Mời Tham Dự Khóa Tu Một Ngày Tu An Lạc Tháng 10 - Lễ Tưởng Niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Sư Chân Nguyên
Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Chủ nhật, 22/12/2024
,
Lời thiền trong cuộc sống
01/02/2013 | Lượt xem: 4420
ĐĐ.Thích Khế Định thuyết giảng
Trong nhà Phật thường nói đến ba nghiệp chính là thân, khẩu, ý. Nếu ý dấy khởi vọng niệm mà chúng ta không làm chủ được dẫn đến thân hành động hoặc miệng nói lời ác. Còn nếu chúng ta làm chủ được và chuyển hóa được vọng niệm, ngay đó nói lời nhu nhuyến thì người khác sẽ dễ nghe hơn. Có những trường hợp chúng ta không trực tiếp giết người nhưng lại gián tiếp giết người. Giết bằng cách gì? Đó là nói một lời nào đó khiến người ta bị xúc não, đau khổ không chịu đựng được dẫn đến tự tử.
Trong nhà thiền, sở dĩ chúng ta phải ngồi thiền là để kiểm soát lại những tâm niệm của mình, nếu trong lúc ngồi thiền chúng ta làm chủ được những vọng niệm này thì khi đi, đứng, nói năng hay hành động, chúng ta cũng làm chủ được, không gây những nhân đau khổ trong hiện tại và mai sau. Vì vậy mà hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với quý Phật tử bài pháp “Lời thiền trong cuộc sống”.
Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn làm cho người thân được hạnh phúc, không phải đau khổ vì mình, nhưng sở dĩ có nhiều lúc chúng ta vẫn làm cho mọi người chung quanh phải đau khổ, đó là vì chúng ta thiếu thiền. Nếu trong cuộc sống lúc nào chúng ta cũng có thiền thì lời nói, hành động của chúng ta sẽ khác. Lời nói làm cho người khác đau khổ, trong nhà Phật gọi là khẩu nghiệp. Thấy cái gì cũng nói mà nói không đúng lúc, đúng chỗ, tạo thành khẩu nghiệp gây tác hại cho chính chúng ta trong hiện tại và mai sau.
Trong Kinh Tạp thí dụ có kể câu chuyện: Một hôm có một cô gái đến một tinh xá, gặp một vị Tỳ kheo lớn tuổi (vị này đã chứng A la hán), cặp mắt bị chảy gỉ liên tục. Nhìn thấy vậy, cô gái khởi niệm khinh thường và nói: “Thầy Tỳ kheo này không khác gì con quạ mù ở nghĩa địa”. Đức Phật biết chuyện, liền nói: “Sau khi cô gái này chết đi, sẽ đọa vào các cõi xấu ác, sau đó đọa tiếp làm con quạ cái 500 kiếp, đời nào cũng bị mù mắt”. Lúc này Tôn giả A Nan thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn rất từ bi, thương tất cả chúng sanh như con ruột của mình. Tại sao Thế Tôn không thọ ký cho người này thành Phật mà lại thọ ký cho người này đọa vào ba đường ác, sau làm quạ mù 500 kiếp?”. Đức Phật trả lời: “Dù ta không nói thì chúng sinh này cũng đọa vào ba đường ác, do ta thấy được xa bao nhiêu kiếp nên nói chứ không phải ta nói rồi nó mới bị”. Tinh thần nhà Phật gọi là “pháp nhĩ như thị”, tức là các pháp vốn là như thế.
Sở dĩ cô gái này bị như vậy là do không làm chủ được mà thốt ra lời nói xúc phạm đến một vị Thánh tăng nên tác hại rất lớn. Do đó, nếu chúng ta không có lời thiền trong cuộc sống thì cũng dễ mắc phải lỗi này, do đó phải tu tập để chuyển hóa những vọng niệm ngay khi còn trong trứng nước.
Trong Kinh Tạp Bảo tạng, có một ni cô xuất gia nhưng ác khẩu, hay nguyền rủa chư Tăng giống chó, do nhân duyên đó sau khi chết bà bị đọa vào loài chó 500 kiếp.
Trong Kinh Nhân quả, Phật dạy: “Người khởi niệm ác chưa làm ác thì đã có quỷ thần kế bên. Người khởi niệm thiện chưa làm thiện thì đã có hộ pháp kế bên”. Do đó, người tu chúng ta phải rất cẩn ngôn, tức là cẩn trọng lời nói. Nhiều khi mình cho rằng miệng nói vậy thôi chứ có gì đâu nhưng thực ra trong dòng tâm thức đã dấy những niệm đó mà chúng ta làm chủ không được. Khi ngồi thiền yên lại, chúng ta thấy mình có rất nhiều hạt giống xấu ác ngủ ngầm, đủ nhân đủ duyên nó phát tác, mình không làm chủ được nên giờ phút đó gieo nghiệp xấu ác.
Trong Kinh Tăng Chi bộ, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây này các Tỳ kheo, có người phẫn nộ nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức”. Phật ví dụ người này tâm như vết thương, động một chút là đau nhức, tức là ai nói chút gì cũng sân hận, không làm chủ được niệm mà nói lại bằng những lời sân hận, bực tức với người khác.
Phật dạy tiếp: “Ví như một vết thương đang làm mủ, bị cây, gậy đánh vào liền chảy mủ nhiều hơn, cũng vậy này các Tỳ kheo, ở đây có người phẫn nộ, sân hận và bực tức, này các Tỳ kheo, đây là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ”.
Quý vị thấy, không phải tự nhiên mà mình sân hận liền, mà do hàng ngày chúng ta tưới tẩm những hạt giống đó, chẳng hạn như mình đi bị tắc đường cũng bực mình, quên cái gì đó cũng bực tức, sân hận với chính mình. Thân mình sở dĩ nuôi lớn được là nhờ ăn uống, tâm thức mình cũng thế, trưởng thành và lớn mạnh là do chúng ta tưới tẩm hàng ngày, đủ nhân đủ duyên thì nó phát tác ra.
Do đó, trong Kinh Pháp cú, Phật dạy:
“Nói lên lời ôn hòa
Lợi ích và chân thật
Không mất lòng một ai
Ta gọi Bà la môn”.
Phật dạy: “Có ba pháp này, này các Tỳ kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ba pháp này, này các Tỳ kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai.
Có ba pháp này, này các Tỳ kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Ba pháp này, này các Tỳ kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai”.
Quý vị để ý, hôm nào mình nói nặng với vợ, chồng hay người thân của mình, bảo đảm hôm đó quý vị ngồi thiền không được. Thân trạo cử, miệng trạo cử thì ý trạo cử, ngồi thiền làm sao yên được. Cho nên phải làm chủ được khẩu nghiệp, mà ý niệm là chủ yếu. Vừa dấy niệm lên, mình biết thì dừng liền.
Thiền sư Khuê Phong dạy: “Bậc thượng thì không còn dấy những niệm sân hận, bực tức, phẫn nộ, bậc trung vẫn còn những tâm niệm đó nhưng biết dừng, còn bậc hạ thì sân hận, bực tức, phẫn nộ nói ra hết”. Bậc trung là những người đang trên bước đường tu tập để chuyển hóa nội tâm, vì có rất nhiều những hạt giống xấu ác mà chúng ta đã gieo từ vô lượng kiếp.
Chính Hòa thượng Trúc Lâm thời gian về sau này cũng chỉ hay dạy bốn câu kệ cho cả Tăng Ni và Phật tử, đó là:
“Chư ác mạc tác “Các điều ác chớ làm
Chúng thiện phụng hành Các điều thiện nên làm
Tự tịnh kỳ ý Luôn thanh tịnh ý mình
Thị chư Phật giáo”. Là lời chư Phật dạy”.
Trong Nghệ thuật sống có ghi lại bốn điều dễ và khó. Thứ nhất, thật dễ làm tổn thương một người chúng ta hết mực yêu thương, nhưng sẽ rất khó hàn gắn lại vết thương đó. Thứ hai, thật dễ có tên mình trong sổ địa chỉ của một người nhưng sẽ rất khó làm cho hình ảnh của mình hiện diện trong trái tim người đó. Thứ ba, thật dễ phát ra những ngôn từ thiếu suy nghĩ nhưng sẽ rất khó kiểm soát được những lời nói của mình. Làm được điều này rất khó, đòi hỏi phải có công phu tu tập một thời gian mới làm được, những hạt giống xấu ác nếu không tiếp tục tưới tẩm thì mới bớt được.
Trong Thiền thoại có kể câu chuyện: Có một nữ thí chủ rất giàu có nhưng lại rất kiêu mạn, do đó chẳng ai dám gần. Một hôm bà đến thỉnh giáo với Thiền sư Vô Đức, hỏi: “Làm thế nào để có sức hấp dẫn, ai cũng thích gần gũi và chia sẻ?”.
Thiền sư khai thị: “Cô phải tùy lúc tùy nơi hợp tác với mọi người, đồng thời trong lòng luôn có đủ tâm từ bi giống như Phật, tập nói một ít lời thiền, nghe một chút tiếng thiền, làm một chút việc thiền, dùng một chút tâm thiền. Như thế cô sẽ trở thành người có sức hấp dẫn”.
Bà hỏi tiếp: “Lời thiền thì làm sao nói?”
Thiền sư nói: “Lời thiền chính là lời nói hoan hỷ, là lời nói chân thật từ đáy lòng của bà”, tức là lời nói phải xuất phát từ tâm.
Trong quyển Tâm bất sinh, có một ông bị mù mắt nhưng có tài phân biệt người qua tiếng. Ông nói: “Có một số người thấy người khác được lợi, được thành công, họ đến chúc mừng nhưng trong sự chúc mừng đó ẩn chứa sự tật đố, sự ích kỷ, có sự hơn thua, hận thù trong lời nói của họ chứ không phải từ đáy lòng chân thật. Chỉ có lời nói của Thiền sư Bankei là lời nói chân thật, là lời nói hoan hỷ từ đáy lòng của ông”.
Vậy muốn nói lời hoan hỷ, chân thật từ đáy lòng mình thì chúng ta phải tu cho đến khi nào giác ngộ, còn không vẫn còn những cù cặn trong tâm thức của mình, người nào tinh ý nói chuyện sẽ biết liền. Các Ngài nhiều khi mình chỉ cần đến cửa các Ngài đã biết, dầu cho mình có nói hay cách mấy thì những hành xử trong cuộc đời mình cũng lộ ra hết.
Thiền sư Vô Đức dạy tiếp: “Lời thiền chính là lời nói khiêm cung, lời nói lợi mình, lợi người, cả hai đều lợi ích”.
Tinh thần nhà Phật là lùi một bước là tiến mười bước, lùi thì mới có đà để tiến xa.
Trong thiền thoại có ghi ở thiền viện Long Hổ, chư Tăng vẽ một con hổ và một con rồng đấu với nhau, hổ thì chồm lên, rồng thì lao xuống nhưng vẫn không đạt. Thiền sư Vô Đức thấy vậy nói: muốn vẽ được rồng, hổ với thế dũng mãnh thì hổ phải lùi lại và rồng phải thu móng vuốt về. Chư Tăng sửa lại theo lời thiền sư Vô Đức thì bức tranh trở nên rất sống động. Thiền sư Vô Đức khai thị: “Làm người xử sự với nhau và đạo lý tham thiền tu đạo cũng giống như vậy, chuẩn bị lùi một bước về sau thì khả năng tấn công về trước càng xa. Sau khi phản tỉnh, khiêm nhường thì năng lực vươn lên càng cao”. Quý vị thấy một người mà luôn bị nghịch cảnh, nghịch duyên khốn cùng trong cuộc đời thì chính người đó lại tu được, còn chúng ta thuận duyên nhiều quá, làm cái gì cũng thành công thì dễ sanh tâm kiêu mạn. Những người bị nghịch duyên nhiều thường có đức tính khiêm nhường, biết rằng nghiệp xấu của mình còn nhiều, phải ráng tu tập thêm nữa thì họ tu được. Còn những người được thầy thương, bạn mến, cái gì cũng đủ thì coi chừng khó tu.
Lúc này học tăng không hiểu, hỏi: “Lão sư phụ, người lùi về thì làm sao tiến về phía trước được?”
Lúc này Thiền sư nói bài kệ:
“Tay cầm mạ non cấy xuống ruộng
Cúi đầu nhìn thấy trời trong nước
Thân tâm thanh tịnh mới là đạo
Lùi bước chính là đang tiến lên”.
Lúc cấy mạ là tiến lên hay lùi xuống? Lùi một thời gian thì có cả đám ruộng.
Lục Tổ dạy: “Trong tâm khiêm hạ gọi là công, bên ngoài hành lễ phép gọi là đức…. Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, thường hành khắp kỉnh. Tâm thường khinh người, ngô ngã không dứt tức là không công. Tự tánh hư vọng không thực tức là tự không đức, vì ngô ngã tự đại thường khinh tất cả”.
Có những người đủ điều kiện ăn học tốt, bằng cấp cao, giàu có thì thường sanh tâm ngã mạn nhiều. Đó cũng là một trong bát nạn, là thế trí biện thông. Một khi bước vào đạo thì phải gác bỏ lại hết bên ngoài, nếu không thì chỉ có phước hữu lậu chứ không có công đức. Thấy mình làm được việc này, việc nọ nên khởi tâm cống cao, ngã mạn, uổng một kiếp người hành đạo. Cho nên chúng ta phải cẩn thận điều này.
“Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, thường hành khắp kỉnh”: chúng ta phải trên kính dưới nhường. Nếu trên kính nhưng dưới lại coi thường thì đức của mình bị giảm, vì người nào cũng có đức tính của Phật.
Nữ thí chủ hỏi tiếp: “Tiếng thiền làm sao nghe?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Tiếng thiền là chuyển hóa tất cả âm thanh thành âm thanh vi diệu, chuyển âm thanh nhục mạ thành âm thanh từ bi, chuyển âm thanh phỉ báng thành âm thanh giúp đỡ. Tiếng khóc, tiếng ồn, tiếng thô, tiếng xấu, cô đều không để ý đến. Đó là tiếng thiền”.
Một người nào có nhân duyên gì đó với mình trong đời quá khứ, nên đời hiện tại họ nói những lời nhục mạ, lời xấu ác, nếu mình chuyển thành âm thanh từ bi thì tức là tăng trưởng công đức.
Như Thiền sư Huyền Giác nói:
“Xét lời ác, ấy công đức,
Đó mới chính là thầy ta thật.
Chớ vì báng bổ nổi oán thân,
Sao tỏ vô sanh nêu nhẫn lực”.
Nhờ họ nói những lời mắng nhiếc nặng nề, phỉ báng, nếu mình chịu được tất cả những lời đó thì chuyển hóa được nghiệp. Như trong Kinh Kim Cang, Phật dạy: “Người này đáng lý đọa địa ngục nhưng do trì bốn câu kệ chỉ bị người ta mắng chửi thôi”.
Rồi chẳng hạn khi ngồi thiền, nghe thấy tiếng khóc, tiếng ồn, tiếng thô, tiếng xấu, cùng một lúc các pháp đến mà mình biết hết, nghe thấy hết nhưng không lưu ý đến, không trụ, giống như nước đổ trên lá sen. Tâm không trụ thì “nhi sanh kỳ tâm”. Cứ như vậy, một thời gian sau sẽ có diệu lực, gọi là vô tác diệu lực. Đừng có lo không trụ thì sẽ không biết gì hết, không trụ tất cả tiếng thì sẽ có diệu dụng từ bản thể lưu xuất, chính tâm đó giúp cho mình làm tất cả cho mọi người mà không dính mắc, làm trong tinh thần vô tác diệu lực. Nhưng mà phải tu tập thì mới có, còn nếu quý vị chỉ nghe pháp mà không hạ thủ công phu tu tập thì không có diệu dụng này, làm mà trụ thì sanh tâm nhân ngã ta người, tâm ích kỷ, san tham, tật đố. Cho nên có nhiều người nói không hiểu sao càng tu càng phiền não, đó là bởi mình còn trụ nhiều quá. Mua căn nhà, trụ vào căn nhà, cúng dường cái gì đó cũng trụ, cũng chấp trước, ai mà làm ngược ý mình thì sanh phiền não, sân hận.
Có một ông Tỳ kheo tu trong rừng ba tháng, sau đó đến Đức Phật trình kiến giải như sau:
“Luôn luôn chế ngự ý
Trong tất cả mọi thời
Chỗ nào chế ngự ý
Chỗ ấy được an vui”.
Đức Phật nói: “Nếu ông theo bài kệ này mà tu thì chỉ thêm trói buộc chứ không lợi ích gì”. Rồi Đức Phật nói bài kệ:
“Luôn luôn chuyển hóa ý
Trong tất cả mọi thời
Chỗ nào chuyển hóa ý
Chỗ ấy được an vui”.
Chế ngự giống như là lấy đá đè cỏ, đè xuống một thời gian, lật hòn đá ra thì cỏ lại bung lên. Tâm mình sanh khởi vận hành liên tục mà mình cố đè, cố chịu đựng thì một lúc nào đó nó cũng bùng lên, còn ở đây là mình phải nhìn các niệm để chuyển hóa. Ban đầu, mình có thể dùng pháp đối trị, như có tâm tật đố thì phải dùng pháp tùy hỷ, thấy người khác được an ổn, hạnh phúc hơn mình thì chúng ta cần phải vui với hạnh phúc của họ. Rồi tiếp theo, trong sự vận hành của ý thức đó, bao nhiêu niệm khởi lên quý vị đều biết, đều thấy, nhưng thấy rồi chúng ta không theo nó, không tưới tẩm thêm cho những hạt giống xấu nữa thì một thời gian sẽ hết. Đó gọi là chuyển hóa ý niệm của mình. Chuyển được như thế, chúng ta sống rất tự tại, an vui.
Sở dĩ trong cuộc đời này, chúng ta hay bị đau khổ là do mình chấp trước, chỉ cần buông xả chấp trước là hết đau khổ. Trong Thiền thoại có kể câu chuyện: Có một bà lão hay khóc, trời mưa cũng khóc mà trời nắng cũng khóc. Một hôm có vị Tăng hỏi bà lý do tại sao bà khóc như vậy. Bà nói bà có hai đứa con, một đứa bán dù, một đứa bán giày vải. Khi trời nắng, bà nghĩ đến đứa con bán dù, bán không được nên bà khóc, còn trời mưa thì bà nghĩ đến đứa con bán giày vải cũng không bán được nên bà khóc. Vị Tăng nghe xong khuyên bà thay đổi thái độ, tức là khi trời nắng, bà nghĩ đến đứa con bán giày vải sẽ bán được nhiều hàng, còn lúc trời mưa, bà nghĩ đến đứa con bán dù của bà cũng sẽ đắt hàng. Bà lão được vị Tăng chỉ dạy, liền cảm thấy sung sướng, mặt mày vui tươi. Từ đó, bà không còn buồn rầu khóc lóc nữa. Ngày trời nắng, bà lão cũng cười, lúc trời mưa bà lão cũng cười. Từ đó bà lão có biệt hiệu là “bà lão hay cười”.
Như vậy, cùng một sự việc, chỉ cần chúng ta chuyển một cái thấy là xong. Nhưng thường chúng ta rất khó chuyển cái thấy của mình, ai mà làm khác mình thì chịu không được. Chính điều đó làm mình khổ trước, ai ở với mình cũng khổ theo luôn.
Một câu chuyện nữa về tiếng thiền, trong Thiền thoại có một vị tăng đến thỉnh pháp một vị Thiền sư về tiếng vỗ của một bàn tay. Đây là công án nổi tiếng của Thiền sư Bạch Ẩn. Vị Tăng này về và quán chiếu công án, một hôm nghe thấy tiếng nhạc khí, cho rằng đã nghĩ ra nên đến Thiền sư đàn bài nhạc. Thiền sư nói không phải. Lần thứ hai, vị Tăng đến bắt chước tiếng suối chảy, thiền sư cũng nói không phải. Những lần sau đó, vị Tăng đến mang theo tiếng khóc, tiếng cười, tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tất cả đều bị thiền sư gạt đi. Một hôm, trong cơn thiền định sâu lắng, vị Tăng ngộ ra được và đến trình Thiền sư: “Âm thanh của thế gian đều là vô thường, chỉ có tiếng vô thanh, tiếng mà không tiếng mới là tiếng vỗ của một bàn tay”. Lúc này Thiền sư gật đầu.
Chỗ này quý vị lưu ý, nếu chúng ta cho tất cả các thứ tiếng là tiếng vỗ của một bàn tay thì chỉ là nhận ông chủ thứ hai, hay mặt trăng thứ hai. Dù cho chúng ta có nói nghe hết tất cả các thứ tiếng mà không chạy theo tiếng cũng không phải, nó là cái bóng tương tợ. Trong Luận Đại thừa khởi tín, Bồ Tát Mã Minh nói là “tương tợ giác”, tức là giống cái giác mà không phải.
“Chỉ có tiếng mà không tiếng”: Một hôm Thiền sư Ngưỡng Sơn đến hỏi Thiền sư Quy Sơn: “Trăm ngàn muôn pháp đến cùng một lúc thì như thế nào?” Thiền sư Quy Sơn: “Xanh ra xanh, vàng ra vàng, trắng ra trắng, dài ra dài, ngắn ra ngắn, không can hệ gì đến ông”. Nếu có thời gian nào đó, quý vị ngồi yên lại, nghe thấy tiếng chim kêu, tiếng chó sủa, tiếng xe chạy…, tất cả các thứ tiếng cùng đến một lúc. Rõ ràng là âm thanh của tướng vô thường, bởi vì tiếng chim kêu xong cũng mất, tiếng xe chạy qua rồi cũng mất, trăm ngàn thứ tiếng cùng một lúc nhưng tánh biết chỉ có một, thường tại. Bao nhiêu niệm có không, phải quấy, cũng chỉ có một cái biết duy nhất, phá hết tất cả các niệm, cho nên chỉ có tiếng mà không tiếng mới là tiếng vỗ của một bàn tay. Cái biết này không có hình tướng, nhưng chỉ một cái biết vô tướng này phá hết tất cả các thứ tướng vô thường của thế gian.
Quý vị nếu biết dụng công thì tu một ngày bằng người không biết dụng công tu một, hai năm. Xưa Thiền sư Thạch Củng chưa xuất gia, ngài làm nghề thợ săn. Một hôm, đi ngang qua thất Mã Tổ, Mã Tổ hỏi: “Ông làm nghề gì?”. “Con làm nghề thợ săn”. “Một mũi tên ông bắn được mấy con?” “Một mũi tên con bắn được một con”. “Vậy ông thua ta”. “Một mũi tên Hòa thượng bắn được mấy con?”. “Một mũi tên ta bắn được một bầy”. “Hòa thượng đi tu rồi mà sao còn một mũi tên bắn được một bầy?”. Mã Tổ nói: “Ông biết như thế, tại sao không dụng công đi?”. Chúng ta nếu không biết pháp tu thì một mũi tên bắn được một con. Có người ngồi thiền, tìm cách diệt niệm, một niệm khởi lên bèn lấy mũi tên bắn, bao nhiêu niệm là bấy nhiêu mũi tên, ngồi một thời gian thấy căng thẳng, nhức đầu, đó là do thấy pháp là có thật và dụng công của mình cũng thật. Hai cái kháng cự nhau nên ngồi thấy mệt. Còn chúng ta tu theo cách của Thiền sư Mã Tổ, dùng một chữ BIẾT, biết tất cả các pháp tự tánh không có thật, vô thường, có sanh có diệt, có đến có đi. Đó mới đích thực là pháp tu đốn ngộ, là pháp mười phương chư Phật truyền thừa. Sở dĩ thời mạt pháp mà còn pháp này là duyên của chúng sanh rất lớn. Ai có đức tin lớn mới tu được pháp này, tức là dùng một chữ BIẾT. Pháp này đâu có khác so với trong Kinh Tương Ưng bộ, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, khi tâm ông có tham, biết tâm ông có tham, ….” Biết là cái gì biết, do tuệ tri biết, không bị tham sân si đồng hóa. Thường chúng ta khi khởi niệm tham sân si đều cho nó là của mình, nhưng nếu là của mình thì sáng tham, trưa tham, chiều tham, sân, si cũng như thế. Còn đây, chúng ta sáng sân nhưng chiều thì hết, như vậy đâu phải của mình mà chúng ta đồng hóa nên đi trong luân hồi sanh tử. Bây giờ tôi nhéo tay, đau, thả tay ra, không đau, nhưng cái gì biết đau hay không đau? Đau và không đau là hai bên sanh diệt, có người ngồi thiền được an định, nhưng cái định đó là đối với cái động, nhưng cái gì đi xuyên qua, vượt lên cả động và tịnh? Pháp này chính là con đường trở về tri kiến Phật.
Một hôm, tướng quốc Bùi Hưu đến hỏi Thiền sư Lâm Tế: “Tại sao ở đây không có học kinh? Vậy ở đây làm gì”. “Ở đây làm Phật, làm Tổ”. Con đường làm Phật, làm Tổ chính là con đường thiền tập. Thiền sư Đạo Nguyên nói: “Một ngày ngồi thiền là một ngày làm Phật, một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật”.
Trở lại câu chuyện của nữ thí chủ với Thiền sư Vô Đức, nữ thí chủ hỏi tiếp: “Việc thiền làm sao làm?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Việc thiền là việc từ thiện, việc phục vụ chúng sinh, việc hợp với Phật pháp”.
Chúng ta bố thí, cúng dường, làm các việc thiện pháp nhưng nếu không có thiền trong đó thì cũng bố thí, cũng cúng dường mà trụ vào tướng bố thí, cúng dường. Làm từ thiện mà có chấp ngã, không có thiền trong đó thì dù làm Phật sự nhưng cũng bị chấp trước, ai làm mình vừa lòng thì mình vui, ai mà làm nghịch ý thì mình ghét, thì cũng trở thành ma sự.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy rõ: “Làm tất cả các thiện pháp mà quên mất tâm bồ đề đều là hành động của ma”. Làm các việc mà không có thiền thì hay bị chấp trước, thấy mình bố thí, thấy có người nhận, từ đó chỉ có phước hữu lậu, phước sanh diệt. Vua Lương Võ Đế cất 72 ngôi chùa, đúc chuông, nhưng do sự chấp trước nên khi đến hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ nói vua không có công đức.
Cổ đức nói: “Phật sự không hoa, đạo tràng thủy nguyệt”. Làm Phật sự giống như hoa đốm giữa hư không, có nghĩa là hoa đốm có đó nhưng lại mất đó, các Ngài làm Phật sự trong tinh thần buông xả, còn đã chấp trước thì sẽ sanh rất nhiều tâm kèm theo. Còn đạo tràng lập ra giống như bóng trăng dưới nước, không có thật. Có duyên thì làm, hết duyên thì thôi.
Ngài Phó Đại sĩ tụng:
“Nếu luận thí vô tướng
Công đức thật khó lường
Xót thương cứu nghèo thiếu
Quả báo chẳng mong cầu
Phàm phu thí còn chấp
Ban đầu tạm đề cao
Muốn biết tướng bố thí
Như hư không mười phương”.
Làm từ thiện, bố thí trong tinh thần Thiền, hay nói cách khác là với con mắt Bát Nhã, không trụ vào tướng bố thí thì phước đức chuyển thành công đức. Kinh Kim Cang nói: “Bố thí lìa bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”. Muốn được như thế không phải dễ mà đòi hỏi phải có sự dụng công. Cho nên nếu luận thí vô tướng thì bố thí được như thế công đức thật khó lường. Ví như nếu chúng ta nhìn lên bầu trời, nếu không có đám mây nào hết thì hư không rộng bao nhiêu? Nhưng chỉ cần một đám mây nhỏ thì mình chú ý đám mây mà không thấy hư không. Nếu bố thí, cúng dường, làm các thiện pháp mà trụ thì phước chỉ nhỏ như đám mây, nếu không trụ thì công đức thênh thang như hư không. Thường thường chúng ta khi làm hay mong người được bố thí phải cảm ơn, hay ông Thầy được cúng dường phải chú ý đến mình. Nếu như đợi ông Thầy cảm ơn hay tán thán thì phước mình cũng chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn bố thí vô tướng thì công đức thênh thang không ngằn mé.
“Xót thương cứu nghèo thiếu, quả báo chẳng mong cầu”: Nếu thấy người nghèo khổ mình cứu giúp, không mong cầu quả báo. Vì sao? Vì cho tức là nhận. Theo tinh thần Bồ tát đạo, khi làm các thiện pháp, bố thí, cúng dường, đúng ra mình phải cảm ơn những người đến nhận quà của mình thay vì để người ta cảm ơn. Nhờ những người này, quý vị mới có cơ hội làm các việc thiện pháp. Ở các cảnh giới tốt như cõi trời, dù mình có muốn cũng không làm các việc thiện pháp này được. Quả báo của việc không mong cầu rất thênh thang, rộng lớn. còn phàm phu thí còn chấp, ai làm vừa lòng thì thích. Tinh thần từ bi của nhà Phật khác rất nhiều so với những từ ngữ mà chúng ta hay nghe, tinh thần từ bi của nhà Phật là vô duyên từ, bình đẳng với tất cả, thương tất cả, thấy người đói khổ là giúp, kể cả người có oán thù với mình. Còn tình thương ở thế gian là chỉ đối với những người nào thương mình, mến mình thì mình mới thương, mới cho.
Kinh Văn Thù Bát Nhã ghi: Phật hỏi Văn Thù Sư Lợi: “Thế nào là trụ Bát Nhã ba la mật?” Ngài Văn Thù đáp: “Vì chẳng trụ pháp, tức là trụ Bát Nhã ba la mật”.
Đến chùa, quý vị cúng dường cái ly, cái chén, chiếc xe nhưng không trụ vào pháp đó tức là trụ Bát Nhã ba la mật, thấy pháp bố thí mang tính chất duyên khởi, rỗng, không có gì hết, ngay đó thâm nhập được Bát Nhã.
Phật lại hỏi: “Thế nào là chẳng trụ pháp, tức là trụ Bát Nhã ba la mật?”. Ngài Văn Thù đáp: “Vì không trụ tướng, tức là trụ Bát Nhã ba la mật”. Trong lúc chúng ta làm các việc thiện pháp mà không trụ, không chấp thì tức là có Bát Nhã trong đó, không phải mình không trụ tất cả tướng rồi như ngu như ngơ, không biết gì như gỗ đá. Tuy không trụ tướng nhưng có một năng lực gọi là vô tác diệu lực từ trong bản thể lưu xuất. Các Ngài làm không trụ, không chấp trước nhưng đều trong ánh sáng Bát Nhã nên làm đâu vào đó, sáng suốt.
Có một vị Tăng đến, Thiền sư Động Sơn hỏi: “Từ đâu đến?”.
Tăng nói: “Dạo núi đến”.
Thiền sư Động Sơn hỏi: “Có đến đỉnh chăng?”
Tăng đáp: Đến.
Thiền sư Động Sơn hỏi: Trên đỉnh có người không?
Tăng: Không có người.
Thiền sư Động Sơn: Như thế thì không đến đỉnh.
Tăng nói: Nếu không đến đỉnh làm sao biết không có người.
Thiền sư Động Sơn: Sao không trụ ở đó?
Tăng: Chẳng phải con không trụ, nhưng ở Tây Thiên có người không chịu.
Thiền sư Động Sơn: Từ trước tới nay ta đã nghi người này.
Trên bước đường công phu, đi qua các cảnh giới của niệm, hỏi có đến đỉnh tức là đến chỗ rốt ráo, hỏi trên đỉnh có người không tức là hỏi còn có người, có ta, có pháp không, tức là vô ngã, vô nhân. Thường chúng ta ngồi đến chỗ khinh an lặng lẽ thì lại chết chìm trong đó. Thiền sư gài thêm cái bẫy nữa, hỏi: sao ông không trụ ở đó? Tức là trụ ở chỗ khinh an, yên ổn. Tăng trả lời là biết hết nhưng không chấp trước.
Thiền sư Triệu Châu nói: “Chỗ có Phật chẳng được trụ mà chỗ không có Phật phải mau chạy đi”. Động và tịnh là hai, cái gì thấy được động và tịnh thì ngay đó là chỗ chúng ta an thân lập mệnh.
Nữ thí chủ lại hỏi: “Dùng tâm thiền là dùng tâm gì?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Tâm thiền là tâm ta và người nhất như, tâm thánh phàm một mối, tâm bao dung tất cả, tâm lợi ích khắp tất cả”
Thường chúng ta nghĩ vô niệm là không còn gì, giống như gỗ, như đá, nhưng vô niệm ở đây tức là niệm chân như, vô niệm mà rõ biết, không còn một niệm nào nhưng việc thiện thì chúng ta làm, việc ác chúng ta tránh, giới luật chúng ta giữ, mà làm hết tất cả trong tinh thần không chấp trước. Sở dĩ chúng ta không dung nhiếp được những người khác là do tâm quá nhỏ bé, giống như một nắm muối bỏ vào trong một cái ly thì uống không được. còn cũng nắm muối đó mà bỏ xuống dòng sông mà chúng ta uống được là do dòng sông quá lớn. Lúc mới tu, có những câu làm xúc phạm mình, mình chịu không được, mình ôm ấp mà không hóa giải được, nhưng tu một thời gian thì lời nói của người khác tác động đến mình giống như một nắm muối bỏ xuống dòng sông. Muốn được vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải khắc kỷ với chính mình mà bao dung với người khác, còn thường chúng ta hay bao dung với chính mình mà khắc kỷ với người khác.
Nữ thí chủ nghe xong, dốc lòng sửa đổi tập khí kiêu ngạo từ trước, đối với người không còn khoe khoang sự giàu có của mình, không còn cậy sự đẹp đẽ của mình mà luôn khiêm tốn, lễ độ. Đối với quyến thuộc thì hết lòng bảo vệ, thương xót, không bao lâu nổi tiếng là thí chủ có sức hấp dẫn nhất, ai cũng muốn gần gũi.
Qua bài này, chúng ta thấy nếu biết dụng công tu tập để chuyển hóa nội tâm thì không những làm lợi mình mà còn làm lợi ích cho nhiều người khác. Nếu không chịu chuyển hóa mà còn tưới tẩm những hạt giống xấu ác trong tâm thức, một lúc nào đó nó phát tác ra miệng, thân thì càng tu càng phiền não, không chỉ mình phiền não mà còn làm cho mọi người chung quanh phiền não theo.
Trong cuộc sống ai cũng muốn hạnh phúc, an ổn, muốn vậy không phải là việc nói suông mà phải lắng lại, nhìn thật sâu vào tâm thức của mình để chuyển hóa, biết nói lời thiền, nghe tiếng thiền, làm việc thiền và dùng tâm thiền thì cuộc sống của mình và mọi người đều được an vui, hạnh phúc.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn làm cho người thân được hạnh phúc, không phải đau khổ vì mình, nhưng sở dĩ có nhiều lúc chúng ta vẫn làm cho mọi người chung quanh phải đau khổ, đó là vì chúng ta thiếu thiền. Nếu trong cuộc sống lúc nào chúng ta cũng có thiền thì lời nói, hành động của chúng ta sẽ khác. Lời nói làm cho người khác đau khổ, trong nhà Phật gọi là khẩu nghiệp. Thấy cái gì cũng nói mà nói không đúng lúc, đúng chỗ, tạo thành khẩu nghiệp gây tác hại cho chính chúng ta trong hiện tại và mai sau.
Trong Kinh Tạp thí dụ có kể câu chuyện: Một hôm có một cô gái đến một tinh xá, gặp một vị Tỳ kheo lớn tuổi (vị này đã chứng A la hán), cặp mắt bị chảy gỉ liên tục. Nhìn thấy vậy, cô gái khởi niệm khinh thường và nói: “Thầy Tỳ kheo này không khác gì con quạ mù ở nghĩa địa”. Đức Phật biết chuyện, liền nói: “Sau khi cô gái này chết đi, sẽ đọa vào các cõi xấu ác, sau đó đọa tiếp làm con quạ cái 500 kiếp, đời nào cũng bị mù mắt”. Lúc này Tôn giả A Nan thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn rất từ bi, thương tất cả chúng sanh như con ruột của mình. Tại sao Thế Tôn không thọ ký cho người này thành Phật mà lại thọ ký cho người này đọa vào ba đường ác, sau làm quạ mù 500 kiếp?”. Đức Phật trả lời: “Dù ta không nói thì chúng sinh này cũng đọa vào ba đường ác, do ta thấy được xa bao nhiêu kiếp nên nói chứ không phải ta nói rồi nó mới bị”. Tinh thần nhà Phật gọi là “pháp nhĩ như thị”, tức là các pháp vốn là như thế.
Sở dĩ cô gái này bị như vậy là do không làm chủ được mà thốt ra lời nói xúc phạm đến một vị Thánh tăng nên tác hại rất lớn. Do đó, nếu chúng ta không có lời thiền trong cuộc sống thì cũng dễ mắc phải lỗi này, do đó phải tu tập để chuyển hóa những vọng niệm ngay khi còn trong trứng nước.
Trong Kinh Tạp Bảo tạng, có một ni cô xuất gia nhưng ác khẩu, hay nguyền rủa chư Tăng giống chó, do nhân duyên đó sau khi chết bà bị đọa vào loài chó 500 kiếp.
Trong Kinh Nhân quả, Phật dạy: “Người khởi niệm ác chưa làm ác thì đã có quỷ thần kế bên. Người khởi niệm thiện chưa làm thiện thì đã có hộ pháp kế bên”. Do đó, người tu chúng ta phải rất cẩn ngôn, tức là cẩn trọng lời nói. Nhiều khi mình cho rằng miệng nói vậy thôi chứ có gì đâu nhưng thực ra trong dòng tâm thức đã dấy những niệm đó mà chúng ta làm chủ không được. Khi ngồi thiền yên lại, chúng ta thấy mình có rất nhiều hạt giống xấu ác ngủ ngầm, đủ nhân đủ duyên nó phát tác, mình không làm chủ được nên giờ phút đó gieo nghiệp xấu ác.
Trong Kinh Tăng Chi bộ, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây này các Tỳ kheo, có người phẫn nộ nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức”. Phật ví dụ người này tâm như vết thương, động một chút là đau nhức, tức là ai nói chút gì cũng sân hận, không làm chủ được niệm mà nói lại bằng những lời sân hận, bực tức với người khác.
Phật dạy tiếp: “Ví như một vết thương đang làm mủ, bị cây, gậy đánh vào liền chảy mủ nhiều hơn, cũng vậy này các Tỳ kheo, ở đây có người phẫn nộ, sân hận và bực tức, này các Tỳ kheo, đây là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ”.
Quý vị thấy, không phải tự nhiên mà mình sân hận liền, mà do hàng ngày chúng ta tưới tẩm những hạt giống đó, chẳng hạn như mình đi bị tắc đường cũng bực mình, quên cái gì đó cũng bực tức, sân hận với chính mình. Thân mình sở dĩ nuôi lớn được là nhờ ăn uống, tâm thức mình cũng thế, trưởng thành và lớn mạnh là do chúng ta tưới tẩm hàng ngày, đủ nhân đủ duyên thì nó phát tác ra.
Do đó, trong Kinh Pháp cú, Phật dạy:
“Nói lên lời ôn hòa
Lợi ích và chân thật
Không mất lòng một ai
Ta gọi Bà la môn”.
Phật dạy: “Có ba pháp này, này các Tỳ kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ba pháp này, này các Tỳ kheo, đưa đến hại mình, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai.
Có ba pháp này, này các Tỳ kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Ba pháp này, này các Tỳ kheo, không đưa đến hại mình, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai”.
Quý vị để ý, hôm nào mình nói nặng với vợ, chồng hay người thân của mình, bảo đảm hôm đó quý vị ngồi thiền không được. Thân trạo cử, miệng trạo cử thì ý trạo cử, ngồi thiền làm sao yên được. Cho nên phải làm chủ được khẩu nghiệp, mà ý niệm là chủ yếu. Vừa dấy niệm lên, mình biết thì dừng liền.
Thiền sư Khuê Phong dạy: “Bậc thượng thì không còn dấy những niệm sân hận, bực tức, phẫn nộ, bậc trung vẫn còn những tâm niệm đó nhưng biết dừng, còn bậc hạ thì sân hận, bực tức, phẫn nộ nói ra hết”. Bậc trung là những người đang trên bước đường tu tập để chuyển hóa nội tâm, vì có rất nhiều những hạt giống xấu ác mà chúng ta đã gieo từ vô lượng kiếp.
Chính Hòa thượng Trúc Lâm thời gian về sau này cũng chỉ hay dạy bốn câu kệ cho cả Tăng Ni và Phật tử, đó là:
“Chư ác mạc tác “Các điều ác chớ làm
Chúng thiện phụng hành Các điều thiện nên làm
Tự tịnh kỳ ý Luôn thanh tịnh ý mình
Thị chư Phật giáo”. Là lời chư Phật dạy”.
Trong Nghệ thuật sống có ghi lại bốn điều dễ và khó. Thứ nhất, thật dễ làm tổn thương một người chúng ta hết mực yêu thương, nhưng sẽ rất khó hàn gắn lại vết thương đó. Thứ hai, thật dễ có tên mình trong sổ địa chỉ của một người nhưng sẽ rất khó làm cho hình ảnh của mình hiện diện trong trái tim người đó. Thứ ba, thật dễ phát ra những ngôn từ thiếu suy nghĩ nhưng sẽ rất khó kiểm soát được những lời nói của mình. Làm được điều này rất khó, đòi hỏi phải có công phu tu tập một thời gian mới làm được, những hạt giống xấu ác nếu không tiếp tục tưới tẩm thì mới bớt được.
Trong Thiền thoại có kể câu chuyện: Có một nữ thí chủ rất giàu có nhưng lại rất kiêu mạn, do đó chẳng ai dám gần. Một hôm bà đến thỉnh giáo với Thiền sư Vô Đức, hỏi: “Làm thế nào để có sức hấp dẫn, ai cũng thích gần gũi và chia sẻ?”.
Thiền sư khai thị: “Cô phải tùy lúc tùy nơi hợp tác với mọi người, đồng thời trong lòng luôn có đủ tâm từ bi giống như Phật, tập nói một ít lời thiền, nghe một chút tiếng thiền, làm một chút việc thiền, dùng một chút tâm thiền. Như thế cô sẽ trở thành người có sức hấp dẫn”.
Bà hỏi tiếp: “Lời thiền thì làm sao nói?”
Thiền sư nói: “Lời thiền chính là lời nói hoan hỷ, là lời nói chân thật từ đáy lòng của bà”, tức là lời nói phải xuất phát từ tâm.
Trong quyển Tâm bất sinh, có một ông bị mù mắt nhưng có tài phân biệt người qua tiếng. Ông nói: “Có một số người thấy người khác được lợi, được thành công, họ đến chúc mừng nhưng trong sự chúc mừng đó ẩn chứa sự tật đố, sự ích kỷ, có sự hơn thua, hận thù trong lời nói của họ chứ không phải từ đáy lòng chân thật. Chỉ có lời nói của Thiền sư Bankei là lời nói chân thật, là lời nói hoan hỷ từ đáy lòng của ông”.
Vậy muốn nói lời hoan hỷ, chân thật từ đáy lòng mình thì chúng ta phải tu cho đến khi nào giác ngộ, còn không vẫn còn những cù cặn trong tâm thức của mình, người nào tinh ý nói chuyện sẽ biết liền. Các Ngài nhiều khi mình chỉ cần đến cửa các Ngài đã biết, dầu cho mình có nói hay cách mấy thì những hành xử trong cuộc đời mình cũng lộ ra hết.
Thiền sư Vô Đức dạy tiếp: “Lời thiền chính là lời nói khiêm cung, lời nói lợi mình, lợi người, cả hai đều lợi ích”.
Tinh thần nhà Phật là lùi một bước là tiến mười bước, lùi thì mới có đà để tiến xa.
Trong thiền thoại có ghi ở thiền viện Long Hổ, chư Tăng vẽ một con hổ và một con rồng đấu với nhau, hổ thì chồm lên, rồng thì lao xuống nhưng vẫn không đạt. Thiền sư Vô Đức thấy vậy nói: muốn vẽ được rồng, hổ với thế dũng mãnh thì hổ phải lùi lại và rồng phải thu móng vuốt về. Chư Tăng sửa lại theo lời thiền sư Vô Đức thì bức tranh trở nên rất sống động. Thiền sư Vô Đức khai thị: “Làm người xử sự với nhau và đạo lý tham thiền tu đạo cũng giống như vậy, chuẩn bị lùi một bước về sau thì khả năng tấn công về trước càng xa. Sau khi phản tỉnh, khiêm nhường thì năng lực vươn lên càng cao”. Quý vị thấy một người mà luôn bị nghịch cảnh, nghịch duyên khốn cùng trong cuộc đời thì chính người đó lại tu được, còn chúng ta thuận duyên nhiều quá, làm cái gì cũng thành công thì dễ sanh tâm kiêu mạn. Những người bị nghịch duyên nhiều thường có đức tính khiêm nhường, biết rằng nghiệp xấu của mình còn nhiều, phải ráng tu tập thêm nữa thì họ tu được. Còn những người được thầy thương, bạn mến, cái gì cũng đủ thì coi chừng khó tu.
Lúc này học tăng không hiểu, hỏi: “Lão sư phụ, người lùi về thì làm sao tiến về phía trước được?”
Lúc này Thiền sư nói bài kệ:
“Tay cầm mạ non cấy xuống ruộng
Cúi đầu nhìn thấy trời trong nước
Thân tâm thanh tịnh mới là đạo
Lùi bước chính là đang tiến lên”.
Lúc cấy mạ là tiến lên hay lùi xuống? Lùi một thời gian thì có cả đám ruộng.
Lục Tổ dạy: “Trong tâm khiêm hạ gọi là công, bên ngoài hành lễ phép gọi là đức…. Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, thường hành khắp kỉnh. Tâm thường khinh người, ngô ngã không dứt tức là không công. Tự tánh hư vọng không thực tức là tự không đức, vì ngô ngã tự đại thường khinh tất cả”.
Có những người đủ điều kiện ăn học tốt, bằng cấp cao, giàu có thì thường sanh tâm ngã mạn nhiều. Đó cũng là một trong bát nạn, là thế trí biện thông. Một khi bước vào đạo thì phải gác bỏ lại hết bên ngoài, nếu không thì chỉ có phước hữu lậu chứ không có công đức. Thấy mình làm được việc này, việc nọ nên khởi tâm cống cao, ngã mạn, uổng một kiếp người hành đạo. Cho nên chúng ta phải cẩn thận điều này.
“Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, thường hành khắp kỉnh”: chúng ta phải trên kính dưới nhường. Nếu trên kính nhưng dưới lại coi thường thì đức của mình bị giảm, vì người nào cũng có đức tính của Phật.
Nữ thí chủ hỏi tiếp: “Tiếng thiền làm sao nghe?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Tiếng thiền là chuyển hóa tất cả âm thanh thành âm thanh vi diệu, chuyển âm thanh nhục mạ thành âm thanh từ bi, chuyển âm thanh phỉ báng thành âm thanh giúp đỡ. Tiếng khóc, tiếng ồn, tiếng thô, tiếng xấu, cô đều không để ý đến. Đó là tiếng thiền”.
Một người nào có nhân duyên gì đó với mình trong đời quá khứ, nên đời hiện tại họ nói những lời nhục mạ, lời xấu ác, nếu mình chuyển thành âm thanh từ bi thì tức là tăng trưởng công đức.
Như Thiền sư Huyền Giác nói:
“Xét lời ác, ấy công đức,
Đó mới chính là thầy ta thật.
Chớ vì báng bổ nổi oán thân,
Sao tỏ vô sanh nêu nhẫn lực”.
Nhờ họ nói những lời mắng nhiếc nặng nề, phỉ báng, nếu mình chịu được tất cả những lời đó thì chuyển hóa được nghiệp. Như trong Kinh Kim Cang, Phật dạy: “Người này đáng lý đọa địa ngục nhưng do trì bốn câu kệ chỉ bị người ta mắng chửi thôi”.
Rồi chẳng hạn khi ngồi thiền, nghe thấy tiếng khóc, tiếng ồn, tiếng thô, tiếng xấu, cùng một lúc các pháp đến mà mình biết hết, nghe thấy hết nhưng không lưu ý đến, không trụ, giống như nước đổ trên lá sen. Tâm không trụ thì “nhi sanh kỳ tâm”. Cứ như vậy, một thời gian sau sẽ có diệu lực, gọi là vô tác diệu lực. Đừng có lo không trụ thì sẽ không biết gì hết, không trụ tất cả tiếng thì sẽ có diệu dụng từ bản thể lưu xuất, chính tâm đó giúp cho mình làm tất cả cho mọi người mà không dính mắc, làm trong tinh thần vô tác diệu lực. Nhưng mà phải tu tập thì mới có, còn nếu quý vị chỉ nghe pháp mà không hạ thủ công phu tu tập thì không có diệu dụng này, làm mà trụ thì sanh tâm nhân ngã ta người, tâm ích kỷ, san tham, tật đố. Cho nên có nhiều người nói không hiểu sao càng tu càng phiền não, đó là bởi mình còn trụ nhiều quá. Mua căn nhà, trụ vào căn nhà, cúng dường cái gì đó cũng trụ, cũng chấp trước, ai mà làm ngược ý mình thì sanh phiền não, sân hận.
Có một ông Tỳ kheo tu trong rừng ba tháng, sau đó đến Đức Phật trình kiến giải như sau:
“Luôn luôn chế ngự ý
Trong tất cả mọi thời
Chỗ nào chế ngự ý
Chỗ ấy được an vui”.
Đức Phật nói: “Nếu ông theo bài kệ này mà tu thì chỉ thêm trói buộc chứ không lợi ích gì”. Rồi Đức Phật nói bài kệ:
“Luôn luôn chuyển hóa ý
Trong tất cả mọi thời
Chỗ nào chuyển hóa ý
Chỗ ấy được an vui”.
Chế ngự giống như là lấy đá đè cỏ, đè xuống một thời gian, lật hòn đá ra thì cỏ lại bung lên. Tâm mình sanh khởi vận hành liên tục mà mình cố đè, cố chịu đựng thì một lúc nào đó nó cũng bùng lên, còn ở đây là mình phải nhìn các niệm để chuyển hóa. Ban đầu, mình có thể dùng pháp đối trị, như có tâm tật đố thì phải dùng pháp tùy hỷ, thấy người khác được an ổn, hạnh phúc hơn mình thì chúng ta cần phải vui với hạnh phúc của họ. Rồi tiếp theo, trong sự vận hành của ý thức đó, bao nhiêu niệm khởi lên quý vị đều biết, đều thấy, nhưng thấy rồi chúng ta không theo nó, không tưới tẩm thêm cho những hạt giống xấu nữa thì một thời gian sẽ hết. Đó gọi là chuyển hóa ý niệm của mình. Chuyển được như thế, chúng ta sống rất tự tại, an vui.
Sở dĩ trong cuộc đời này, chúng ta hay bị đau khổ là do mình chấp trước, chỉ cần buông xả chấp trước là hết đau khổ. Trong Thiền thoại có kể câu chuyện: Có một bà lão hay khóc, trời mưa cũng khóc mà trời nắng cũng khóc. Một hôm có vị Tăng hỏi bà lý do tại sao bà khóc như vậy. Bà nói bà có hai đứa con, một đứa bán dù, một đứa bán giày vải. Khi trời nắng, bà nghĩ đến đứa con bán dù, bán không được nên bà khóc, còn trời mưa thì bà nghĩ đến đứa con bán giày vải cũng không bán được nên bà khóc. Vị Tăng nghe xong khuyên bà thay đổi thái độ, tức là khi trời nắng, bà nghĩ đến đứa con bán giày vải sẽ bán được nhiều hàng, còn lúc trời mưa, bà nghĩ đến đứa con bán dù của bà cũng sẽ đắt hàng. Bà lão được vị Tăng chỉ dạy, liền cảm thấy sung sướng, mặt mày vui tươi. Từ đó, bà không còn buồn rầu khóc lóc nữa. Ngày trời nắng, bà lão cũng cười, lúc trời mưa bà lão cũng cười. Từ đó bà lão có biệt hiệu là “bà lão hay cười”.
Như vậy, cùng một sự việc, chỉ cần chúng ta chuyển một cái thấy là xong. Nhưng thường chúng ta rất khó chuyển cái thấy của mình, ai mà làm khác mình thì chịu không được. Chính điều đó làm mình khổ trước, ai ở với mình cũng khổ theo luôn.
Một câu chuyện nữa về tiếng thiền, trong Thiền thoại có một vị tăng đến thỉnh pháp một vị Thiền sư về tiếng vỗ của một bàn tay. Đây là công án nổi tiếng của Thiền sư Bạch Ẩn. Vị Tăng này về và quán chiếu công án, một hôm nghe thấy tiếng nhạc khí, cho rằng đã nghĩ ra nên đến Thiền sư đàn bài nhạc. Thiền sư nói không phải. Lần thứ hai, vị Tăng đến bắt chước tiếng suối chảy, thiền sư cũng nói không phải. Những lần sau đó, vị Tăng đến mang theo tiếng khóc, tiếng cười, tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tất cả đều bị thiền sư gạt đi. Một hôm, trong cơn thiền định sâu lắng, vị Tăng ngộ ra được và đến trình Thiền sư: “Âm thanh của thế gian đều là vô thường, chỉ có tiếng vô thanh, tiếng mà không tiếng mới là tiếng vỗ của một bàn tay”. Lúc này Thiền sư gật đầu.
Chỗ này quý vị lưu ý, nếu chúng ta cho tất cả các thứ tiếng là tiếng vỗ của một bàn tay thì chỉ là nhận ông chủ thứ hai, hay mặt trăng thứ hai. Dù cho chúng ta có nói nghe hết tất cả các thứ tiếng mà không chạy theo tiếng cũng không phải, nó là cái bóng tương tợ. Trong Luận Đại thừa khởi tín, Bồ Tát Mã Minh nói là “tương tợ giác”, tức là giống cái giác mà không phải.
“Chỉ có tiếng mà không tiếng”: Một hôm Thiền sư Ngưỡng Sơn đến hỏi Thiền sư Quy Sơn: “Trăm ngàn muôn pháp đến cùng một lúc thì như thế nào?” Thiền sư Quy Sơn: “Xanh ra xanh, vàng ra vàng, trắng ra trắng, dài ra dài, ngắn ra ngắn, không can hệ gì đến ông”. Nếu có thời gian nào đó, quý vị ngồi yên lại, nghe thấy tiếng chim kêu, tiếng chó sủa, tiếng xe chạy…, tất cả các thứ tiếng cùng đến một lúc. Rõ ràng là âm thanh của tướng vô thường, bởi vì tiếng chim kêu xong cũng mất, tiếng xe chạy qua rồi cũng mất, trăm ngàn thứ tiếng cùng một lúc nhưng tánh biết chỉ có một, thường tại. Bao nhiêu niệm có không, phải quấy, cũng chỉ có một cái biết duy nhất, phá hết tất cả các niệm, cho nên chỉ có tiếng mà không tiếng mới là tiếng vỗ của một bàn tay. Cái biết này không có hình tướng, nhưng chỉ một cái biết vô tướng này phá hết tất cả các thứ tướng vô thường của thế gian.
Quý vị nếu biết dụng công thì tu một ngày bằng người không biết dụng công tu một, hai năm. Xưa Thiền sư Thạch Củng chưa xuất gia, ngài làm nghề thợ săn. Một hôm, đi ngang qua thất Mã Tổ, Mã Tổ hỏi: “Ông làm nghề gì?”. “Con làm nghề thợ săn”. “Một mũi tên ông bắn được mấy con?” “Một mũi tên con bắn được một con”. “Vậy ông thua ta”. “Một mũi tên Hòa thượng bắn được mấy con?”. “Một mũi tên ta bắn được một bầy”. “Hòa thượng đi tu rồi mà sao còn một mũi tên bắn được một bầy?”. Mã Tổ nói: “Ông biết như thế, tại sao không dụng công đi?”. Chúng ta nếu không biết pháp tu thì một mũi tên bắn được một con. Có người ngồi thiền, tìm cách diệt niệm, một niệm khởi lên bèn lấy mũi tên bắn, bao nhiêu niệm là bấy nhiêu mũi tên, ngồi một thời gian thấy căng thẳng, nhức đầu, đó là do thấy pháp là có thật và dụng công của mình cũng thật. Hai cái kháng cự nhau nên ngồi thấy mệt. Còn chúng ta tu theo cách của Thiền sư Mã Tổ, dùng một chữ BIẾT, biết tất cả các pháp tự tánh không có thật, vô thường, có sanh có diệt, có đến có đi. Đó mới đích thực là pháp tu đốn ngộ, là pháp mười phương chư Phật truyền thừa. Sở dĩ thời mạt pháp mà còn pháp này là duyên của chúng sanh rất lớn. Ai có đức tin lớn mới tu được pháp này, tức là dùng một chữ BIẾT. Pháp này đâu có khác so với trong Kinh Tương Ưng bộ, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, khi tâm ông có tham, biết tâm ông có tham, ….” Biết là cái gì biết, do tuệ tri biết, không bị tham sân si đồng hóa. Thường chúng ta khi khởi niệm tham sân si đều cho nó là của mình, nhưng nếu là của mình thì sáng tham, trưa tham, chiều tham, sân, si cũng như thế. Còn đây, chúng ta sáng sân nhưng chiều thì hết, như vậy đâu phải của mình mà chúng ta đồng hóa nên đi trong luân hồi sanh tử. Bây giờ tôi nhéo tay, đau, thả tay ra, không đau, nhưng cái gì biết đau hay không đau? Đau và không đau là hai bên sanh diệt, có người ngồi thiền được an định, nhưng cái định đó là đối với cái động, nhưng cái gì đi xuyên qua, vượt lên cả động và tịnh? Pháp này chính là con đường trở về tri kiến Phật.
Một hôm, tướng quốc Bùi Hưu đến hỏi Thiền sư Lâm Tế: “Tại sao ở đây không có học kinh? Vậy ở đây làm gì”. “Ở đây làm Phật, làm Tổ”. Con đường làm Phật, làm Tổ chính là con đường thiền tập. Thiền sư Đạo Nguyên nói: “Một ngày ngồi thiền là một ngày làm Phật, một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật”.
Trở lại câu chuyện của nữ thí chủ với Thiền sư Vô Đức, nữ thí chủ hỏi tiếp: “Việc thiền làm sao làm?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Việc thiền là việc từ thiện, việc phục vụ chúng sinh, việc hợp với Phật pháp”.
Chúng ta bố thí, cúng dường, làm các việc thiện pháp nhưng nếu không có thiền trong đó thì cũng bố thí, cũng cúng dường mà trụ vào tướng bố thí, cúng dường. Làm từ thiện mà có chấp ngã, không có thiền trong đó thì dù làm Phật sự nhưng cũng bị chấp trước, ai làm mình vừa lòng thì mình vui, ai mà làm nghịch ý thì mình ghét, thì cũng trở thành ma sự.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy rõ: “Làm tất cả các thiện pháp mà quên mất tâm bồ đề đều là hành động của ma”. Làm các việc mà không có thiền thì hay bị chấp trước, thấy mình bố thí, thấy có người nhận, từ đó chỉ có phước hữu lậu, phước sanh diệt. Vua Lương Võ Đế cất 72 ngôi chùa, đúc chuông, nhưng do sự chấp trước nên khi đến hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ nói vua không có công đức.
Cổ đức nói: “Phật sự không hoa, đạo tràng thủy nguyệt”. Làm Phật sự giống như hoa đốm giữa hư không, có nghĩa là hoa đốm có đó nhưng lại mất đó, các Ngài làm Phật sự trong tinh thần buông xả, còn đã chấp trước thì sẽ sanh rất nhiều tâm kèm theo. Còn đạo tràng lập ra giống như bóng trăng dưới nước, không có thật. Có duyên thì làm, hết duyên thì thôi.
Ngài Phó Đại sĩ tụng:
“Nếu luận thí vô tướng
Công đức thật khó lường
Xót thương cứu nghèo thiếu
Quả báo chẳng mong cầu
Phàm phu thí còn chấp
Ban đầu tạm đề cao
Muốn biết tướng bố thí
Như hư không mười phương”.
Làm từ thiện, bố thí trong tinh thần Thiền, hay nói cách khác là với con mắt Bát Nhã, không trụ vào tướng bố thí thì phước đức chuyển thành công đức. Kinh Kim Cang nói: “Bố thí lìa bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”. Muốn được như thế không phải dễ mà đòi hỏi phải có sự dụng công. Cho nên nếu luận thí vô tướng thì bố thí được như thế công đức thật khó lường. Ví như nếu chúng ta nhìn lên bầu trời, nếu không có đám mây nào hết thì hư không rộng bao nhiêu? Nhưng chỉ cần một đám mây nhỏ thì mình chú ý đám mây mà không thấy hư không. Nếu bố thí, cúng dường, làm các thiện pháp mà trụ thì phước chỉ nhỏ như đám mây, nếu không trụ thì công đức thênh thang như hư không. Thường thường chúng ta khi làm hay mong người được bố thí phải cảm ơn, hay ông Thầy được cúng dường phải chú ý đến mình. Nếu như đợi ông Thầy cảm ơn hay tán thán thì phước mình cũng chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn bố thí vô tướng thì công đức thênh thang không ngằn mé.
“Xót thương cứu nghèo thiếu, quả báo chẳng mong cầu”: Nếu thấy người nghèo khổ mình cứu giúp, không mong cầu quả báo. Vì sao? Vì cho tức là nhận. Theo tinh thần Bồ tát đạo, khi làm các thiện pháp, bố thí, cúng dường, đúng ra mình phải cảm ơn những người đến nhận quà của mình thay vì để người ta cảm ơn. Nhờ những người này, quý vị mới có cơ hội làm các việc thiện pháp. Ở các cảnh giới tốt như cõi trời, dù mình có muốn cũng không làm các việc thiện pháp này được. Quả báo của việc không mong cầu rất thênh thang, rộng lớn. còn phàm phu thí còn chấp, ai làm vừa lòng thì thích. Tinh thần từ bi của nhà Phật khác rất nhiều so với những từ ngữ mà chúng ta hay nghe, tinh thần từ bi của nhà Phật là vô duyên từ, bình đẳng với tất cả, thương tất cả, thấy người đói khổ là giúp, kể cả người có oán thù với mình. Còn tình thương ở thế gian là chỉ đối với những người nào thương mình, mến mình thì mình mới thương, mới cho.
Kinh Văn Thù Bát Nhã ghi: Phật hỏi Văn Thù Sư Lợi: “Thế nào là trụ Bát Nhã ba la mật?” Ngài Văn Thù đáp: “Vì chẳng trụ pháp, tức là trụ Bát Nhã ba la mật”.
Đến chùa, quý vị cúng dường cái ly, cái chén, chiếc xe nhưng không trụ vào pháp đó tức là trụ Bát Nhã ba la mật, thấy pháp bố thí mang tính chất duyên khởi, rỗng, không có gì hết, ngay đó thâm nhập được Bát Nhã.
Phật lại hỏi: “Thế nào là chẳng trụ pháp, tức là trụ Bát Nhã ba la mật?”. Ngài Văn Thù đáp: “Vì không trụ tướng, tức là trụ Bát Nhã ba la mật”. Trong lúc chúng ta làm các việc thiện pháp mà không trụ, không chấp thì tức là có Bát Nhã trong đó, không phải mình không trụ tất cả tướng rồi như ngu như ngơ, không biết gì như gỗ đá. Tuy không trụ tướng nhưng có một năng lực gọi là vô tác diệu lực từ trong bản thể lưu xuất. Các Ngài làm không trụ, không chấp trước nhưng đều trong ánh sáng Bát Nhã nên làm đâu vào đó, sáng suốt.
Có một vị Tăng đến, Thiền sư Động Sơn hỏi: “Từ đâu đến?”.
Tăng nói: “Dạo núi đến”.
Thiền sư Động Sơn hỏi: “Có đến đỉnh chăng?”
Tăng đáp: Đến.
Thiền sư Động Sơn hỏi: Trên đỉnh có người không?
Tăng: Không có người.
Thiền sư Động Sơn: Như thế thì không đến đỉnh.
Tăng nói: Nếu không đến đỉnh làm sao biết không có người.
Thiền sư Động Sơn: Sao không trụ ở đó?
Tăng: Chẳng phải con không trụ, nhưng ở Tây Thiên có người không chịu.
Thiền sư Động Sơn: Từ trước tới nay ta đã nghi người này.
Trên bước đường công phu, đi qua các cảnh giới của niệm, hỏi có đến đỉnh tức là đến chỗ rốt ráo, hỏi trên đỉnh có người không tức là hỏi còn có người, có ta, có pháp không, tức là vô ngã, vô nhân. Thường chúng ta ngồi đến chỗ khinh an lặng lẽ thì lại chết chìm trong đó. Thiền sư gài thêm cái bẫy nữa, hỏi: sao ông không trụ ở đó? Tức là trụ ở chỗ khinh an, yên ổn. Tăng trả lời là biết hết nhưng không chấp trước.
Thiền sư Triệu Châu nói: “Chỗ có Phật chẳng được trụ mà chỗ không có Phật phải mau chạy đi”. Động và tịnh là hai, cái gì thấy được động và tịnh thì ngay đó là chỗ chúng ta an thân lập mệnh.
Nữ thí chủ lại hỏi: “Dùng tâm thiền là dùng tâm gì?”
Thiền sư Vô Đức nói: “Tâm thiền là tâm ta và người nhất như, tâm thánh phàm một mối, tâm bao dung tất cả, tâm lợi ích khắp tất cả”
Thường chúng ta nghĩ vô niệm là không còn gì, giống như gỗ, như đá, nhưng vô niệm ở đây tức là niệm chân như, vô niệm mà rõ biết, không còn một niệm nào nhưng việc thiện thì chúng ta làm, việc ác chúng ta tránh, giới luật chúng ta giữ, mà làm hết tất cả trong tinh thần không chấp trước. Sở dĩ chúng ta không dung nhiếp được những người khác là do tâm quá nhỏ bé, giống như một nắm muối bỏ vào trong một cái ly thì uống không được. còn cũng nắm muối đó mà bỏ xuống dòng sông mà chúng ta uống được là do dòng sông quá lớn. Lúc mới tu, có những câu làm xúc phạm mình, mình chịu không được, mình ôm ấp mà không hóa giải được, nhưng tu một thời gian thì lời nói của người khác tác động đến mình giống như một nắm muối bỏ xuống dòng sông. Muốn được vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải khắc kỷ với chính mình mà bao dung với người khác, còn thường chúng ta hay bao dung với chính mình mà khắc kỷ với người khác.
Nữ thí chủ nghe xong, dốc lòng sửa đổi tập khí kiêu ngạo từ trước, đối với người không còn khoe khoang sự giàu có của mình, không còn cậy sự đẹp đẽ của mình mà luôn khiêm tốn, lễ độ. Đối với quyến thuộc thì hết lòng bảo vệ, thương xót, không bao lâu nổi tiếng là thí chủ có sức hấp dẫn nhất, ai cũng muốn gần gũi.
Qua bài này, chúng ta thấy nếu biết dụng công tu tập để chuyển hóa nội tâm thì không những làm lợi mình mà còn làm lợi ích cho nhiều người khác. Nếu không chịu chuyển hóa mà còn tưới tẩm những hạt giống xấu ác trong tâm thức, một lúc nào đó nó phát tác ra miệng, thân thì càng tu càng phiền não, không chỉ mình phiền não mà còn làm cho mọi người chung quanh phiền não theo.
Trong cuộc sống ai cũng muốn hạnh phúc, an ổn, muốn vậy không phải là việc nói suông mà phải lắng lại, nhìn thật sâu vào tâm thức của mình để chuyển hóa, biết nói lời thiền, nghe tiếng thiền, làm việc thiền và dùng tâm thiền thì cuộc sống của mình và mọi người đều được an vui, hạnh phúc.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Các bài mới
- Giới là con đường duyên thành Phật đạo - 05/11/2012
- Năm pháp che lấp Tự Tánh Bát Nhã ( Phần 2) - 10/10/2012
- Năm pháp che lấp Tự Tánh Bát Nhã ( Phần 1) - 07/10/2012
- Tâm là chủ muôn pháp - 20/07/2012
- Tại sao chúng ta phải phát Bồ Đề Tâm - 05/06/2012
Các bài đã đăng
- Pháp là con đường đưa chúng ta thoát khổ - 28/05/2012
- Con đường tự thắng mình - 16/05/2012
- Công đức nghe pháp - 16/04/2012
- Ý nghĩa lễ Phật - 27/01/2012
- Diệu chỉ Phật tâm tông (Phần 2) - 23/05/2011
Pháp Thoại
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 05063
- Online: 27