Lễ húy nhật Tổ Khánh Anh tại tổ đình Phước Hậu - Vĩnh Long
10/03/2019 | Lượt xem: 4285
Ngày 4,5-3 (28, 29 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại tổ đình Phước Hậu (xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), môn đồ tứ chúng đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 58 ngày viên tịch của Đức Tổ sư thượng Khánh hạ Anh - Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc, Pháp chủ Giáo hội Tăng già Nam Việt, trụ trì tổ đình Phước Hậu.
Chư tôn đức Tăng Ni và nhiều phái đoàn Phật tử ở các tỉnh thành, các thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm, Trung tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang và nhiều phái đoàn vân tập về chứng minh và tham dự.
Vào lúc 19 giờ ngày tiên kỵ, HT.Thích Phước Tú - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Vĩnh Long, Trưởng ban Tổ chức lễ tưởng niệm đã có thời thuyết pháp nói về cuộc đời, công hạnh và những bài giảng khi còn sanh tiền của Tổ sư.
Tại buổi lễ tưởng niệm Tổ sư, Hoà thượng Trưởng ban Tổ chức tuyên đọc tiểu sử và công hạnh của Tổ sư. Tiếp đó là khóa lễ cung tiến giác linh Tổ sư. Buổi lễ được diễn ra trang nghiêm, trọng thể với lòng kính ngưỡng tràn đầy của chư Tăng Ni và Phật tử đối với bậc Tổ sư dày công khai hóa và chấn hưng Phật giáo nước nhà.
"Cuộc đời của ngài là một trang sử hào hùng cho cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX", HT.Thích Phước Tú nhận định.
Lễ tưởng niệm 56 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Tổ sư thượng Khánh hạ Anh viên mãn trong niềm tri ân sâu sắc của môn đồ, Phật tử nhiều thế hệ.
TIỂU SỬ TỔ KHÁNH ANH
- Thượng thủ Giáo Hội Tăng Già toàn quốc (1959)
- Pháp chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt (1957)
- Chứng minh Đạo Sư hội Phật Học Nam Việt (1955)
- Pháp Sư Hội Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh (1935)
- Giáo Sư Trường Gia Giáo Chùa Giác Hoa Bạc Liêu (1927)
- Trụ trì Chùa Long An (Đồng Đế) Trà Ôn, Vĩnh Long (1931)
- Trụ trì Chùa Phước Hậu Trà Ôn, Vĩnh Long (1942).
Tổ sanh 1895, tại xã Phổ Nhì, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi, tên đời là Võ Hoá, xuất gia năm 22 tuổi, pháp danh Chơn Huý, pháp tự Đạo Trân. Ngài ở Chùa Quang Lộc trong tỉnh, rồi sau đến Chùa Khánh Long, bên dòng sông Vệ về phía biển, thọ đại giới và có pháp hiệu là Khánh Anh, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, Tổ Đình Chúc Thánh – Hội An. (Dòng kệ:
Minh Thiệt Pháp Toàn Chương
Ấn Chơn Như Thị Đồng
Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu
Kỳ Quốc Tộ Địa Trường).
Tổ Khánh Anh là một vị Cao Tăng của miền Nam đã sản sinh ra Hoà Thượng Thích Thiện Hoa cũng là một bậc Cao Tăng. Và rồi nảy sinh ra một người cháu là Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Quả là:
Sông Trà Ôn thao thao dòng Phật thuỷ
Trời Đồng Nai vòi vọi đạo vàng cao.
Sông Trà Ôn là như vậy. Ngọt lịm chất phù sa trên dòng Cửu Long diệu kỳ:
“Phước” từ trước như bể cả sông sâu, Thỏ lội ngập đầu Voi đi ước đít.
“Hậu” về sau tợ đường dài đất rộng, Cò bay thẳng cánh Chó chạy ngay đuôi.
Hoà Thượng Tổ Khánh Anh đã xướng lời như vậy.
“Bể cả sông sâu” đó chính là “Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp” (Vòi vọi không trên Pháp thật hay). Pháp Phật đà, Ôi! Hay biết dường nào. Hoà Thượng Tổ đã nếm được hương vị đó. Ngài đã “Nguyện giải Như Lai chơn thực nghĩa” (Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Như Lai). Pháp mầu vi diệu đó như “sông sâu” khiến “Thỏ phải lội ngập đầu”, đó là hàng “Tiểu căn, Tiểu trí” không kham nổi “Đại cơ đại dụng” nên bị chìm lỉm trong Pháp mầu của Như Lai, không thấy được “Như Lai khai bí huyết”. Trong khi đó thì hàng “Đại căn, Đại trí” nghe thấm ướt mát mẻ vô cùng, khác nào như con Voi được tắm mát trong dòng nước ngập mông “ướt đít”.
Sông Trà Ôn là vậy! “Thao thao dòng Phật thủy”.
Hoà Thượng Tổ Khánh Anh, vì vậy, phà lên sức sống: “ PHẬT TÁNH” để tuyên dương Pháp mầu.
Sinh thời, Tổ đã nhiệt tâm hoằng hoá Pháp Như Lai. Ngài đã từng nhắc nhở Tăng, Ni, Phật tử rằng:
Tu mà không học là tu mù
Học mà không tu là đãy sách.
Vấn đề “Tu” và “Học” được Ngài dạy một cách rõ ràng là vậy.
“Tu” là phải học. Nhất định là phải học. Không học mà tu đó là “Tu mù”. (Tu mù rất là nguy hiểm chẳng khác nào người mù đi bên bờ vực thẳm mà không gậy!)
Có “Học” mà không chịu thực hiện cái học để mà “Tu” thì chẳng khác gì như cái đãy, cái cần xé đựng sách vở mà thôi. Việc này chỉ là vô ích, vô nghĩa.
“Học” và “Tu” đây là hai việc tối quan trọng của một người nguyền đi theo con đường Phật. Ngài thật xứng đáng là một vị “Pháp Chủ”.
Ngài luôn mong mỏi những người có duyên với Phật đều được lợi ích, giác ngộ trên con đường hành đạo. Qua bài thơ “Vịnh Ổ Rồng”, Ngài đã nhắn nhủ, nhắc nhở người có duyên với Phật, với Chùa rằng:
“Cỏ chi mọc ở lưng chừng?
Kẻ hô Ướp quả người xưng Ổ Rồng
Thật là cây sống giữa đồng
Khác hơn những cỏ trong vồng ngoài nương
Lá như tay chỉ bốn phương
Xoè lên như đỡ, dưới nâng như dìu
Nương đây bóng mát sớm chiều
Gốc da giác ngộ ít nhiều hay chăng?!”
Tấm lòng của Hoà Thượng Tổ Khánh Anh là như vậy! Giác ngộ là vấn đề chính, trọng đại nhất mà người có duyên ở Chùa được các bậc Thầy dìu dẫn, chăm sóc cho. Hãy sớm mà giác ngộ để tự độ mình và độ chúng sanh. Giác ngộ cái gì? – Đó là, hãy sớm giác ngộ: PHẬT TÁNH.
Tổ đã cất ngôi chùa cho người đệ tử cách chùa Phước Hậu về phía tay trái khoảng 500m và đặt tên này là PHẬT TÁNH. Đây là điều nói lên rằng: Tổ muốn xiển dương pháp mầu của Như Lai là PHẬT TÁNH.
PHẬT TÁNH cũng là pháp mầu mà Đức Lục Tổ Huệ Năng đã xiển dương. Đây là pháp mà các kinh điển Đại thừa hay tuyên dương và Thiền tông đặc biệt quan tâm đến.
Đức Lục Tổ Huệ Năng đã dạy: “Cái Tánh không hai tức là Phật Tánh”. Phật Tánh chính là Tánh Phật đó. Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác cũng đã nói:
- “Vô minh thực tánh tức Phật Tánh” (Tánh thực của vô minh là Tánh Phật), mà khi sinh thời Tổ hay dạy học trò niệm: “…sớm minh Tâm kiến Tánh”. “Kiến Tánh” tức thấy TÁNH, thấy TÁNH là thấy Tánh Phật. Phải thấy TÁNH PHẬT mới không còn chấp “bên này bên kia nữa”. Đó là theo kinh Bát Nhã nói:
Bất Cấu – Bất Tịnh
Bất Tăng – Bất Giảm
Bất Sinh – Bất Diệt…
Không còn chấp hai bên nữa, tức Tánh Phật là TÁNH KHÔNG vậy!
TÁNH PHẬT đó chính là: “Ma ha Bát nhã Ba la Mật đa” đó là TÂM BẢN THỂ, là Bổn Tâm, là Tâm Phật, là TÁNH – TỰ TÁNH. TỰ TÁNH chính là cõi Niết Bàn, là cõi không niềm đau nỗi khổ, sạch não phiền, vắng bóng Tham – Sân – Si, chỉ là một cõi an vui trọn vẹn gọi là Cực Lạc (Đây là chỗ mà Kinh A Di Đà đã nói: “Nhất tâm bất loạn” và “Tâm bất điên đảo” tức “đắc vãng sanh”).
Tổ Khánh Anh, vị Pháp Chủ Phật Giáo Việt Nam, Ngài đã xiển dương Pháp Phật như vậy.
Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo miền Nam, Tổ cũng là một trong những vị Tổ chấn hưng. Tổ là người cải cách nghi thức tụng niệm nhà chùa rất sớm. Nghi thức tụng niệm suông, đơn giản, không tán tụng ê a, không trống đẩu.
Trong đời, Hoà Thượng Tổ đã dịch thuật và biên soạn nhiều kinh sách Phật:
- Hoa Nghiêm Nguyên Nhân Luận
- Nhị Khoá Hiệp Giải
- 25 bài Thuyết Pháp của Thái Hư Đại Sư
- Tại Gia Cư Sĩ Luận
- Duy Thức Triết Học
- Quy Nguyên Trực Chỉ
- Khánh Anh Văn Sao (3 tập)
- Kinh A Di Đà Dịch Thơ.
Tổ viên tịch lúc 16 giờ ngày 30 tháng Giêng năm Tân Sửu (1961), tại Chùa Long An (Đồng Đế), Trà Ôn, Vĩnh Long. Ngài viên tịch trong an nhiên. Tổ trụ thế 66 năm.
Các bài mới
- Giỗ Tổ HT-Thiện Hoa lần thứ 46 - Lễ cúng Tiên Thường - 25/01/2019
- Lễ Phật thành đạo, ngày truyền thống Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tại Tổ đình TV Thường Chiếu - 16/01/2019
- Lễ khánh thành TVTL Tuệ Đức - 13/12/2018
- Chùm ảnh Lễ Giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm lần thứ 710 tại TVTL Yên Tử - 10/12/2018
- Lễ tưởng niệm lần thứ 710 ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Tổ đình TV Thường Chiếu - 08/12/2018
Các bài đã đăng
- Hơn 3 vạn người dự khánh thành Tứ động tâm tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác- Tiền Giang - 17/09/2018
- Lễ an vị Tôn tượng Phật Thích Ca và Lễ Lạc thành Chánh điện Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng - Bắc Giang - 07/09/2018
- Lễ Khánh Tuế Sư Ông Trúc Lâm PL2562 - DL.2018 tại Tổ đình TV Thường Chiếu - 27/08/2018
- Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thiền sư Vạn Hạnh viên tịch - 30/06/2018
- Văn Tưởng niệm Quốc sư Vạn Hạnh của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - 30/06/2018
Tin tức
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 05211
- Online: 20