Lễ Tạ pháp tại thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc

27/12/2016 | Lượt xem: 5522

Sáng ngày 24 tháng 12 năm 2016, (26.11 Bính Thân), được sự đồng ý của Quý Thầy Ban lãnh đạo và Ban giáo thọ, Đạo tràng Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Tổ 10, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội) long trọng tổ chức lễ Tạ pháp cuối năm. 

Đây cũng là hoạt động thường niên của Đạo tràng Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc dâng lên cúng dường Tam bảo nhằm báo cáo quá trình tu tập trong năm, sách tấn đạo tràng tinh tấn tu tập trong thời gian tới, đặc biệt để đại chúng tỏ lòng tri ân cảm tạ quý chư Tôn đức trong ban Giáo thọ đã hướng dẫn đạo tràng tu tập tinh tấn trong 1 năm qua.

Chứng minh và tham dự buổi lễ có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó CT HĐTS, Trưởng ban HP TWGHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội; Thượng tọa Thích Thông Quán – Trưởng lão Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử; cùng chư Tôn đức Ban lãnh đạo, Ban giáo thọ thiền viện, chư Tôn đức trụ trì các thiền viện, tự viện trong Tông môn và gần 4000 phật tử các đạo tràng.

Trong lời khai mạc của Đại đức Thích Tâm Thuần - trụ trì Thiền viện Sùng Phúc, quý thầy đã sách tấn đại chúng thực hành lời hứa nguyện đầu năm trong lễ khai pháp như thế nào, ngày hôm nay tạ pháp cùng nhau chí thành chí kính dâng lên Đức Từ phụ, nếu chưa thực hiện được thì chí thành sám hối và phát nguyện tha thiết, tinh tấn để thực hành tiếp. Cùng nhau thực hành lời Phật dạy, nhìn lại nội tâm của chính mình đã học và thực hành, áp dụng Phật pháp để chuyển hóa sân si, luôn hướng tâm đến đấng Từ phụ, cùng nhau hoằng truyền chánh pháp, chia sẻ những kinh nghiệm, giúp cho mọi người vững tâm đồng thời tự soi xét bản thân tu tập tinh tấn  để hoàn thiện đạt đến sự an lạc và giải thoát.

Đại diện các chúng trong đạo tràng cũng trình bày báo cáo tu tập trong năm qua.

Thiền viện tuy không lớn nhưng với lợi thế nằm tại thủ đô, thuận tiện đi lại so với các thiền viện khác trong hệ thống Thiền viện Trúc Lâm đa phần nằm trên núi, nên Phật tử tới tham gia tu tập đông đảo.

Trong những năm qua, việc học tập cho Phật tử đều được duy trì đều đặn vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6. Hàng ngày đều có hàng trăm Phật tử tập tu theo thời khóa của Chư Tăng ni, ngày thứ 7 là ngày tu của Phật tử đạo tràng Phật tử lớn tuổi. Riêng ngày chủ nhật, là ngày rành riêng cho thanh thiếu nhi.

Ngày tu Bát quan trai của đạo tràng có tới 3000 phật tử tham dự. Đặc thù của đạo tràng tu tập của thiền viện rất đa dạng, từ các Phật tử lớn tuổi, tới thanh thiếu nhi, các chúng doanh nghiệp, tập đoàn lớn… Tất cả đều hướng về Tam Bảo tu tập dưới sự hướng dẫn của Quý Thầy Ban giáo thọ. Không chỉ có các đạo tràng tu tập tại thiền viện, quý thầy còn hướng dẫn các đạo tràng tại các chùa tại Hà Nội và một số tỉnh thành: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Nguyên…

Cũng nhân dịp này, nhận lời thỉnh mời của Ban tổ chức, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã quang lâm thuyết giảng cho đại chúng cùng nghe bài giảng "Khép lại cánh cửa bại vong” mà Đức Phật đã giảng cho Chư thiên. Vào một đêm khi mà Chư thiên xuống hỏi Đức Phật “tại sao con người dẫn đến bại vong, từ bại vong đó muốn được thành tựu niết bàn thì phải như thế nào ?”, khi đó Đức Phật đã nói 12 bài kệ, mỗi bài kệ có 4 câu nói về sự bại vong để đại chúng lấy đó làm phương châm tu tập. Đức Phật khuyên chúng ta nên tránh xa 12 cánh cửa bại vong này, nếu đi vào thì sẽ là con đường cùng chỉ bại hoại thanh danh, làm con người mất đi bản thân, làm con người sa ngã, chìm đắm trong sinh tử luân hồi mà chúng ta phải tránh xa để có thể dễ dàng đi tới một cánh cửa chân chính là cánh cửa Niết bàn. 

Đức Phật dạy bại vong thứ nhất là thành công và bại vong không có gì khó hiểu, thích chính pháp là thành công, ghét chính pháp là bại vong. Bại vong thứ hai là không sa ngã. Bại vong thứ ba là người ham ăn, thích ngủ. Bại vong thứ tư là đạo hiếu nhân sinh, trong muôn điều tội không tội gì nặng bằng tội bất hiếu, trong muôn điều phúc không có điều phúc nào bằng hiếu kính cha mẹ. Bại vong thứ năm là chân thật, luôn luôn học hỏi các bậc tôn đức tăng ni . Bại vong thứ sáu phép bố thí là quan trọng nhất trong hạnh của Bồ tát đạo, bố thí cả về phương diện vật chất, cả về phương diện tinh thần. Bại vong thứ bảy là Đức Phật đã dạy ta một tinh thần nhẫn nhục. Bại vong thứ tám là không rượu chè, cờ bạc, mê người khác phái và tiêu xài hoang phí. Bại vong thứ chín là vướng vào thú ăn chơi. Bại vong thứ mười là đừng làm khổ hay xấu hổ con cái của mình. Bại vong thứ mười một và bại vong thứ mười hai dạy cho những người làm công chức, những người làm cán bộ là cuộc sống hãy tự đi bằng đôi chân của mình đừng dựa hay nhờ vào quyền thế của người khác và nếu chú tâm đọc hai bài này thì dù sống ở đâu cũng an lạc.

Cuối cùng, Hoà thượng mong rằng đại chúng hãy nhìn lại những lời hứa nguyện, nếu chưa thực hiện được thì chí thành sám hối, và nhất tâm tinh tiến tu học để thân khẩu ý luôn được thanh tịnh, luôn để Đức Phật và những giáo lý của ngài ở trong tâm trí, ứng dụng những lời Đức Phật dạy vào cuộc sống để chuyển hóa thực tại khổ đau thành an lạc hạnh phúc.

Buổi chiều cùng ngày là cuộc thi giáo lý của các chúng trong đạo tràng, năm nay Đoàn Lam non, chúng nhỏ tuổi nhất tại thiền viện đã dành giải nhất.

Xin gửi tới một vài hình ảnh của sự kiện:

 

Tin tức

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 23376
  • Online: 71