiết nữa:
Chính ngay bàn thờ Tổ có dựng hai tấm ván dẹp bằng bàn tay, cán tròn, cập hai bên cạnh bàn, hai tấm này thường được gọi là cặp bê. Cặp bê là hai cây bê. Bê có hình dáng như cây dầm dùng để bơi ghe bơi xuồng dưới sông nước. Đây chính là cặp chèo dùng chèo ghe. Nhưng cặp chèo này không giống cặp chèo của Việt Nam. Vì đây là cây chèo theo kiểu chèo người Trung Hoa thời xưa. Tại sao có việc này?
Vì đây là kỷ niệm chuyến chèo ghe lịch sử trong Đạo Thiền.
Sự kiện lịch sử này xảy ra vào thế kỷ thứ VII . Việc chèo ghe với mái chèo này xảy ra vào một đêm tối trời, trên dòng sông bến nước Cửu Giang bên chùa Hoàng Mai ở đất nước trung Hoa.
Đêm ấy đức Thiền Tổ Hoằng Nhẫn là vị Tổ thứ năm dòng Thiền Bồ Đề Đạt Ma (dòng Tồ sư Thiền) đã kín đáo truyền Pháp trao y bát cho người đệ tử để kế tiếp làm Tổ đời thứ sáu. Tổ Hoằng Nhẫn đã truyền Tổ vị cho vị cư sĩ Lư Huệ Năng tại phòng riêng của mình trong chùa Hoàng Mai. Lúc ấy vào canh ba. Đại chúng trong chùa có hơn 500 người mà chẳng ai hay biết.
Tổ Hoằng Nhẫn đã dùng ghe đưa Huệ Năng sang sông. Tổ thứ Năm đã chèo ghe đưa Tổ thứ Sáu qua sông. Cặp chèo “Tổ” đưa “Tổ” ngày ấy được người sau nhớ đời. Vị Tổ thứ Sáu, Ngài Huệ Năng đã rộng độ chúng hữu tình, công xây dựng Thiền Lâm rất đắc lực, gây cho Đạo Thiền được phát triển tốt đẹp từ đương thời cho mãi đến bây giờ.
Thế nên để ghi nhớ công ơn to lớn ấy người sau nhớ mãi cặp chèo trên sông nước mà dựng thờ trước bàn thờ Tổ để tỏ lòng kính ngưỡng thêm vẻ uy nghi. Vì vậy cặp chèo này được coi là “cặp chèo Tổ”. Nhờ cặp chèo này mà đưa rước chúng hữu tình qua sông dài ngập sóng. Đây chính là cặp chèo Thiền.
Mái chèo Thiền Tổ Tổ đưa,
Đưa người giác ngộ và đưa hữu tình.
Cặp bê rồi còn cặp tích nữa. Bê và Tích hai cặp này ôm bốn góc bàn thờ. Tích là cây gậy có sáu khoen. Đây cũng là vật tùy thân của Tổ để hoá duyên trên đường hành Đạo. Là phương tiện độ mình độ người. Gậy trong tay Tổ, bậc cao Tăng hành Thiền được gọi là Thiền Trượng (Tích trượng). Chiếc gậy này cũng là vật phi thường, là thứ “giải hổ tích”; gậy đuổi cọp làm cho mãnh hổ khiếp uy oai.
Chiếc gậy ngày ngày nắm dạo rong
Bỗng nhiên như cọp với như rồng
Nhấc lên đã ngại sơn hà lở
Chống lại càng e nhật nguyệt long.
(Tuệ Trung Thượng sĩ - Trần Tung đời Trần - Việt Nam.
“Gậy Thiền nhất cái rung trời đất
Chuyển động Tam Thiên chẳng phải vừa”
Đây là chiếc gậy oai dũng uy linh. Vật vô tri đem trấn bàn thờ tăng thêm vẻ đại hùng.
Hùng lực, Từ bi, Phương tiện được toát hiện từ đôi mắt trợn trừng của Tổ. Từ nguồn mạch trí huệ vô song. Đó chính là Đạt Ma, là Diệu Pháp (Dharma), là Thiền.
Nếu tỉ mỉ hơn, nhìn vào bài vị, long vị trên bàn thờ Tổ sẽ thấy ghi là: “Từ Lâm Tế chánh tông...” Đây chính là loại gia phả (phổ) ngắn gọn. “Lâm Tế Chánh Tông” tức chính tông Lâm Tế, là Tông là dòng Lâm Tế.
Lâm Tế là ai là gì? - Lâm tế chính là tên một vị Thiền sư - Thiền sư Lâm tế. Ngài có tên Pháp là Nghĩa Huyền, hành Đạo ở viện Lâm Tế nên gọi tên là Lâm Tế. Ngài là cháu Lục Tổ Huệ Năng đời thứ tư.
Tông Lâm Tế không chỉ có riêng ở Tổ đình Phước Hậu, mà hầu hết các chùa xưa ở Việt Nam đều là Tông Lâm Tế.
Riêng về miền Bắc Việt Nam còn có tông Tào Động. Tông này cũng đồng thời với Lâm Tế và cũng là cháu Lục Tổ Huệ Năng, cũng đời thứ tư.
Qua việc thờ phượng, trang trí trong chùa đã thấy rõ đời sống tu hành trong quá khứ, chùa đã có nhiều gắn bó với Thiền. Đây không chỉ một chùa mà có rất nhiều chùa, hầu hết gần như vậy cả. Thế nên ngày xưa Tăng đồ nhà Phật thường được người trong đạo ngoài đời hay gọi là Thiền sư. Nếu chuyên môn hơn thì gọi là Thiền tăng. Và cái gì dính líu với đời tu, đến nhà chùa đều được gọi với tiếng “Thiền”.
Thiền viện (cái chùa), Thiền môn (cửa chùa), Thiền đường (nhà Thiền - nơi ngồi Thiền, ngồi tu, nơi Tăng ngủ); Thiền phòng (phòng tu Thiền); Thiền thất (cái nhà tu Thiền); Thiền uyển (vườn Thiền), Thiền
Lâm (rừng Thiền - chỉ đạo Thiền sâu thẳm mênh mông dầy đặt), Thiền sàng (cái giường ngồi Thiền), Thiền tọa (ngồi Thiền), Thiền hành (đi Thiền), Thiền ngữ (lời Thiền), Thiền cơ (máy Thiền), Thiền phong (gió Thiền).
Và Thiền sư (bậc Thầy tu Thiền dạy Thiền), Thiền sinh (học trò học Thiền), Thiền khách (người khách Thiền, hoặc học hoặc tham cứu), Thiền tăng (vị tăng tu Thiền, Thiền đức (bậc Đạo đức trong nhà Thiền). Thiền gia (nhà Thiền), Thiền trượng (gậy Thiền). Thiền bản (tấm ván Thiền), Thiền cầu (trái cầu Thiền đánh thức người - cầu lông), Thiền kinh (kinh Thiền). Thiền y (áo Thiền), màu Thiền (màu áo đà, áo tu).
Thiền đầu (vị thủ tọa trong nhà Thiền - người lãnh chúng).
Thiền quy (quy tắc trong nhà Thiền), Thiền v.v. . .
Tiếng Thiền, chữ Thiền đã được nói nhiều trong sinh hoạt tu hành của Đạo Phật nước nhà. Như vậy chữ Thiền, tiếng Thiền có mặt lúc nào ở trong sinh hoạt nhà chùa Việt Nam đất nước Tiên Rồng này?
Từ lúc nào, việc này thật khó nói, chắc là không ai biết đích xác về thời điểm tiếng Thiền có mặt ở đất nước này.
Nhưng một điều có thể chắc là, tiếng Thiền ắt có mặt đồng thời với tiếng Bụt (Buddha - Phật). Khi mà các tăng già Ấn Độ có mặt truyền pháp ở nước ta. Truyền Pháp Phật tức truyền pháp Thiền. Khi các Ngài nói lên tiếng Bụt thì sẽ nói tiếng Thiền. {Không biết lúc đó các vị nói thế nào (phát âm) mà người dân Văn Lang lúc đó nghe qua và phát âm lại là Bụt (Buddha), là Thiền (Thiền na - dhyana)}.
Dù sao tiếng Thiền (Thiềng, Thoàng) cũng đã có rất lâu đời trên đất nước Việt Nam, có trước thời đất nước mang tên Đại Cồ Việt, cũng như tiếng Bụt vậy. Ít nhất phải có vào đầu kỷ nguyên, nếu không muốn nói là có sớm hơn. (Vì sự truyền giáo của vua A Dục. Chủ trương có trước kỷ nguyên (thế kỷ I) đến khoảng 200 năm. Theo đây thì có trể lắm là 100 năm sau sẽ đến Việt Nam).
Tiếng Thiền, Đạo Thiền, Thiền tông theo Bồ Đề Đạt Ma, chính thức có mặt ở Việt Nam là vào cuối thế kỷ thứ VI. Khi mà Tam Tổ Tăng Xán điểm hóa vị tăng Ấn là Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Vị này sau khi ngộ Thiền, Tam Tổ dạy sang phương Nam mà hành hoá. Vì lúc ấy ở Trung Hoa đạo Phật bị phế giáo bởi Chu Võ Đế.
Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từ núi Tư Không (Hồ Nam) của trung Hoa mà xuôi về Nam vào đất nước Tiên Rồng. Thời điểm này là năm 580 niên hiệu Đại Tường năm thứ hai nhà Chu (đời Hậu Lý Nam Đế). Ngài trụ tại chùa Pháp Vân (Hà Đông). Chùa này dân gian gọi là chùa Dâu. Ngài tịch năm 594 đời nhà Tùy (Tùy bắt đầu từ 581), nhằm đời Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) đất nước Giao Châu (thời kỳ Bắc thuộc - thuộc nhà Tùy). Như vậy Thiền có trước thời kỳ độc lập Đại Cồ Việt xa (968) trước gần 400 năm.
Và như vậy Pháp Thiền Đạt Ma có ở Việt Nam chỉ sau Thiền trung Hoa khoảng 60 năm (520 Đạt Ma qua trung Hoa - 580 Tỳ Ni Đa Lưu Chi qua Việt Nam ).
Tiếng Thiền, chữ Thiền đã gắn bó với nước Việt có cả 14 thế kỷ, cả 1400 năm, nếu chỉ tính từ Thiền Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma.
Còn nếu tính Thiền theo tiếng Bụt thì Thiền phải có số tuổi cả hai ngàn năm trở lên. Tức khi Đạo Phật có mặt trên tổ quốc Lạc Hồng trên đất nước Âu Lạc Tiên Rồng.
BAN HOẰNG PHÁP VÀ THIỀN TÔN (TÔNG)
“Ban Hoằng Pháp” thời Giáo Hội Tăng Gia, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào những năm sáu mươi, ở miền Nam Việt Nam đã có cái nhìn với Thiền Tông như sau: (qua sách Phật Học Phổ Thông, Hoà Thượng Thiện Hoa biên soạn, Thành Hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành - quyển nhì - PL: 2541 - 1997).
• (Trang 186):
9- Sao gọi là “Đạt Ma Tổ Sư Thiền?”
Như chúng ta đã nghe, Ngài Đạt Ma sau khi từ Ấn Độ qua Trung Hoa truyền Đạo, đã ngồi xây mặt vào tường 9 năm, tại chùa Thiếu Lâm để tham Thiền. Đạt Ma Tổ sư Thiền tức là pháp Thiền mà Ngài đã tu luyện ở chùa Thiếu Lâm vậy.
. . . .
• (Trang 187)
2. Một loại thứ hai, được truyền dạy không căn cứ vào kinh giáo, không có văn tự, tức là loại Thiền “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”, như các pháp “Trực chỉ Thiền, Như Lai thanh tịnh Thiền, Tự Tánh thanh tịnh Thiền, Như Lai Tối Thượng Thừa Thiền, Đạt Ma Tổ sư Thiền v.v..., với loại Thiền này là người ngộ
trước dùng tâm giác ngộ của mình để ấn chứng cho người sau giác ngộ. Đó tức là loại Thiền “Dĩ Tâm ấn Tâm, trực chỉ nhơn Tâm kiến Tánh thành Phật”. Vị minh sư dùng Tâm mình để tiếp xúc với Tâm của đệ tử, truyền thẳng sự giác ngộ của mình qua Tâm của đệ tử; như dùng ngọn đèn sáng chói mà Tâm mình đã từng phát ra để chiếu vào Tâm đệ tử; và Tâm này cũng lại nhờ ảnh hưởng trực tiếp của sự giác ngộ của Thầy mà bừng sáng lên và truyền nối từ Thầy đến trò, từ đời này sang đời khác. Loại Thiền này tức là loại Thiền đã được truyền nối từ đức Phật Thích Ca xuống cho đến Ngài Lục Tổ. Đây là một lối “truyền Đạo” hay “truyền đăng” trực tiếp linh động chính thống.
. . . .
• (Trang 189)
Tóm lại, pháp Thiền này rất là mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được cho nên người xưa có nói: “Thiền cơ huyền diệu” (máy Thiền mầu nhiệm). Các vị Tổ sư trong khi truyền Đạo, không dựa theo một nguyên tắc, một phương pháp gì nhất định cả. Các Ngài tùy theo thời cơ mà ứng biến, nghĩa là quán sát căn cơ người cầu Đạo, xét đã đúng thời chưa, và phải dùng phương pháp gì cho vị đệ tử kia được ngộ đạo, rồi các Ngài đối cơ lập pháp. Tất nhiên phương pháp này các Ngài dùng chỉ trong nhất thời thôi. Do đó mà không thể biết trước được các Ngài sẽ dùng phương pháp gì để truyền thọ.
• (Trang 193)
Hai mươi tám vị Tổ này đã làm rực rỡ cho Phật giáo Ấn Độ, chứ không riêng gì cho Thiền Tôn Phật giáo sau này được lan rộng trên hoàn cầu, một phần lớn do công đức của 28 vị Tổ này. Ngày nay nhắc đến những tên như Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Hiếp Tôn giả, Mã Minh, Long Thọ, không một Phật tử nào là không biết đến. Và sự kiện này cũng chứng tỏ rằng phần lớn các vị Tổ có tiếng tăm đều ở trong phái Thiền Tôn. Sự nhận xét này không những được chứng minh ở Ấn Độ, mà cả đến Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam nữa.
• (Trang 210)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Trung Hoa. Cho nên, nếu ở Trung Hoa Thiền Tôn được thịnh hành truyền bá thì ở Việt Nam Thiền Tôn cũng được xem như là môn phái chính của Đạo Phật. Đấy cũng là một lẽ dĩ nhiên, không có gì khó hiểu.
. . . .
Vậy thì nhất định là Thiền Tôn ở Việt Nam chỉ có thể xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ VI Tây lịch. Sự phỏng đoán này đã được lịch sử truyền giáo ở Việt Nam chứng minh. Vào năm 580 (cuối thế kỷ thứ VI) Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, lần đầu tiên truyền Thiền Tôn vào Việt Nam. Sau Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng có nhiều vị danh tăng khác đem truyền Thiền Tôn vào Việt Nam, và nhờ đó, Việt Nam cũng có nhiều môn phái Thiền Tôn như ở trung Hoa. Một điều đặc biệt, đang hãnh diện cho Phật tử Việt Nam là ngoài những phái Thiền Tôn ở Trung Hoa truyền sang, ngay ở nước ta, cũng có một phái Thiền do một vị vua sáng lập, đó là phái Trúc Lâm mà vị sơ Tổ là vua Trần Nhân Tôn.
• (Trang 229)
Thật là Thiền cơ nhiệm mầu, người ngoài không thể suy nghĩ, luận bàn được.
Muốn cho người cầu Đạo được kết quả, các vị truyền pháp phải hội đủ ba điều kiện sau đây:
- Biết căn cơ người cầu Đạo.
- Biết thời tiết đúng lúc truyền Đạo.
- Biết phương pháp nào thích hợp, trong ba phương pháp nói trên. Nếu truyền Pháp không hợp căn cơ, không hợp thời hợp pháp thì người tu Thiền không có kết quả.
Trước khi dừng bút chúng tôi có một nhận xét sau đây mà chắc qúy độc giả cũng đồng ý là: Nước ta ngày xưa là một nước chịu ảnh hưởng lớn của Thiền Tôn, và Thiền Tôn là môn phái rất thịnh hành nhất trong nước. Thế mà ngày nay, vì bao cuộc biến thiên của lịch sử, Thiền Tôn không còn được truyền thọ trong các chùa cũng như trong dân chúng một cách sung mãn như xưa nữa.
Vậy chúng tôi hy vọng rằng, từ đây về sau, nhờ sự giao thông tiện lợi từ nước này sang nước khác, nhờ sự trao đổi văn hoá, và nhờ sự gia tâm tu học của các Phật tử Việt Nam, Thiền Tôn sẽ lấy lại sắc thái sung mậu ở Việt Nam như các thời Lý, Trần.
BAN HOẰNG PHÁP
Hoà Thượng Thiện Hoa - Viện Trưởng Viện Hoá đạo P.G.V.N.T.N. - đệ tử của Hoà Thượng Pháp chủ Thích Khánh Anh, và là Bổn Sư của Hoà Thượng Thích Thanh Từ (hiện là Viện Trưởng Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt. Người đang khôi phục Thiền phái Trúc lâm Yên Tử của đời Trần - 1999)
III. Ý nghĩa bài kệ.
Khi đã thông cảm được THIỀN thì có thể làm quen với Thiền Tông. Làm quen với Thiền Tông qua bài kệ:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật
Trước hết về hình thức, bài nầy thuộc về thể văn kệ, có bốn câu, mỗi câu có bốn chữ.
1/BẤT LẬP VĂN TỰ
Mở đầu bằng: Bất lập văn tự
Được dịch: Chẳng lập văn chữ
- BẤT LẬP (chẳng lập): Chẳng bày ra, chẳng tạo ra, chẳng làm ra.
- VĂN TỰ (văn chữ): Chữ viết và câu văn.
Nhiều chữ viết thành một câu văn để biều hiện một cái gì đó. Chữ và câu văn là ký hiệu để biểu diễn tư tưởng. Chữ và văn là thứ ngôn ngữ không lời, nhưng chuyển tải được tư tưởng con người để nói về đời sống Tâm ý, sự sống con người và diễn tả muôn sự muôn vật. Diễn đạt từ cụ thể đến trừu tượng. Đây là sự tiến bộ rất lớn của loài động vật Người. Điều này chứng tỏ Trí tuệ con người hơn hẳn loài động vật cầm thú khác. Đây cũng là một ân huệ rất lớn mà “Đấng tạo hoá” đã đặc biệt dành cho loài người.
Văn tự là sản phẩm của quá trình vận động trí óc qua bao nhiêu thế hệ loài người. Văn tự vì vậy thật quí báu vô cùng cho xã hội. Khi đã bằng chữ bằng văn mà xây dựng xã hội thì văn chữ là nhân tố dẫn đầu trong sự hình thành xã hội hôm nay. Nó thật quan trọng biết bao! Vậy mà trong nhà Thiền lại mở đầu “Tôn chỉ” mình bằng câu: “Bất lập văn tự”. Một câu bật ra khỏi cửa miệng khiến người chới với, ngạc nhiên lấy làm lạ. Có thể cho rằng đây là lời của người “hành tinh khác”, hay người thế hệ “đồ đá”.
Lời này lại nghe vào cuối thế kỷ 20 thật là một việc quá ư quái lạ. Rất phản văn minh, phản tiến hoá.
Chiếc gậy đầu tiên của Thiền Tông là đập thẳng vào văn tự. Đập không nhân nhượng. Đập cho vỡ tan, cho mất hút, cho văn tự trở về thời đại đồ đá. Thiền quá khích như vậy, táo bạo và bất chấp sự phê phán của thời đại, bất cứ thời đại nào dù là thế kỷ 20-21 đi nữa.
Thiền mạnh dạn thẳng tay như vậy đó. Đó là vì ai? Có lý do chứ! Đâu phải Thiền vô cớ vô duyên đập bừa đánh ẩu. Chẳng lẽ Thiền đã phát điên à, là “thiền đăng” sao? - Đâu thể là “thằng điên” được! Thiền là người viễn ly “điên đảo mộng tưởng” mà!
Như thế, tại sao Thiền lại ra tay như vậy?
- Thiền đã ra tay như vậy là chỉ vì Người. Chỉ vì người thôi.
Xin nhớ cho: CHỈ VÌ NGƯỜI.
Điều này có nghĩa chỉ vì một người, một người trước mặt, vì đương sự.
Vì con người đang dính mắc, đang nặng đeo mang những thứ không phải là của chính mình mà tưởng là của cải qúi báu của mình.
Giống như có người đang đeo mang cung tên súng ống nặng là vậy, mà lại âu yếm cho nó là trái tim gan ruột mình, là cái qúi giá của mình.
Việc lầm nầy của người đáng rầy, đáng đập, đáng giựt lấy, quăng hết những của nợ ấy không?
“Văn tự” cũng vậy. Đành rằng văn tự là sản phẩm qúi báu, là phương tiện hay khéo, cũng như cung tên súng ống là phương tiện tốt lợi hại. Dầu tốt, dầu hay khéo nhưng nếu đeo mang dính mắc thì đó là cái trở thành dở mất hay. Vả, trong khi con người này muốn tìm lại tim gan ruột của mình mà lại không quăng ném cung tên súng đạn kia sao? Nếu đương sự muốn tìm lại tim gan ruột của mình phải làm sao giúp họ? Có phải nên bảo đương sự rằng: “Bất lập cung tên súng đạn” chăng? Nếu vậy, thì: “Bất lập văn tự” - có thể mở lời như vậy chăng?
Đây là cái tốt nhứt ở lúc ban đầu khi quyết định giúp đương sự.
Bảo đương sự “buông khí giới” xuống, không có nghĩa là đập phá bẻ dẹp khí giới ấy. Chỉ cần đừng đeo mang dính mắc cung tên súng đạn của mình nữa thôi.
Bảo đương sự buông chữ bỏ văn đi không có nghĩa là đập phá xé đốt văn tự. Đó chính là nhắc cho chuẩn bị tư thế để thấy rõ tim mình, trong khi họ ôm văn chữ trên ngực mà cho là con tim. Phải bỏ cái văn chữ mà họ đang ôm kia. Phải giúp họ việc này. Trước ngực có trống mới nhận ra được con tim. Điều này không có nghĩa xé đốt văn chữ hay cố tình ăn thua đủ với văn chữ. Đừng lầm như vậy. Chỗ này nên nhớ với ý nghĩa: CHỚ DÍNH MẮC. Văn chữ là văn chữ, chớ dính vào. Nó là sản phẩm của xã hội thì vẫn để cho xã hội, đừng dính vào nó. Hãy trả nó về chỗ của nó, vậy thôi. Hơn nữa nó đâu phải là cái gì của mình, nó chỉ là sản phẩm của mình thôi. Mình có khả năng tạo ra nó thì nó đâu phải là cái thực qúi đâu. Nó đâu phải là “ông nội” mình, đâu phải là mình. Nó giống như đờm, giải, phân, nước tiểu mình vậy thôi, có gì đáng giữ gìn, đeo mang trân trọng. Mình đã tạo ra nó tại sao lại lệ thuộc vào nó, lại qúi nó hơn mình. Rõ ràng mình đang dại khờ quên cái đầu mình, lại cho cây viết là cái đầu. Thật là ngu, là điên đảo thấy rõ. Để trừ chứng điên đảo này, việc trước tiên là phải giựt cây viết trước đã.
Việc của THIỀN đến với người là như vậy. Tiếng nói của THIỀN ở đây không phải nói hết với con người như vậy mà chỉ nói với những ai muốn tìm lại chính mình - muốn tìm lại TÂM mình.
Người đến với Thiền phải biết chuẩn bị cho mình một tư thế thật tốt. Một tư thế sạch trọi trơn những thứ đã từng đeo mang dính mắc. Dành một tâm hồn thật trong sáng ở trong giây phút đối diện với Thiền sư, một vị Thầy khai thị.
“Khai thị”, một thuật ngữ chuyên môn. Nhà Thiền đã sử dụng từ ngữ này để nói lên sự chỉ dạy người. Nhưng thực ra từ ngữ này không chỉ dừng lại ở “chỉ dạy” mà thôi. Từ này nằm trong phương pháp dạy của đức Phật đối với chúng sanh. Phương pháp này là: KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP (kinh Pháp Hoa). KHAI là một bước, THỊ là một bước, NGỘ là một bước, NHẬP là một bước. Tất cả là bốn bước.
- KHAI là mở, mở ra. Như mở cái cửa kho tàng.
- THỊ là chỉ, chỉ cho thấy được. Như chỉ cho thấy được của báu trong kho.
- NGỘ là hay ra, biết ra, rõ ra, nhận ra (được). Hay ra, biết ra, rõ ra, nhận ra một sự thật đã sẵn. Như nhận ra được của báu đã sẵn có trong kho.
-NHẬP là vào, hoà vào. Như có được của báu trong tay, sống bằng của báu trong kho ấy.
Đó là bốn bước dẫn đạo chúng sanh đến kho báu Như Lai của Phật để trừ cái nghèo khổ trong chốn Tử Sinh, để được an vui, giải thoát, hạnh phúc vô cùng vô tận trong cõi Niết bàn.
Đó là KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP PHẬT TRI KIẾN. Với bốn bước như đây thì muốn NGỘ, NHẬP phải bằng KHAI, THỊ trước.
Thiền sư đã trung thành theo đường lối, phương pháp của đức Phật mà bắt đầu dẫn dắt người cầu đạo từ đây - từ hai bước KHAI, THỊ - nên việc khai thị của Thiền là chỉ cho người để thấy. Để thấy ra chứ không
phải đễ hiểu. Đây là lối giáo dục học trò bằng lối tiếp cận thực tế chứ không phải dạy trên lý thuyết văn tự. Như dạy môn địa lý, để dạy về núi sông, người Thầy dẫn trò đến tận núi sông để chỉ cho trò thấy tận mắt và rờ được núi rờ được sông. Cách dạy này không cần đến bài học chữ nghĩa sách vở.
Sự giáo dưỡng của Thiền cũng vậy. Nên khi một Thiền sư dạy người mà giữ đúng tông chỉ thì vị này trước hết phải gạt văn tự chữ nghĩa qua một bên, đừng để văn tự che vướng vào sự chỉ dạy của mình. Như Thầy giáo dạy tiếp cận thực tế phải xếp sách vở lại mà nắm tay học trò dẫn đến tận nơi để chỉ cho trò thấy rõ ràng cảnh vật. Một vị Thiền sư khai thị người mà quên việc này (bất lập văn tự) là điều thiếu sót lớn, sẽ khó giúp cho người tốt được. Việc này giống như Thầy giáo dạy tiếp cận mà cứ loanh quanh ở những chữ nghĩa. Không ra khỏi phòng học thì làm sao thực hiện được việc dạy tiếp cận cho học trò. Không thực hiện được việc dạy tiếp cận cho trò thì trò chỉ thuộc bài mà không thấy cảnh sắc núi sông ra làm sao. Đây là sự không thành công của Thầy.
Thiền sư muốn thành công trong việc khai thị, đem đến điều tốt lành cho trò thì phải nói được lời “ngoài văn tự” - phải thực sự “Bất lập văn tự”.
Khi đã biết văn tự là cái duyên vướng kẹt cho người, thì chớ vướng văn tự mà đem văn tự đến người khiến người thêm vướng kẹt. Đã thương người thì nên mở cho người chớ đừng buộc trói người thêm khi mà người đã đang bị trói. Dù có sợi dây bằng vàng cũng không nên trói người.
Lời kệ “Bất lập văn tự” đã nhắc nhỡ người mô phạm trong chốn Thiền lâm phải nhớ đến. Đây là phương pháp cần yếu cho một bậc Thầy trong trường Thiền. Là lời xác định phương pháp khai thị của Thiền. “Lời ngoài văn tự” chớ lầm lời này. Đây là điều Thiền sư đã nói: Nói suốt ngày mà không động lưỡi. Nói “Không động lưỡi” là “Lời ngoài văn tự” là “bất lập văn tự”. Xin hãy nhớ thật kỹ: “VĂN TỰ” CHẲNG CÓ LỖI GÌ. (Và cũng nên nhớ: Văn tự chỉ là thứ ngôn ngữ chết, thiếu sinh động, thiếu tác dụng. Không đến được sự thật).
2/GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN
Câu thứ hai là: Giáo ngoại biệt truyền
Câu này được dịch: Ngoài giáo riêng truyền.
Giáo hay giáo lý là lời lẽ chỉ dạy ở trong Đạo. Giáo ở đây là lời lẽ chỉ dạy trong Đạo Phật. Đây chỉ cho lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho các hàng đệ tử.
Ngày xưa đức Phật chỉ giảng dạy bằng lời đến đệ tử (không có văn chữ). Mãi đến nhiều thế kỷ sau lời dạy của Ngài mới được ghi lại thành chữ thành văn vào lá bối, lá kè, thẻ tre, da thú, đá, gỗ v.v... lần hồi được ghi vào giấy thành sách vở như ngày hôm nay. Sách vở ghi lời dạy của đức Phật được gọi một cách trân trọng là Kinh, vì loại sách vở này diễn lên được chân lý, diễn bày con đường thoát ly khổ sinh tử, đạt được rốt ráo an vui. Kinh Phật vì thế thật qúi báo ở đời, nên được gọi là Pháp bảo.
Vậy Giáo chính là kinh sách Phật. Kho kinh sách Phật được chia làm ba thể loại: Kinh - Luật - Luận, với số lượng quyển rất là nhiều. Trong đời làm Tăng ít vị đọc qua hết. Vị nào đọc hết và thông suốt được, gọi là Tam Tạng Pháp sư (vị thông suốt giáo pháp Phật trong cả ba pho kinh sách). Một Tam Tạng Pháp sư được các hàng Phật tử từ xuất gia đến tại gia đều qúi kính. Như Ngài Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang.
Giáo là giáo lý đạo, là lý thuyết, là kim chỉ nam cho người tu theo, là bản đồ chỏ dẫn kho báu, là toa thuốc hay cho người bệnh, là bài học tốt cho người học tìm về Chân lý... Thế nên giá trị Giáo hay Giáo pháp là độc tôn trong sinh hoạt Đạo Phật, là một trong ba ngôi báu trong Đạo Phật.
Những tưởng giá trị Giáo như vậy thì tất cả mọi người tu theo Đạo Phật phải noi theo, phải lấy đó làm đèn sáng soi lối đi vào Đạo. Nhưng với Thiền Tông thì lại: Ngoài Giáo riêng truyền.
Truyền tức là truyền pháp đến người. Vị Thầy đem Giáo pháp truyền đến cho trò. Khi chưa có sách vở thì truyền lời pháp qua miệng. Khi có sách thì truyền pháp qua kinh điển. Như Đường Tăng (Trần Huyền Trang) đi thỉnh kinh ở Thiên Trúc và đã được truyền kinh. Hoặc dựa vào lời kinh ý kinh mà truyền Pháp ấy cho trò. Đó là lối mòn tự ngàn xưa.
Ở đây, theo bài kệ này thì không phải truyền như vậy, mà là “riêng truyền”. “Riêng” có nghĩa là bằng một cách khác, không theo thông lệ. Bằng một đường lối khác, đường lối riêng không theo đường lối thông thường.
“Riêng” là riêng có phương pháp khác để truyền. Phương pháp đó là một phương pháp không dùng Giáo. Đã không dùng giáo pháp để truyền thì làm sao gọi là truyền pháp? Tổ BỒ Đề Đạt Ma đâu đã không nói: Ta vốn đến xứ này
Truyền pháp cứu mê đồ
(Ngô bổn lai tự độ
Truyền pháp cứu mê đồ)
đó sao? Ngài là một Thiền sư, là một Tồ sư Thiền Tông đó.
Như vậy không truyền pháp là truyền cái gì? “Ngoài giáo riêng truyền” là riêng cái gì vậy?
“Ngoài giáo riêng truyền” vẫn là truyền pháp đúng như Tổ Đạt Ma Đã nói là: TRUYỀN PHÁP.
Nhưng có điều phải hiểu chữ PHÁP của Tổ Đạt Ma. Chữ PHÁP này có phải giống như bao chữ pháp không? - Đúng, trên chữ thì đúng hoàn toàn. Chữ Hán cũng giống mà chữ Việt cũng giống.
Nhưng có phải vì chữ giống nhau rồi có cùng một nghĩa không?
-Điều này chưa hẳn, còn tùy vào vị trí câu văn tùy vào ý tứ, tùy vào cái miệng của người nói. Chữ Pháp trong Đạo Phật có rất nhiều nghĩa:
Pháp là lời Phật dạy.
Pháp là phương pháp.
Pháp là mẫu mực, khuôn phép.
Pháp là luật lệ.
Pháp là muôn sự muôn vật.
Pháp là cái gì đó.
Pháp là một tình trạng, một sự kiện.
Ôi! chữ Pháp biết bao nghĩa.
Giờ chỉ nói chữ Pháp ở Giáo và chữ Pháp ở Thiền. Pháp ở Giáo tức lời Phật dạy còn lại trong Kinh sách, hay có thể nói gọn hơn là: Lời kinh.
Chữ Pháp ở Thiền chính là Chánh Pháp Nhãn tạng Niết bàn Diệu Tâm Thật tướng Vô tướng. Pháp này là Niết bàn Diệu Tâm, là Thật tướng Vô tướng. Pháp đã như vậy nên không có ở trong Giáo. Phải nói rõ rằng trong Giáo không có Pháp này vì Pháp này Thật tướng là Vô tướng. Nó không là tướng, không là sách vở hay kinh điển gì.
Sách vở là tướng, là thứ hữu vi.
Pháp này là vô tướng, là thứ vô vi.
Thế nên pháp này không có trong chữ trong văn. Văn chữ không thể đựng được pháp này. Ví như bóng không thể chứa được gương, hay bóng không chứa được hình (thân người).Trên hội Linh Sơn, Ngài Ca Diếp đã hội Pháp này và được Phật truyền Pháp này. Đó chính là Chánh Pháp - là Pháp đúng đắn, đúng nghĩa nhất. Dó Ngài Ca Diếp được đức Phật truyền cho pháp này nên trong chuyện Tây Du ký, Ngài trao kinh cho Đường Tăng là kinh giấy trắng - kinh vô tự - đây là thứ kinh không có chữ.
Nhưng dù Ngài Ca Diếp có được gọi là đức Phật truyền Pháp này cho, cũng đừng bao giờ cho có cái pháp được truyền từ tay đức Phật qua tay Ngài Ca Diếp. Trong tay Phật có gì? - Chỉ có cành sen.
Ở nơi Ngài Ca Diếp có gì?
- Chỉ có nụ cười.
Thế nên: Ngay khi trao pháp này
Pháp pháp đâu từng pháp
(Cái pháp đâu từng là cái)
Đó là Pháp trong nhà Thiền.
Từ Pháp này Tổ Tổ truyền cho nhau. Cho đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma, và Ngài cũng truyền Pháp này. Pháp này là Vô tướng, tuy Vô tướng mà biết bao người nối tiếp khế hội. Vậy truyền pháp trong nhà Thiền tức là truyền Diệu Tâm. Hay truyền TÂM, hoặc truyền TÂM PHÁP. Đó chính là: Giáo ngoại biệt truyền.
Như vậy để biết lý do vì sao Thiền Tông lại có riêng một cách truyền ngoài kinh giáo. Việc này phải như vậy thôi.
Cái không có ở trong kinh giáo thì làm sao lại bằng kinh giáo mà được. Đâu đã không nghe nói kinh giáo chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi. Mặt trăng đâu có trong kinh giáo. Hay kinh giáo chỉ là thuyền bè mà thôi. Thuyền bè để đến bờ. Bờ đâu có trong thuyền bè. Những điều này chính trong kinh giáo đã nói, đã xác định giá trị của kinh giáo.
Nên việc trong nhà Thiền truyền dạy cũng chẳng nên lấy làm lạ chi. Đây chỉ là một phương pháp “giáo dục tiếp cận” thôi. Điều này đơn giản nhưng phải đòi hỏi vị Thầy có đủ khả năng, có tay nghề nghiêm chỉnh. Vị Thầy phải đã thấy rõ cái mà mình phải chỉ dạy. Nghĩa là muốn cho học trò học bài học về Đạo để Trò thấy Đạo, thì trước hết người Thầy phải thực sự đã Thấy Đạo. Muốn cho người trò thấy Tánh thì người Thầy phải Thấy Tánh cái đã. Đó là nguyên tắc làm Thầy khai thị. Như vậy điều kiện ắt có và đủ để làm Thầy khai thị mà thuật ngữ chuyên môn gọi là Thiện Tri Thức, thì vị này trước phải Ngộ Đạo, Ngộ Tánh.
Điều này chẳng có gì lạ, muốn dạy ai việc gì thì người gọi là Thầy phải biết việc đó thôi. Như muốn dạy chữ thì vị gọi là Thầy phải biết chữ v.v... và v.v...
Ngược lại nếu không biết việc để dạy mà cố dạy, cố làm Thầy người, thì đây là điều rất khó thành công. Nhất là những nghề thuộc loại tinh vi như các môn điện tử, các môn nghệ thuật và nhất là môn học Tâm linh.
Để thấy rõ tính tiêu cực của văn tự và tính tích cực của “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, có thể thấy bằng thí dụ sau đây:
Gọi dậy
Một bà má gọi con thức dậy bằng cách dùng văn thơ bóng bẩy:
Ầu ơ...
Con ơi! con ngủ li bì,
Dậy mà đi học đi thi con à!
Dậy đi, ráng thức dậy nha!
Mở mắt mà thức nhớ là sáng choang
Sáng cả nhà sáng rõ đàng
Thức dậy tỉnh táo mơ màng làm chi
Hãy dậy! Kẻo trễ giờ thi
Con mà thi đậu muốn gì má cho
Đậu rồi con khỏi sầu lo
Chỉ lo chơi giỡn cò cò giỡn chơi
Dậy đi con hỡi, con ơi!
Con trai của má con thời phải ngoan
Dậy đi con! Nắng chói chang.
Thằng bé lăn qua trở lại ư, e, ự, ẹ, môi nở nụ cười. Mắt nó vẫn nhắm nghiền không động đậy. Mũi vẫn thở đều đều theo chiều say ngủ. Nó đã mộng mị theo lời gọi dậy của má nó qua văn từ êm dịu hay ho.
Lúc ấy ba thằng bé xuất hiện, ông nhìn thấy má thằng bé “lải nhải” bên tai thằng bé với giọng văn vẻ như vậy. Ông khẽ châu mày nhăn mặt lắc đầu.
Ông bước tới một tay ra vẻ bịt miệng vợ, một tay vỗ mạnh đít thằng con, miệng hét: Dậy!
Thằng bé liền mở mắt, thấy ba nó và thấy trời sáng choang, nó lẹ làng nhỏm dậy, dụi mắt nhìn ba nó ra chiều biết ơn, và hỏi:
- Mấy giời rồi ba? Có trễ thi không ba? Trời đã sáng bét rồi! Con mãi lo theo giấc mơ với má.
- Chưa! Còn kịp đến trường - Ba bé đáp.
- Cám ơn ba! Nếu không thì... (nhìn qua má, thằng bé nói tiếp):
- Cũng tại má đó, má hứa cho con cái này cái nọ, cho con vui chơi này nọ...
Má thằng bé cầm mảnh văn thơ nhìn chồng mà ngỡ ngàng.
Ông chồng nhìn bà vợ bằng ánh mắt cảm thông, trách nhẹ:
- Tại má nó nặng máu “văn nghệ, văn từ” quá!
Sở dĩ Tổ sư dõng dạc đường hoàng nói một cách rõ ràng: “Bất lập văn tự - Giáo ngoại biệt truyền”, là vì các Tổ sư thật sự có sở trường. Người đã thấy rõ, nắm được việc được vật trong tay. Sự thật này được nằm trong tay đây! Ngài nói thật, nói rõ, không phải huênh hoang, không phải phô trương khoe tài, không phải châm chỉa, bài bác, chê bai ai đó. Không và Không. Đối với chánh pháp Phật đà, Tổ Sư, Thiền sư tuyệt đối trung thành không dám sai nửa ý hãy hiểu cho các Ngài.
Các Ngài như người Thầy thuốc có sẵn thuốc trong tay nên đối trước bệnh nhân không cần phải trao toa mà trao thẳng viên thuốc - Trao thuốc ngoài toa.
Hay như người thợ ngọc sành sỏi về châu ngọc và sẵn có viên ngọc trong tay. Để giúp người tìm ngọc, người thợ này biết người kia đang có viên ngọc đeo trên cổ mà không hay không biết vì một lý do nào đó. Như khi còn nhỏ mới sanh ra người cha đã đeo cho mà không nói. Đây là viên ngọc Như ý, là thứ ngọc qúi nhất trên đời. Người thợ cũng có trong tay thứ ngọc này, nên đối trước người kia không cần đưa bản đồ chỉ dẫn chỗ có châu ngọc này làm gì. Người thợ ngọc chỉ cần chìa viên ngọc của mình ra trước người kia. Do ánh sáng viên ngọc người thợ chiếu đến viên ngọc người kia, người kia bèn nhận ra liền:
- A! Ta đã sẵn viên ngọc Như ý đây này.
Và người kia cũng cầm viên ngọc của mình trong tay đưa ra trước người thợ.
Hai viên ngọc giống y nhau.
- Cũng là ngọc Như ý. Người thợ gật đầu! Phải, là châu Như ý.
Hoặc như một chuyên gia tầm kho báu và đã tầm ra, hiện đang đứng trong kho báu và sử dụng báu vật. Khi ấy có một người tìm đến nơi này đứng trước chuyên gia, và tha thiết hỏi rằng.
- Kho báu ở đâu, xin ông chỉ cho?
Chuyên gia ngay đó có đưa ra bản đồ kho báu và giảng giải mọi trình tự cho người để tìm đến kho báu chăng?
Nếu chuyên gia này làm như vậy, dạy cho người như vậy thì mình sẽ cho ông chuyên gia này là người như thế nào? - Có phải ta sẽ mỉm cười rằng: ông chuyên gia này thật lẩm cẩm! Phải vậy không? Đúng vậy! Không một chuyên gia nào chỉ dẫn người như thế cả. Mà chuyên gia chỉ cần hoặc đưa ánh mắt đến bảo vật và dừng lại tấm bảng có khắc chữ: Kho tàng. Hoặc có thể nói rất gọn: Là đây! Hay: Đồ ngu! Hoặc không nói gì cả: Im lặng. Và có thể bạo hơn: Hét cho một tiếng, đá cho một đá văng nằm chung bảo vật, và đánh bằng tay, bằng gậy v.v...
Tất cả cách, cách nào cũng gây chấn động ánh nhìn của người trên bảo vật.
Người ấy có nhận ra kho tàng không? - Có thể nhận ra và cũng có thể không. Việc nhận ra hay không nhận ra không phải lỗi của người chỉ. Người chỉ đó thật sự tận tình, không dấu diếm gì. Lỗi là ở người.
Hoặc là ở người sớm bị chứng thông manh, có mắt mà không thấy. Hay vì người không có dạ tha thiết, chưa từng nghe nói gì về kho báu hết.
Nêu lên các việc như vậy để thấy rõ tất cả ý nghĩa vì sao Thiền sư truyền pháp bằng: Bất lập văn tự - Giáo ngoại biệt truyền.
Tâm và Tánh kia như viên thuốc kia, như viên ngọc nọ, như kho báu này. Các Ngài đã Ngộ Tâm, tỏ Tánh và đang sống bằng nó. Mà người học cũng cầu Ngộ Tâm Tánh. Trong khi người học lại có đủ Tâm Tánh không thiếu một tơ hào, vậy mà không hay không thấy. Giờ đây người học này tìm đến một vị Thiền sư và tha thiết hỏi:
- Tâm Tánh ở đâu, xin Thầy chỉ cho con?
Thì vị đó có đem những bài học về Tâm Tánh ra chỉ bảo giảng dạy nữa không? - Không đâu! Nếu vị Thầy chưa Ngộ Tâm Tánh thì mới đem ra mà nói. Ở đây vị Thầy đã sẵn kho báu Tâm Tánh nên chỉ cần chỉ thẳng cho Trò không quanh co gì cả. Cách chỉ này thật đơn giản, ở mỗi vị mỗi khác, ở mỗi trường hợp mỗi khác, thật là vô số sự khai thị, hoặc bằng lời, hoặc bằng cử chỉ, hành động rất là thế tục, hay cả đem kinh giáo để mà khai thị v.v... không chừa thứ nào, thứ nào tiện dụng thì dùng, tùy cơ sử dụng.
Những việc gọi là “ứng cơ tiếp vật” tùy cơ duyên mà khai thị cho người đó là việc phổ biến trong nhà Thiền. Nếu nói về sử sách thì có thể thấy qua sử 33 vị Tổ Ấn Trung và hành trạng các Thiền sư từ Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một sớm trên ngọn Linh Thứu, ở giữa đại chúng giơ cành hoa sen lên. Đại chúng ngơ ngác, riêng Ngài Đại Ca Diếp chúm chím môi cười. Đức Phật đã gật đầu.
Đây là gì?
Đó chính là: Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền.
Ngài Ca Diếp đã ngộ. Ngộ cái gì, ở đâu?
Đó chính là ở ngay TÂM mà Ngộ TÁNH.
3/ TRỰC CHỈ NHƠN TÂM
KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT.
Hai câu chủ yếu của bài kệ là:
Trực chỉ nhơn Tâm
Kiến Tánh thành Phật
(Chỉ thẳng tâm người
Thấy Tánh thành Phật)
Câu “Trực chỉ nhơn Tâm” là ở vị Thầy, câu “Kiến Tánh thành Phật” là ở người trò. Trực là chỉ thẳng, chỉ ngay đó, chỉ ngay vào. Việc này không chỉ quanh co, không lòng vòng, như chỉ thẳng vào trán, vào mặt người, nôm na là “xỉa” vào mặt. Chỉ thẳng vào sự thật - xỉa vào sự thật.
Thiền sư bậc Thầy ở trước người Trò, khi người Trò đem tâm cầu Đạo cầu Pháp thì xỉa thẳng vào Tâm người Trò. Giống như khi người trò ngửa mặt trước Thầy mà hỏi: - Mặt con đâu, thưa Thầy? Thầy liền xỉa thẳng vào mặt Trò, không quanh co, không lòng vòng gì cả.
Người Trò khi cầu pháp đã ngửa bày cái Tâm ra trước. Vị Thầy chỉ cần xỉa thẳng vào cái Tâm. Đó là chỉ thẳng.
CHỮ TÂM: Tâm là gì? Nó có là một cái gì đó không? Có là một vật cụ thể hay một vật trừu tượng không? Trừu tượng như “cái linh hồn” chẳng hạn? - Không! Tâm không là cái, không là vật cụ thể hay trừu tượng. Nó không là gì cả. Ngay khi gọi là “nó” thì Tâm cũng chẳng nó, không nó. Tâm cũng chẳng là cái linh hồn. Linh hồn là “cái” người ta có thể hiểu về nó được, diễn tả nó được. Tâm thì không. Dù rằng cũng có thể đặt trước nó mạo từ “cái”. Nhưng đây chỉ là việc của từ ngữ không dính gì đến TÂM cả.
TÂM không thể hiểu đến được, không thể diễn tả được. Tại sao? - Chẳng sao hết. Nó chính là sự thật bàng bạc khắp. Đã là sự thật như vậy thì đứng chỗ nào để thấy để diễn tả nó? Như cái thấy ở người mình, mình có thể thấy Cái Thấy này được không? Làm sao thấy Cái Thấy được? Không được. Nó là sự thật trùm khắp con người ta. Như vậy đứng ở chỗ nào để nhìn Cái Thấy chớ? Thành ra cái bị thấy chẳng phải là Cái Thấy mà đó chính là Vật. Như cái nhà thì nhà là vật.
Cái Thấy không thể thấy được, nhưng nó lại là cái chân thật ở mình, còn cái thấy được (cái nhà) thì không là cái thật ở mình, vì cái nhà sẽ bị hư bị sập.
Cái Thấy là cái muôn đời, dù con mắt bị đui, Cái Thấy vẫn thường còn vì nó là cái thật mà.
Cái Thấy còn như vậy huống là Cái TÂM.Cái Tâm dù không thấy không biết, không sờ mó nghe ngóng được gì cả, mà nó vẫn sờ sờ mênh mông trùm khắp. Nó vẫn bao trùm mọi sinh hoạt của ta từ tiền kiếp đến hiện kiếp và cho đến hậu kiếp. Nó như hư không trùm cả vạn vật và trùm cả sự diễn biến từ xưa, nay và ngày mai của vạn vật. Nhứt cử nhứt động ở sự chuyển biến của vạn vật, dù nhỏ như hạt bụi cũng không thoát ngoài hư không. Tất cả đều sinh hoạt trong hư không và do có hư không mới có sự sinh hoạt.
TÂM cũng vậy. Không Tâm sẽ không có tất cả sự sinh hoạt của con người, của chúng sinh hữu tình. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm... kể cả tính toán, suy tư, tình cảm, sự sanh ra, lớn lên, già đi, chết chóc... tất cả đều không ngoài TÂM mà có ra. Nên mỗi sinh hoạt dù nhỏ tinh vi cách mấy và trừu tượng cách mấy cũng vẫn không ngoài TÂM.
TÂM là cái thực nhất. Trời sập, đất vỡ, con người, vạn vật tan hoại nhưng TÂM vẫn không tan hoại, không bị ảnh hưởng một chút xíu nào. Nó vẫn là nó, vẫn bất diệt. Giống như khi trái đất nổ, các hành tinh trong vũ trụ nổ, tạo thành sự chấn động kinh khiếp, tất cả đều tan hoại, nhưng hư không vẫn như thường, không bị sứt mẻ, không ảnh hưởng chao động gì.
Nói gọn lại: Tâm là NĂNG LỰC SỐNG của tất cả đời sống. Nó là NGUỒN của tất cả mọi sinh hoạt từ sinh đến tử, từ tử đến sinh.
Như vậy để thấy, là con người, là chúng sanh, động vật ai ai cũng đều có TÂM.
Nói “có” Tâm dễ hiểu nhưng không đúng. Vì Tâm là nguồn sinh tạo ra con người. Nên phải nói “có” người. Tâm có người chứ không phải người có Tâm. Tâm như MẸ. Người như con. Thì phải nói MẸ có CON chứ không thể nói con có mẹ được. Mẹ mới sinh có con. Con làm sao sinh có mẹ được. Vậy tất cả con người con vật đều có ở trong TÂM. TÂM không phải là thứ Tôn giáo, Tín ngưỡng, Triết học. Mà Tâm là sự thực của cuộc sống. Nên dù là người có tôn giáo, có theo đạo Phật hay không, tất cả, tất cả đều có ở trong TÂM. Dù có chịu hay không chịu thì sự thật này vẫn bao trùm. TÂM vẫn trùm người. Như có chịu có hư không hay không chịu có thì hư không vẫn là sự thật và vẫn bao trùm mình và vạn vật.
Trên đời này ai là người có thể phủ nhận được NĂNG LỰC SỐNG?
NĂNG LỰC SỐNG CHÍNH LÀ TÂM.
Tâm hiện thực trong cuộc sống, được gọi là cái mặt thật xưa nay. Chính ngay cái mặt thật này là để người nhận ra năng lực sinh động của nó.
Khi người đến, người mở miệng hỏi, sự phát ra tiếng nói... đó là đã bày hiện cái mặt thật, cái TÂM này.
Trên đây là nghĩa của chữ TÂM trong bài kệ.
Ngoài ra chữ TÂM trong nhà Phật còn lắm nghĩa. Tùy theo chỗ dùng chỗ nói mà chữ TÂM có nghĩa khác nhau. Yừ nghĩa thông thường dễ hiểu đến nghĩa sâu xa khó hiểu.
Bổn Tâm
A! TÂM - Bổn Tâm -
Tâm ta! Tâm ta! Chính thật Tâm ta
Là Tâm cội gốc cội nguồn bấy lâu
Tâm này từ thuở đất trời chưa phân
Có Bổn Tâm mới có Thân ta này
Và mới thành sinh hoạt trong đời sống
Tâm nguồn năng lực vô bờ tạo sinh
Tâm này bàng bạc hư không rộng trùm
Tâm này chứa khắp hà sa giống loài
Loài giống nào cũng ra từ một Tâm
Tâm đây trong sạch làu làu suốt soi
Ba ngàn thế giới trông coi tỏ tường
Như xem coi trái trong lòng bàn tay
Một cọng lông sợi tóc cũng không lầm
Cùng còn vi khuẩn vi trùng cũng phân
Sáng soi tỏ rạng phân minh rõ ràng
Nhỏ thì hơn tóc hơn tơ vi trần
Lớn thì rộng chứa hư không đất trời
Suốt soi Tam thế không ngằn mé chi
Quá khứ, hiện tại, vị lai thấu cùng
Chuyện đời biết hết từ thời hồng hoang
Xuyên hiện tại, suốt mé bờ vị lai
Rõ ràng nghiệp chủng từng muôn giống loài
Suốt thông hành nghiệp chuyển di sáu đường
Tâm này chứa Phật cùng là chúng sanh
Chứa luôn cảnh giới Phật thành, Phật tu
Mười phương cõi Phật ba đời cũng Tâm
Tâm hay Tâm giỏi Tâm mầu thần thông
Diêm vương Thiên đế không mong lộng quyền
Quỷ Ma Thần Thánh Tiên hiền cũng thôi
Khắp Trời khắp đất Tâm thông hàng đầu
Thế nên dù ở Luân hồi chuyển xoay
Thì Tâm cũng vẫn là Tâm thuở nào
Cũng là trong sạch trắng ngần suốt soi
Luân hồi Nhân quả có đâu buộc ràng
Tánh Tâm nào có hấn hề gì đâu
Tánh vẫn không rỗng sáng trong sạch làu
Tánh KHÔNG vốn thật Tánh Tâm từ nào
Hông phiền hông não hông sầu khổ chi
Rỗng rang bằn bặt vô minh si nào
Tham sân các thứ nhân phiền có đâu
Khổ đế, Tập đế cũng hông có nào
Diệt đế, Đạo đế sạch ròng rỗng không
Pháp Thế gian xuất thế gian đều không
Hổng có một pháp vật gì trong đây
Tâm này hạnh phúc trần đời không hai
Vì Tâm không diệt không sinh hoại gì
Tâm hằng vĩnh cửu thường còn chẳng thay
Dù cho Trời sập đất lay
Tâm này vẫn mãi chẳng phai chẳng tàn
Tâm này qúi tột hơn vàng
Hơn châu hơn ngọc, Ngọc Hoàng cũng thua
Tâm này Tâm Thật chính Ta
Ai mà nhận được hay ra an nhàn
Tình tang cất bước lên đàng
Giúp đời xuôi ngược độ hàng sinh linh
TÁNH: TÁNH là thuật ngữ chuyên môn trong nhà Thiền. Đây là chỗ mà những người hành Thiền đều bước đến, mong đạt được. Một người rõ được TÁNH mới không uổng đời tu theo Thiền Tông.
TÁNH hay TÍNH là cái gì đó mang tính chất cố định không thay đổi theo thời gian. Như cái họ. Họ của một người là họ Trần, họ Nguyễn thì ở đâu và lúc nào cũng là Trần là Nguyễn không đổi. Cái danh (tên) thì đổi mà Tánh thì không đổi. Hoặc nước có tánh ướt. Tánh ướt này khi nước trong nước đục thì nó vẫn là ướt, không thay đổi. Vì không thay đổi mà xác định được nước khác với đất. Để giữ được tính chất nước nên ướt gọi là tánh nước. Do cái tánh của mỗi thứ khác mà phân biệt được cái nầy với cái kia, vì khác tính chất nên các thứ khác nhau. Mặt nước gần giống mặt thủy tinh, nhưng thủy tinh tánh nó trong suốt nên khác với tánh ướt của nước. Vì vậy thủy tinh không phải là nước.
Vậy TÁNH là cái riêng biệt cố định để xác định vật loại.
Chữ Tánh ở đây là TÁNH của TÂM người (nhơn tâm). Người đã bày hiện TÂM và trong TÂM lại có TÁNH. Vậy TÁNH của TÂM là gì mà cần phải được chỉ và cần phải Thấy (kiến) ở một người cầu Pháp? Đây là chỗ cốt lõi trên việc tham Thiền phỏng Đạo.
TÁNH của TÂM, cái cố định không thay đổi, xác định TÂM, TÁNH này có thể hiểu như vầy:
Đây là sự sinh động của TÂM, là sự LẶNG TRONG TỎ SÁNG XUYÊN SUỐT KHÔNG LAY ĐỘNG.
TÂM là chỉ cho cái toàn thể, như nước.
TÁNH là chỉ cho tính chất, như ướt.
Hay TÂM ví như tấm gương.
TÁNH ví như sự trong suốt của gương.
TÂM giống như cái hư không.
TÁNH giống như sự rỗng lặng của hư không.
Sở dĩ Tâm được gọi là Tâm vì có Tánh Lặng Trong Tỏ Sáng xuyên suốt không lay động. Chính đặc tính này xác định là TÂM. Cái TÁNH của Tâm này như vậy, hoàn toàn không trống, rỗng rang, lặng lẽ không dao động. Nhưng không là lặng chết, ù lì, cứng đờ mà rất sinh động . Nó tỏ sáng cùng khắp, hay biết tất cả không lầm một mảy. Và nó trường tồn bất diệt xuyên suốt thời gian không gian. Trời đất có tan vỡ, nó vẫn suốt soi hiện hữu.
Nếu TÂM đã bất sinh bất diệt thì TÁNH của TÂM cũng bất sanh bất diệt. Và TÂM đã trùm khắp thì TÁNH cũng trùm khắp.
Như nước nếu không mất thì tánh ướt không mất.
Nước mênh mông thì tánh ướt cũng mênh mông.
Mặt gương to rộng bấy nhiêu thì tánh trong suốt cũng to rộng bấy nhiêu.
Mặt gương không bao giờ hư hoại thì Tánh trong suốt của gương cũng không bao giờ hư hoại.
Và hư không to rộng bao nhiêu thì Tánh rỗng lặng của hư không cũng to rộng bấy nhiêu.
Hư không không bao giờ hư hoại, thì Tánh rỗng lặng của hư không cũng không bao giờ hư hoại.
Như vậy TÁNH không thay đổi, không thay đổi mà trùm khắp, đã trùm khắp nên không dao động; không dao động nên không thêm không bớt. Nó suốt soi, trong sáng nên lại không nhiễm ô. Vì không nhiễm ô nên không nhơ không sạch. Những đặc tính này là:
- Chẳng sanh - Chẳng diệt
- Chẳng thêm - Chẳng bớt
- Chẳng nhơ - Chẳng sạch
- Chẳng động - Chẳng dao
Tánh này trên định danh giải nghĩa như vậy, còn cụ thể ngay trong tâm hồn là cái gì? Đây mới là việc quan trọng cần yếu.
Ở trên một tâm hồn thì nên quán sát tình trạng đang diễn biến, gọi là trong đầu.
Trong đầu (Tâm hồn) có các dạng: Hoặc là những ý nghĩ lăng xăng gọi là Vọng Tâm, hoặc là có lúc đầu óc vắng lặng, không có suy nghĩ. Giống như nước có lúc đục lúc trong:
- Có ý nghĩ là nước đục.
- Không có ý nghĩ là nước trong.
Có ý nghĩ thì có hiểu biết. Không có ý nghĩ thì không có hiểu biết.
Vậy nếu ở nước thì nước đục và nước trong riêng có TÁNH không? Không có Tánh đục và chẳng có Tánh trong. Trong và đục chỉ là hai dạng đều mang cùng một tánh, đó là Tánh Ướt.
Theo đây thì trong đầu có ý nghĩ và không có ý nghĩ cũng vậy. Không phải có ý nghĩ có riêng một tánh còn không có ý nghĩ có riêng một tánh. Không! Cả hai có trên một TÂM (nước) nên cùng một TÁNH.
Nếu Tánh nước lìa Trong - Đục,
thì Tánh Tâm lìa Nghĩ và Không Nghĩ.
Nghĩ là Động, Không Nghĩ là Tịnh,
mà Tánh lìa Động - Tịnh.
Vậy để nhận ra TÁNH, THẤY TÁNH thì ngay TÂM phải thấy được chỗ Không Động Không Tịnh. Đó chính là LẶNG TRONG, là TÁNH.
Tánh này LẶNG mà TRONG. Tức LẶNG mà HAY BIẾT. Chính sự HAY BIẾT này mà tỏ sáng tất cả.
Và chính sự HAY BIẾT là nguồn của Hiểu Biết.
Hay Biết là MẸ. Hiểu Biết là CON.
Vì vậy có bao nhiêu sự hiểu biết trong cuộc sống đều do từ khả năng Mẹ HAY BIẾT này. Nếu không có khả năng Hay Biết thì làm sao hiểu biết được. Không có cái Hay Biết thì làm sao biết học, không biết học sao có sự hiểu biết được. Cái HAY BIẾT này không do cha mẹ sanh ra, không do có học mới biết. Khi sanh ra con người đã có khả năng Hay Biết. Có Hay Biết mới khóc, mới đòi bú, mới ngủ, mới thức, mới nói, mới cười v.v...
Chính khả năng HAY BIẾT này mới xác định cái TÁNH vậy. Cái Hiểu Biết không rời cái Hay Biết mà có. Nên cái suy nghĩ cũng dậy lên từ cái Hay Biết.
Khả năng Hay Biết thì vô cùng, còn khả năng của Hiểu Biết thì có chừng hạn. Học biết, rồi quên lại hết biết. Cái Hay Biết thì không bao giớ mất. Do có nó mới biết sống và biết chết. Nên dầu chết, cái hay Biết vẫn không mất. Nó lại Hay Biết tiếp nối để thành đời sau nữa. Nó, người khi sống cũng thường tại. Người khi chết nó vẫn thường hằng. Và cái Hay Biết vì không dính sự suy nghĩ - tuy sự suy nghĩ trườn mình trên nó - nó không nhiễm ô bởi sự suy nghĩ, dù sự suy nghĩ đó tốt hay xấu. Như tấm bảng nó vẫn sạch dù viết phấn trên đó điều tốt hay điều xấu.
Cái Hay Biết giống như nền nhà và niệm suy nghĩ tốt xấu giống như bóng hiện trên nền. Nhờ nền hiện bóng, nhưng bóng không làm nhơ nền. Trong nền cũng không có bóng.
Như gương chứa bóng tốt xấu. Nhưng bóng tốt xấu không làm nhơ sạch được gương, vì gương nguyên không bóng hình nào. Gương tánh trong suốt.
Cái Hay Biết cũng vậy.
Hãy như lời khai thị của Lục Tổ Huệ Năng: “Hãy dẹp sạch các duyên. Khi không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là mặt mũi xưa nay của ông?”
Cái gì? Hãy thấy xem?
Thấy được cái Ngài Huệ Năng chỉ đó là THẤY TÁNH. Mà Ngài thường dùng là Tự Tánh.
Đó là chỉ ngay Tâm người để người THẤY TÁNH.
Huệ Minh, người đón nhận sự chỉ thẳng này đã thốt lời khi thấy được chỗ chỉ: - “Như người uống nước, lạnh nóng tự biết”.
Huệ Minh đã Thấy Tánh (kiến tánh).
TÁNH mà Huệ Minh nhận ra đó là sự thật tràn trề nơi Tâm Huệ Minh, nhưng Huệ Minh lại không diễn tả được, chỉ nói: Như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Quả là như vậy, làm sao nói được.
Việc xảy ra giữa Ngài Huệ Năng và Ngài Huệ Minh đây chính là:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật
Chỉ thẳng Tâm người, thấy Tánh thành Phật là việc:
- Chỉ thẳng gương để người trông thấy Tánh trong suốt của gương.
- Chỉ thẳng nước để người thấy Tánh ướt của nước.
Cái rõ nhứt, sát nhứt là:
- Chỉ thẳng hư không để thấy Tánh rỗng lặng của hư không. Cách chỉ như đây không phải qua bài học văn chữ nào cả. Rõ là ngoài văn chữ, ngoài bài học.
TÁNH - TÂM - NGỘ - TU
TÁNH là NỀN
Nền là nơi, là chỗ, là nguồn
Từ “Nền” các thứ có ra đầy
Nền là cái Thật, cái hông đổi
Cái hông mất, khi các thứ mất
Cái hông dời, khi các thứ dời
Và hông khác, khi các thứ khác
Cái hông sinh, khi các thứ sinh
Nền là chơn thật, các thứ giả
Nền khiết tinh không nhuốm nhiễm nhơ
Nền trống sạch thứ nào cũng hông
Chính tại nền các thứ đều hông
Nền hông cái sạch cái dơ nào
Nền lớn rộng to hơn các thứ
Vì chúng là cái có trong Nền
Nền trùm chứa bao dung tất cả
Nền là bất động chẳng di dời
Để rõ “nền” theo thí dụ sau:
Là Nền nhà, nền xây nhà cửa
Nền mạ, nền mọc lên lúa mạ
Nền giấy, nền có ra chữ viết
Và có ra tranh ảnh màu mè
Nền màng Ti vi có ảnh hình
Nền mặt nước có bọt, sóng xao
Nền đất có cỏ cây vạn loại
Có người có vật có muôn loài
Nền Trời có mây có mưa, sương
Có trăng sao mặt trời nắng gió
Có trái đất có vạn hành tinh
Có trùng trùng điệp điệp sinh linh
Loài hữu tình vô tình đều có
Có biết bao sinh hoạt, hoạt sinh
Bao sự kiện, cùng bao hiện tượng
Nói chung nền Trời chứa tất cả
(Nền Trời hông chỉ là Trời xanh
Mà Nền Trời là cái rỗng không)
Nền trời rỗng rộng rất mênh mông
Hông bờ hông mé hông hư hoại
Chứa hằng sa vật lại rỗng trong
Hông ô hông uế hông gì ráo
Lại như gương Nền hiện các bóng
Và như nền da mọc tóc lông
Nền gia tộc ấy là dòng họ
Họ là Nền tên gọi có ra
Họ hông thay đổi, tên muôn thứ
Và như Nền máy nổ động cơ
Từ Nền, máy hoạt động sản sinh
Ra muôn sản phẩm, lắm tiện nghi
Lại như Nền điện nguồn ánh sáng
Điện năng nguồn lực bao máy móc
Rồi như bụng mẹ Nền con cái
Máu thịt mẹ nguồn máu thịt con
Nền ... vân vân và lại vân vân
TÁNH là NỀN là Nền như vậy.
Con người có Tánh hay không Tánh?
- Vạn vật thứ nào hông có Tánh,
Con người sao lại Tánh thì hông?
TÁNH người có chứ sao hông có?!
(TÁNH này hông phải nết na nghe,)
(TÁNH như đã nói ở trên kìa)
Người có là người, ấy có Tâm
Cái Tâm là cái tên trừu tượng
Là tên cái “vô hình” cái nguồn Ta
Từ đây mà có ra sinh hoạt
Có sinh bao thứ cuộc đời mình
Có vui buồn, sướng khổ điêu linh
Có Ma có Phật, súc sinh, Trời
Có ra sáu cõi ba đường dữ
Có cõi Luân hồi có khổ đau
Tâm là “cái” ta hông biết
Hông hay hông thấy vậy mà “linh”
Bày ra đủ chuyện thành muôn vẻ
Vậy Tâm là cái gì đây hở?
Là “cái”, thì không biết cái gì!
Vì vậy chữ TÂM chỉ “hư” thôi
Chỉ là vỏ bọc, giả danh mà
Chính ruột mới là cái “thực” đây
Ruột ấy là TÁNH, là năng lực
Và “TÁNH” cũng là “văn tự” thôi.
Cũng là võ bọc cũng là giả danh
Vậy, cái thực “thiệt thực” là gì?
- Là cái rỗng cái KHÔNG trong lòng
Cái KHÔNG cái RỖNG Lặng trong
Xác định cái Tánh tự Tâm này
Việc đây cũng giống như gương ấy.
Tâm: là toàn thể cả cái gương
Tánh: là cái suốt trong chiếu ngời
Ngay Tâm rõ Tánh RỖNG KHÔNG
Như, ngay gương rõ suốt trong soi
TÁNH ta không rỗng lặng suốt trong
Tuy rỗng không mà thực nhứt đây
Như hư không trong lặng mênh mông
TÁNH rỗng mà luôn bất biến
Luân hồi sáu cõi hông thay đổi
TÁNH Tâm mình giống hệt Hư không
Cũng là trong lặng cũng lặng trong
LẶNG TRONG - TRONG LẶNG mênh mông lắm.
Soi suốt ba ngàn thế giới không
Quá khứ, hiện tại, vị lai thông
Như như bất động hông lay chuyển
Tánh mang tất cả nghĩa Hư không
Nếu TÁNH Tâm mình giống hư không,
Thì Hư không bao hàm vạn vật
Tánh Tâm này cũng vạn vật chứa dung
Vạn vật mang cùng Tánh hư không
Thì vạn vật cũng mang Tánh mình
Nên vạn vật được thấy: là Tâm
Tâm đâu Tánh đó tỏ vật hình
Thấy nghe hay biết đều Tâm Tánh
Chỗ thấy chỗ nghe ấy Tánh Tâm
Vậy nên, cảnh là cảnh tự Tâm
Không là Tâm, thì sao biết cảnh!
Đã biết cảnh thì chính là Tâm
TÁNH Tâm thường biết, thường soi sáng
Sáng tỏ trong ngoài, sáng mênh mông
Bao nhiêu Trần cảnh cái bị biết
Đâu ngoài Tánh biết, Biết thường hằng
“Vật nào không mang Tánh hư không”
Thì, Niệm, Niệm nào không từ Tánh
Niệm Niệm thảy mang Tánh rỗng không
Thế nên Niệm Niệm đều hông thiệt
Như mây bay, mang Tánh hư không
Nên mây hông thiệt, có rồi tan
Vậy Tánh KHÔNG là Thật trong Tâm
Còn Niệm là vọng là giả có
Có mà hổng thiệt cũng như hông
Thế mà hông biết bấy lâu lầm
Lấy giả làm thiệt làm Mình, làm Ta.
Hông màng cái thiệt, dậy oan gia.
Niệm sinh là giả lấy làm Ta
TÁNH là thật lại lầm bỏ ra
Thật là, Ta đã ngu quá lắm! ! !
Khác nào:
Nhà cất từ đất lại quên nền
Cho nhà là thật, cái lâu bền
Chữ viết từ giấy cũng nền quên
Cho chữ là thiệt, cái còn hoài
Bọt nổi từ nước lại quên ướt
Cho bọt là thiệt, cái chắc còn
Bóng có trong gương, lại quên gương
Cho bóng đẹp bền, là cái thiệt
Lúa mạ có lên từ nền ruộng
Mà cho lúa thiệt lúa mãi còn
Cho tên là thiệt quên nền Họ (Tánh)
Lỗi này nặng lắm mất Tổ Tông
Đâu còn thừa tự khai kho báu
Đành nghèo xơ xác khổ vô cùng
Mẹ sanh con mà con quên mẹ
Quên cội nguồn bất hiếu tội mang
Dụng cụ điện tử nguồn điện chuyển
Lại quên nguồn điện là ngu dốt
Vạn vật có ra, trái đất nền
Mà cho vật thiệt, vật mãi còn.
Bao nhiêu tinh tú và trời đất
Đều lấy hư không làm thể nền
Mà tưởng đất trời là thứ thiệt
Bỏ quên rỗng trống tánh hư không.
Tất cả “lầm”, đều “chẳng thiệt”
Cuối cùng, cái cái diệt tiêu tan
Chỉ còn cái “khổ”, cái lầm than!
Ta ngu như vậy, ngu quá đổi!
Quên Tánh chấp tướng tưởng mình hay.
Chấp “giả” làm “chơn” uổng ra công
Xác định rõ rằng: Tánh tức nền
Tánh là Nền niệm khởi niệm sinh
Bao nhiêu niệm niệm dù sinh khởi
Cũng từ nền Tánh, nền Chơn Tánh
Niệm dù Thiện dù Ác dù chi
Dù Ma dù Quỷ Thần Tiên gì
Niệm xấu niệm tốt niệm buồn vui
Niệm thanh niệm trọc niệm gì gì...
Thảy từ nền Tánh dấy sinh nên
Nên niệm niệm phải mang Tánh nền
Như bao thí dụ đã nêu trên
Trong Tâm nền Tánh là KHÔNG rỗng
Nên rồi Niệm phải rỗng không thôi
Rỗng không thì niệm nào có thiệt
Bằng rõ Tánh rồi Niệm tiêu ma.
“Rõ Tánh ngay Niệm” cố nhận ra
Nhận ra được Tánh, Niệm tan liền
Việc này quan trọng rất vô cùng
Xác định được vầy mới thật hay,
Mới không uổng việc ta tu tập
“Niệm niệm đều mang lấy Tánh KHÔNG”
“Thấy Tánh Niệm, Niệm tan chớp mắt”
Hay ra cái Thật, Giả tiêu thôi!
Tu nên nhớ, chớ lầm Tánh KHÔNG
Tánh KHÔNG nhận được ấy “Ngộ” KHÔNG
“Ngộ” là hay được là hay ra
“Nhận ra” KHÔNG Tánh “Hay ra” Tánh
“Hay ra” cái “Thật” ở mình đây
Cái Thật lâu nay bỏ lững quên
Cái Thật “Linh Tri” rất nhiệm mầu
Cái thật này hổng Tử hổng Sinh
Hông có đau khổ hông phiền não
Hông tội hông phước hông Thiện Ác
Hông có sáu đường ba cõi chi
Hông Nghiệp, hông Nhân Tham, Sân, Si...
Trí mầu đầy đủ xoá vô minh
Lặng yên bất động mênh mông lắm
Tánh này qúi nhất trần đời đó
Là Châu Như ý, hòn ngọc ước
Tánh này kho báu của chúng sinh
“Hay ra”, ấy “Ngộ”, tức rõ mình
Rõ Tánh KHÔNG rõ Tâm linh mầu
Ấy là rõ Tánh từ Bổn Tâm
Tỏ cội nguồn, tỏ Nền LẶNG TRONG
(Ngộ, ấy “Hay ra” với “Nhận ra”
Nhưng, “Nhận” còn cánh mình với Ta
“Hay ra” mới thật Ta trong Ta
“Hay”, ấy Ta chính Ta, Ta “đây”
Hông có khoảng cách, chỉ: “đây này!”
“Hay ra” khác với “hiểu ra” nghe!
“Hay” là Trí Tánh, ấy vô sinh
“Hiểu” là vọng thức, là diệt sinh
“Hiểu” là ý nghĩ, Niệm sanh ra
“Hiểu ra”, “hiểu biết” hãy lìa xa
“Hay ra”, “hay biết” là Chơn thật
Ấy mới là Ta là thật Ta).
Ngộ rồi thì sống bằng “Hay” ngộ
Bằng “hay biết”, Biết ròng công phu
Đây gọi là Tu, ấy Chơn Tu
Là Tánh Biết, Biết hằng Trong lặng
Biết Lặng trong không gì chẳng biết
Biết mà hông vọng tưởng Niệm chi
Khi ăn, khi nói, nín, đi, nằm
Trong động trong tịnh thảy hành chăm
Biết vầy thường Biết, ấy “Liễu Tri”
“Liễu liễu thường Tri” pháp Đạt Ma
“Rõ ràng luôn biết” nên tự tại
“Vô Tâm, mà biết” pháp cao xa
Là Ma ha Bát Nhã Trí mầu
Ba la mật đa qua bến Giác
Biết Tánh uẩn đều là Tánh KHÔNG
Năm uẩn liền hoá thành không hết
Hoà nhập Tánh KHÔNG sáng tỏ lòng
Hông Ngã, hông Nhơn, hông Ngã Sở
Là đúng “Hành thâm Bát Nhã” đây
Khổ nàn qua hết ách tiêu vong
An vui tự tại đời giải thoát
Nhưng làm sao để Ngộ Tánh KHÔNG
- Việc này chớ hỏi nơi người khác
Người khác cho ta cái “bánh vẽ”
Chớ khen “bánh vẽ” đẹp ngon sao
Nhìn chăm nước miếng chèm nhèm chép
Có lợi gì đâu thứ bánh này
Có làm no dạ đỡ lòng đâu!
Hãy từ “bánh vẽ” nhìn vào túi
Bánh ở ngay mình bánh mới no
Ngộ Tánh KHÔNG! Ngộ Tánh KHÔNG nào?
Thôi đi! Đau đáu tìm chi mệt
Tánh Không, không Tánh kiếm tầm chi!
Muôn duyên lặng hết! - Trả lời đi!
Hỏi lại mình, hỏi lại đi nào.
- Tánh KHÔNG! Tánh KHÔNG! trả lời sao?
Trong ngoài duyên bặt, Ta hết biết!
“Hết biết ! ” Ô! Là...! là... ố! ô!
Ngộ rồi Tu, Tu bằng cái Ngộ
Tức Tu bằng Tánh, bằng Rỗng KHÔNG
Bằng sống Lặng Trong, và Trong Lặng
Ấy bằng “An Tâm tại vọng tình”
Ngay đây “liền đó không ba chướng”
Diệu thuật này của Lục Tổ đây
Truyền nhân đắc pháp dòng Sơ Tổ
“Liễu liễu Thường Tri” vận dụng tài
Tu vầy thành Phật trong nhấp nháy
(Theo đây tu chẳng là trừ vọng
Chẳng là diêt Niệm để cầu Chơn
“Cầu chơn diệt vọng”, đều chẳng phải
Chỉ “sống bằng Tánh” có vậy thôi!)
Bởi thế nhà Thiền truyền lẫn nhau:
“Bất lập văn tự,
“Giáo ngoại biệt truyền
“Trực chỉ nhơn Tâm
“Kiến Tánh thành Phật.”
“Kiến Tánh” thành Phật, thành Phật nhanh.
Một niệm tu một niệm thành ngay
Nhưng Ta nhiều niệm “liền” chưa được
Nếu sống bằng Tánh suốt không rời
Liền liền liên tục Tánh sống ra
Thì quả là Thành Phật liền liền
Dù sao Ngộ Tánh “sẽ” thành Phật
Chuyên tu bằng Tánh Phật sẽ thành
Thế nên Ngộ Tánh “để” thành Phật
“Để thành Phật” Nhân từ “kiến Tánh”
Kiến Tánh là Thấy Tánh, Ngộ Tánh
Muốn “Ngộ” muốn “Thấy” phải từ Tâm
“Ngay Tâm, ngộ Tánh” riêng ngoài Giáo
“Giáo ngoại biệt truyền” ngoài văn tự
“Bất lập văn tự” chớ mắc lời
Chớ dính văn chữ hãy xa rời
Văn chữ chỉ là võ bọc thôi
Chỉ là bánh vẽ hay lá gói
Lá gói tuy là có vóc hình
Nhưng không là bánh chỉ lá thôi
Cần lột lá quăng, thịt bánh bày
Ăn đi! Bánh đó sẽ làm no
Ấy khéo biết “Bất lập văn tự”
Và khéo nhận “Giáo ngoại biệt truyền”
“Ý tại ngôn ngoại” khéo hay ra.
“Ý” ngoài lời nói, ấy “tại” Ta
Lời văn dẫu có rườm rà mấy
Cũng không diễn tột cái “Là Ta”
“Là Ta” cần biết hay không?
Buông tay vực thẩm mênh mông đất trời.
THÀNH PHẬT: Kiến tánh thành Phật.
Khi kiến tánh rồi có phải là thành Phật liền hay không? - Xin nói liền là KHÔNG.
Đừng bao giờ tưởng lầm Kiến Tánh là thành Phật liền. Lầm như vậy là tai hoạ. Nói như vậy coi chừng bị tội đại vọng ngữ. Chưa chứng Thánh mà nói chứng Thánh, và dễ phát sanh tánh kiêu mạn, tăng thượng mạn. Phải nói người nói như vậy là rất ẩu, chưa thấu triệt vấn đề. Nhất là đối với Tánh vẫn chưa có phần, chỉ mới nhận trên bóng mà thôi.
Còn nhớ Tổ Huệ Năng đã nói gì với Huệ Minh sau đó không? (sau khi Huệ Minh thốt: Như người uống nước lạnh nóng tự biết) Tổ vừa gật đầu xác định vừa dặn dò:
“Ông nếu như vậy, chúng ta cùng đồng thờ Thầy Hoàng Mai, hãy khéo tự hộ trì”.
“KHÉO TỰ HỘ TRÌ” mệnh đề ngắn ngủi này là gì? Và “HỘ TRÌ” là gì?
Hộ trì là gìn giữ bảo bọc.
Giữ cho cái gì đó được an toàn không bao giờ mất, hỏng đi.
Cái gì đó là gì? Đó chính là TÁNH hay TỰ TÁNH. Như vậy Tổ đã bảo:
Hãy gìn giữ bảo bọc cái TÁNH (cái mặt mũi xưa nay) cho an toàn đừng để mất, hỏng đi hay đừng để xẩy.
Giống như người khi sanh ra được một đứa con rồi phải gìn giữ bảo bọc đứa con đó.
Thật ra cái TÁNH không bao giờ mất. Vì không mất nên nay mới nhận ra.
Nhưng bây giờ bảo giữ gìn, đó là phải hằng sống, luôn sống bằng nó, đừng để cho vuột nữa. Việc này phải thật khéo. KHÉO lại là một vấn đề nữa. Phải khéo. Khéo là do ở nơi mình, tự mình phải biết làm sao cho ổn cho hay.
KHÉO TỰ HỘ TRÌ TÁNH.
Đây như việc chăn Trâu, theo Trâu vậy.
Đã rất vất vả băng rừng lội suối, nhờ người hiểu biết chỉ cho mới tìm lại được con Trâu của mình đã lạc - thật ra mình đã lạc khỏi Trâu - Nay tìm được Trâu rồi phải khéo mà chăn. Phải khéo chăn. Đây là cả một nghệ thuật.
Chăn làm sao cho Trâu không tạm rời người, mắt người mắt Trâu giao nhau rỡ rỡ mỗi ngày mỗi ngày để thấy rõ Trâu hơn. Thấy rõ đầu, rõ sừng, rõ lưng, rõ bụng, rõ chân, rõ đuôi... rõ cả toàn thân. Cho đến con Trâu lúc nào cũng sờ sờ trước mắt, không bao giờ vắng nữa dù giây phút. Đến lúc này không nhìn đến Trâu nữa mà Trâu vẫn sờ sờ rỡ rỡ vì đã hoà nhập Trâu. Đến đây việc chăn Trâu được thành công. Xong việc.
Nếu chăn Trâu mà để mất Trâu là không khéo, đó là lỗ vốn hoài công. Đây là con trâu đặc biệt, Trâu báu. Trâu này là Trâu như ý. Trâu này sẽ ỉa ra tất cả châu báu, cần thứ nào sẽ có thứ ấy, số lượng vô lượng vô biên. Trâu Như ý mà!
Được Trâu do phước đức ba đời, do có tu nhiều kiếp mới được, mà để mất Trâu nữa là điều tổn hại rất lớn. Mất Trâu là mất kho tàng, sẽ bị nghèo túng, phát điên phát khùng, gây nhiều tội lỗi, sẽ bị đoạ địa ngục đau khổ thật đau khổ.
Là người chăn Trâu phải biết rõ con Trâu như thế nào. Trâu này không xỏ mũi xỏ vàm, chẳng dây chẳng nhợ. Trâu thật tốt thật ngoan hiền, chẳng những không ăn lúa mạ mà cũng chẳng ăn cỏ, không xâm phạm đến bất cứ mùa màng của ai và bất cứ thứ gì. Trâu tự biết làm no thân. Trâu này tự biết đường đi lối về, thế nên người chăn chỉ cần nắm đuôi Trâu trên đường về mà thôi, không phải dùng đến roi đòn. Roi đòn có thể dùng để “đánh đòn” thằng chăn mà thôi.
Đây là nói “chăn Trâu” kỳ thực là theo Trâu thì đúng hơn. THEO TRÂU. Con Trâu này qúi báu vô cùng nên chớ để mất Trâu mà phải theo sát Trâu. Thằng chăn - người theo Trâu - mà xao lảng, mãi mê theo cảnh sắc bên đường để vuột đuôi Trâu thì nên dùng roi mà đánh mình để tỉnh hồn, thấy lại Trâu mà nắm đuôi. Bằng không cứ mãi lơ là thì phải dùng vàm mà cột chân mình theo chân Trâu để bảo đảm hơn. Dầu vậy, hãy cẩn thận coi chừng nếu lơ là vẫn bị vướng dây vấp té lăn cù.
Người được Trâu rồi hãy sống gắn bó cùng Trâu. Nhớ chớ để mất Trâu. Khi biết mình đang mất Trâu phải tự phạt đòn để tỉnh lại mà nhìn Trâu. Hãy gắn bó cùng Trâu:
Đi cùng Trâu đi
Đứng cùng Trâu đứng
Ngồi cùng Trâu ngồi
Nằm cùng Trâu nằm
Nói cùng Trâu nói
Làm cùng Trâu làm
Ôm Trâu mà ngủ
Thức dậy cùng Trâu
Phải gắn như sam
Chớ tạm gián cách
Nếu có thờ ơ
Phải đét đít mình
Níu lại đuôi Trâu
Tỉnh tỉnh thường xuyên
Ngày qua tháng lại
Trâu sẽ sờ sờ
Đầu mình tỏ rõ
Đít bụng một vừng
Chân cẳng mồn một
Toàn thân lồng lộng
Đầy ắp trời xanh
Người nhập vào Trâu
Trâu tuông của báu
Mặc sức dùng xài
Tạo ruộng cất nhà
Nuôi người mướn tớ
Tăng gia sản xuất
Của cải đầy kho
Xài đâu cho hết.
Con Trâu như đây phải thật khéo chăn. “Khéo hột trì” là như vậy. Cho nên nhận ra TÁNH phải có thời gian giữ gìn, đây là phải ra công phu để sống được bằng TÁNH, và phải sống thật nhuần như việc chăn Trâu được thuần. Lúc nào và ở đâu cũng phải HÀNH THÂM TỰ TÁNH. Tức Trâu sờ sờ trước mặt và nhập vào thân Trâu. Con TRÂU TỰ TÁNH này phải được sờ sờ rỡ rỡ ngay trong từng hơi thở, cho đến không còn hơi thở nữa mà Trâu tự Tánh vẫn sờ sờ rỡ rỡ.
Trong nhà Thiền, Thiền sư Đại An đã ở núi Qui mấy mươi năm, sau đó Ngài nói: “Ta ở núi Qui 30 năm, ăn cơm núi Qui, iả đái ở núi Qui mà chưa từng học Thiền ở núi Qui. Suốt ngày chỉ lo trông chừng một con Trâu. Đến nay Trâu đã sờ sờ trước mắt đuổi không đi”.
Các Thiền sư là người “chăn Trâu”. Khi ở núi là lúc các Ngài chăn Trâu. Đúng ra là “nuôi Trâu”.
Lúc nào là lúc ở núi?
Đó là thời kỳ các Ngài đã Ngộ Tánh. Có THẤY TÁNH rồi mới ở núi. Ở núi tức ở một chỗ thích hợp cho việc hộ trì bảo dưỡng. Nhận được Tánh như nhận được Trâu và dẫn Trâu về để sống theo Trâu, cùng Trâu sống. Tất cả việc này được gọi là TU.
Thế nên ngộ Tánh rồi còn phải TU nữa. Đây là chỗ nhà Thiền thường nhắc:
XỨNG TÁNH KHỞI TU.
Nhận ra Tánh rồi còn phải TU nữa. Tu nầy mới gọi là Chơn Tu, đúng nghĩa của TU. Tu như vầy mới thành Thánh, thành Phật được.
Như vậy câu KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT phải được hiểu lại, và để rõ hơn thì có thể thêm vào một chữ để sáng tỏ vấn đề hơn. Thêm vào chữ “Để”, câu này sẽ thành: KIẾN TÁNH “ĐỂ” THÀNH PHẬT.
Vậy rõ ra kiến tánh mới chỉ là cái Nhân để thành Phật thôi.
Người kiến tánh còn phải tu nhiều năm tháng nữa. Ngài Đại An ít ra cũng 30 năm. Ngài Quốc Sư Huệ Trung cũng phải mất 40 năm. Và cả Ngài Huệ Năng cũng phải trên 15 năm.
Việt Nam, Tuệ trung Thượng sĩ cũng phải cất “Dưỡng Chân trang” để nuôi dưỡng Chân Tánh một thời gian dài. Vua Trần Như Tông cũng phải bỏ ngai vàng lên núi yên Tử làm Tăng để hành hạnh đầu đà bao nhiêu năm dài cho đến viên tịch - Đó là gì? Cũng là “ĐỂ” THÀNH PHẬT.
Nhưng tất cả các vị thành Phật chưa? Có vị nào thành Phật không? - Vẫn chưa. Chưa gọi là Phật. Dù TÁNH đã sờ sờ mà vẫn chưa là Phật. Đây chỉ là cái NHÂN PHẬT để thành Phật thôi. Thành Phật là việc sau đó. Vì nghĩa Phật là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Phải đủ ba điều này mới gọi là Phật. Mà các Ngài đâu đã đủ ba. Hai là tối đa thôi!
Được cái Nhân Phật là quá rồi. Bấy nhiêu đây cũng đủ bảo đảm cho con đường thành Phật. Từ đây khởi đăng trình trên con đường Phật không còn sợ chướng ngăn lầm lạc nữa. Sẽ vượt qua được sự bó buộc của ngũ uẩn, không còn quái ngại, sợ hãi cuộc sống như thuở nào. Sẽ có được cái tự tại trên các pháp giữa cõi thế gian. Kể cả hình ảnh cảnh giới Phật không còn là mục tiêu hướng đến nữa, từ xa lìa cho đến hằng xa lìa mộng tưởng điên đảo. Việc thành Phật chỉ còn là vấn đề thời gian thôi. Thành Phật sớm hay muộn không còn là vấn đề nữa. Đúng ra lúc này thấy có Phật để thành là tai hoạ, là điềm lớn sanh tử. Cho rằng ta đã đi cùng tận chân trời rồi là tai hoạ đó.Cái gương của con khỉ Tề Thiên Đại Thánh đã cho thấy rõ việc nầy.
Việc thành Phật cũng như vậy. Nên chỉ “Để” thành Phật thì tốt hơn.
Thấy lối đi rồi cứ vậy mà đi, đi vào hư không đừng bao giớ nghĩ đến điểm tới. Hãy đi và đi. Đi trong không cứ vậy mà đi.
Đi để làm việc Phật, để độ chúng sanh, thực hành Bồ Tát hạnh.
Đã Tự Giác, thực hiện Giác Tha để tiến tới Giác Hạnh viên mãn.
Có được sức sống này rồi thì việc làm vì chúng sanh không còn biết mỏi mệt, và mới thực sự đem lợi ích đến chúng sanh. Khéo khởi phương tiện dẫn độ mà không sợ lầm lẫn. Với các nghịch duyên ma oán vẫn ung dung chuyển hoá một cách tươi mát, hài hoà cùng các chủng loại chúng sanh. Trên nương từ lực
Phật dưới dẫn dắt chúng sanh. Hoà nhập luân hồi độ khắp muôn loài.
Bước lên trời đất thênh thang
Rày đây mai đó dọc ngang luân hồi.
Nguyện đem công đức tu Tánh nầy
Hướng về khắp tất cả
Đễ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Sa Môn Cù Đàm và Trực chỉ Nhơn Tâm
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn Tâm
Kiến Tánh thành Phật.
GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN khởi nguồn từ pháp hội LINH SƠN.
TRỰC CHỈ NHƠN TÂM bắt đầu từ VƯỜN NAI.
Nơi Vườn Nai, đức Sa môn Cù Đàm đã vì năm anh em ông Kiều Trần Như mà khai thị. Đó là thời gian sau khi Ngài thành đạo. Ngài rời Bồ Đề đạo tràng liền đến Vườn Nai.
Nơi đây, Sa môn Cù Đàm ở trước năm anh em ông Kiều Trần Như, đã chỉ dạy thẳng cõi Tâm ở năm vị, khiến năm vị thấy ra được cõi tịch diệt nơi lòng mỗi người, liền ngộ được pháp Diệt Đế. Năm vị liền được giải thoát, chứng Thánh Quả và các vị trở thành Tăng bảo.
Pháp mà đức Cồ Đàm điểm hoá cho năm anh em Kiều Trần Như ở Vườn Nai được gọi là pháp Tứ Đế.
Năm anh em Kiều Trần Như hay ra được cõi Tịch diệt ngay lòng, tức đã ngộ pháp Tứ Đế. Các vị đã rõ ra diệu tâm và ngay Tâm tỏ Tịch diệt. Tịch diệt là cõi lặng trong bất sinh bất diệt, không thay đổi, vẫn bất diệt với thời gian và không gian, nên đó chính là Tánh (Tánh là cái không thay đổi). Đây là cõi không một vật, vắng bặt hoàn toàn, không bóng dáng tập nhân (không Tập đế), nên không bóng dáng khổ đau (không Khổ đế), mà thường hằng tỏ sáng không lầm một mảy, là cõi Trí huệ, tức cõi Đạo là Đạo đế. Cõi này an vui trọn vẹn, là cõi Niết Bàn.
Như vậy rõ ra rằng Sa môn Cù Đàm đã chỉ thẳng Tâm người (Trực chỉ Nhơn Tâm) khiến người “Thấy Tánh”. Thấy Tánh (Kiến Tánh) ngay đó thành Phật nhơn, có được giống Phật (Kiến Tánh thành Phật).
Có giống Phật, có Phật nhơn (Phật con) rồi theo Đạo đế mà sống mà nuôi thì sẽ thành Phật Quả (Phật lớn).
(Nhân và Quả ở đây là Nhân Quả đồng thời).
Tứ đế trở thành “Diệu” - Diệu đế (Tứ Diệu đế).
Được khai thị và Ngộ Tánh Tịch diệt, chứng Thánh quả, năm anh em Kiều biết rõ Sa môn Cù Đàm đã thành Chánh Giác chứng quả Phật . Từ đây Sa môn Cù Đàm được tôn xưng là Phật đà.
Đức Phật đà là đấng Thế Tôn trong ba cõi, là bậc Thầy Trời Người. Ngài tự xưng là Như Lai.
Đức Phật Như Lai đã bằng lối: Trực chỉ Nhơn Tâm, để khiến người ngộ Tự Tánh, phát sanh trí huệ, có được sự giải thoát sống đời an vui.
Bằng lối này, đức Phật đã cứu giúp biết bao người được Giác Ngộ trong thời đại Ngài. Và Pháp này được truyền nối mãi về sau qua truyền nhân Tổ MA HA CA DIẾP. Trên Pháp Hội Linh Sơn, đức Phật đã bằng cành sen vàng nêu lên giữa đại chúng mà khai thị. Đại chúng ngơ ngác, chỉ có Ngài ĐẠI CA DIẾP đón nhận chúm chím môi cười. Đức Phật gật đầu gọi Ngài Ca Diếp đến truyền y, bát tiếp truyền pháp mầu kỳ diệu này cho đời. Đây chính là Phương tiện: GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN (là thứ Pháp không văn chữ, ngôn từ - Bất lập văn tự).
Ngài Đại Ca Diếp đã ngộ: Chánh Pháp nhãn tạng Niết Bàn Diệu Tâm.
Như vậy “Kiến Tánh” thấy Tánh là “Kiến Niết Bàn” thấy Tánh Niết Bàn. Tánh Niết Bàn ấy chính là Diệu Tâm. Diệu Tâm là Tâm cội nguồn, Tâm bản thể, Tâm thể, là Tâm Chơn thật chính Ta. Tâm này vô cùng mầu nhiệm, không bóng dáng khổ đau, hoàn toàn an vui, an vui Vĩnh Hằng.
Chữ TÂM đây mới bằng ba chữ Tài.
Đức Phật đã bằng phương tiện:
“Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ Nhơn Tâm”.
Một thứ phương tiện đốn siêu, thần kỳ chóng tắc để giúp người nhanh lẹ giác ngộ tức thì: KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT (đó là thứ phương tiện không bằng lời - BẤT LẬP VĂN TỰ).
Nhờ vậy mà giống Phật mãi còn trên thế gian, còn cho đến hôm nay và sau nữa.
Nam Mô Phật.
HỢP XƯỚNG GIỮA THIỀN VÀ GIÁO
Thiền đã khai thị ngoài giáo, nhưng Thiền và Giáo có thể đến với nhau không? Có thể hoà điệu tấu khúc tiêu dao giữa chốn bụi hồng nhiều máu lệ này không?
Tại sao hỏi thế? Sao lại không?! “Khúc tiêu dao giữa chốn bụi hồng” đâu phải của riêng ai. Người nào biết được khúc nhạc này sẽ gặp nhau thôi. Nhạc là chính, rõ được nhạc thì cầm hay tiêu gì cũng hợp tấu được. Cầm, tiêu hợp tấu cùng một nhạc khúc có gì chướng ngại, chỉ làm cho âm thanh trở nên vi vu réo rắt bổng trầm một cách vi diệu hơn thôi. Vì vậy khúc hợp tấu giữa ống Tiêu Thiền và cây Đàn Giáo sẽ làm cho sân khấu Đạo được nhộn nhàng vui tươi hơn, thâm trầm hơn khiến khán thính giả Đời dễ dàng cảm thông, thưởng thức được trọn vẹn hơn.
Vả lại, các Ngài còn sử dụng những phương tiện từ thế gian như sách vở đời, gậy, phất trần, các cảnh sắc v.v... Cho đến những ngôn ngữ rất thực tế thế tục rất thô tục..., thì tại sao các Ngài không dùng được kinh giáo chứ? - Kinh giáo so với các thứ thế tục kia có phải tốt hơn nhiều không? Người trong nhà rất tốt mà không nhờ lại chỉ biết đi nhờ người dưng thôi sao? Việc này có gì hay đâu nếu không muốn nói là khờ là ngu.
Thế nên dùng kinh giáo đối với các Ngài là điều tốt thôi. Trong lịch sử giáo hoá đã cho thấy rõ việc này.
Với các Thiền sư đâu có vị nào không hiểu giáo lý Phật. Không biết nhiều thì biết ít, đều có biết. Ngoài ra các vị còn có vị biết một cách thấu đáo nữa là khác. Chẳng những biết rõ, các Ngài còn vận dụng linh hoạt vào sự giáo hoá nữa là. Nếu bắt đầu truyền Thiền từ Tổ Ca Diếp thì hỏi Ngài có biết Giáo không? - Ngài là đệ tử chân truyền của Phật, là truyền nhân của Phật, sao lại không biết được?
Lần lần các vị Tổ sau (theo sử Thiền) các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Ca Na Đề Bà..., liệu có không biết đến Giáo không? - Chẳng những biết mà biết rất rành, lại là luận sư nổi tiếng trong Phật giáo từ xưa đến bây giờ (1997). Rồi Tổ Bồ Đề Đạt Ma có biết gì đến Giáo không? - Biết, biết ngay từ thuở ấu thơ cho đến trưởng thành. Ngài là hoàng tử con thứ ba của vua Hương Chí. Nhà vua là Phật tử, sanh được ba người con trai. Để giáo dục con mình trở thành người hiền đức, nhà vua đã sớm thỉnh Tăng vào cung hướng dẫn Phật pháp, dạy Giáo lý cho các hoàng tử, Tổ Bát Nhã Đa La là Thầy của Tổ khi còn là hoàng tử.
Khi đến Trung Hoa, Tổ Bồ đề Đạt Ma ngoài việc truyền Tâm pháp còn truyền bốn quyển kinh Lăng Già (một bộ kinh gồm cả Tâm học và duy Thức học - dùng Duy Thức để xác định Tâm).
Sau đó, xuất hiện một Thiền sư nổi tiếng dốt chữ (là Thiền Tổ Huệ Năng, Tổ thứ sáu ở Trung Hoa ). Ngài dốt chữ, không biết đọc kinh sách, nhưng có phải Ngài không hiểu gì Giáo không? Ngài đâu đã không nói: “Chữ thì tôi không biết, nghĩa thì xin cứ hỏi”. Để mở đầu giải thích kinh Đại Bát Niết bàn. Ngài đã trả lời như vậy với Bà Ni Vô Tận Tạng.
“Chữ thì không biết”, nhưng lại biết nghĩa. Nghĩa là gì? Đâu không phải là Giáo? Khi đức Phật dạy, Ngài đâu có viết, chỉ nói bằng miệng, thì Giáo đâu phải chữ. Nên nay Ngài Huệ Năng hiểu Giáo ngoài chữ, chỉ trên âm thanh mà thôi.
Ngoài ra thời khai đường (thời giảng đầu tiên). Ngài đã vì đại chúng nói lên đề tựa kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là gì? - Là Giáo.
Vì sao Ngài lại giảng kinh này đầu tiên trong pháp hội?
- Vì trước đó Ngài ngộ từ kinh này.
Huệ Năng dốt chữ nhưng sáng ý, một lần nghe qua kinh giáo đã nhớ nằm lòng. Ngài học kinh giáo qua âm thinh, không qua chữ.
Khi còn là tiều phu, lần đầu tiên tình cờ nghe người tụng kinh Kim Cang, Huệ Năng đã sáng tâm và đã nhớ hoài lời kinh ấy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Lần thứ hai khi quăng búa rìu cho rừng, Huệ Năng đến đạo tràng Hoàng Mai của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Ở đây Ngài đã chính tai mình nghe trọn bộ kinh Kim Cang Bát Nhã do Tổ Hoằng Nhẫn - vị Tổ đời thứ năm- trao truyền. Qua đây Ngài thật sự bừng ngộ,
thấu triệt tâm pháp - pháp mầu Như Lai. Thiền Giáo Ngài hoát thông.
Lần thứ ba, trên đường lánh nạn, Ngài đã nghe được kinh Đại Bát Niết bàn từ bà Ni Vô Tận Tạng tụng.
Rõ là đến Tổ thứ sáu này đã tạo thành một hợp xướng lý thú giữa THIỀN va GIÁO.
Chỉ cần rành nhạc thì thứ gì trong tay đều trở thành nhạc cụ tất cả. Bởi hoà được nhạc nên đức Lục Tổ mới xướng lên tôn chỉ: “Tông thông, Thuyết thông”.
Tông là Thiền.
Thuyết là Giáo.
Có thông được Thiền suốt rõ Giáo mới có khả năng, mới làm được việc “Xuất thế phá tà Tông”. Ra đời dẹp phá cái chấp tà vạy, mà sai lầm tông chỉ không thông Thiền-Giáo sẽ không làm được.
Vậy, TÔNG THÔNG, THUYẾT THÔNG phải được là một nguyên tắc để giáo hoá, để làm Thầy người.
Để rồi sau các vị đến các hàng con cháu vẫn lắm vị tiếp tục hoà âm hợp xướng Thiền Giáo từ Trung Hoa đến Việt Nam v.v...
Riêng ở Việt Nam dòng Thiền tiêu biểu là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử dưới triều đại nhà Trần, các vị Thiền sư này đều hiểu kinh giáo. Có thể nói, đây là thời Thiền Giáo đồng hành. Các Ngài đã triệt ngộ Thiền và thông cả Giáo. Nhất là hệ thống kinh Bát Nhã.
Các Ngài đã Ngộ Tánh, thấy rõ tánh chất của Tánh, và nhìn vào Bát Nhã đã thấy rõ sự diễn tả xác định TÁNH trong kinh văn. Trong kinh có từ ngữ KHÔNG đã nói rõ đặc tính của TÁNH hay TỰ TÁNH ở đoạn:
Thị chư pháp không tướng
Bất sanh - Bất diệt
Bất cấu - Bất tịnh
Bất tăng - Bất giảm,
đã xác định ba tính cách tiêu biểu cái KHÔNG của các thứ đây (sắc-thọ-tưởng-hành-thức):
Chẳng sanh - Chẳng diệt
Chẳng nhơ - Chẳng sạch
Chẳng thêm - Chẳng bớt.
Tức là cái TÁNH KHÔNG (thực Tánh 5 uẩn) là Không tất cả cặp đối đãi, tức sạch hết tất cả tư niệm, hoàn toàn rỗng rang. Là chỗ mà Huệ Năng thốt: “Bổn lai vô nhứt vật”. Thành ra bài Bát Nhã Tâm Kinh chỉ là một chữ KHÔNG to tướng.
Đây là chữ mà khi Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã đã rõ ràng KHÔNG là thực TÁNH của 5 uẩn chỉ là giả hợp không thiệt có. Chỉ là như áng mây qua lại dật dờ trong hư không mà thôi (chính cái rỗng không của hư không mới là thật). Vì vậy nên không còn vướng mắc gì trên việc “ngũ ấm xí thạnh”, không còn khổ vì ngũ uẩn nữa, qua hết tất cả mọi tai nạn khổ não
Một chữ KHÔNG được viết hoa và viết to lên đó là cửa để vào ngôi nhà ĐẠO.
Thiền sư Việt Nam đã thấu đáo được chỗ này. Muốn vào Đạo phải thấy (kiến) Tánh. TÁNH nầy tức là KHÔNG (TÁNH KHÔNG), vậy cửa vào Đạo là cửa KHÔNG. Thế nên trong nhà Thiền ngày xưa gọi cửa Thiền là KHÔNG MÔN.
Không Môn tức là cửa Không vậy. Từ ngữ này không những được dùng trong cửa Thiền mà còn được thấy trong văn học Việt Nam (nhà chùa Việt Nam gọi là cửa Không).
Mà KHÔNG tức là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Như vậy mới thấy rõ tinh thần Thiền Giáo ở Phật Giáo Việt Nam rất hài hoà.
THIỀN - GIÁO đã tạo thành hợp xướng “Tiêu dao giữa chốn bụi hồng” để chậm máu lau lệ cho người có duyên. Việc này tạo thành một thiên trường ca bất tuyệt. Vì vậy Thiền vốn là “Bất lập văn tự”, thế mà tác phẩm văn chữ nhiều hơn các tông phái khác. Sách vở Thiền hiện nay còn lại cũng thật nhiều. Ở Nhật, Trung Hoa đã sưu tập thành hệ thống. Ở Việt Nam sách vở nhà Phật lúc xưa còn lại đến bây giờ gần như chỉ còn lại sách vở Thiền mà thôi.
Trong cuộc hợp xướng hoà điệu, các Thiền sư đã sử dụng các nhạc cụ rất trọn vẹn, rất nhiệt tình, tấu đến chỗ mút đầu của nhạc, đến chỗ không còn âm thanh, đến chỗ vô thanh. Tuy vậy nếu các Ngài dùng đàn thì đó là loại đàn không dây, nếu là tiêu sáo thì là tiêu sáo không lỗ.
Đàn không dây khảy khúc vô sanh
Sáo không lỗ trổi điệu tiêu dao.
Đó là khúc điệu:
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại đà quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ
(Thiền sư Phước Hậu Việt Nam)
Đó là khúc điệu VÔ NGÔN, VÔ THANH, và VÔ TỰ
Vẫn là: “Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền”
Một chủ trương thông minh đáo để. Quả người xưa tường tận!
Phải thấy được chỗ thông minh này!
Đánh! Hét! Chửi! Mắng! Từ đây có
Gọi là:
“Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật”?
Ôi! Đôi mắt Thiền sư!
Phải nói rằng, là đôi mắt điện tử.
Nhìn xuyên thấu đêm đen,
Xuyên qua tường vách
Xuyên qua không gian, xuyên suốt thời gian
Xuyên qua võng mạc, thấu qua tâm não,
Xuyên qua kinh dày kinh mỏng,
Kinh lá bối, kinh pelure,
Kinh Tâm, kinh Phật,
Và ôi! Kinh Vô tự.
Ngoài giáo riêng truyền.
Đời đời bí mật truyền Tâm pháp,
Chỉ thẳng Tâm người thấy TÁNH tu.
Chao!
Thiền đại cơ đại dụng
Hành thẳng dùng thẳng
THIỀN VỊ TƯỚNG TRUNG
Thi hành mật lệnh Phật, Tổ truyền.
Bất chấp bên ngoài khe cửa hở.
Có người dòm dõi việc truyền thông
TÂM ẤN TÂM
Đố ai xí gạt,
Đố ai ăn cắp món nhà nghề
Cha con cật ruột cùng nhau biết.
Bà con lối xóm kẻ bên ngoài.
Ý Phật truyền
Tổ nắm vững uy phong
Đời đời truyền đạt Pháp Quang sáng ngời.
SỐNG (ĐỂ SỐNG BẰNG TÁNH)
(MẮT) - Hãy trợn mắt, nhìn Cái Thấy tại chỗ thấy
(TAI) - Hãy giảo lỗ tai, nghe Cái Nghe tại chỗ nghe.
(MŨI) - Hãy hỉnh lỗ mũi, hưởi Cái Hưởi tại chỗ hưởi.
(LƯỠI) - Hãy cong lưỡi, nếm Cái Nếm tại chỗ nếm.
(THÂN)- Hãy căng da, chạm Cái Chạm tại chỗ chạm.
(Ý) - Hãy trừng niệm, niệm Cái Niệm tại chỗ niệm.
(Biết Cái Hay Biết tại chỗ biết)
Và rồi Bằng (cái) HAY BIẾT biết
(mà biết Niệm, biết 6 Trần - biết cảnh sắc)
HAY BIẾT biết
SỐNG = HAY BIẾT = TÁNH
HAY BIẾT xoá hiểu biết.
HAY BIẾT “Biết” thường hằng.
HAY BIẾT hông có Niệm.
HAY BIẾT sạch não phiền.
HAY BIẾT, “Biết” linh mầu.
Hay ra “Hay biết” biết luôn
Thì đời hết khổ hết còn đảo điên.
Chỉ là lòng dạ vui yên.
Thong dong mà sống an nhiên giữa đời
THUẬT CÔNG PHU
Khi tu đạt TÁNH làm đầu
Ấy là HAY BIẾT pháp mầu chính tu
NHƯNG KHI ĐỀ KHỞI CÔNG PHU
CŨNG Nên uyển chuyển ôn nhu khéo dùng
Với sáu căn hãy thung dung
Chuyển di qua lại cùng chung tu trì
Ý căn soi Niệm luôn ghi
Nhưng khi Niệm mạnh ta thì trở xoay
Quay ra ở mắt ở tai
Ở mũi ở lưỡi cả ngay Thân này
Khéo vận dụng sáu căn đây
Trí mầu “Hay Biết” khéo hay ra vào
Linh hoạt chuyển vận chẳng nao
Niệm nào rắc rối, căn nào khó tu
Thì liền xoay chuyển công phu
Quay qua căn khác chớ ngu kềm hoài
Mắt lờn hãy chuyển qua Tai
Tai lờn hãy chuyển qua ngay Mắt liền
Thấy, Nghe xoay chuyển liên chuyền
Công phu sẽ tốt sẽ bền hơn lên
Tai, mắt lờn, mũi, miệng xen
Hay Thân, xúc chạm ta chen dự vào
Vào ra hoán chuyển cho mau
Tạo thành thế trận nhiệm mầu phủ vây
“Tấn công” luôn giữ thế này
Luôn luôn tiến tới “Biết Hay” dẫn đầu
Biết Hay-Hay Biết phép mầu
Niệm nào ló mó mặc dầu căn nao
Cũng đều hoá giải tan mau
Hoà nhập Tự Tánh, Niệm nào cũng tan.
Mong người hữu duyên
Hãy phát tâm nguyền
Minh tâm kiến tánh
Tỏ ngộ pháp Thiền
1/BẤT LẬP VĂN TỰ
Mở đầu bằng: Bất lập văn tự
Được dịch: Chẳng lập văn chữ
- BẤT LẬP (chẳng lập): Chẳng bày ra, chẳng tạo ra, chẳng làm ra.
- VĂN TỰ (văn chữ): Chữ viết và câu văn.
Nhiều chữ viết thành một câu văn để biều hiện một cái gì đó. Chữ và câu văn là ký hiệu để biểu diễn tư tưởng. Chữ và văn là thứ ngôn ngữ không lời, nhưng chuyển tải được tư tưởng con người để nói về đời sống Tâm ý, sự sống con người và diễn tả muôn sự muôn vật. Diễn đạt từ cụ thể đến trừu tượng. Đây là sự tiến bộ rất lớn của loài động vật Người. Điều này chứng tỏ Trí tuệ con người hơn hẳn loài động vật cầm thú khác. Đây cũng là một ân huệ rất lớn mà “Đấng tạo hoá” đã đặc biệt dành cho loài người.
Văn tự là sản phẩm của quá trình vận động trí óc qua bao nhiêu thế hệ loài người. Văn tự vì vậy thật quí báu vô cùng cho xã hội. Khi đã bằng chữ bằng văn mà xây dựng xã hội thì văn chữ là nhân tố dẫn đầu trong sự hình thành xã hội hôm nay. Nó thật quan trọng biết bao! Vậy mà trong nhà Thiền lại mở đầu “Tôn chỉ” mình bằng câu: “Bất lập văn tự”. Một câu bật ra khỏi cửa miệng khiến người chới với, ngạc nhiên lấy làm lạ. Có thể cho rằng đây là lời của người “hành tinh khác”, hay người thế hệ “đồ đá”.
Lời này lại nghe vào cuối thế kỷ 20 thật là một việc quá ư quái lạ. Rất phản văn minh, phản tiến hoá.
Chiếc gậy đầu tiên của Thiền Tông là đập thẳng vào văn tự. Đập không nhân nhượng. Đập cho vỡ tan, cho mất hút, cho văn tự trở về thời đại đồ đá. Thiền quá khích như vậy, táo bạo và bất chấp sự phê phán của thời đại, bất cứ thời đại nào dù là thế kỷ 20-21 đi nữa.
Thiền mạnh dạn thẳng tay như vậy đó. Đó là vì ai? Có lý do chứ! Đâu phải Thiền vô cớ vô duyên đập bừa đánh ẩu. Chẳng lẽ Thiền đã phát điên à, là “thiền đăng” sao? - Đâu thể là “thằng điên” được! Thiền là người viễn ly “điên đảo mộng tưởng” mà!
Như thế, tại sao Thiền lại ra tay như vậy?
- Thiền đã ra tay như vậy là chỉ vì Người. Chỉ vì người thôi.
Xin nhớ cho: CHỈ VÌ NGƯỜI.
Điều này có nghĩa chỉ vì một người, một người trước mặt, vì đương sự.
Vì con người đang dính mắc, đang nặng đeo mang những thứ không phải là của chính mình mà tưởng là của cải qúi báu của mình.
Giống như có người đang đeo mang cung tên súng ống nặng là vậy, mà lại âu yếm cho nó là trái tim gan ruột mình, là cái qúi giá của mình.
Việc lầm nầy của người đáng rầy, đáng đập, đáng giựt lấy, quăng hết những của nợ ấy không?
“Văn tự” cũng vậy. Đành rằng văn tự là sản phẩm qúi báu, là phương tiện hay khéo, cũng như cung tên súng ống là phương tiện tốt lợi hại. Dầu tốt, dầu hay khéo nhưng nếu đeo mang dính mắc thì đó là cái trở thành dở mất hay. Vả, trong khi con người này muốn tìm lại tim gan ruột của mình mà lại không quăng ném cung tên súng đạn kia sao? Nếu đương sự muốn tìm lại tim gan ruột của mình phải làm sao giúp họ? Có phải nên bảo đương sự rằng: “Bất lập cung tên súng đạn” chăng? Nếu vậy, thì: “Bất lập văn tự” - có thể mở lời như vậy chăng?
Đây là cái tốt nhứt ở lúc ban đầu khi quyết định giúp đương sự.
Bảo đương sự “buông khí giới” xuống, không có nghĩa là đập phá bẻ dẹp khí giới ấy. Chỉ cần đừng đeo mang dính mắc cung tên súng đạn của mình nữa thôi.
Bảo đương sự buông chữ bỏ văn đi không có nghĩa là đập phá xé đốt văn tự. Đó chính là nhắc cho chuẩn bị tư thế để thấy rõ tim mình, trong khi họ ôm văn chữ trên ngực mà cho là con tim. Phải bỏ cái văn chữ mà họ đang ôm kia. Phải giúp họ việc này. Trước ngực có trống mới nhận ra được con tim. Điều này không có nghĩa xé đốt văn chữ hay cố tình ăn thua đủ với văn chữ. Đừng lầm như vậy. Chỗ này nên nhớ với ý nghĩa: CHỚ DÍNH MẮC. Văn chữ là văn chữ, chớ dính vào. Nó là sản phẩm của xã hội thì vẫn để cho xã hội, đừng dính vào nó. Hãy trả nó về chỗ của nó, vậy thôi. Hơn nữa nó đâu phải là cái gì của mình, nó chỉ là sản phẩm của mình thôi. Mình có khả năng tạo ra nó thì nó đâu phải là cái thực qúi đâu. Nó đâu phải là “ông nội” mình, đâu phải là mình. Nó giống như đờm, giải, phân, nước tiểu mình vậy thôi, có gì đáng giữ gìn, đeo mang trân trọng. Mình đã tạo ra nó tại sao lại lệ thuộc vào nó, lại qúi nó hơn mình. Rõ ràng mình đang dại khờ quên cái đầu mình, lại cho cây viết là cái đầu. Thật là ngu, là điên đảo thấy rõ. Để trừ chứng điên đảo này, việc trước tiên là phải giựt cây viết trước đã.
Việc của THIỀN đến với người là như vậy. Tiếng nói của THIỀN ở đây không phải nói hết với con người như vậy mà chỉ nói với những ai muốn tìm lại chính mình - muốn tìm lại TÂM mình.
Người đến với Thiền phải biết chuẩn bị cho mình một tư thế thật tốt. Một tư thế sạch trọi trơn những thứ đã từng đeo mang dính mắc. Dành một tâm hồn thật trong sáng ở trong giây phút đối diện với Thiền sư, một vị Thầy khai thị.
“Khai thị”, một thuật ngữ chuyên môn. Nhà Thiền đã sử dụng từ ngữ này để nói lên sự chỉ dạy người. Nhưng thực ra từ ngữ này không chỉ dừng lại ở “chỉ dạy” mà thôi. Từ này nằm trong phương pháp dạy của đức Phật đối với chúng sanh. Phương pháp này là: KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP (kinh Pháp Hoa). KHAI là một bước, THỊ là một bước, NGỘ là một bước, NHẬP là một bước. Tất cả là bốn bước.
- KHAI là mở, mở ra. Như mở cái cửa kho tàng.
- THỊ là chỉ, chỉ cho thấy được. Như chỉ cho thấy được của báu trong kho.
- NGỘ là hay ra, biết ra, rõ ra, nhận ra (được). Hay ra, biết ra, rõ ra, nhận ra một sự thật đã sẵn. Như nhận ra được của báu đã sẵn có trong kho.
-NHẬP là vào, hoà vào. Như có được của báu trong tay, sống bằng của báu trong kho ấy.
Đó là bốn bước dẫn đạo chúng sanh đến kho báu Như Lai của Phật để trừ cái nghèo khổ trong chốn Tử Sinh, để được an vui, giải thoát, hạnh phúc vô cùng vô tận trong cõi Niết bàn.
Đó là KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP PHẬT TRI KIẾN. Với bốn bước như đây thì muốn NGỘ, NHẬP phải bằng KHAI, THỊ trước.
Thiền sư đã trung thành theo đường lối, phương pháp của đức Phật mà bắt đầu dẫn dắt người cầu đạo từ đây - từ hai bước KHAI, THỊ - nên việc khai thị của Thiền là chỉ cho người để thấy. Để thấy ra chứ không
phải đễ hiểu. Đây là lối giáo dục học trò bằng lối tiếp cận thực tế chứ không phải dạy trên lý thuyết văn tự. Như dạy môn địa lý, để dạy về núi sông, người Thầy dẫn trò đến tận núi sông để chỉ cho trò thấy tận mắt và rờ được núi rờ được sông. Cách dạy này không cần đến bài học chữ nghĩa sách vở.
Sự giáo dưỡng của Thiền cũng vậy. Nên khi một Thiền sư dạy người mà giữ đúng tông chỉ thì vị này trước hết phải gạt văn tự chữ nghĩa qua một bên, đừng để văn tự che vướng vào sự chỉ dạy của mình. Như Thầy giáo dạy tiếp cận thực tế phải xếp sách vở lại mà nắm tay học trò dẫn đến tận nơi để chỉ cho trò thấy rõ ràng cảnh vật. Một vị Thiền sư khai thị người mà quên việc này (bất lập văn tự) là điều thiếu sót lớn, sẽ khó giúp cho người tốt được. Việc này giống như Thầy giáo dạy tiếp cận mà cứ loanh quanh ở những chữ nghĩa. Không ra khỏi phòng học thì làm sao thực hiện được việc dạy tiếp cận cho học trò. Không thực hiện được việc dạy tiếp cận cho trò thì trò chỉ thuộc bài mà không thấy cảnh sắc núi sông ra làm sao. Đây là sự không thành công của Thầy.
Thiền sư muốn thành công trong việc khai thị, đem đến điều tốt lành cho trò thì phải nói được lời “ngoài văn tự” - phải thực sự “Bất lập văn tự”.
Khi đã biết văn tự là cái duyên vướng kẹt cho người, thì chớ vướng văn tự mà đem văn tự đến người khiến người thêm vướng kẹt. Đã thương người thì nên mở cho người chớ đừng buộc trói người thêm khi mà người đã đang bị trói. Dù có sợi dây bằng vàng cũng không nên trói người.
Lời kệ “Bất lập văn tự” đã nhắc nhỡ người mô phạm trong chốn Thiền lâm phải nhớ đến. Đây là phương pháp cần yếu cho một bậc Thầy trong trường Thiền. Là lời xác định phương pháp khai thị của Thiền. “Lời ngoài văn tự” chớ lầm lời này. Đây là điều Thiền sư đã nói: Nói suốt ngày mà không động lưỡi. Nói “Không động lưỡi” là “Lời ngoài văn tự” là “bất lập văn tự”. Xin hãy nhớ thật kỹ: “VĂN TỰ” CHẲNG CÓ LỖI GÌ. (Và cũng nên nhớ: Văn tự chỉ là thứ ngôn ngữ chết, thiếu sinh động, thiếu tác dụng. Không đến được sự thật).
2/GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN
Câu thứ hai là: Giáo ngoại biệt truyền
Câu này được dịch: Ngoài giáo riêng truyền.
Giáo hay giáo lý là lời lẽ chỉ dạy ở trong Đạo. Giáo ở đây là lời lẽ chỉ dạy trong Đạo Phật. Đây chỉ cho lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho các hàng đệ tử.
Ngày xưa đức Phật chỉ giảng dạy bằng lời đến đệ tử (không có văn chữ). Mãi đến nhiều thế kỷ sau lời dạy của Ngài mới được ghi lại thành chữ thành văn vào lá bối, lá kè, thẻ tre, da thú, đá, gỗ v.v... lần hồi được ghi vào giấy thành sách vở như ngày hôm nay. Sách vở ghi lời dạy của đức Phật được gọi một cách trân trọng là Kinh, vì loại sách vở này diễn lên được chân lý, diễn bày con đường thoát ly khổ sinh tử, đạt được rốt ráo an vui. Kinh Phật vì thế thật qúi báo ở đời, nên được gọi là Pháp bảo.
Vậy Giáo chính là kinh sách Phật. Kho kinh sách Phật được chia làm ba thể loại: Kinh - Luật - Luận, với số lượng quyển rất là nhiều. Trong đời làm Tăng ít vị đọc qua hết. Vị nào đọc hết và thông suốt được, gọi là Tam Tạng Pháp sư (vị thông suốt giáo pháp Phật trong cả ba pho kinh sách). Một Tam Tạng Pháp sư được các hàng Phật tử từ xuất gia đến tại gia đều qúi kính. Như Ngài Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang.
Giáo là giáo lý đạo, là lý thuyết, là kim chỉ nam cho người tu theo, là bản đồ chỏ dẫn kho báu, là toa thuốc hay cho người bệnh, là bài học tốt cho người học tìm về Chân lý... Thế nên giá trị Giáo hay Giáo pháp là độc tôn trong sinh hoạt Đạo Phật, là một trong ba ngôi báu trong Đạo Phật.
Những tưởng giá trị Giáo như vậy thì tất cả mọi người tu theo Đạo Phật phải noi theo, phải lấy đó làm đèn sáng soi lối đi vào Đạo. Nhưng với Thiền Tông thì lại: Ngoài Giáo riêng truyền.
Truyền tức là truyền pháp đến người. Vị Thầy đem Giáo pháp truyền đến cho trò. Khi chưa có sách vở thì truyền lời pháp qua miệng. Khi có sách thì truyền pháp qua kinh điển. Như Đường Tăng (Trần Huyền Trang) đi thỉnh kinh ở Thiên Trúc và đã được truyền kinh. Hoặc dựa vào lời kinh ý kinh mà truyền Pháp ấy cho trò. Đó là lối mòn tự ngàn xưa.
Ở đây, theo bài kệ này thì không phải truyền như vậy, mà là “riêng truyền”. “Riêng” có nghĩa là bằng một cách khác, không theo thông lệ. Bằng một đường lối khác, đường lối riêng không theo đường lối thông thường.
“Riêng” là riêng có phương pháp khác để truyền. Phương pháp đó là một phương pháp không dùng Giáo. Đã không dùng giáo pháp để truyền thì làm sao gọi là truyền pháp? Tổ BỒ Đề Đạt Ma đâu đã không nói: Ta vốn đến xứ này
Truyền pháp cứu mê đồ
(Ngô bổn lai tự độ
Truyền pháp cứu mê đồ)
đó sao? Ngài là một Thiền sư, là một Tồ sư Thiền Tông đó.
Như vậy không truyền pháp là truyền cái gì? “Ngoài giáo riêng truyền” là riêng cái gì vậy?
“Ngoài giáo riêng truyền” vẫn là truyền pháp đúng như Tổ Đạt Ma Đã nói là: TRUYỀN PHÁP.
Nhưng có điều phải hiểu chữ PHÁP của Tổ Đạt Ma. Chữ PHÁP này có phải giống như bao chữ pháp không? - Đúng, trên chữ thì đúng hoàn toàn. Chữ Hán cũng giống mà chữ Việt cũng giống.
Nhưng có phải vì chữ giống nhau rồi có cùng một nghĩa không?
-Điều này chưa hẳn, còn tùy vào vị trí câu văn tùy vào ý tứ, tùy vào cái miệng của người nói. Chữ Pháp trong Đạo Phật có rất nhiều nghĩa:
Pháp là lời Phật dạy.
Pháp là phương pháp.
Pháp là mẫu mực, khuôn phép.
Pháp là luật lệ.
Pháp là muôn sự muôn vật.
Pháp là cái gì đó.
Pháp là một tình trạng, một sự kiện.
Ôi! chữ Pháp biết bao nghĩa.
Giờ chỉ nói chữ Pháp ở Giáo và chữ Pháp ở Thiền. Pháp ở Giáo tức lời Phật dạy còn lại trong Kinh sách, hay có thể nói gọn hơn là: Lời kinh.
Chữ Pháp ở Thiền chính là Chánh Pháp Nhãn tạng Niết bàn Diệu Tâm Thật tướng Vô tướng. Pháp này là Niết bàn Diệu Tâm, là Thật tướng Vô tướng. Pháp đã như vậy nên không có ở trong Giáo. Phải nói rõ rằng trong Giáo không có Pháp này vì Pháp này Thật tướng là Vô tướng. Nó không là tướng, không là sách vở hay kinh điển gì.
Sách vở là tướng, là thứ hữu vi.
Pháp này là vô tướng, là thứ vô vi.
Thế nên pháp này không có trong chữ trong văn. Văn chữ không thể đựng được pháp này. Ví như bóng không thể chứa được gương, hay bóng không chứa được hình (thân người).Trên hội Linh Sơn, Ngài Ca Diếp đã hội Pháp này và được Phật truyền Pháp này. Đó chính là Chánh Pháp - là Pháp đúng đắn, đúng nghĩa nhất. Dó Ngài Ca Diếp được đức Phật truyền cho pháp này nên trong chuyện Tây Du ký, Ngài trao kinh cho Đường Tăng là kinh giấy trắng - kinh vô tự - đây là thứ kinh không có chữ.
Nhưng dù Ngài Ca Diếp có được gọi là đức Phật truyền Pháp này cho, cũng đừng bao giờ cho có cái pháp được truyền từ tay đức Phật qua tay Ngài Ca Diếp. Trong tay Phật có gì? - Chỉ có cành sen.
Ở nơi Ngài Ca Diếp có gì?
- Chỉ có nụ cười.
Thế nên: Ngay khi trao pháp này
Pháp pháp đâu từng pháp
(Cái pháp đâu từng là cái)
Đó là Pháp trong nhà Thiền.
Từ Pháp này Tổ Tổ truyền cho nhau. Cho đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma, và Ngài cũng truyền Pháp này. Pháp này là Vô tướng, tuy Vô tướng mà biết bao người nối tiếp khế hội. Vậy truyền pháp trong nhà Thiền tức là truyền Diệu Tâm. Hay truyền TÂM, hoặc truyền TÂM PHÁP. Đó chính là: Giáo ngoại biệt truyền.
Như vậy để biết lý do vì sao Thiền Tông lại có riêng một cách truyền ngoài kinh giáo. Việc này phải như vậy thôi.
Cái không có ở trong kinh giáo thì làm sao lại bằng kinh giáo mà được. Đâu đã không nghe nói kinh giáo chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi. Mặt trăng đâu có trong kinh giáo. Hay kinh giáo chỉ là thuyền bè mà thôi. Thuyền bè để đến bờ. Bờ đâu có trong thuyền bè. Những điều này chính trong kinh giáo đã nói, đã xác định giá trị của kinh giáo.
Nên việc trong nhà Thiền truyền dạy cũng chẳng nên lấy làm lạ chi. Đây chỉ là một phương pháp “giáo dục tiếp cận” thôi. Điều này đơn giản nhưng phải đòi hỏi vị Thầy có đủ khả năng, có tay nghề nghiêm chỉnh. Vị Thầy phải đã thấy rõ cái mà mình phải chỉ dạy. Nghĩa là muốn cho học trò học bài học về Đạo để Trò thấy Đạo, thì trước hết người Thầy phải thực sự đã Thấy Đạo. Muốn cho người trò thấy Tánh thì người Thầy phải Thấy Tánh cái đã. Đó là nguyên tắc làm Thầy khai thị. Như vậy điều kiện ắt có và đủ để làm Thầy khai thị mà thuật ngữ chuyên môn gọi là Thiện Tri Thức, thì vị này trước phải Ngộ Đạo, Ngộ Tánh.
Điều này chẳng có gì lạ, muốn dạy ai việc gì thì người gọi là Thầy phải biết việc đó thôi. Như muốn dạy chữ thì vị gọi là Thầy phải biết chữ v.v... và v.v...
Ngược lại nếu không biết việc để dạy mà cố dạy, cố làm Thầy người, thì đây là điều rất khó thành công. Nhất là những nghề thuộc loại tinh vi như các môn điện tử, các môn nghệ thuật và nhất là môn học Tâm linh.
Để thấy rõ tính tiêu cực của văn tự và tính tích cực của “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, có thể thấy bằng thí dụ sau đây:
Gọi dậy
Một bà má gọi con thức dậy bằng cách dùng văn thơ bóng bẩy:
Ầu ơ...
Con ơi! con ngủ li bì,
Dậy mà đi học đi thi con à!
Dậy đi, ráng thức dậy nha!
Mở mắt mà thức nhớ là sáng choang
Sáng cả nhà sáng rõ đàng
Thức dậy tỉnh táo mơ màng làm chi
Hãy dậy! Kẻo trễ giờ thi
Con mà thi đậu muốn gì má cho
Đậu rồi con khỏi sầu lo
Chỉ lo chơi giỡn cò cò giỡn chơi
Dậy đi con hỡi, con ơi!
Con trai của má con thời phải ngoan
Dậy đi con! Nắng chói chang.
Thằng bé lăn qua trở lại ư, e, ự, ẹ, môi nở nụ cười. Mắt nó vẫn nhắm nghiền không động đậy. Mũi vẫn thở đều đều theo chiều say ngủ. Nó đã mộng mị theo lời gọi dậy của má nó qua văn từ êm dịu hay ho.
Lúc ấy ba thằng bé xuất hiện, ông nhìn thấy má thằng bé “lải nhải” bên tai thằng bé với giọng văn vẻ như vậy. Ông khẽ châu mày nhăn mặt lắc đầu.
Ông bước tới một tay ra vẻ bịt miệng vợ, một tay vỗ mạnh đít thằng con, miệng hét: Dậy!
Thằng bé liền mở mắt, thấy ba nó và thấy trời sáng choang, nó lẹ làng nhỏm dậy, dụi mắt nhìn ba nó ra chiều biết ơn, và hỏi:
- Mấy giời rồi ba? Có trễ thi không ba? Trời đã sáng bét rồi! Con mãi lo theo giấc mơ với má.
- Chưa! Còn kịp đến trường - Ba bé đáp.
- Cám ơn ba! Nếu không thì... (nhìn qua má, thằng bé nói tiếp):
- Cũng tại má đó, má hứa cho con cái này cái nọ, cho con vui chơi này nọ...
Má thằng bé cầm mảnh văn thơ nhìn chồng mà ngỡ ngàng.
Ông chồng nhìn bà vợ bằng ánh mắt cảm thông, trách nhẹ:
- Tại má nó nặng máu “văn nghệ, văn từ” quá!
Sở dĩ Tổ sư dõng dạc đường hoàng nói một cách rõ ràng: “Bất lập văn tự - Giáo ngoại biệt truyền”, là vì các Tổ sư thật sự có sở trường. Người đã thấy rõ, nắm được việc được vật trong tay. Sự thật này được nằm trong tay đây! Ngài nói thật, nói rõ, không phải huênh hoang, không phải phô trương khoe tài, không phải châm chỉa, bài bác, chê bai ai đó. Không và Không. Đối với chánh pháp Phật đà, Tổ Sư, Thiền sư tuyệt đối trung thành không dám sai nửa ý hãy hiểu cho các Ngài.
Các Ngài như người Thầy thuốc có sẵn thuốc trong tay nên đối trước bệnh nhân không cần phải trao toa mà trao thẳng viên thuốc - Trao thuốc ngoài toa.
Hay như người thợ ngọc sành sỏi về châu ngọc và sẵn có viên ngọc trong tay. Để giúp người tìm ngọc, người thợ này biết người kia đang có viên ngọc đeo trên cổ mà không hay không biết vì một lý do nào đó. Như khi còn nhỏ mới sanh ra người cha đã đeo cho mà không nói. Đây là viên ngọc Như ý, là thứ ngọc qúi nhất trên đời. Người thợ cũng có trong tay thứ ngọc này, nên đối trước người kia không cần đưa bản đồ chỉ dẫn chỗ có châu ngọc này làm gì. Người thợ ngọc chỉ cần chìa viên ngọc của mình ra trước người kia. Do ánh sáng viên ngọc người thợ chiếu đến viên ngọc người kia, người kia bèn nhận ra liền:
- A! Ta đã sẵn viên ngọc Như ý đây này.
Và người kia cũng cầm viên ngọc của mình trong tay đưa ra trước người thợ.
Hai viên ngọc giống y nhau.
- Cũng là ngọc Như ý. Người thợ gật đầu! Phải, là châu Như ý.
Hoặc như một chuyên gia tầm kho báu và đã tầm ra, hiện đang đứng trong kho báu và sử dụng báu vật. Khi ấy có một người tìm đến nơi này đứng trước chuyên gia, và tha thiết hỏi rằng.
- Kho báu ở đâu, xin ông chỉ cho?
Chuyên gia ngay đó có đưa ra bản đồ kho báu và giảng giải mọi trình tự cho người để tìm đến kho báu chăng?
Nếu chuyên gia này làm như vậy, dạy cho người như vậy thì mình sẽ cho ông chuyên gia này là người như thế nào? - Có phải ta sẽ mỉm cười rằng: ông chuyên gia này thật lẩm cẩm! Phải vậy không? Đúng vậy! Không một chuyên gia nào chỉ dẫn người như thế cả. Mà chuyên gia chỉ cần hoặc đưa ánh mắt đến bảo vật và dừng lại tấm bảng có khắc chữ: Kho tàng. Hoặc có thể nói rất gọn: Là đây! Hay: Đồ ngu! Hoặc không nói gì cả: Im lặng. Và có thể bạo hơn: Hét cho một tiếng, đá cho một đá văng nằm chung bảo vật, và đánh bằng tay, bằng gậy v.v...
Tất cả cách, cách nào cũng gây chấn động ánh nhìn của người trên bảo vật.
Người ấy có nhận ra kho tàng không? - Có thể nhận ra và cũng có thể không. Việc nhận ra hay không nhận ra không phải lỗi của người chỉ. Người chỉ đó thật sự tận tình, không dấu diếm gì. Lỗi là ở người.
Hoặc là ở người sớm bị chứng thông manh, có mắt mà không thấy. Hay vì người không có dạ tha thiết, chưa từng nghe nói gì về kho báu hết.
Nêu lên các việc như vậy để thấy rõ tất cả ý nghĩa vì sao Thiền sư truyền pháp bằng: Bất lập văn tự - Giáo ngoại biệt truyền.
Tâm và Tánh kia như viên thuốc kia, như viên ngọc nọ, như kho báu này. Các Ngài đã Ngộ Tâm, tỏ Tánh và đang sống bằng nó. Mà người học cũng cầu Ngộ Tâm Tánh. Trong khi người học lại có đủ Tâm Tánh không thiếu một tơ hào, vậy mà không hay không thấy. Giờ đây người học này tìm đến một vị Thiền sư và tha thiết hỏi:
- Tâm Tánh ở đâu, xin Thầy chỉ cho con?
Thì vị đó có đem những bài học về Tâm Tánh ra chỉ bảo giảng dạy nữa không? - Không đâu! Nếu vị Thầy chưa Ngộ Tâm Tánh thì mới đem ra mà nói. Ở đây vị Thầy đã sẵn kho báu Tâm Tánh nên chỉ cần chỉ thẳng cho Trò không quanh co gì cả. Cách chỉ này thật đơn giản, ở mỗi vị mỗi khác, ở mỗi trường hợp mỗi khác, thật là vô số sự khai thị, hoặc bằng lời, hoặc bằng cử chỉ, hành động rất là thế tục, hay cả đem kinh giáo để mà khai thị v.v... không chừa thứ nào, thứ nào tiện dụng thì dùng, tùy cơ sử dụng.
Những việc gọi là “ứng cơ tiếp vật” tùy cơ duyên mà khai thị cho người đó là việc phổ biến trong nhà Thiền. Nếu nói về sử sách thì có thể thấy qua sử 33 vị Tổ Ấn Trung và hành trạng các Thiền sư từ Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một sớm trên ngọn Linh Thứu, ở giữa đại chúng giơ cành hoa sen lên. Đại chúng ngơ ngác, riêng Ngài Đại Ca Diếp chúm chím môi cười. Đức Phật đã gật đầu.
Đây là gì?
Đó chính là: Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền.
Ngài Ca Diếp đã ngộ. Ngộ cái gì, ở đâu?
Đó chính là ở ngay TÂM mà Ngộ TÁNH.
3/ TRỰC CHỈ NHƠN TÂM
KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT.
Hai câu chủ yếu của bài kệ là:
Trực chỉ nhơn Tâm
Kiến Tánh thành Phật
(Chỉ thẳng tâm người
Thấy Tánh thành Phật)
Câu “Trực chỉ nhơn Tâm” là ở vị Thầy, câu “Kiến Tánh thành Phật” là ở người trò. Trực là chỉ thẳng, chỉ ngay đó, chỉ ngay vào. Việc này không chỉ quanh co, không lòng vòng, như chỉ thẳng vào trán, vào mặt người, nôm na là “xỉa” vào mặt. Chỉ thẳng vào sự thật - xỉa vào sự thật.
Thiền sư bậc Thầy ở trước người Trò, khi người Trò đem tâm cầu Đạo cầu Pháp thì xỉa thẳng vào Tâm người Trò. Giống như khi người trò ngửa mặt trước Thầy mà hỏi: - Mặt con đâu, thưa Thầy? Thầy liền xỉa thẳng vào mặt Trò, không quanh co, không lòng vòng gì cả.
Người Trò khi cầu pháp đã ngửa bày cái Tâm ra trước. Vị Thầy chỉ cần xỉa thẳng vào cái Tâm. Đó là chỉ thẳng.
CHỮ TÂM: Tâm là gì? Nó có là một cái gì đó không? Có là một vật cụ thể hay một vật trừu tượng không? Trừu tượng như “cái linh hồn” chẳng hạn? - Không! Tâm không là cái, không là vật cụ thể hay trừu tượng. Nó không là gì cả. Ngay khi gọi là “nó” thì Tâm cũng chẳng nó, không nó. Tâm cũng chẳng là cái linh hồn. Linh hồn là “cái” người ta có thể hiểu về nó được, diễn tả nó được. Tâm thì không. Dù rằng cũng có thể đặt trước nó mạo từ “cái”. Nhưng đây chỉ là việc của từ ngữ không dính gì đến TÂM cả.
TÂM không thể hiểu đến được, không thể diễn tả được. Tại sao? - Chẳng sao hết. Nó chính là sự thật bàng bạc khắp. Đã là sự thật như vậy thì đứng chỗ nào để thấy để diễn tả nó? Như cái thấy ở người mình, mình có thể thấy Cái Thấy này được không? Làm sao thấy Cái Thấy được? Không được. Nó là sự thật trùm khắp con người ta. Như vậy đứng ở chỗ nào để nhìn Cái Thấy chớ? Thành ra cái bị thấy chẳng phải là Cái Thấy mà đó chính là Vật. Như cái nhà thì nhà là vật.
Cái Thấy không thể thấy được, nhưng nó lại là cái chân thật ở mình, còn cái thấy được (cái nhà) thì không là cái thật ở mình, vì cái nhà sẽ bị hư bị sập.
Cái Thấy là cái muôn đời, dù con mắt bị đui, Cái Thấy vẫn thường còn vì nó là cái thật mà.
Cái Thấy còn như vậy huống là Cái TÂM.Cái Tâm dù không thấy không biết, không sờ mó nghe ngóng được gì cả, mà nó vẫn sờ sờ mênh mông trùm khắp. Nó vẫn bao trùm mọi sinh hoạt của ta từ tiền kiếp đến hiện kiếp và cho đến hậu kiếp. Nó như hư không trùm cả vạn vật và trùm cả sự diễn biến từ xưa, nay và ngày mai của vạn vật. Nhứt cử nhứt động ở sự chuyển biến của vạn vật, dù nhỏ như hạt bụi cũng không thoát ngoài hư không. Tất cả đều sinh hoạt trong hư không và do có hư không mới có sự sinh hoạt.
TÂM cũng vậy. Không Tâm sẽ không có tất cả sự sinh hoạt của con người, của chúng sinh hữu tình. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm... kể cả tính toán, suy tư, tình cảm, sự sanh ra, lớn lên, già đi, chết chóc... tất cả đều không ngoài TÂM mà có ra. Nên mỗi sinh hoạt dù nhỏ tinh vi cách mấy và trừu tượng cách mấy cũng vẫn không ngoài TÂM.
TÂM là cái thực nhất. Trời sập, đất vỡ, con người, vạn vật tan hoại nhưng TÂM vẫn không tan hoại, không bị ảnh hưởng một chút xíu nào. Nó vẫn là nó, vẫn bất diệt. Giống như khi trái đất nổ, các hành tinh trong vũ trụ nổ, tạo thành sự chấn động kinh khiếp, tất cả đều tan hoại, nhưng hư không vẫn như thường, không bị sứt mẻ, không ảnh hưởng chao động gì.
Nói gọn lại: Tâm là NĂNG LỰC SỐNG của tất cả đời sống. Nó là NGUỒN của tất cả mọi sinh hoạt từ sinh đến tử, từ tử đến sinh.
Như vậy để thấy, là con người, là chúng sanh, động vật ai ai cũng đều có TÂM.
Nói “có” Tâm dễ hiểu nhưng không đúng. Vì Tâm là nguồn sinh tạo ra con người. Nên phải nói “có” người. Tâm có người chứ không phải người có Tâm. Tâm như MẸ. Người như con. Thì phải nói MẸ có CON chứ không thể nói con có mẹ được. Mẹ mới sinh có con. Con làm sao sinh có mẹ được. Vậy tất cả con người con vật đều có ở trong TÂM. TÂM không phải là thứ Tôn giáo, Tín ngưỡng, Triết học. Mà Tâm là sự thực của cuộc sống. Nên dù là người có tôn giáo, có theo đạo Phật hay không, tất cả, tất cả đều có ở trong TÂM. Dù có chịu hay không chịu thì sự thật này vẫn bao trùm. TÂM vẫn trùm người. Như có chịu có hư không hay không chịu có thì hư không vẫn là sự thật và vẫn bao trùm mình và vạn vật.
Trên đời này ai là người có thể phủ nhận được NĂNG LỰC SỐNG?
NĂNG LỰC SỐNG CHÍNH LÀ TÂM.
Tâm hiện thực trong cuộc sống, được gọi là cái mặt thật xưa nay. Chính ngay cái mặt thật này là để người nhận ra năng lực sinh động của nó.
Khi người đến, người mở miệng hỏi, sự phát ra tiếng nói... đó là đã bày hiện cái mặt thật, cái TÂM này.
Trên đây là nghĩa của chữ TÂM trong bài kệ.
Ngoài ra chữ TÂM trong nhà Phật còn lắm nghĩa. Tùy theo chỗ dùng chỗ nói mà chữ TÂM có nghĩa khác nhau. Yừ nghĩa thông thường dễ hiểu đến nghĩa sâu xa khó hiểu.
Bổn Tâm
A! TÂM - Bổn Tâm -
Tâm ta! Tâm ta! Chính thật Tâm ta
Là Tâm cội gốc cội nguồn bấy lâu
Tâm này từ thuở đất trời chưa phân
Có Bổn Tâm mới có Thân ta này
Và mới thành sinh hoạt trong đời sống
Tâm nguồn năng lực vô bờ tạo sinh
Tâm này bàng bạc hư không rộng trùm
Tâm này chứa khắp hà sa giống loài
Loài giống nào cũng ra từ một Tâm
Tâm đây trong sạch làu làu suốt soi
Ba ngàn thế giới trông coi tỏ tường
Như xem coi trái trong lòng bàn tay
Một cọng lông sợi tóc cũng không lầm
Cùng còn vi khuẩn vi trùng cũng phân
Sáng soi tỏ rạng phân minh rõ ràng
Nhỏ thì hơn tóc hơn tơ vi trần
Lớn thì rộng chứa hư không đất trời
Suốt soi Tam thế không ngằn mé chi
Quá khứ, hiện tại, vị lai thấu cùng
Chuyện đời biết hết từ thời hồng hoang
Xuyên hiện tại, suốt mé bờ vị lai
Rõ ràng nghiệp chủng từng muôn giống loài
Suốt thông hành nghiệp chuyển di sáu đường
Tâm này chứa Phật cùng là chúng sanh
Chứa luôn cảnh giới Phật thành, Phật tu
Mười phương cõi Phật ba đời cũng Tâm
Tâm hay Tâm giỏi Tâm mầu thần thông
Diêm vương Thiên đế không mong lộng quyền
Quỷ Ma Thần Thánh Tiên hiền cũng thôi
Khắp Trời khắp đất Tâm thông hàng đầu
Thế nên dù ở Luân hồi chuyển xoay
Thì Tâm cũng vẫn là Tâm thuở nào
Cũng là trong sạch trắng ngần suốt soi
Luân hồi Nhân quả có đâu buộc ràng
Tánh Tâm nào có hấn hề gì đâu
Tánh vẫn không rỗng sáng trong sạch làu
Tánh KHÔNG vốn thật Tánh Tâm từ nào
Hông phiền hông não hông sầu khổ chi
Rỗng rang bằn bặt vô minh si nào
Tham sân các thứ nhân phiền có đâu
Khổ đế, Tập đế cũng hông có nào
Diệt đế, Đạo đế sạch ròng rỗng không
Pháp Thế gian xuất thế gian đều không
Hổng có một pháp vật gì trong đây
Tâm này hạnh phúc trần đời không hai
Vì Tâm không diệt không sinh hoại gì
Tâm hằng vĩnh cửu thường còn chẳng thay
Dù cho Trời sập đất lay
Tâm này vẫn mãi chẳng phai chẳng tàn
Tâm này qúi tột hơn vàng
Hơn châu hơn ngọc, Ngọc Hoàng cũng thua
Tâm này Tâm Thật chính Ta
Ai mà nhận được hay ra an nhàn
Tình tang cất bước lên đàng
Giúp đời xuôi ngược độ hàng sinh linh
TÁNH: TÁNH là thuật ngữ chuyên môn trong nhà Thiền. Đây là chỗ mà những người hành Thiền đều bước đến, mong đạt được. Một người rõ được TÁNH mới không uổng đời tu theo Thiền Tông.
TÁNH hay TÍNH là cái gì đó mang tính chất cố định không thay đổi theo thời gian. Như cái họ. Họ của một người là họ Trần, họ Nguyễn thì ở đâu và lúc nào cũng là Trần là Nguyễn không đổi. Cái danh (tên) thì đổi mà Tánh thì không đổi. Hoặc nước có tánh ướt. Tánh ướt này khi nước trong nước đục thì nó vẫn là ướt, không thay đổi. Vì không thay đổi mà xác định được nước khác với đất. Để giữ được tính chất nước nên ướt gọi là tánh nước. Do cái tánh của mỗi thứ khác mà phân biệt được cái nầy với cái kia, vì khác tính chất nên các thứ khác nhau. Mặt nước gần giống mặt thủy tinh, nhưng thủy tinh tánh nó trong suốt nên khác với tánh ướt của nước. Vì vậy thủy tinh không phải là nước.
Vậy TÁNH là cái riêng biệt cố định để xác định vật loại.
Chữ Tánh ở đây là TÁNH của TÂM người (nhơn tâm). Người đã bày hiện TÂM và trong TÂM lại có TÁNH. Vậy TÁNH của TÂM là gì mà cần phải được chỉ và cần phải Thấy (kiến) ở một người cầu Pháp? Đây là chỗ cốt lõi trên việc tham Thiền phỏng Đạo.
TÁNH của TÂM, cái cố định không thay đổi, xác định TÂM, TÁNH này có thể hiểu như vầy:
Đây là sự sinh động của TÂM, là sự LẶNG TRONG TỎ SÁNG XUYÊN SUỐT KHÔNG LAY ĐỘNG.
TÂM là chỉ cho cái toàn thể, như nước.
TÁNH là chỉ cho tính chất, như ướt.
Hay TÂM ví như tấm gương.
TÁNH ví như sự trong suốt của gương.
TÂM giống như cái hư không.
TÁNH giống như sự rỗng lặng của hư không.
Sở dĩ Tâm được gọi là Tâm vì có Tánh Lặng Trong Tỏ Sáng xuyên suốt không lay động. Chính đặc tính này xác định là TÂM. Cái TÁNH của Tâm này như vậy, hoàn toàn không trống, rỗng rang, lặng lẽ không dao động. Nhưng không là lặng chết, ù lì, cứng đờ mà rất sinh động . Nó tỏ sáng cùng khắp, hay biết tất cả không lầm một mảy. Và nó trường tồn bất diệt xuyên suốt thời gian không gian. Trời đất có tan vỡ, nó vẫn suốt soi hiện hữu.
Nếu TÂM đã bất sinh bất diệt thì TÁNH của TÂM cũng bất sanh bất diệt. Và TÂM đã trùm khắp thì TÁNH cũng trùm khắp.
Như nước nếu không mất thì tánh ướt không mất.
Nước mênh mông thì tánh ướt cũng mênh mông.
Mặt gương to rộng bấy nhiêu thì tánh trong suốt cũng to rộng bấy nhiêu.
Mặt gương không bao giờ hư hoại thì Tánh trong suốt của gương cũng không bao giờ hư hoại.
Và hư không to rộng bao nhiêu thì Tánh rỗng lặng của hư không cũng to rộng bấy nhiêu.
Hư không không bao giờ hư hoại, thì Tánh rỗng lặng của hư không cũng không bao giờ hư hoại.
Như vậy TÁNH không thay đổi, không thay đổi mà trùm khắp, đã trùm khắp nên không dao động; không dao động nên không thêm không bớt. Nó suốt soi, trong sáng nên lại không nhiễm ô. Vì không nhiễm ô nên không nhơ không sạch. Những đặc tính này là:
- Chẳng sanh - Chẳng diệt
- Chẳng thêm - Chẳng bớt
- Chẳng nhơ - Chẳng sạch
- Chẳng động - Chẳng dao
Tánh này trên định danh giải nghĩa như vậy, còn cụ thể ngay trong tâm hồn là cái gì? Đây mới là việc quan trọng cần yếu.
Ở trên một tâm hồn thì nên quán sát tình trạng đang diễn biến, gọi là trong đầu.
Trong đầu (Tâm hồn) có các dạng: Hoặc là những ý nghĩ lăng xăng gọi là Vọng Tâm, hoặc là có lúc đầu óc vắng lặng, không có suy nghĩ. Giống như nước có lúc đục lúc trong:
- Có ý nghĩ là nước đục.
- Không có ý nghĩ là nước trong.
Có ý nghĩ thì có hiểu biết. Không có ý nghĩ thì không có hiểu biết.
Vậy nếu ở nước thì nước đục và nước trong riêng có TÁNH không? Không có Tánh đục và chẳng có Tánh trong. Trong và đục chỉ là hai dạng đều mang cùng một tánh, đó là Tánh Ướt.
Theo đây thì trong đầu có ý nghĩ và không có ý nghĩ cũng vậy. Không phải có ý nghĩ có riêng một tánh còn không có ý nghĩ có riêng một tánh. Không! Cả hai có trên một TÂM (nước) nên cùng một TÁNH.
Nếu Tánh nước lìa Trong - Đục,
thì Tánh Tâm lìa Nghĩ và Không Nghĩ.
Nghĩ là Động, Không Nghĩ là Tịnh,
mà Tánh lìa Động - Tịnh.
Vậy để nhận ra TÁNH, THẤY TÁNH thì ngay TÂM phải thấy được chỗ Không Động Không Tịnh. Đó chính là LẶNG TRONG, là TÁNH.
Tánh này LẶNG mà TRONG. Tức LẶNG mà HAY BIẾT. Chính sự HAY BIẾT này mà tỏ sáng tất cả.
Và chính sự HAY BIẾT là nguồn của Hiểu Biết.
Hay Biết là MẸ. Hiểu Biết là CON.
Vì vậy có bao nhiêu sự hiểu biết trong cuộc sống đều do từ khả năng Mẹ HAY BIẾT này. Nếu không có khả năng Hay Biết thì làm sao hiểu biết được. Không có cái Hay Biết thì làm sao biết học, không biết học sao có sự hiểu biết được. Cái HAY BIẾT này không do cha mẹ sanh ra, không do có học mới biết. Khi sanh ra con người đã có khả năng Hay Biết. Có Hay Biết mới khóc, mới đòi bú, mới ngủ, mới thức, mới nói, mới cười v.v...
Chính khả năng HAY BIẾT này mới xác định cái TÁNH vậy. Cái Hiểu Biết không rời cái Hay Biết mà có. Nên cái suy nghĩ cũng dậy lên từ cái Hay Biết.
Khả năng Hay Biết thì vô cùng, còn khả năng của Hiểu Biết thì có chừng hạn. Học biết, rồi quên lại hết biết. Cái Hay Biết thì không bao giớ mất. Do có nó mới biết sống và biết chết. Nên dầu chết, cái hay Biết vẫn không mất. Nó lại Hay Biết tiếp nối để thành đời sau nữa. Nó, người khi sống cũng thường tại. Người khi chết nó vẫn thường hằng. Và cái Hay Biết vì không dính sự suy nghĩ - tuy sự suy nghĩ trườn mình trên nó - nó không nhiễm ô bởi sự suy nghĩ, dù sự suy nghĩ đó tốt hay xấu. Như tấm bảng nó vẫn sạch dù viết phấn trên đó điều tốt hay điều xấu.
Cái Hay Biết giống như nền nhà và niệm suy nghĩ tốt xấu giống như bóng hiện trên nền. Nhờ nền hiện bóng, nhưng bóng không làm nhơ nền. Trong nền cũng không có bóng.
Như gương chứa bóng tốt xấu. Nhưng bóng tốt xấu không làm nhơ sạch được gương, vì gương nguyên không bóng hình nào. Gương tánh trong suốt.
Cái Hay Biết cũng vậy.
Hãy như lời khai thị của Lục Tổ Huệ Năng: “Hãy dẹp sạch các duyên. Khi không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là mặt mũi xưa nay của ông?”
Cái gì? Hãy thấy xem?
Thấy được cái Ngài Huệ Năng chỉ đó là THẤY TÁNH. Mà Ngài thường dùng là Tự Tánh.
Đó là chỉ ngay Tâm người để người THẤY TÁNH.
Huệ Minh, người đón nhận sự chỉ thẳng này đã thốt lời khi thấy được chỗ chỉ: - “Như người uống nước, lạnh nóng tự biết”.
Huệ Minh đã Thấy Tánh (kiến tánh).
TÁNH mà Huệ Minh nhận ra đó là sự thật tràn trề nơi Tâm Huệ Minh, nhưng Huệ Minh lại không diễn tả được, chỉ nói: Như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Quả là như vậy, làm sao nói được.
Việc xảy ra giữa Ngài Huệ Năng và Ngài Huệ Minh đây chính là:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật
Chỉ thẳng Tâm người, thấy Tánh thành Phật là việc:
- Chỉ thẳng gương để người trông thấy Tánh trong suốt của gương.
- Chỉ thẳng nước để người thấy Tánh ướt của nước.
Cái rõ nhứt, sát nhứt là:
- Chỉ thẳng hư không để thấy Tánh rỗng lặng của hư không. Cách chỉ như đây không phải qua bài học văn chữ nào cả. Rõ là ngoài văn chữ, ngoài bài học.
TÁNH - TÂM - NGỘ - TU
TÁNH là NỀN
Nền là nơi, là chỗ, là nguồn
Từ “Nền” các thứ có ra đầy
Nền là cái Thật, cái hông đổi
Cái hông mất, khi các thứ mất
Cái hông dời, khi các thứ dời
Và hông khác, khi các thứ khác
Cái hông sinh, khi các thứ sinh
Nền là chơn thật, các thứ giả
Nền khiết tinh không nhuốm nhiễm nhơ
Nền trống sạch thứ nào cũng hông
Chính tại nền các thứ đều hông
Nền hông cái sạch cái dơ nào
Nền lớn rộng to hơn các thứ
Vì chúng là cái có trong Nền
Nền trùm chứa bao dung tất cả
Nền là bất động chẳng di dời
Để rõ “nền” theo thí dụ sau:
Là Nền nhà, nền xây nhà cửa
Nền mạ, nền mọc lên lúa mạ
Nền giấy, nền có ra chữ viết
Và có ra tranh ảnh màu mè
Nền màng Ti vi có ảnh hình
Nền mặt nước có bọt, sóng xao
Nền đất có cỏ cây vạn loại
Có người có vật có muôn loài
Nền Trời có mây có mưa, sương
Có trăng sao mặt trời nắng gió
Có trái đất có vạn hành tinh
Có trùng trùng điệp điệp sinh linh
Loài hữu tình vô tình đều có
Có biết bao sinh hoạt, hoạt sinh
Bao sự kiện, cùng bao hiện tượng
Nói chung nền Trời chứa tất cả
(Nền Trời hông chỉ là Trời xanh
Mà Nền Trời là cái rỗng không)
Nền trời rỗng rộng rất mênh mông
Hông bờ hông mé hông hư hoại
Chứa hằng sa vật lại rỗng trong
Hông ô hông uế hông gì ráo
Lại như gương Nền hiện các bóng
Và như nền da mọc tóc lông
Nền gia tộc ấy là dòng họ
Họ là Nền tên gọi có ra
Họ hông thay đổi, tên muôn thứ
Và như Nền máy nổ động cơ
Từ Nền, máy hoạt động sản sinh
Ra muôn sản phẩm, lắm tiện nghi
Lại như Nền điện nguồn ánh sáng
Điện năng nguồn lực bao máy móc
Rồi như bụng mẹ Nền con cái
Máu thịt mẹ nguồn máu thịt con
Nền ... vân vân và lại vân vân
TÁNH là NỀN là Nền như vậy.
Con người có Tánh hay không Tánh?
- Vạn vật thứ nào hông có Tánh,
Con người sao lại Tánh thì hông?
TÁNH người có chứ sao hông có?!
(TÁNH này hông phải nết na nghe,)
(TÁNH như đã nói ở trên kìa)
Người có là người, ấy có Tâm
Cái Tâm là cái tên trừu tượng
Là tên cái “vô hình” cái nguồn Ta
Từ đây mà có ra sinh hoạt
Có sinh bao thứ cuộc đời mình
Có vui buồn, sướng khổ điêu linh
Có Ma có Phật, súc sinh, Trời
Có ra sáu cõi ba đường dữ
Có cõi Luân hồi có khổ đau
Tâm là “cái” ta hông biết
Hông hay hông thấy vậy mà “linh”
Bày ra đủ chuyện thành muôn vẻ
Vậy Tâm là cái gì đây hở?
Là “cái”, thì không biết cái gì!
Vì vậy chữ TÂM chỉ “hư” thôi
Chỉ là vỏ bọc, giả danh mà
Chính ruột mới là cái “thực” đây
Ruột ấy là TÁNH, là năng lực
Và “TÁNH” cũng là “văn tự” thôi.
Cũng là võ bọc cũng là giả danh
Vậy, cái thực “thiệt thực” là gì?
- Là cái rỗng cái KHÔNG trong lòng
Cái KHÔNG cái RỖNG Lặng trong
Xác định cái Tánh tự Tâm này
Việc đây cũng giống như gương ấy.
Tâm: là toàn thể cả cái gương
Tánh: là cái suốt trong chiếu ngời
Ngay Tâm rõ Tánh RỖNG KHÔNG
Như, ngay gương rõ suốt trong soi
TÁNH ta không rỗng lặng suốt trong
Tuy rỗng không mà thực nhứt đây
Như hư không trong lặng mênh mông
TÁNH rỗng mà luôn bất biến
Luân hồi sáu cõi hông thay đổi
TÁNH Tâm mình giống hệt Hư không
Cũng là trong lặng cũng lặng trong
LẶNG TRONG - TRONG LẶNG mênh mông lắm.
Soi suốt ba ngàn thế giới không
Quá khứ, hiện tại, vị lai thông
Như như bất động hông lay chuyển
Tánh mang tất cả nghĩa Hư không
Nếu TÁNH Tâm mình giống hư không,
Thì Hư không bao hàm vạn vật
Tánh Tâm này cũng vạn vật chứa dung
Vạn vật mang cùng Tánh hư không
Thì vạn vật cũng mang Tánh mình
Nên vạn vật được thấy: là Tâm
Tâm đâu Tánh đó tỏ vật hình
Thấy nghe hay biết đều Tâm Tánh
Chỗ thấy chỗ nghe ấy Tánh Tâm
Vậy nên, cảnh là cảnh tự Tâm
Không là Tâm, thì sao biết cảnh!
Đã biết cảnh thì chính là Tâm
TÁNH Tâm thường biết, thường soi sáng
Sáng tỏ trong ngoài, sáng mênh mông
Bao nhiêu Trần cảnh cái bị biết
Đâu ngoài Tánh biết, Biết thường hằng
“Vật nào không mang Tánh hư không”
Thì, Niệm, Niệm nào không từ Tánh
Niệm Niệm thảy mang Tánh rỗng không
Thế nên Niệm Niệm đều hông thiệt
Như mây bay, mang Tánh hư không
Nên mây hông thiệt, có rồi tan
Vậy Tánh KHÔNG là Thật trong Tâm
Còn Niệm là vọng là giả có
Có mà hổng thiệt cũng như hông
Thế mà hông biết bấy lâu lầm
Lấy giả làm thiệt làm Mình, làm Ta.
Hông màng cái thiệt, dậy oan gia.
Niệm sinh là giả lấy làm Ta
TÁNH là thật lại lầm bỏ ra
Thật là, Ta đã ngu quá lắm! ! !
Khác nào:
Nhà cất từ đất lại quên nền
Cho nhà là thật, cái lâu bền
Chữ viết từ giấy cũng nền quên
Cho chữ là thiệt, cái còn hoài
Bọt nổi từ nước lại quên ướt
Cho bọt là thiệt, cái chắc còn
Bóng có trong gương, lại quên gương
Cho bóng đẹp bền, là cái thiệt
Lúa mạ có lên từ nền ruộng
Mà cho lúa thiệt lúa mãi còn
Cho tên là thiệt quên nền Họ (Tánh)
Lỗi này nặng lắm mất Tổ Tông
Đâu còn thừa tự khai kho báu
Đành nghèo xơ xác khổ vô cùng
Mẹ sanh con mà con quên mẹ
Quên cội nguồn bất hiếu tội mang
Dụng cụ điện tử nguồn điện chuyển
Lại quên nguồn điện là ngu dốt
Vạn vật có ra, trái đất nền
Mà cho vật thiệt, vật mãi còn.
Bao nhiêu tinh tú và trời đất
Đều lấy hư không làm thể nền
Mà tưởng đất trời là thứ thiệt
Bỏ quên rỗng trống tánh hư không.
Tất cả “lầm”, đều “chẳng thiệt”
Cuối cùng, cái cái diệt tiêu tan
Chỉ còn cái “khổ”, cái lầm than!
Ta ngu như vậy, ngu quá đổi!
Quên Tánh chấp tướng tưởng mình hay.
Chấp “giả” làm “chơn” uổng ra công
Xác định rõ rằng: Tánh tức nền
Tánh là Nền niệm khởi niệm sinh
Bao nhiêu niệm niệm dù sinh khởi
Cũng từ nền Tánh, nền Chơn Tánh
Niệm dù Thiện dù Ác dù chi
Dù Ma dù Quỷ Thần Tiên gì
Niệm xấu niệm tốt niệm buồn vui
Niệm thanh niệm trọc niệm gì gì...
Thảy từ nền Tánh dấy sinh nên
Nên niệm niệm phải mang Tánh nền
Như bao thí dụ đã nêu trên
Trong Tâm nền Tánh là KHÔNG rỗng
Nên rồi Niệm phải rỗng không thôi
Rỗng không thì niệm nào có thiệt
Bằng rõ Tánh rồi Niệm tiêu ma.
“Rõ Tánh ngay Niệm” cố nhận ra
Nhận ra được Tánh, Niệm tan liền
Việc này quan trọng rất vô cùng
Xác định được vầy mới thật hay,
Mới không uổng việc ta tu tập
“Niệm niệm đều mang lấy Tánh KHÔNG”
“Thấy Tánh Niệm, Niệm tan chớp mắt”
Hay ra cái Thật, Giả tiêu thôi!
Tu nên nhớ, chớ lầm Tánh KHÔNG
Tánh KHÔNG nhận được ấy “Ngộ” KHÔNG
“Ngộ” là hay được là hay ra
“Nhận ra” KHÔNG Tánh “Hay ra” Tánh
“Hay ra” cái “Thật” ở mình đây
Cái Thật lâu nay bỏ lững quên
Cái Thật “Linh Tri” rất nhiệm mầu
Cái thật này hổng Tử hổng Sinh
Hông có đau khổ hông phiền não
Hông tội hông phước hông Thiện Ác
Hông có sáu đường ba cõi chi
Hông Nghiệp, hông Nhân Tham, Sân, Si...
Trí mầu đầy đủ xoá vô minh
Lặng yên bất động mênh mông lắm
Tánh này qúi nhất trần đời đó
Là Châu Như ý, hòn ngọc ước
Tánh này kho báu của chúng sinh
“Hay ra”, ấy “Ngộ”, tức rõ mình
Rõ Tánh KHÔNG rõ Tâm linh mầu
Ấy là rõ Tánh từ Bổn Tâm
Tỏ cội nguồn, tỏ Nền LẶNG TRONG
(Ngộ, ấy “Hay ra” với “Nhận ra”
Nhưng, “Nhận” còn cánh mình với Ta
“Hay ra” mới thật Ta trong Ta
“Hay”, ấy Ta chính Ta, Ta “đây”
Hông có khoảng cách, chỉ: “đây này!”
“Hay ra” khác với “hiểu ra” nghe!
“Hay” là Trí Tánh, ấy vô sinh
“Hiểu” là vọng thức, là diệt sinh
“Hiểu” là ý nghĩ, Niệm sanh ra
“Hiểu ra”, “hiểu biết” hãy lìa xa
“Hay ra”, “hay biết” là Chơn thật
Ấy mới là Ta là thật Ta).
Ngộ rồi thì sống bằng “Hay” ngộ
Bằng “hay biết”, Biết ròng công phu
Đây gọi là Tu, ấy Chơn Tu
Là Tánh Biết, Biết hằng Trong lặng
Biết Lặng trong không gì chẳng biết
Biết mà hông vọng tưởng Niệm chi
Khi ăn, khi nói, nín, đi, nằm
Trong động trong tịnh thảy hành chăm
Biết vầy thường Biết, ấy “Liễu Tri”
“Liễu liễu thường Tri” pháp Đạt Ma
“Rõ ràng luôn biết” nên tự tại
“Vô Tâm, mà biết” pháp cao xa
Là Ma ha Bát Nhã Trí mầu
Ba la mật đa qua bến Giác
Biết Tánh uẩn đều là Tánh KHÔNG
Năm uẩn liền hoá thành không hết
Hoà nhập Tánh KHÔNG sáng tỏ lòng
Hông Ngã, hông Nhơn, hông Ngã Sở
Là đúng “Hành thâm Bát Nhã” đây
Khổ nàn qua hết ách tiêu vong
An vui tự tại đời giải thoát
Nhưng làm sao để Ngộ Tánh KHÔNG
- Việc này chớ hỏi nơi người khác
Người khác cho ta cái “bánh vẽ”
Chớ khen “bánh vẽ” đẹp ngon sao
Nhìn chăm nước miếng chèm nhèm chép
Có lợi gì đâu thứ bánh này
Có làm no dạ đỡ lòng đâu!
Hãy từ “bánh vẽ” nhìn vào túi
Bánh ở ngay mình bánh mới no
Ngộ Tánh KHÔNG! Ngộ Tánh KHÔNG nào?
Thôi đi! Đau đáu tìm chi mệt
Tánh Không, không Tánh kiếm tầm chi!
Muôn duyên lặng hết! - Trả lời đi!
Hỏi lại mình, hỏi lại đi nào.
- Tánh KHÔNG! Tánh KHÔNG! trả lời sao?
Trong ngoài duyên bặt, Ta hết biết!
“Hết biết ! ” Ô! Là...! là... ố! ô!
Ngộ rồi Tu, Tu bằng cái Ngộ
Tức Tu bằng Tánh, bằng Rỗng KHÔNG
Bằng sống Lặng Trong, và Trong Lặng
Ấy bằng “An Tâm tại vọng tình”
Ngay đây “liền đó không ba chướng”
Diệu thuật này của Lục Tổ đây
Truyền nhân đắc pháp dòng Sơ Tổ
“Liễu liễu Thường Tri” vận dụng tài
Tu vầy thành Phật trong nhấp nháy
(Theo đây tu chẳng là trừ vọng
Chẳng là diêt Niệm để cầu Chơn
“Cầu chơn diệt vọng”, đều chẳng phải
Chỉ “sống bằng Tánh” có vậy thôi!)
Bởi thế nhà Thiền truyền lẫn nhau:
“Bất lập văn tự,
“Giáo ngoại biệt truyền
“Trực chỉ nhơn Tâm
“Kiến Tánh thành Phật.”
“Kiến Tánh” thành Phật, thành Phật nhanh.
Một niệm tu một niệm thành ngay
Nhưng Ta nhiều niệm “liền” chưa được
Nếu sống bằng Tánh suốt không rời
Liền liền liên tục Tánh sống ra
Thì quả là Thành Phật liền liền
Dù sao Ngộ Tánh “sẽ” thành Phật
Chuyên tu bằng Tánh Phật sẽ thành
Thế nên Ngộ Tánh “để” thành Phật
“Để thành Phật” Nhân từ “kiến Tánh”
Kiến Tánh là Thấy Tánh, Ngộ Tánh
Muốn “Ngộ” muốn “Thấy” phải từ Tâm
“Ngay Tâm, ngộ Tánh” riêng ngoài Giáo
“Giáo ngoại biệt truyền” ngoài văn tự
“Bất lập văn tự” chớ mắc lời
Chớ dính văn chữ hãy xa rời
Văn chữ chỉ là võ bọc thôi
Chỉ là bánh vẽ hay lá gói
Lá gói tuy là có vóc hình
Nhưng không là bánh chỉ lá thôi
Cần lột lá quăng, thịt bánh bày
Ăn đi! Bánh đó sẽ làm no
Ấy khéo biết “Bất lập văn tự”
Và khéo nhận “Giáo ngoại biệt truyền”
“Ý tại ngôn ngoại” khéo hay ra.
“Ý” ngoài lời nói, ấy “tại” Ta
Lời văn dẫu có rườm rà mấy
Cũng không diễn tột cái “Là Ta”
“Là Ta” cần biết hay không?
Buông tay vực thẩm mênh mông đất trời.
THÀNH PHẬT: Kiến tánh thành Phật.
Khi kiến tánh rồi có phải là thành Phật liền hay không? - Xin nói liền là KHÔNG.
Đừng bao giờ tưởng lầm Kiến Tánh là thành Phật liền. Lầm như vậy là tai hoạ. Nói như vậy coi chừng bị tội đại vọng ngữ. Chưa chứng Thánh mà nói chứng Thánh, và dễ phát sanh tánh kiêu mạn, tăng thượng mạn. Phải nói người nói như vậy là rất ẩu, chưa thấu triệt vấn đề. Nhất là đối với Tánh vẫn chưa có phần, chỉ mới nhận trên bóng mà thôi.
Còn nhớ Tổ Huệ Năng đã nói gì với Huệ Minh sau đó không? (sau khi Huệ Minh thốt: Như người uống nước lạnh nóng tự biết) Tổ vừa gật đầu xác định vừa dặn dò:
“Ông nếu như vậy, chúng ta cùng đồng thờ Thầy Hoàng Mai, hãy khéo tự hộ trì”.
“KHÉO TỰ HỘ TRÌ” mệnh đề ngắn ngủi này là gì? Và “HỘ TRÌ” là gì?
Hộ trì là gìn giữ bảo bọc.
Giữ cho cái gì đó được an toàn không bao giờ mất, hỏng đi.
Cái gì đó là gì? Đó chính là TÁNH hay TỰ TÁNH. Như vậy Tổ đã bảo:
Hãy gìn giữ bảo bọc cái TÁNH (cái mặt mũi xưa nay) cho an toàn đừng để mất, hỏng đi hay đừng để xẩy.
Giống như người khi sanh ra được một đứa con rồi phải gìn giữ bảo bọc đứa con đó.
Thật ra cái TÁNH không bao giờ mất. Vì không mất nên nay mới nhận ra.
Nhưng bây giờ bảo giữ gìn, đó là phải hằng sống, luôn sống bằng nó, đừng để cho vuột nữa. Việc này phải thật khéo. KHÉO lại là một vấn đề nữa. Phải khéo. Khéo là do ở nơi mình, tự mình phải biết làm sao cho ổn cho hay.
KHÉO TỰ HỘ TRÌ TÁNH.
Đây như việc chăn Trâu, theo Trâu vậy.
Đã rất vất vả băng rừng lội suối, nhờ người hiểu biết chỉ cho mới tìm lại được con Trâu của mình đã lạc - thật ra mình đã lạc khỏi Trâu - Nay tìm được Trâu rồi phải khéo mà chăn. Phải khéo chăn. Đây là cả một nghệ thuật.
Chăn làm sao cho Trâu không tạm rời người, mắt người mắt Trâu giao nhau rỡ rỡ mỗi ngày mỗi ngày để thấy rõ Trâu hơn. Thấy rõ đầu, rõ sừng, rõ lưng, rõ bụng, rõ chân, rõ đuôi... rõ cả toàn thân. Cho đến con Trâu lúc nào cũng sờ sờ trước mắt, không bao giờ vắng nữa dù giây phút. Đến lúc này không nhìn đến Trâu nữa mà Trâu vẫn sờ sờ rỡ rỡ vì đã hoà nhập Trâu. Đến đây việc chăn Trâu được thành công. Xong việc.
Nếu chăn Trâu mà để mất Trâu là không khéo, đó là lỗ vốn hoài công. Đây là con trâu đặc biệt, Trâu báu. Trâu này là Trâu như ý. Trâu này sẽ ỉa ra tất cả châu báu, cần thứ nào sẽ có thứ ấy, số lượng vô lượng vô biên. Trâu Như ý mà!
Được Trâu do phước đức ba đời, do có tu nhiều kiếp mới được, mà để mất Trâu nữa là điều tổn hại rất lớn. Mất Trâu là mất kho tàng, sẽ bị nghèo túng, phát điên phát khùng, gây nhiều tội lỗi, sẽ bị đoạ địa ngục đau khổ thật đau khổ.
Là người chăn Trâu phải biết rõ con Trâu như thế nào. Trâu này không xỏ mũi xỏ vàm, chẳng dây chẳng nhợ. Trâu thật tốt thật ngoan hiền, chẳng những không ăn lúa mạ mà cũng chẳng ăn cỏ, không xâm phạm đến bất cứ mùa màng của ai và bất cứ thứ gì. Trâu tự biết làm no thân. Trâu này tự biết đường đi lối về, thế nên người chăn chỉ cần nắm đuôi Trâu trên đường về mà thôi, không phải dùng đến roi đòn. Roi đòn có thể dùng để “đánh đòn” thằng chăn mà thôi.
Đây là nói “chăn Trâu” kỳ thực là theo Trâu thì đúng hơn. THEO TRÂU. Con Trâu này qúi báu vô cùng nên chớ để mất Trâu mà phải theo sát Trâu. Thằng chăn - người theo Trâu - mà xao lảng, mãi mê theo cảnh sắc bên đường để vuột đuôi Trâu thì nên dùng roi mà đánh mình để tỉnh hồn, thấy lại Trâu mà nắm đuôi. Bằng không cứ mãi lơ là thì phải dùng vàm mà cột chân mình theo chân Trâu để bảo đảm hơn. Dầu vậy, hãy cẩn thận coi chừng nếu lơ là vẫn bị vướng dây vấp té lăn cù.
Người được Trâu rồi hãy sống gắn bó cùng Trâu. Nhớ chớ để mất Trâu. Khi biết mình đang mất Trâu phải tự phạt đòn để tỉnh lại mà nhìn Trâu. Hãy gắn bó cùng Trâu:
Đi cùng Trâu đi
Đứng cùng Trâu đứng
Ngồi cùng Trâu ngồi
Nằm cùng Trâu nằm
Nói cùng Trâu nói
Làm cùng Trâu làm
Ôm Trâu mà ngủ
Thức dậy cùng Trâu
Phải gắn như sam
Chớ tạm gián cách
Nếu có thờ ơ
Phải đét đít mình
Níu lại đuôi Trâu
Tỉnh tỉnh thường xuyên
Ngày qua tháng lại
Trâu sẽ sờ sờ
Đầu mình tỏ rõ
Đít bụng một vừng
Chân cẳng mồn một
Toàn thân lồng lộng
Đầy ắp trời xanh
Người nhập vào Trâu
Trâu tuông của báu
Mặc sức dùng xài
Tạo ruộng cất nhà
Nuôi người mướn tớ
Tăng gia sản xuất
Của cải đầy kho
Xài đâu cho hết.
Con Trâu như đây phải thật khéo chăn. “Khéo hột trì” là như vậy. Cho nên nhận ra TÁNH phải có thời gian giữ gìn, đây là phải ra công phu để sống được bằng TÁNH, và phải sống thật nhuần như việc chăn Trâu được thuần. Lúc nào và ở đâu cũng phải HÀNH THÂM TỰ TÁNH. Tức Trâu sờ sờ trước mặt và nhập vào thân Trâu. Con TRÂU TỰ TÁNH này phải được sờ sờ rỡ rỡ ngay trong từng hơi thở, cho đến không còn hơi thở nữa mà Trâu tự Tánh vẫn sờ sờ rỡ rỡ.
Trong nhà Thiền, Thiền sư Đại An đã ở núi Qui mấy mươi năm, sau đó Ngài nói: “Ta ở núi Qui 30 năm, ăn cơm núi Qui, iả đái ở núi Qui mà chưa từng học Thiền ở núi Qui. Suốt ngày chỉ lo trông chừng một con Trâu. Đến nay Trâu đã sờ sờ trước mắt đuổi không đi”.
Các Thiền sư là người “chăn Trâu”. Khi ở núi là lúc các Ngài chăn Trâu. Đúng ra là “nuôi Trâu”.
Lúc nào là lúc ở núi?
Đó là thời kỳ các Ngài đã Ngộ Tánh. Có THẤY TÁNH rồi mới ở núi. Ở núi tức ở một chỗ thích hợp cho việc hộ trì bảo dưỡng. Nhận được Tánh như nhận được Trâu và dẫn Trâu về để sống theo Trâu, cùng Trâu sống. Tất cả việc này được gọi là TU.
Thế nên ngộ Tánh rồi còn phải TU nữa. Đây là chỗ nhà Thiền thường nhắc:
XỨNG TÁNH KHỞI TU.
Nhận ra Tánh rồi còn phải TU nữa. Tu nầy mới gọi là Chơn Tu, đúng nghĩa của TU. Tu như vầy mới thành Thánh, thành Phật được.
Như vậy câu KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT phải được hiểu lại, và để rõ hơn thì có thể thêm vào một chữ để sáng tỏ vấn đề hơn. Thêm vào chữ “Để”, câu này sẽ thành: KIẾN TÁNH “ĐỂ” THÀNH PHẬT.
Vậy rõ ra kiến tánh mới chỉ là cái Nhân để thành Phật thôi.
Người kiến tánh còn phải tu nhiều năm tháng nữa. Ngài Đại An ít ra cũng 30 năm. Ngài Quốc Sư Huệ Trung cũng phải mất 40 năm. Và cả Ngài Huệ Năng cũng phải trên 15 năm.
Việt Nam, Tuệ trung Thượng sĩ cũng phải cất “Dưỡng Chân trang” để nuôi dưỡng Chân Tánh một thời gian dài. Vua Trần Như Tông cũng phải bỏ ngai vàng lên núi yên Tử làm Tăng để hành hạnh đầu đà bao nhiêu năm dài cho đến viên tịch - Đó là gì? Cũng là “ĐỂ” THÀNH PHẬT.
Nhưng tất cả các vị thành Phật chưa? Có vị nào thành Phật không? - Vẫn chưa. Chưa gọi là Phật. Dù TÁNH đã sờ sờ mà vẫn chưa là Phật. Đây chỉ là cái NHÂN PHẬT để thành Phật thôi. Thành Phật là việc sau đó. Vì nghĩa Phật là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Phải đủ ba điều này mới gọi là Phật. Mà các Ngài đâu đã đủ ba. Hai là tối đa thôi!
Được cái Nhân Phật là quá rồi. Bấy nhiêu đây cũng đủ bảo đảm cho con đường thành Phật. Từ đây khởi đăng trình trên con đường Phật không còn sợ chướng ngăn lầm lạc nữa. Sẽ vượt qua được sự bó buộc của ngũ uẩn, không còn quái ngại, sợ hãi cuộc sống như thuở nào. Sẽ có được cái tự tại trên các pháp giữa cõi thế gian. Kể cả hình ảnh cảnh giới Phật không còn là mục tiêu hướng đến nữa, từ xa lìa cho đến hằng xa lìa mộng tưởng điên đảo. Việc thành Phật chỉ còn là vấn đề thời gian thôi. Thành Phật sớm hay muộn không còn là vấn đề nữa. Đúng ra lúc này thấy có Phật để thành là tai hoạ, là điềm lớn sanh tử. Cho rằng ta đã đi cùng tận chân trời rồi là tai hoạ đó.Cái gương của con khỉ Tề Thiên Đại Thánh đã cho thấy rõ việc nầy.
Việc thành Phật cũng như vậy. Nên chỉ “Để” thành Phật thì tốt hơn.
Thấy lối đi rồi cứ vậy mà đi, đi vào hư không đừng bao giớ nghĩ đến điểm tới. Hãy đi và đi. Đi trong không cứ vậy mà đi.
Đi để làm việc Phật, để độ chúng sanh, thực hành Bồ Tát hạnh.
Đã Tự Giác, thực hiện Giác Tha để tiến tới Giác Hạnh viên mãn.
Có được sức sống này rồi thì việc làm vì chúng sanh không còn biết mỏi mệt, và mới thực sự đem lợi ích đến chúng sanh. Khéo khởi phương tiện dẫn độ mà không sợ lầm lẫn. Với các nghịch duyên ma oán vẫn ung dung chuyển hoá một cách tươi mát, hài hoà cùng các chủng loại chúng sanh. Trên nương từ lực
Phật dưới dẫn dắt chúng sanh. Hoà nhập luân hồi độ khắp muôn loài.
Bước lên trời đất thênh thang
Rày đây mai đó dọc ngang luân hồi.
Nguyện đem công đức tu Tánh nầy
Hướng về khắp tất cả
Đễ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Sa Môn Cù Đàm và Trực chỉ Nhơn Tâm
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhơn Tâm
Kiến Tánh thành Phật.
GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN khởi nguồn từ pháp hội LINH SƠN.
TRỰC CHỈ NHƠN TÂM bắt đầu từ VƯỜN NAI.
Nơi Vườn Nai, đức Sa môn Cù Đàm đã vì năm anh em ông Kiều Trần Như mà khai thị. Đó là thời gian sau khi Ngài thành đạo. Ngài rời Bồ Đề đạo tràng liền đến Vườn Nai.
Nơi đây, Sa môn Cù Đàm ở trước năm anh em ông Kiều Trần Như, đã chỉ dạy thẳng cõi Tâm ở năm vị, khiến năm vị thấy ra được cõi tịch diệt nơi lòng mỗi người, liền ngộ được pháp Diệt Đế. Năm vị liền được giải thoát, chứng Thánh Quả và các vị trở thành Tăng bảo.
Pháp mà đức Cồ Đàm điểm hoá cho năm anh em Kiều Trần Như ở Vườn Nai được gọi là pháp Tứ Đế.
Năm anh em Kiều Trần Như hay ra được cõi Tịch diệt ngay lòng, tức đã ngộ pháp Tứ Đế. Các vị đã rõ ra diệu tâm và ngay Tâm tỏ Tịch diệt. Tịch diệt là cõi lặng trong bất sinh bất diệt, không thay đổi, vẫn bất diệt với thời gian và không gian, nên đó chính là Tánh (Tánh là cái không thay đổi). Đây là cõi không một vật, vắng bặt hoàn toàn, không bóng dáng tập nhân (không Tập đế), nên không bóng dáng khổ đau (không Khổ đế), mà thường hằng tỏ sáng không lầm một mảy, là cõi Trí huệ, tức cõi Đạo là Đạo đế. Cõi này an vui trọn vẹn, là cõi Niết Bàn.
Như vậy rõ ra rằng Sa môn Cù Đàm đã chỉ thẳng Tâm người (Trực chỉ Nhơn Tâm) khiến người “Thấy Tánh”. Thấy Tánh (Kiến Tánh) ngay đó thành Phật nhơn, có được giống Phật (Kiến Tánh thành Phật).
Có giống Phật, có Phật nhơn (Phật con) rồi theo Đạo đế mà sống mà nuôi thì sẽ thành Phật Quả (Phật lớn).
(Nhân và Quả ở đây là Nhân Quả đồng thời).
Tứ đế trở thành “Diệu” - Diệu đế (Tứ Diệu đế).
Được khai thị và Ngộ Tánh Tịch diệt, chứng Thánh quả, năm anh em Kiều biết rõ Sa môn Cù Đàm đã thành Chánh Giác chứng quả Phật . Từ đây Sa môn Cù Đàm được tôn xưng là Phật đà.
Đức Phật đà là đấng Thế Tôn trong ba cõi, là bậc Thầy Trời Người. Ngài tự xưng là Như Lai.
Đức Phật Như Lai đã bằng lối: Trực chỉ Nhơn Tâm, để khiến người ngộ Tự Tánh, phát sanh trí huệ, có được sự giải thoát sống đời an vui.
Bằng lối này, đức Phật đã cứu giúp biết bao người được Giác Ngộ trong thời đại Ngài. Và Pháp này được truyền nối mãi về sau qua truyền nhân Tổ MA HA CA DIẾP. Trên Pháp Hội Linh Sơn, đức Phật đã bằng cành sen vàng nêu lên giữa đại chúng mà khai thị. Đại chúng ngơ ngác, chỉ có Ngài ĐẠI CA DIẾP đón nhận chúm chím môi cười. Đức Phật gật đầu gọi Ngài Ca Diếp đến truyền y, bát tiếp truyền pháp mầu kỳ diệu này cho đời. Đây chính là Phương tiện: GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN (là thứ Pháp không văn chữ, ngôn từ - Bất lập văn tự).
Ngài Đại Ca Diếp đã ngộ: Chánh Pháp nhãn tạng Niết Bàn Diệu Tâm.
Như vậy “Kiến Tánh” thấy Tánh là “Kiến Niết Bàn” thấy Tánh Niết Bàn. Tánh Niết Bàn ấy chính là Diệu Tâm. Diệu Tâm là Tâm cội nguồn, Tâm bản thể, Tâm thể, là Tâm Chơn thật chính Ta. Tâm này vô cùng mầu nhiệm, không bóng dáng khổ đau, hoàn toàn an vui, an vui Vĩnh Hằng.
Chữ TÂM đây mới bằng ba chữ Tài.
Đức Phật đã bằng phương tiện:
“Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ Nhơn Tâm”.
Một thứ phương tiện đốn siêu, thần kỳ chóng tắc để giúp người nhanh lẹ giác ngộ tức thì: KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT (đó là thứ phương tiện không bằng lời - BẤT LẬP VĂN TỰ).
Nhờ vậy mà giống Phật mãi còn trên thế gian, còn cho đến hôm nay và sau nữa.
Nam Mô Phật.
HỢP XƯỚNG GIỮA THIỀN VÀ GIÁO
Thiền đã khai thị ngoài giáo, nhưng Thiền và Giáo có thể đến với nhau không? Có thể hoà điệu tấu khúc tiêu dao giữa chốn bụi hồng nhiều máu lệ này không?
Tại sao hỏi thế? Sao lại không?! “Khúc tiêu dao giữa chốn bụi hồng” đâu phải của riêng ai. Người nào biết được khúc nhạc này sẽ gặp nhau thôi. Nhạc là chính, rõ được nhạc thì cầm hay tiêu gì cũng hợp tấu được. Cầm, tiêu hợp tấu cùng một nhạc khúc có gì chướng ngại, chỉ làm cho âm thanh trở nên vi vu réo rắt bổng trầm một cách vi diệu hơn thôi. Vì vậy khúc hợp tấu giữa ống Tiêu Thiền và cây Đàn Giáo sẽ làm cho sân khấu Đạo được nhộn nhàng vui tươi hơn, thâm trầm hơn khiến khán thính giả Đời dễ dàng cảm thông, thưởng thức được trọn vẹn hơn.
Vả lại, các Ngài còn sử dụng những phương tiện từ thế gian như sách vở đời, gậy, phất trần, các cảnh sắc v.v... Cho đến những ngôn ngữ rất thực tế thế tục rất thô tục..., thì tại sao các Ngài không dùng được kinh giáo chứ? - Kinh giáo so với các thứ thế tục kia có phải tốt hơn nhiều không? Người trong nhà rất tốt mà không nhờ lại chỉ biết đi nhờ người dưng thôi sao? Việc này có gì hay đâu nếu không muốn nói là khờ là ngu.
Thế nên dùng kinh giáo đối với các Ngài là điều tốt thôi. Trong lịch sử giáo hoá đã cho thấy rõ việc này.
Với các Thiền sư đâu có vị nào không hiểu giáo lý Phật. Không biết nhiều thì biết ít, đều có biết. Ngoài ra các vị còn có vị biết một cách thấu đáo nữa là khác. Chẳng những biết rõ, các Ngài còn vận dụng linh hoạt vào sự giáo hoá nữa là. Nếu bắt đầu truyền Thiền từ Tổ Ca Diếp thì hỏi Ngài có biết Giáo không? - Ngài là đệ tử chân truyền của Phật, là truyền nhân của Phật, sao lại không biết được?
Lần lần các vị Tổ sau (theo sử Thiền) các Ngài Mã Minh, Long Thọ, Ca Na Đề Bà..., liệu có không biết đến Giáo không? - Chẳng những biết mà biết rất rành, lại là luận sư nổi tiếng trong Phật giáo từ xưa đến bây giờ (1997). Rồi Tổ Bồ Đề Đạt Ma có biết gì đến Giáo không? - Biết, biết ngay từ thuở ấu thơ cho đến trưởng thành. Ngài là hoàng tử con thứ ba của vua Hương Chí. Nhà vua là Phật tử, sanh được ba người con trai. Để giáo dục con mình trở thành người hiền đức, nhà vua đã sớm thỉnh Tăng vào cung hướng dẫn Phật pháp, dạy Giáo lý cho các hoàng tử, Tổ Bát Nhã Đa La là Thầy của Tổ khi còn là hoàng tử.
Khi đến Trung Hoa, Tổ Bồ đề Đạt Ma ngoài việc truyền Tâm pháp còn truyền bốn quyển kinh Lăng Già (một bộ kinh gồm cả Tâm học và duy Thức học - dùng Duy Thức để xác định Tâm).
Sau đó, xuất hiện một Thiền sư nổi tiếng dốt chữ (là Thiền Tổ Huệ Năng, Tổ thứ sáu ở Trung Hoa ). Ngài dốt chữ, không biết đọc kinh sách, nhưng có phải Ngài không hiểu gì Giáo không? Ngài đâu đã không nói: “Chữ thì tôi không biết, nghĩa thì xin cứ hỏi”. Để mở đầu giải thích kinh Đại Bát Niết bàn. Ngài đã trả lời như vậy với Bà Ni Vô Tận Tạng.
“Chữ thì không biết”, nhưng lại biết nghĩa. Nghĩa là gì? Đâu không phải là Giáo? Khi đức Phật dạy, Ngài đâu có viết, chỉ nói bằng miệng, thì Giáo đâu phải chữ. Nên nay Ngài Huệ Năng hiểu Giáo ngoài chữ, chỉ trên âm thanh mà thôi.
Ngoài ra thời khai đường (thời giảng đầu tiên). Ngài đã vì đại chúng nói lên đề tựa kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là gì? - Là Giáo.
Vì sao Ngài lại giảng kinh này đầu tiên trong pháp hội?
- Vì trước đó Ngài ngộ từ kinh này.
Huệ Năng dốt chữ nhưng sáng ý, một lần nghe qua kinh giáo đã nhớ nằm lòng. Ngài học kinh giáo qua âm thinh, không qua chữ.
Khi còn là tiều phu, lần đầu tiên tình cờ nghe người tụng kinh Kim Cang, Huệ Năng đã sáng tâm và đã nhớ hoài lời kinh ấy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Lần thứ hai khi quăng búa rìu cho rừng, Huệ Năng đến đạo tràng Hoàng Mai của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Ở đây Ngài đã chính tai mình nghe trọn bộ kinh Kim Cang Bát Nhã do Tổ Hoằng Nhẫn - vị Tổ đời thứ năm- trao truyền. Qua đây Ngài thật sự bừng ngộ,
thấu triệt tâm pháp - pháp mầu Như Lai. Thiền Giáo Ngài hoát thông.
Lần thứ ba, trên đường lánh nạn, Ngài đã nghe được kinh Đại Bát Niết bàn từ bà Ni Vô Tận Tạng tụng.
Rõ là đến Tổ thứ sáu này đã tạo thành một hợp xướng lý thú giữa THIỀN va GIÁO.
Chỉ cần rành nhạc thì thứ gì trong tay đều trở thành nhạc cụ tất cả. Bởi hoà được nhạc nên đức Lục Tổ mới xướng lên tôn chỉ: “Tông thông, Thuyết thông”.
Tông là Thiền.
Thuyết là Giáo.
Có thông được Thiền suốt rõ Giáo mới có khả năng, mới làm được việc “Xuất thế phá tà Tông”. Ra đời dẹp phá cái chấp tà vạy, mà sai lầm tông chỉ không thông Thiền-Giáo sẽ không làm được.
Vậy, TÔNG THÔNG, THUYẾT THÔNG phải được là một nguyên tắc để giáo hoá, để làm Thầy người.
Để rồi sau các vị đến các hàng con cháu vẫn lắm vị tiếp tục hoà âm hợp xướng Thiền Giáo từ Trung Hoa đến Việt Nam v.v...
Riêng ở Việt Nam dòng Thiền tiêu biểu là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử dưới triều đại nhà Trần, các vị Thiền sư này đều hiểu kinh giáo. Có thể nói, đây là thời Thiền Giáo đồng hành. Các Ngài đã triệt ngộ Thiền và thông cả Giáo. Nhất là hệ thống kinh Bát Nhã.
Các Ngài đã Ngộ Tánh, thấy rõ tánh chất của Tánh, và nhìn vào Bát Nhã đã thấy rõ sự diễn tả xác định TÁNH trong kinh văn. Trong kinh có từ ngữ KHÔNG đã nói rõ đặc tính của TÁNH hay TỰ TÁNH ở đoạn:
Thị chư pháp không tướng
Bất sanh - Bất diệt
Bất cấu - Bất tịnh
Bất tăng - Bất giảm,
đã xác định ba tính cách tiêu biểu cái KHÔNG của các thứ đây (sắc-thọ-tưởng-hành-thức):
Chẳng sanh - Chẳng diệt
Chẳng nhơ - Chẳng sạch
Chẳng thêm - Chẳng bớt.
Tức là cái TÁNH KHÔNG (thực Tánh 5 uẩn) là Không tất cả cặp đối đãi, tức sạch hết tất cả tư niệm, hoàn toàn rỗng rang. Là chỗ mà Huệ Năng thốt: “Bổn lai vô nhứt vật”. Thành ra bài Bát Nhã Tâm Kinh chỉ là một chữ KHÔNG to tướng.
Đây là chữ mà khi Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã đã rõ ràng KHÔNG là thực TÁNH của 5 uẩn chỉ là giả hợp không thiệt có. Chỉ là như áng mây qua lại dật dờ trong hư không mà thôi (chính cái rỗng không của hư không mới là thật). Vì vậy nên không còn vướng mắc gì trên việc “ngũ ấm xí thạnh”, không còn khổ vì ngũ uẩn nữa, qua hết tất cả mọi tai nạn khổ não
Một chữ KHÔNG được viết hoa và viết to lên đó là cửa để vào ngôi nhà ĐẠO.
Thiền sư Việt Nam đã thấu đáo được chỗ này. Muốn vào Đạo phải thấy (kiến) Tánh. TÁNH nầy tức là KHÔNG (TÁNH KHÔNG), vậy cửa vào Đạo là cửa KHÔNG. Thế nên trong nhà Thiền ngày xưa gọi cửa Thiền là KHÔNG MÔN.
Không Môn tức là cửa Không vậy. Từ ngữ này không những được dùng trong cửa Thiền mà còn được thấy trong văn học Việt Nam (nhà chùa Việt Nam gọi là cửa Không).
Mà KHÔNG tức là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. Như vậy mới thấy rõ tinh thần Thiền Giáo ở Phật Giáo Việt Nam rất hài hoà.
THIỀN - GIÁO đã tạo thành hợp xướng “Tiêu dao giữa chốn bụi hồng” để chậm máu lau lệ cho người có duyên. Việc này tạo thành một thiên trường ca bất tuyệt. Vì vậy Thiền vốn là “Bất lập văn tự”, thế mà tác phẩm văn chữ nhiều hơn các tông phái khác. Sách vở Thiền hiện nay còn lại cũng thật nhiều. Ở Nhật, Trung Hoa đã sưu tập thành hệ thống. Ở Việt Nam sách vở nhà Phật lúc xưa còn lại đến bây giờ gần như chỉ còn lại sách vở Thiền mà thôi.
Trong cuộc hợp xướng hoà điệu, các Thiền sư đã sử dụng các nhạc cụ rất trọn vẹn, rất nhiệt tình, tấu đến chỗ mút đầu của nhạc, đến chỗ không còn âm thanh, đến chỗ vô thanh. Tuy vậy nếu các Ngài dùng đàn thì đó là loại đàn không dây, nếu là tiêu sáo thì là tiêu sáo không lỗ.
Đàn không dây khảy khúc vô sanh
Sáo không lỗ trổi điệu tiêu dao.
Đó là khúc điệu:
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại đà quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ
(Thiền sư Phước Hậu Việt Nam)
Đó là khúc điệu VÔ NGÔN, VÔ THANH, và VÔ TỰ
Vẫn là: “Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền”
Một chủ trương thông minh đáo để. Quả người xưa tường tận!
Phải thấy được chỗ thông minh này!
Đánh! Hét! Chửi! Mắng! Từ đây có
Gọi là:
“Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật”?
Ôi! Đôi mắt Thiền sư!
Phải nói rằng, là đôi mắt điện tử.
Nhìn xuyên thấu đêm đen,
Xuyên qua tường vách
Xuyên qua không gian, xuyên suốt thời gian
Xuyên qua võng mạc, thấu qua tâm não,
Xuyên qua kinh dày kinh mỏng,
Kinh lá bối, kinh pelure,
Kinh Tâm, kinh Phật,
Và ôi! Kinh Vô tự.
Ngoài giáo riêng truyền.
Đời đời bí mật truyền Tâm pháp,
Chỉ thẳng Tâm người thấy TÁNH tu.
Chao!
Thiền đại cơ đại dụng
Hành thẳng dùng thẳng
THIỀN VỊ TƯỚNG TRUNG
Thi hành mật lệnh Phật, Tổ truyền.
Bất chấp bên ngoài khe cửa hở.
Có người dòm dõi việc truyền thông
TÂM ẤN TÂM
Đố ai xí gạt,
Đố ai ăn cắp món nhà nghề
Cha con cật ruột cùng nhau biết.
Bà con lối xóm kẻ bên ngoài.
Ý Phật truyền
Tổ nắm vững uy phong
Đời đời truyền đạt Pháp Quang sáng ngời.
SỐNG (ĐỂ SỐNG BẰNG TÁNH)
(MẮT) - Hãy trợn mắt, nhìn Cái Thấy tại chỗ thấy
(TAI) - Hãy giảo lỗ tai, nghe Cái Nghe tại chỗ nghe.
(MŨI) - Hãy hỉnh lỗ mũi, hưởi Cái Hưởi tại chỗ hưởi.
(LƯỠI) - Hãy cong lưỡi, nếm Cái Nếm tại chỗ nếm.
(THÂN)- Hãy căng da, chạm Cái Chạm tại chỗ chạm.
(Ý) - Hãy trừng niệm, niệm Cái Niệm tại chỗ niệm.
(Biết Cái Hay Biết tại chỗ biết)
Và rồi Bằng (cái) HAY BIẾT biết
(mà biết Niệm, biết 6 Trần - biết cảnh sắc)
HAY BIẾT biết
SỐNG = HAY BIẾT = TÁNH
HAY BIẾT xoá hiểu biết.
HAY BIẾT “Biết” thường hằng.
HAY BIẾT hông có Niệm.
HAY BIẾT sạch não phiền.
HAY BIẾT, “Biết” linh mầu.
Hay ra “Hay biết” biết luôn
Thì đời hết khổ hết còn đảo điên.
Chỉ là lòng dạ vui yên.
Thong dong mà sống an nhiên giữa đời
THUẬT CÔNG PHU
Khi tu đạt TÁNH làm đầu
Ấy là HAY BIẾT pháp mầu chính tu
NHƯNG KHI ĐỀ KHỞI CÔNG PHU
CŨNG Nên uyển chuyển ôn nhu khéo dùng
Với sáu căn hãy thung dung
Chuyển di qua lại cùng chung tu trì
Ý căn soi Niệm luôn ghi
Nhưng khi Niệm mạnh ta thì trở xoay
Quay ra ở mắt ở tai
Ở mũi ở lưỡi cả ngay Thân này
Khéo vận dụng sáu căn đây
Trí mầu “Hay Biết” khéo hay ra vào
Linh hoạt chuyển vận chẳng nao
Niệm nào rắc rối, căn nào khó tu
Thì liền xoay chuyển công phu
Quay qua căn khác chớ ngu kềm hoài
Mắt lờn hãy chuyển qua Tai
Tai lờn hãy chuyển qua ngay Mắt liền
Thấy, Nghe xoay chuyển liên chuyền
Công phu sẽ tốt sẽ bền hơn lên
Tai, mắt lờn, mũi, miệng xen
Hay Thân, xúc chạm ta chen dự vào
Vào ra hoán chuyển cho mau
Tạo thành thế trận nhiệm mầu phủ vây
“Tấn công” luôn giữ thế này
Luôn luôn tiến tới “Biết Hay” dẫn đầu
Biết Hay-Hay Biết phép mầu
Niệm nào ló mó mặc dầu căn nao
Cũng đều hoá giải tan mau
Hoà nhập Tự Tánh, Niệm nào cũng tan.
Mong người hữu duyên
Hãy phát tâm nguyền
Minh tâm kiến tánh
Tỏ ngộ pháp Thiền
HT.Thích Phước Tú
Các bài mới
Các bài đã đăng
Pháp Thoại
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 88894
- Online: 52