Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Đoàn Tăng Ni Phật Tử Thiền Phái Trúc Lâm Thăm và Hỗ Trợ Đồng Bào Bị Ảnh Hưởng Lũ Lụt tại các Tỉnh Miền Bắc
Thứ bảy, 23/11/2024
,
Luận tối thượng thừa giảng giải (Phần 4)
11/05/2012 | Lượt xem: 3702
HT.Thích Thanh Từ giảng tại TVTL Đà Lạt
CHÁNH VĂN
Nếu có kẻ mới học tọa thiền y Kinh Quán Vô Lượng Thọ ngồi ngay thẳng chánh niệm, nhắm mắt ngậm miệng, tâm nhìn thẳng đến trước tuỳ ý xa gần, một ngày tưởng giữ chơn tâm, niệm niệm chớ trụ. Khéo điều hoà hơi thở, chớ để chợt thô chợt tế dễ khiến người thành bệnh.
Ban đêm giờ ngồi thiền, hoặc thấy tất cả cảnh giới thiện ác, hoặc nhập các tam muội xanh, vàng, đỏ, trắng…, hoặc thấy thân phát ra hào quang sáng lớn, hoặc thấy thân tướng Phật, hoặc thấy các thứ biến hóa, chỉ biết nhiếp tâm chớ nên đắm trước, thảy đều là không, do vọng tưởng mà thấy vậy.
GIẢNG
Đây là một đoạn Ngài dẫn để chỉ cho người mới tập tu thiền. Vì mới tập tu thiền hoặc ban đầu chúng ta dùng phương pháp tập quán hơi thở hoặc dùng phương pháp quán theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ tức là thập lục quán, mười sáu pháp quán của Kinh Quán Vô Lượng Thọ, để có hình tướng dễ kềm tâm. Nên ở đây Ngài dạy, ngồi thiền phải tâm nhìn thẳng đến trước tùy ý xa gần tức mình nhìn thẳng tới trước. Một ngày tưởng giữ chơn tâm, niệm niệm chớ trụ nghĩa là luôn luôn từ sớm đến chiều, giữ chơn tâm mình chớ dính kẹt các niệm, đó là mượn hình ảnh quán của Kinh Quán Vô Lượng thọ. Giờ đây ngài dạy thêm khéo điều hòa hơi thở, chớ để chợt thô chợt tế dễ khiến người thành bệnh. Chợt thô thế nào, chợt tế thế nào? Có nhiều người ngồi thiền, ngồi hồi lâu thấy như nhọc cái thở khì khì một hồi cái từ từ yên lại, rồi một lát thấy hơi nhọc thở, đó là hơi thở chưa điều hòa, lúc thì thô lúc thì tế, khi nó hơi yếu yếu cái thiếu hơi, cái thở mạnh cứ như vậy thở tới lui hoài, thì cái tâm nó không có an được nên phải giữ hơi thở cho điều hòa, nhẹ mà dài êm ái thì tốt, chớ đừng có khi thì thở hào hển, khi thì thở rất ngắn cái đó không được.
Ban đêm giờ ngồi thiền, hoặc thấy tất cả cảnh giới thiện ác, hoặc nhập các tam muội xanh, vàng, đỏ, trắng…. Đây là mấy hình ảnh Ngài dạy cho mình biết khi mình ngồi thiền hoặc mình thấy cảnh giới thiện là thấy Phật tới rờ đầu, hoặc Bồ tát thuyết pháp cho mình nghe đó là cảnh thiện; hoặc là cảnh ác như thấy ma quái hoặc hình ảnh khủng khiếp cọp sói..v.v… Vậy cảnh thiện cảnh ác mình thấy cũng đều không nên sợ, không nên mừng. Rồi giờ tới hoặc nhập các tam muội, chỗ này đó có nhiều người tu thiền không nắm vững, mình ngồi tâm yên rồi thì thấy tất cả chung quanh mình toàn là màu xanh, màu xanh thì khi đó gọi là tam muội, tam muội là chánh định. Chánh định mà thấy hoặc màu xanh hoặc màu vàng hoặc màu đỏ hoặc màu trắng, cái này có nhiều người đã từng kể cho tôi nghe. Thấy những hình ảnh đó không phải là lỗi, mà nhiều khi lỗi tại mình chấp, cho đến thấy thân phát ra hào quang sáng lớn, hoặc thấy thân tướng Phật, thân mình phát hào quang, hoặc thấy tướng Phật, hoặc thấy các thứ biến hóa. Khi thấy vậy thì phải làm sao? Chỉ biết nhiếp tâm chớ nên đắm trước, cái trọng tâm ở chổ này. Tất cả cảnh mình thấy như vậy, mình phải nhiếp tâm, mình giữ tâm, tâm mình nó yên định chớ không nên mừng thích. Thí dụ ngồi thấy đầu mình có hào quang, thích không? Chà lúc đó ngầm ngầm ở trong bụng, lát nữa về khoe với huynh đệ bữa nay mình phát hào quang rồi, thì đó là thích, là đắm, đắm trước. Vì vậy mà thấy cảnh đó hoặc là thấy Phật đứng trước mình để hiện những cái tướng thần thông..v.v…, tất cả cảnh đó thấy rồi mình nhiếp tâm tức là giữ tâm không dính không mắc với cảnh, không có đắm trước biết thảy đều là không, đó là cái giả tướng không thật do vọng tưởng mà thấy vậy. Như vậy thấy xanh, vàng, đỏ, trắng; thấy mình có hào quang; thấy Phật đứng trước, thấy những cảnh biến hóa, tất cả những cái thấy đó đều là không thật, do vọng tưởng mà thấy vậy. Câu này phải thuộc lòng, chớ không tu một lúc cái thành ma là ở chổ đó đó. Bởi vì dụng công nhiều. tu có đạo lực thì những cảnh lạ dễ hiện, cảnh lạ hiện mà mình đắm trước, mình cho rằng mình được, mình cho là mình chứng thì đó là đắm trước, đắm trước thì kẹt. Cho nên tất cả cảnh gì trong lúc ngồi thiền thấy đều nói rằng đó là giả, là không từ vọng tưởng mình mà thấy thôi. Tại sao mình ngồi thiền thấy Phật hiện trước mắt, là cái chỗ mong cầu, mình tu là để thấy Phật, đó là cái nguyện lớn của mình, mà tại sao thấy mình lại từ chối. Quí vị phải thâm nhập chỗ này. Tu thiền là để trở lại bản tâm thanh tịnh của mình, chớ không cầu một cái gì ở bên ngoài. Tất cả cái bên ngoài đều không phải là cái thật, không phải là cái của mình. Nhớ cái câu nhà thiền nói: “Từ ngoài mà vào không phải là của báu trong nhà”. Nhớ không, phải thuộc lòng câu đó: “Từ ngoài mà vào không phải là của báo trong nhà”, của báo trong nhà tự trong mình thấy, tự trong mình nhận, chớ cái gì ở ngoài không phải là của báo của mình. Đa số bây giờ tu trông ở ngoài thôi. Trông thấy cái gì ở ngoài cho lạ, thấy cái gì ở ngoài cho mầu nhiệm. Bởi vậy nên tu dễ lạc đường tà, là ở chỗ đó. Mấy phần này, chúng ta học học kỹ, nhớ cho rõ, để chính mình tu mình không lầm, dạy người khác tu cũng không lầm, chớ không thì đa số người phật tử, cũng như người ham tu, khi ngồi thiền mà thấy cái gì lạ thích lắm, nhất là thấy sao mà chung quang mình một màu vàng sáng rực tưởng đâu mình hào quang sáng khắp bầu trời rồi, coi như thành Phật tới nơi rồi, mà không ngờ cái đó là cái màu sắc. Cái đó cũng là trong tâm mình nó hơi yên, gọi là tam muội đó, tâm mình nó hơi yên định rồi nó hiện ra tướng đó. Nhưng tất cả những gì có tướng ở ngoài đều không phải là cái mình nhắm, mình muốn được hết. Cái mình nhắm mình muốn được là chính cái tâm thanh tịnh hằng giác hằng tri của mình, chớ không phải là cảnh ở ngoài. Cho nên dính vào cảnh ngoài thì đều mắc kẹt. Lắm người tu thiền hay khoe, hôm nào tôi ngồi tôi thấy hào quang, thấy như vậy coi như hứng lắm rồi, phấn khởi lắm rồi, tu như vậy là thành công rồi, nhưng đó chỉ là cái giả tướng không thật. Quí vị nhớ chúng ta tu phải thấy cho tường tận, hiểu cho rõ ràng tinh thần đạo đức, chớ không thì dễ lầm lắm. Ở đây quí vị thấy cảnh thiện, cảnh ác, hoặc nhập định rồi thấy xanh vàng đỏ trắng..v.v… hoặc thấy mình có hào quang, hoặc thấy thân Phật ở trước mình, hoặc thấy những cái biến hoá lạ..v.v… thấy rồi thì mình kềm giữ tâm đừng có dính mắc, đồng thời phải tưởng rằng những tướng đó đều là giả dối không thật do tâm vọng tưởng hiện ra, chớ không có cái gì thật hết. Mình nắm vững cái này rồi thì lúc tu thiền mình không bệnh, chớ không thì nhất là những lúc nhập thất người ta bệnh là tại vì những cái này đó. Thấy tướng lạ rồi mến, rồi đắm nó hoặc ngồi chưa thấy cái gì lạ cứ trông thấy cái lạ, sao mà tu mấy đêm rồi không thấy cái gì lạ hết, cứ trông thấy cái lạ hoài. Chính chỗ này tôi nói, những năm tôi tu ở trên núi về thăm quí vị cũng thân cũng là hàng đạo đức cao trọng, mà đặt câu hỏi với tôi, tôi ngẩn ngơ hỏi: “Ở trên núi tu mấy năm thấy cái gì không?”. Hỏi thấy cái gì không cái tôi ngẩn ngơ, vậy tu là phải thấy cái lạ, mà cái lạ đó là chánh hay tà. Nếu một người thâm hiểu đạo lý mà hỏi câu đó thì đưa đẩy người tu tới chỗ lạc lầm. Cho nên nói ngồi tu là phải thấy cái lạ, nhưng tất cả cái lạ đó ở đây cho đến thấy mình có hào quang cũng vẫn là vật ở ngoài, không phải là chỗ mình đi đạt đến, chỗ đạt đến của mình là “tâm thanh tịnh hằng giác hằng tri được hiện tiền”, đó là cái quan trọng, còn tất cả các cái tướng đều là giả. Nên đoạn này, tất cả tăng ni và phật tử tập tu phải nắm cho vững, phải thấy cho rõ thì không có lầm lẫn. Nếu nắm không vững, thấy không rõ thì tu dễ lạc lầm, lạc lầm rồi nói tu thiền điên hay tu thiền gì đó, đó là tại lạc lầm ở chổ này. Bởi vì dụng công tu kềm chế nó thì có những phản ứng lại, hiện ra những tướng lạ mà từ những tướng lạ đó mình tưởng lầm là thật thì đó là mình đã lạc, đã đi sai. Ráng mà thận trọng, nhớ cho thật kỹ đọan này, chớ không thì chúng ta dễ lạc lầm lắm.
Đây ngài dẫn Kinh làm chứng
CHÁNH VĂN
Kinh nói: “Cõi nước mười phương đều như hư không, ba cõi hư dối chỉ là một tâm làm ra”
GIẢNG
Như trong Kinh dạy, mười phương cõi nước đều là rỗng không thật, ba cõi tức tam giới đều hư dối, chỉ có một tâm chân thật cái đó là cái chủ để tạo nên. Chúng ta tu là để trở về cái chủ đó, chớ không phải tu để được cái bên ngoài kia nhớ như vậy. Vậy chúng ta tu sẽ được an ổn, bảo đảm không có cái gì sai lầm, không có cái làm cho chúng ta phải lạc vào đường tà, còn không được như vậy chúng ta dễ lạc vào đường tà. Đó là đoạn hết sức thiết yếu, tôi nhắc nhở quí vị.
CHÁNH VĂN
Nếu không được định, không thấy được tất cả cảnh giới, cũng không nên lấy làm lạ, chỉ nên trong đi đứng ngồi nằm thường rõ ràng giữ chơn tâm.
GIẢNG
Câu này Ngài xác nhận lại cái việc mà chúng ta phải làm. Nếu ngồi thiền mà không được định, mình không thấy tất cả cảnh giới nào lạ, cũng không nên lấy làm lạ tại sao mình tu thiền không có kết quả. Đa số người ngồi tu, thấy tâm có khi yên, tâm có khi không yên, thấy vậy rồi không yên thì dẹp để nó yên, rồi đi đứng nằm ngồi mình cố hạn chế đừng có dình mắc thì tu như vậy một năm, hai năm, năm năm, bảy năm sao không thấy gì lạ hết chán chưa, người ta mới ngồi thiền ba bốn tháng thấy hào quang, mình tu mấy năm không thấy gì hết, nghe chán quá. Nhưng sự thật không phải là cái đáng nghĩ đáng cầu, chỉ nên trong đi đứng ngồi nằm thường rõ ràng giữ chơn tâm, cái đó là cái then chốt. Đi đứng ngồi nằm thường giữ chơn tâm. Nhớ tôi bảo giữ chơn tâm là sao? Là ngó xuống đất kềm cứng nó vậy, hay là sao? Có quyền thấy, có quyền nghe tất cả ngoại cảnh bên ngoài mà không cho nó chạy theo, không cho dính mắc với cảnh mình thấy, không cho dính mắc với âm thanh mình nghe, đừng cho nó dính mắc, đó là giữ chơn tâm. Giữ là không cho chạy ra ngoài, không cho dính mắc ở ngoài, chớ giữ không phải là kềm đè, chăm chăm đè riết rồi trong ngực nó rang lên, cái nói tu Tổ dạy sao mà tôi giữ, giữ riết muốn đau phổi, đau tim. Đó là cái lầm lẫn không hiểu cách tu. Cho nên đây, phải nghe cho kỹ, phải hiểu cho rõ. Chúng ta giữ chơn tâm là: “đừng để tâm vọng tưởng đuổi theo sáu trần hoặc dính mắc sáu trần”, như vậy đó là giữ chơn tâm.
CHÁNH VĂN
Hội được thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình.
GIẢNG
Hội là người nào hiểu thấu được cái lẽ này thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình. Tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình, câu nói này nghe thì thấy như lạ. Tại sao muôn pháp có cái nào ở trong mình đâu, mà nói không cái nào ra khỏi mình. Giờ tôi thí dụ, cái thí dụ nhỏ nhưng mà rồi quí vị sẽ thấy. Ngày xưa khu Trúc Lâm này là rừng, bây giờ khi này là Thiền viện, tất cả hiện có trong khu Thiền viện này từ cái gì mà ra? Ngoài cái nhận hiểu, ngoài cái quyết tâm thực hành của tôi thì chắc không có. Nhận hiểu và quyết tâm thực hành là cái gì? Thì tự tâm mà ra, rồi thí dụ ông kiến trúc sư ngồi lại, à tôi muốn cất cái nhà kiểu gì kiểu gì, rồi ông ngồi ông hoặch hoặch một hồi cái nó ra. Cái gì vẽ ra hình thức cái nhà đó? Thì cũng tâm. Cho nên nói thì như cảnh là ngoài tâm nhưng thực tình tâm là cái dẫn đầu, cái tạo nên, từ nó mới tạo nên tất cả mà người đời lại quên nó chỉ nhớ cái bị tạo ra mà không nhớ cái hay tạo ra. Vậy nghĩ từ cái nhỏ đó rồi chúng ta mới thấy cái lớn, thường có câu: “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, thì người ta nói đó là cái lối nhìn theo duy tâm học hay triết lý duy tâm. Nhưng trong nhà Phật nói tất cả nghiệp, chủ động nghiệp là tâm, là ý. Tam nghiệp mà ý nghiệp là chủ, vậy nghiệp từ tâm ra, mà tâm đó là tâm vọng tưởng. Nghiệp tùy tâm ra, tam giới : dục giới, sắc giới, vô sắc giới, người mà tâm nhiễm dục lạc thế gian đậm mạnh, nhắm mắt đến cõi dục; người tâm tu chuyên trong cái định mà còn mắc kẹt hình tướng thì nhắm mắt đến cảnh sắc giới, chuyên tâm quán không khi nhắm mắt vào cõi không giới tức dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Vậy tam giới từ cái gì mà ra? Từ cái tâm mình đắm hay hướng về một cái gì thì đến cõi đó thì không phải “tam giời duy tâm” là gì. Còn “vạn pháp duy thức” thì hỏi ai đặt tên cái bàn, ai đặt tân cái đồng hồ, ai đặt tên cái bình hoa là thức phân biệt mà đặt. Cái bàn nó hình sao, bình hoa hìnhsao, đồng hồ hình sao, công dụng thế nào? Thức phân biệt mà đặt ra, muôn ngàn triệu ức tên đều là do là thức phân biệt đặt. Như vậy rõ ràng tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức mà người ta nghe nói vậy tưởng tâm mình tạo ra tam giới, nhưng không ngờ tâm mình sẽ dẫn mình có mặt tùy chỗ hướng mà đến trong tam giới. Đối với chúng ta tam giới đó là do tâm mình hướng đâu nó sẽ đến đó, chớ không phải ai bắt mình đưa mình đến nơi này nọ. Nói như vậy để quí vị thấy rõ ràng, thật tình cái gì cũng do tâm mình có cái chủng tử, có cái hạt giống. Thí dụ tôi sở dĩ được cất chùa trên núi vì tâm tôi thích về núi, nếu tâm tôi thích thành thị tôi sẽ cất chùa ở thành thị, tâm tôi thích về núi nên tôi có chùa trên núi. Như vậy cái sở thích đó là ai, là cái gì? Là tâm mình rõ ràng là như vậy. Còn người nào thích thành thị thì sẽ có chùa ở thành thị, tùy phước lớn nhỏ có chùa to chùa nhỏ, tùy theo sở thích. Sở thích đó là cái nghiệp, mà nghiệp đó là nghiệp của tự tâm. Vậy mới biết rằng muôn pháp không ngoài tâm mình, đó câu đó cho tất cả hiểu.
CHÁNH VĂN
Chư Phật sở dĩ nói rộng như thế, nhiều lời dạy bảo, thí dụ, chỉ vì chúng sanh hạnh hạnh không đồng nên khiến có giáo môn sai biệt.
GIẢNG
Đức Phật dạy tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tại sao nói nhiều vậy, nói rộng vậy? Vì tâm hạnh chúng sanh không đều, cho nên Phật phải dùng cách này cách nọ dạy bảo, dạy không hiểu thì phải cho thí dụ, thí dụ này thí dụ kia nên bách dụ rồi cả thiên dụ nữa, để cho họ hiểu, mà cả trăm ngàn thí dụ thì có cả trăm ngàn quyển Kinh. Như Kinh Pháp Hoa chúng ta đọc có mấy thí dụ? Mỗi thí dụ dài bao nhiêu trang giấy. Như vậy thì tất cả pháp của Phật nói ra vì theo tâm hạnh riêng biệt của chúng sanh, tuỳ đó mà nói tuỳ đó mà giải cho họ hiểu. Cho nên có rộng có nhiều, chớ trọng tâm qui lại thì đều bảo họ phải gỡ, phải bỏ những cái dính cái kẹt ở bên ngoài trở về chơn tâm. Vậy nói trở về hay gìn giữ chơn tâm là cái nói thẳng, còn nói tất cả pháp gỡ bỏ những cái lặt vặt để trở về đó là nói những pháp rộng, những pháp phương tiện. Hiểu vậy thì quí vị mới thấy câu trả lời này nó đầy đủ về ý nghĩa của câu hỏi: “Sao biết giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật ba đời”, vì chơn tâm là cái gốc để chúng ta tu.
CHÁNH VĂN
Kỳ thật tám muôn bốn ngàn pháp môn, vị thể của hàng Tam thừa vào đạo, hạnh tông của bảy mươi hai vị hiền, chẳng qua tâm mình là gốc.
GIẢNG
Vậy tám muôn bốn ngàn pháp môn, rồi thứ bậc của hàng tam thừa : Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát; hạnh tông của bảy mươi hai vị hiền chẳng qua tâm mình. Bảy mươi hai vị hiền là bảy mươi vị của Bồ tát; thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác..v.v… kể tất cả gồm hết là bảy mươi hai bậc cũng trở về tâm mình là gốc. Nói đến đâu đi nữa thì cũng tâm mình là gốc, giờ tôi lấy thí dụ ở đời cho quí vị thấy. Một đứa bé ôm sách vào trường học, học từ lớp một lớp hai cho đến hết Trung học cơ sở, hết Trung học phổ thông lên Đại học tới ra Tiến Sĩ là bao nhiêu năm, bao nhiêu cấp? Thời gian học và cấp bậc học nó trải qua từ mới đầu cho đến cuối cùng ra một ông Tiến sĩ gì đó, tất cả cấp bậc đó đều đánh giá từ cái gì? Từ cái tâm nó mở rộng lần lần, nó hiểu rộng lần lần chớ có gì đâu. Rốt cuộc lại từ cái gì ra? Đâu phải từ cái nhà, từ cái chợ, từ cái trường mà từ tâm của nó mở rộng. Ban đầu dốt không biết chữ, vô học biết chữ chút chút lớp một, rồi lần lần cứ vậy nó mở rộng một chút là một lớp. Rồi từ cấp một, cấp hai, cấp ba, rồi tới lên Đại học thì cũng từ tâm của nó. Quí vị thấy có phải từ tâm không. Nếu không từ tâm thì làm sao nó nhớ, nó biết, nó hiểu. Nhờ nhớ biết ngày càng rộng nên cấp bậc ngày càng cao. Biết thật rộng thì bậc thật cao thì đó là Tiến sĩ..v.v…như vậy đánh giá là đánh giá trên cái gì, trên cái thân nó mấy thước mà đặt giá trị hay là trên cái tâm? Rõ ràng là tâm. Vậy cấp bậc của đời nó cũng căn cứ vào tâm, cấp bậc của đạo cũng căn cứ vào tâm. Tâm là cái trọng yếu để cho mình tu, mình sửa tâm mình, mình tu tâm mình, rồi nó đầy đủ hết các cấp bậc. Cho nên qui về tâm thì có một, mà chia cấp bậc thì có nhiều. Giờ một vị học được cấp bằng Tiến sĩ với đứa bé mới ôm sách vào học từ mười mấy năm về trước là một hay là hai? Là một thôi, nhưng vì cái tâm nó mở rộng từ từ mà nó có những cấp bậc khác nhau. Chúng ta bước chân vào đạo tu, từ một người chưa biết đạo rồi từ từ biết đạo, biết thấp hạnh thấp, rồi lần lần lên cao cao, cho tới bao giờ cái biết, cái thấy, cái nhận định của mình trọn vẹn như Phật thì mình thành Phật, thành Phật thì cũng là tâm mình thành chớ có cái gì thành đâu. Như vậy mới thấy tất cả gốc từ tâm mà có thiên sai vạn biệt chớ không phải từ cái gì, mà bây giờ mình tu khéo trở về cái gốc đó thì tự nhiên mình nắm được cái nguồn cội ban đầu, không có đi sai không có đi lệch.
CHÁNH VĂN
Nếu người hay tự biết bản tâm, niệm niệm mài luyện chớ trụ, tức tự thấy Phật tánh.
GIẢNG
Câu mà ngài nói ở đây, nếu người nào mà hay tự biết bản tâm, nhận ra mình có cái bản tâm, rồi niệm niệm tức là luôn luôn nhớ để mài dũa, để luyện tập, không cho nó dính, không cho nó mắc tức là không trụ, thì tức là có ngày tự mình thấy được Phật tánh của mình hay nhận ra Phật tánh của mình, chớ không có cách nào khác.
CHÁNH VĂN
Trong mỗi niệm thường cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương, mỗi niệm thường chuyển mười hai bộ Kinh. Nếu người rõ được nguồn tâm này thì tất cả tâm nghĩa tự hiện, tất cả nguyện đầy đủ, tất cả hạnh viên mãn, tất cả đều xong, không còn thọ thân sau.
GIẢNG
Câu này quí vị nghe khó hiểu, nói rằng mình thấy được Phật tánh, tự thấy Phật tánh, mà thấy được Phật tánh là trong mỗi niệm mình thường cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương. Mỗi niệm mình thường tụng mười hai bộ Kinh, chữ chuyển là tụng. Mình làm sao mình trở về nhận được Phật tánh của mình rồi, mình lại cúng dường chư Phật mười phương như số cát sông Hằng, rồi mình tụng mười hai bộ Kinh không bao giờ ngớt, tại sao? Vì tâm mình là gốc của mười hai bộ Kinh, tâm mình là gốc của mười phương chư Phật nên trở về đó thì đủ cúng dường, đủ tụng Kinh rồi. Chớ còn mình đi cúng dường Phật khắp mười phương thì chừng nào cho giáp, bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp đi cho giáp, mà con đường tắt nhất là trở về tâm của mình. Mười hai bộ Kinh tụng chừng nào cho hết, tụng cho thuộc mười hai bộ Kinh thì chắc cũng hết cả đời, mà thuộc mười hai bộ Kinh cũng không bằng trở về tâm mình. Vậy tâm mình là nguồn của mười hai bộ Kinh, tâm mình là gốc của mười phương chư Phật, trở về đó đủ hết. Thương Phật, kính Phật muốn cho đầy đủ công đức tu hành thì chỉ trở về nguồn tâm. Trở về bản tâm là đủ tất cả. Đó là lời nói kết thúc cho chúng ta thấy rõ ràng, trên đường công hạnh tu nó nằm ngay nơi mình chớ không đâu xa. Bởi vậy nên nói: “tất cả nguyện đầy đủ, tất cả hạnh viên mãn”, trở về đó thì đầy đủ tất cả, viên mãn tất cả. Còn không trở về đó thì được cái này nó thiếu cái kia, đuợc cái kia nó thiếu cái nọ. Rồi “không còn thọ thân sau”, là trở về bản tâm rồi không còn thọ thân sau, nếu có thọ thân sau là do bản nguyện của mình muốn độ chúng sanh mà thọ thân sau để giáo hóa họ, chớ còn đúng ra trở về đó rồi thì không còn thọ thân sau. Đây ngài dạy bảo:
CHÁNH VĂN
Hội được thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, bỏ thân này rồi nhất định được vô sanh không thể nghĩ bàn. Cố gắng!
GIẢNG
Ngài nói, người mà hiểu được rồi thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt tức tâm chấp ngã và ngã sở diệt, bỏ thân này nhất định được vô sanh không thể nghĩ bàn. Cồ gắng! Ngài lúc lúc thì kêu cố gắng, cố gắng làm cái gì? Giữ chơn tâm. Đó là câu then chốt, chớ không phải cố gắng làm Phật sự này, làm Phật sự nọ, mà cố gắng giữ chơn tâm. Giữ chơn tâm là đang tụng mười hai bộ Kinh. Giữ chơn tâm là cúng dường mười phương chư Phật. Quí vị thấy khoẻ không, làm có một việc mà đủ vô lượng công đức, còn mình bây giờ muốn tạo công đức cực quá, muốn cúng dường đừng nói là mười phương chư Phật, mà muốn cúng dường các chùa cho đủ là công của cũng khá nhiều rồi. Vì vậy chúng ta thấy giữ chơn tâm là đủ tất cả, không giữ chơn tâm thì có làm gì cũng không đến đâu. Vì vọng niệm không sanh tâm ngã sở diệt, tức hai điều kiện: ở trong thì vọng niệm không sanh, đối với thân đối với cảnh thì tâm ngã sở diệt, được hai cái đó rồi thì khi bỏ thân này nhất định được vô sanh, vô sanh là được Niết bàn, không thể nghĩ bàn. Cố gắng! như vậy thì mổi người hãy cố gắng.
CHÁNH VĂN
Không gì lớn bằng.
GIẢNG
Trở về được với cái vô sanh, thì cái đó không gì lớn bằng
CHÁNH VĂN
Lời nói chân thật không đối như thế rất khó được nghe.
Ngài nói rằng lời nói chân thật của ngài không có dối, không có gạt ai, cái đó rất là khó được nghe. Chớ bây giờ nhiều người nói nó khác, nói phải làm thế này phải làm thế kia thì mới có phước đức vô lượng vô biên. Còn ngồi tu giữ chơn tâm đó là tiêu cực, yếm thế. Mình giữ chơn tâm là tiêu cực, yếm thế phải làm cái này, cái kia mới là có phước, mới được công đức..v.v…Đây ngài mới kể:
CHÁNH VĂN
Trong số chúng nhiều bằng cát sông Hằng, đâu bằng có một người nghe mà hay thực hành.
GIẢNG
Trong số chúng nghe Kinh nhiều lắm bằng số cát, số người nghe nhiều bằng số cát sông Hằng, không bằng một người nghe mà hay thực hành nghĩa là nghe mà thực hành được, thì cái đó quí hơn triệu ức người nghe mà chưa thực hành.
CHÁNH VĂN
Trong số kiếp ức xoa ít có được một người thực hành đến cứu cánh.
GIẢNG
Ức xoa là một ức kiếp đó. Đó là nói thực hành thì tốt rồi nhưng mà muôn ức người chưa có một người thực hành đến cứu cánh.
CHÁNH VĂN
Khéo khéo tự an tự tịnh, khéo điều các căn, xem thấu nguồn tâm hằng khiến soi sáng thanh tịnh, chớ để tâm vô ký sanh.
GIẢNG
Ngài bảo, chúng ta phải khéo khéo tự an tự tịnh tâm của mình, khéo điều các căn của mình, xem thấy nguồn tâm hằng khiến soi sáng thanh tịnh nghĩa là thấu được nguồn tâm sáng suốt thanh tịnh chớ đừng có để tâm vô ký sanh. Đoạn này Ngài đem hết tâm tư chân thành để chỉ dạy cho chúng ta tu, cái gì là gốc, cái gì là nguồn cội của trên đường tu hành. Tu như vậy, trở về như vậy đó là đầy đủ ba đời chư Phật sẵn ở nơi tâm mình, tất cả muôn pháp cũng sẳn ở nơi tâm mình cho nên nói giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật ba đời.
CHÁNH VĂN
Hỏi : Sao gọi là tâm vô ký?
Đáp : Những người nhiếp tâm vì không duyên cảnh bên ngoài nên tâm thô tạm dừng chút ít; bên trong khi luyện chơn tâm, tâm chưa được thanh tịnh, trong đi đứng ngồi nằm thường để ý xem tâm, vẫn chưa có thể rõ ràng thanh tịnh riêng soi nguồn tâm, ấy gọi là tâm vô ký. Cũng là tâm lậu, vẫn không thoát khỏi bệnh lớn sanh tử.
GIẢNG
Ở đây nói về tâm vô ký. Vô ký này nó khác với nghĩa vô ký là ở trong mơ mơ đó, nó sắp ngục đó. Vô ký này là chỉ chưa có được, chưa đến chỗ hoàn toàn thanh tịnh trong sáng. Đây nói rằng: “Những người nhiếp tâm vì không duyên cảnh bên ngoài nên tâm thô tạm dừng chút ít; bên trong khi luyện chơn tâm, tâm chưa được thanh tịnh, trong đi đứng ngồi nằm thường để ý xem tâm, vẫn chưa có thể rõ ràng thanh tịnh riêng soi nguồn tâm, ấy gọi là tâm vô ký.”. Như vậy mình ở đây tâm vô ký nhiều lắm, bởi vì chưa đến tận nơi, chưa đến tận gốc cho nên gọi là vô ký. Vô ký là chưa quyết định đến tận cội gốc của nó gọi là vô ký. Cũng gọi là tâm lậu vì còn bệnh sanh tử chưa hết. Vì đến tận gốc thì hết sanh tử, mà mình còn sanh tử vì tâm mình chưa trọn vẹn, trong sáng, lặng lẽ cho nên gọi là tâm vô ký. Vậy phải hiểu hai thứ vô ký. Vô ký bên duy thức học là lơ lơ, lững lững, nó muốn buồn ngủ đó. Còn vô ký ở đây là tu mà chưa đến tột gốc cuối cùng của nó, còn đang lưng lững giữa đường đó thì tâm đó gọi là tâm vô ký. Ở đây lưng lững thì khá lắm rồi, chớ tận cội gốc thì Thánh mất. Vậy còn phàm tăng thì cũng đang còn trong vô ký, nhưng vô ký cạn hay sâu nó khác nhau chút ít thôi. Nói như vậy ở đây Ngài nói,
CHÁNH VĂN
Huống là người trọn không giữ tâm người ấy chìm đắm trong biển khổ sanh tử, biết ngày nào được ra? Thật đáng thương! Cố gắng! Cố gắng!
GIẢNG
Nói rằng người biết nhiếp tâm không cho chạy theo cảnh ngoài, tâm thô tạm dừng, tâm tế thì chưa sạch thì gọi đó là tâm vô ký. Người tu vậy đó mà còn phải sanh tử huống là người trọn không giữ tâm, người ấy chìm đắm trong biển khổ sanh tử, biết ngày nào được ra. Thật đáng thương. Cố gắng! Cố gắng! Vậy hạng biết tu biết sửa như chúng ta ngày nay, ngài nói còn phải sanh tử chắc sanh tử hơi mỏng mỏng một chút. Huống là người chưa từng biết hướng về sự tu, hướng về sự giữ chơn tâm thì những người đó chìm đắm trong sanh tử ngày nào ra khỏi, không biết chừng nào ra khỏi. Như vậy đó là những người đáng thương, khuyên họ phải nổ lực cố gắng đừng có để chìm đắm như vậy. Bởi vậy trong Đạo Phật lòng từ bi thương. Thuơng người ta chìm trong sanh tử nhiều hơn là thương người ta đang đói đang rách, vì cái thương đó nó xa quá nên người đời nhìn thấy như lơ là. Quí vị thấy nhiều khi mình làm mà có người chưa ý thức được việc mình làm, sao mà ở Thiền viện dạy chư tăng chư ni bao nhiêu năm rồi, mà không dạy ai đi làm từ thiện hết trơn, mà cứ dạy đi giảng, giảng nói suông vậy đó cho đi. Còn đi làm từ thiện thực tế đem gạo, đem cơm phát cho họ thực tế mà sao không dạy. Như vậy mình có phải tiêu cực không? Với con mắt cạn cợt thì đó là tiêu cực, nhưng nhìn với con mắt của người đạt đạo thấy đó mới là cái hướng thương chân thật vì chúng ta cho họ có áo ấm, có cơm no, họ sống thêm được năm mười năm, mà họ có khỏi chết không? Mà chết rồi phải trở lại nữa, rồi đói rồi khổ cứ liên miên, lớp này lớp nọ không có ngày cùng. Bây giờ làm sao đánh thức họ, biết rằng cái đường sanh tử đó là đau khổ, phải thấy phải hiểu để họ chuẩn bị họ tránh họ rời được con đường đó mới thật là cứu họ. Cái nhìn đó chỉ có mắt Phật thấy chớ còn con mắt phàm làm sao thấy. Mà bây giờ mình làm theo hướng Phật thấy, Phật dạy thì người phàm nhất định phải chê mình, cứ nói nói pháp hoài, không thấy làm gì hết, không cho ai cơm, không cho ai gạo gì hết cứ lo nói pháp. Nhưng mà chính cái pháp mới cứu được họ, ai tỉnh, ai thức tỉnh rồi thì người đó họ mới gở, họ mới dừng nghiệp sanh tử đau khổ. Còn nếu cho họ bao nhiêu mà họ cứ ở trong mê thì đau khổ này hết tạo đau khổ khác, không có ngày ra khỏi.
Như vậy dưới con mắt Phật nhìn thấy việc từ thiện là việc tạm giải quyết khi đói cho họ cơm rồi thuyết pháp cho họ nghe, chớ họ đói quá không có cơm ăn, thuyết họ đâu thèm nghe. Cho nên cho cơm trước mà phải thuyết pháp sau, còn nếu họ no rồi thuyết pháp cho họ nghe cho cơm chi cho dư. Vì vậy phải hiểu cho tường tận đường đi của người tu. Chúng ta vì muốn cứu họ cái khổ muôn đời trong sanh tử cho nên phải đem chánh pháp của Phật mà đánh thức họ. Còn vì thương cái khổ hiện tại của họ thì chúng ta có cái gì giúp đở cho họ bớt khổ thì cái đó là phương tiện tạm thời, có thì làm còn, chưa có thì không phải đặt nó quan trọng, mà quan trọng phải cố gắng đánh thức người ta. Bởi vậy cho nên câu nói này quí vị thấy Tổ nhìn tường tận: “Huống là người trọn không giữ tâm người ấy chìm đắm trong biển khổ sanh tử, biết ngày nào được ra? Thật đáng thương! Cố gắng! Cố gắng!”. Đáng thương người đó. Giả sử có người đang ngồi trên ngai vàng ra lệnh giết người này, bắn người kia chúng ta thương không? Hay chỉ thương người nghèo người đói thôi? Đây là thương cái nghiệp sanh tử, cho nên ở ngôi vị nào hoàn cảnh nào, mà họ chưa thức tỉnh chúng ta đều thương hết, thương đó là tâm từ bi bình đẳng. Bây giờ chúng ta thương người đói, thấy người dư giả chúng ta thương không? Dư giả mà họ ăn sài bừa bải mình ghét, đằng kia người ta thiếu thì đó là thương. Còn thương người mê muội không biết tu để thoát ra sanh tử thì người nào còn mê muội đều thương, còn những người thoát ly snh tử rồi thì khỏi thương nữa. Bây giờ chúng ta có thương Phật không? Không thương, tôi không có thương Phật đâu. Tôi kính Phật chớ tôi không có thương Phật phải không, vì Phật có khổ đâu mà thương. Thương chúng sanh mà đều kính Phật. Kính người đã đi trước thấy đường dạy cho mình, mình tôn kính mình lạy, lạy không có nghĩa là thương. Quí vị phải hiểu cho rõ, thấy mình tha thiết lạy Phật tưởng mình thương Phật, không phải. Mình kính Phật vì Phật đi trước vạch cho mình một lối đi, mình thấy được một chút ít nào trên con đường cao cả đó cho nên mình kính trọng Phật mình lạy Phật. Còn chúng sanh là người mê muội mới đáng thương, mà thương tất cả chớ không phải thương người thiếu ghét người dư. Hiểu như vậy thì mới nắm vững đạo lý của Phật, còn không hiểu vậy nhiều khi chúng ta nói là làm Phật sự mà rốt cuộc rồi chưa biết Phật sự là cái gì. Phật sự là cái làm để chi cho cái hướng đi để cho người ta thoát khỏi sanh tử, còn tất cả cái khác là phương tiện tạm thời. Hiểu như vậy thì mới thấy con đường cái hướng chân thật của mình. Đây dẫn Kinh:
CHÁNH VĂN
Kinh nói: “Chúng sanh nếu trong không phát lòng thành, nơi ba đời, dù có gặp chư Phật như số cát sông Hằng cũng không làm được gì”.
GIẢNG
Phật nói rằng nếu chúng sanh trong không phát lòng thành tức phát tâm thành kính muốn thoát ly sanh tử, thì ở trong ba đời dù có gặp Phật nhiều như số cát sông Hằng Phật cũng không làm gì được cho mình.
CHÁNH VĂN
Kinh nói: “Chúng sanh biết tâm tự độ, Phật không thể độ chúng sanh”.
GIẢNG
Chúng sanh biết mình có cái tâm thể trong sạch sáng suốt hằng giác hằng tri đó, biết vậy là tự độ, chớ thật ra Phật không độ được mình, Phật thương, chỉ cho mình đường đi nước bước, nhưng độ được là chính mình độ, chớ Phật không có độ. Hầu hết chúng ta nhờ Phật độ, tu năm năm mười năm hai ba chục năm rồi, lúc nào phiền não quá lạy Phật xin Phật gia hộ cho con bớt phiền não, mà Phật làm sao có nước cam lồ của Đức Quan Âm rưới cho mình hết phiền não được không? Người ta cứ tin Đức Quan Âm có bình cam lồ rưới xuống thì nóng giận tiêu hết, mát mẻ liền phải vậy không? Quí vị thấy được rưới lần nào chưa? Thật ra chúng ta tưởng tượng chớ không có thực tế, nước cam lồ là lòng từ bi, mà lòng từ bi này là lòng từ bi thương chúng sanh mê muội, từ cái mê muội rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử khổ não không có ngày cùng. Cho nên Phật dạy, người tu thương chúng sanh, ráng tu ráng học để cho mình thấm nhuần đạo lý, rồi đem ra dạy đem ra nhắc nhở cho chúng sanh họ biết họ thức tỉnh để trở về con đường tâm thoát ly sanh tử đau khổ. Đó là trọng tâm của chúng ta. Mọi phương tiện ở trong chùa làm đều nhắm về mục tiêu đó, ngoài mục tiêu đó ra thì không có cái nào chánh, không có cái nào là gốc.
CHÁNH VĂN
Nếu Phật hay độ, thời quá khứ chư Phật nhiều như số cát sông Hằng, cớ sao chúng ta không thành Phật?
GIẢNG
Nếu Phật hay độ chúng sanh được, thì từ quá khứ đến giờ vô số Phật ra đời rồi mà sao mình còn lang thang ở đây. Tôi nói thí dụ tôi là người có khả năng giúp cho quí vị hết khổ, nếu tôi có khả năng đó thì giúp được quí vị điều đó thì chắc rằng tôi muốn làm cái gì đem lại cho quí vị được an lạc thì tôi đều làm được hết. Nếu tôi thật tình thương tất cả, thì tôi cho tất cả được an lạc bởi vì tôi có đủ khả năng. Như vậy Phật nếu ngài hay độ được chúng ta, thì một Đức Phật độ chưa hết, hai Đức Phật cho tới mười Đức Phật hai ba trăm Phật nhât định phải độ hết thì bây giờ chúng ta ngồi tòa sen hết rồi, đâu còn ngồi dưới này lang thang vậy. Vậy biết rằng Phật độ là chỉ đường cho chúng ta đi, chớ không phải Phật độ là nắm chóp quăng lên trên, hiểu như vậy là sai lầm. Cho nên chúng ta học Kinh học đạo là để tự độ mình, ngồi thiền là chúng ta độ đó. Độ là độ cái gì? Những chú vọng tưởng điên đảo, chúng ta đuổi đi đó là chúng ta độ đó, đuổi cho nó chạy ra đừng cho nó làm khổ não, đừng cho nó gây cái nhân phiền toái thì đó là chúng ta tự độ mình. Nhưng sở dĩ chúng ta biết tự độ mình là nhờ Phật chỉ, Tổ chỉ đường cho chúng ta đi, chúng ta biết. Biết rằng ngày nay chúng ta còn lang thang ở đây thì Phật không có độ chúng ta được.
CHÁNH VĂN
Chỉ vì ở trong không tự phát lòng thành, nên phải đắm chìm trong biển khổ. Cố gắng! Cố gắng! Cấp thiết cầu bản tâm, chớ để vọng lậu.
GIẢNG
Ngài thiết tha dạy chúng ta, sở dĩ chúng ta ở trong nội tâm mình không có phát lòng thành, không đem lòng chân thành để hướng về Phật để hướng về nội tâm, diệt vọng tưởng vì vậy phải đắm chìm trong biển khổ sanh tử. Cho nên bây giờ phải cố gắng, phải nổ lực cấp thiết cầu bản tâm chớ để vọng lậu. Vọng là vọng tưởng, lậu là tiếp tục sanh tử rơi trong tam giới nữa. Bao nhiêu lời khuyên “cố gắng” của Ngài đều bảo chúng ta cố gắng cấp thiết cầu bản tâm tức là gìn giữ bản tâm đừng để cho vọng tưởng lôi kéo, đó là cái gốc chớ không gì hết.
CHÁNH VĂN
Quá khứ không biết đã qua cũng chẳng làm gì kịp. Nay thân hiện tại được nghe diệu pháp, khuyên nhau rành rẽ hiểu rõ lời này, rõ biết giữ tâm là đạo thứ nhất, mà không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật thọ vô lượng tự tại khoái lạc, cứ mãi chạy theo thế tục tham cầu danh lợi, đời sau đọa trong địa ngục lớn chịu các thứ khổ não, đem cái gì thay thế? Làm sao? Làm sao? Cố gắng ! Cố gắng!
GIẢNG
Ngài tha thiết nhắc tới nhắc lui để cho chúng ta nhớ. Đây ngài nói về quá khứ mình không biết , mà quá khứ là đã qua rồi mình biết cũng không làm gì kịp, thôi quá khứ thì bỏ qua đi. Còn ngay trong cái thân hiện tại này được nghe diệu pháp tức được nghe pháp mầu nhiệm của chư Phật, thì nên khuyên nhau rành rẽ hiểu rõ lời khuyên nhắc của Ngài, rõ biết giữ tâm là đạo thứ nhất, giữ tâm là đạo thứ nhất mà không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật thọ vô lượng tự tại khoái lạc, cứ mãi chạy theo thế tục tham cầu danh lợi, đời sau đoạ trong địa ngục lớn chịu các thứ khổ não, đem cái gì thay thế? Làm sao? Làm sao thay đây. Ngài nói quá hết tình đối với chúng ta. Đã nghe được giữ tâm là cái đạo thứ nhất, biết rõ rồi vậy mà không chịu phát tâm, không cố gắng tu để thành Phật để được an lạc, mà rồi cứ mãi chạy theo thế tục cầu danh cầu lợi bởi vì cái danh cái lợi của thế tục nếu được thì được chừng bao lâu? Thí dụ ai đó giỏi lắm khôn ngoan lắm tài ba lắm ra ứng cử làm được Tổng Thống thì địa vị Tổng Thống bao lâu? Chừng bốn năm năm, mà trong bốn năm năm đó cũng đau cái đầu, có ngồi chơi hưởng thọ cái gì đâu, đau cái đầu gần chết, vậy đó mà giành với nhau. Còn nghe cái tu giữ tâm mình không tốn kém gì hết, không tranh giành với ai hết, có tranh với ai không? Giữ tâm là cái không có tranh với ai hết, chuyện mình mình làm thôi, cặm cuội mà làm rồi được an lạc vô lượng kiếp mà không chịu làm. Vậy làm Tổng Thống là cái danh tối thượng của mỗi nước mà cũng mấy năm thôi, trong khi sửa soạn tranh chức đó thì sung sướng hay cực? Chạy ngược chạy suôi gần chết vận động, rồi được lên chức đó giữ cho an ổn, được quần chúng tin tưởng không rớt giữa chừng cũng là hết hơi, rồi hết cái đó ra người tâm ngó mình cũng như xưa, bởi vì có gì đâu, thì như vậy mà còn khổ cực không biết bao nhiêu.
Bây giờ cái này là cái tối thượng, nghĩa là đời này đời khác vô số đời an lạc mà không chịu cố gắng, đòi một chút cho nên trong Kinh Phật nói: “Như đứa con nít, cây dao cắt miếng đường dính có một chút nhỏ xíu, nó tiếc miếng đường lấy lưỡi liếm, liếm cái đứt lưỡi”. Đó chúng ta đánh giá đứa con nít đó ngu cở nào? Chút đường có thấm vào đâu mà để đứt lưỡi, thật là ngu. Phật nói chúng ta cũng từa tựa như vậy đó, anh em với đứa bé đó. Danh lợi không thấm vào đâu hết mà chúng ta cứ như vậy mà lăn lộn để mà chết sống để giành giựt nhau có khổ chưa. Như vậy, cái hìn của Phật là cái nhìn siêu xuất chớ không phải tầm thường, thấy được muôn kiếp, còn chúng ta chỉ thấy được có một đời, rồi cho đời này là sang, đời này là hèn, đời này là vui, đời này là khổ, rồi giành nhau sang hèn vui khổ đó mà không thấy những kiếp tới những đời vị lai, cho nên rồi cứ bao nhiêu đó giành giựt nhau như đứa bé thấy miếng đường ngọt cứ liếm đại rồi tới đâu hay tới đó, không có cái nhìn thấu. Bởi vậy, các vị giác ngộ rồi nhìn lại thương chúng ta vô cùng. Thương cái gì? Thương cái ngu đó, cái ngu của chúng ta các ngài thương vô cùng là vậy đó. Hiểu rồi mới thấy chúng ta phải ráng làm sao tự mình tỉnh làm cho người khác tỉnh, cái việc đó là trên hết mặc ai chê mình khờ chê mình dại, chê mình tiêu cực, ích kỹ gì được hết nói sao cũng được miễn mình làm được việc của mình là tốt, làm lợi cho chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp là tốt.
Cho nên nói rằng đời sau đoạ địa ngục rồi đem cái gì mà thay thế? Đem chức Tổng Thống thế được không. Tôi nói nhiều khi quí vị tưởng đâu tôi dốt rồi tôi mỉa mai. Tôi nói rằng mình học tới bằng Tiến sĩ rồi tới chừng xuống địa ngục trình bằng Tiến sĩ vua Diêm Vương có nể nói: “ông có bằng cao quá, tội lỗi ông tôi xoá hết cho” được không? Cái chỗ đó không có tha được, tội của ai người ấy chịu, chớ cái cấp bằng không cứu mình được. Cũng như vậy đời mình làm Tỗng Thống mà nếu mình tạo tội thì nghiệp dẫn đời sau sanh ra khổ não, lúc đó nói đời trước tôi là Tổng Thống tha tôi chớ, được không? Không thể được. Vì vậy phải hiểu, cái chổ cứu kính là mình phải tự lo, tự giải thoát chớ đừng chạy theo danh, theo lợi ở đời, rồi cuối cùng chịu khổ đem cái danh, cái lợi đó để thay thế được cái khổ cho mình không? Nên ngài bảo: “Phải làm sao! Làm sao! Phải cố gắng! Cố gắng!” nghĩa là phải cố làm sao tu cho thoát khỏi khổ sanh tử. Đây ngài nói:
CHÁNH VĂN
Chỉ hay mặc áo rách, ăn cơm hẩm, rõ ràng giữ chơn tâm, giả vờ người ngu không hiểu lời nói, ít tổn khí lực mà được hiệu dụng, ấy là người đại tinh tấn.
GIẢNG
Quí vị ráng học câu này, cây này là câu mình phải học. Chỉ hay mặc áo rách, áo rách là áo vá, áo bá nạp đó; ăn cơm hẩm, bây giờ được cơm gạo trắng tốt quá; rõ ràng giữ chơn tâm, đi đứng nằm ngồi nhớ giữ chơn tâm; giả vờ người ngu, mới nhìn giống như người ngu, không có lanh lợi, không môi miếm chút ít nào hết, thấy như khờ như ngu; không hiểu lời nói, nghe khen chê mặc như không hiểu, ngu khờ tới người ta nói mà mình không hiểu, người ta chê mà mình cũng không biết nữa; ít tổn khí lực mà được hiệu dụng, nói câu này tôi nhớ nhiều người tổn khí lực vô ích quá, tới giờ vô liêu ngồi có chịu ngồi yên đâu, dụm ba dụm bảy lại đem chuyện năm trên năm dưới, đem việc này việc kia nói, nói cho đả rồi nằm ngủ cũng không ngon, làm phiền chung quanh đó là quí vị phí khí lực quá. Khí lực của mình dành lại tiết kiệm, để khi nào nên dùng khi nào cần thiết chớ đừng phí tổn vô ích như vậy. Cho nên giả vờ người ngu không hiểu lời nói, ai nói xiên nói xỏ mặc họ không thèm để ý, như vậy là ít tổn khí lực mà được hiệu dụng; không tổn khí lực mà được hiệu dụng ấy là người đại tinh tấn, không nói người khôn mà người đại tinh tấn. Quí vị ráng tập làm người đại tinh tấn nghe, chớ đừng tập người khờ mà tổn khí lực vô ích đó. Vậy Ngài chỉ, Ngài quở cái mê lầm chạy theo danh lợi, rồi chỉ người tu phải dùng như thế nào.
CHÁNH VĂN
Người thế gian mê lầm không hiểu lý này, trong tâm vô minh làm nhiều việc gian khổ tu các tướng lành, mong được giải thoát mà trở lại sanh tử.
GIẢNG
Đây là nói người đời, họ mê lầm, họ không hiểu được cái lý giữ chơn tâm này, cho nên họ trong cái tâm vô minh làm những việc cực khổ như tu khổ hạnh, các tướng thì thấy như tốt như lành mong được giải thoát, mong được giải thoát mà trở lại trong sanh tử.
CHÁNH VĂN
Nếu người rõ ràng không mất chánh niệm mà cứu độ chúng sanh, ấy là Bồ tát hữu lực.
GIẢNG
Không mất chánh niệm là biết sống trở lại với chơn tâm, đó là vị Bồ tát hữu lực tức Bồ tát có sức mạnh.
CHÁNH VĂN
Tha thiết nói với các ông: “giữ tâm là bậc nhất”, nếu không siêng năng giữ tâm, thật là người quá ngu.
GIẢNG
Vậy thì Ngài nói hết tình hết nghĩa với mình. Tha thiết nói với các ông: “giữ tâm là bậc nhất” lời đó là lời tha thiết đó, nếu không siêng năng giữ tâm, thật là người quá ngu, chẳng những một đời hiện tại phải chịu khổ mà còn muôn kiếp sau này mang hoạ bởi ngu quá. Đời này khổ rồi muôn kiếp chịu khổ nữa không ngu là cái gì. Còn giờ ngay đây mà khéo giữ chơn tâm thì đó là cái nhân đưa mình ra khỏi đau khổ. Vậy một bên triền miên đau khổ mà cứ lao mình, còn một bên giữ để thoát ly đau khổ. Hai bên nó rõ ràng mà không chịu cố giữ để ra khỏi đau khổ, mà lao mình trong đau khổ không phải ngu là cái gì. Chẳng những một đời hiện tại chịu khổ, mà còn muôn kiếp sau này mang họa nhiều đời nữa.
CHÁNH VĂN
Không biết lời gì để dặn dò ông, này: bát phong thổi chẳng động, thật là núi trân bảo vậy…
GIẢNG
Giờ tôi không biết nói lời gì để dặn dò các ông bây giờ, thôi đây tám gió thổi không động đó là ngọn núi trân bảo. Quí vị chịu giữ núi trân bảo hay là chịu hốt bùn hốt đất. Nếu nghe người ta nói cái gì hơi xăm xỉa mình, mà mình vẩn thản nhiên tự tại thì là hòn núi trân bảo. Nghe người ta xăm xỉa mình cái nổi giận, đi bon bon lại cải lộn đó là cái gì? Là hốt bùn hốt đất. Quí vị mỗi ngày nhớ bao nhiêu đó là tu rồi không có gì hết. Ở đây ai mà thường giữ núi trân bảo không hốt bùn hốt đất? Cả mấy chục người không ai dám giơ tay, tại sao của quí mà không giữ thích hốt bùn hốt đất vậy. Đó là cái lực của người tu. Cho nên nói tu thì rất là nhiều, pháp này môn kia nhưng trọng tâm ở chỗ tám gió thổi không động. Có khi nào mà quí vị ngồi lại nhớ rằng mai kia ra khỏi viện rồi mình có cái chùa ở không? Có nghĩ cái đó không? Hoặc có khi nào quí vị ngồi nghĩ, có những người thân đang cất chùa sẵn cho mình đó, mai mốt ra mình tổ chức cách này cách nọ, có nghĩ không? Thật ra cứ nghĩ tu thôi, mai kia thì để mai kia giải quyết, đừng bao giờ ngồi đây mà nghĩ mai kia, chuyện đó là chuyện xa vời. Chuyện thực tế nhất là ngày nay ngồi đây quí vị được thong thả, không đặt một trách nhiệm phải lo gì xa, cứ lo tu đi rồi mai tới thì cứ giải quyết theo ngày mai, đó là khôn ngoan. Còn lo nghĩ, bởi càng lo nghĩ thì càng lo được mất, cái chùa đó nghe nói người ta cúng cho mình đẹp lắm rồi mai mốt người ta đem cúng người khác thì buồn, đó có một gió nó thổi mà muốn rung rinh rồi đó. Nên tất cả cái được cái mất không có gì quan trọng, quan trọng là biết giữ chơn tâm và quên giữ chơn tâm. Có chùa thì ở làm Phật sự, không chùa thì cất cái chòi ở tu cũng được, biết giữ chơn tâm là có hòn núi trân bảo, còn tất cả cái gì không phải là trân bảo hết. Đó là chổ thật tình chúng ta phải cố gắng. Núi trân bảo là bát phong thổi không động, bát phong là: lợi, suy, hủy nhục, đề cao, khen, chê, khổ, vui. Cái lợi mà không mừng, cái suy mà không buồn đó là được hai gió, mà hai gió này qua cũng hơi khó đó. Được lợi mà mình không mừng, bị suy mà mình không buồn, bị huỷ nhục là bị người ta hạ mình xuống đất cũng không buồn, được đề cao là nâng mình lên cồng kênh mình đi giữa quần chúng mình cũng thản nhiên, được khen cũng tự tại, bị chê cũng cười hoài, gặp khổ cũng cười, gặp vui cũng thản nhiên, đó là hòn ngọc trân bảo, hòn núi to bằng ngọc. Còn nếu có một cái nào trong đó là có chen đất bùn, đất sét rồi. Giờ quí vị chịu giữ núi trân bảo hay muốn có bùn có đất để trồng cây trồng cỏ, muốn cái nào? Thì đó hai bên Ngài giảng trạch quá rõ ràng không còn gì nghi ngờ nũa, vậy mà không chịu biết để mà tránh, biết để mà tu thì quá dỡ.
CHÁNH VĂN
Nếu người biết quả thể, đối với vạn cảnh khởi tác dụng như hằng sa, biện luận như lưu, hợp bệnh cho thuốc, mà hay vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, thật là bậc đại trượng phu xuất thế, khi Như Lai còn tại thế khen ngợi không dứt.
GIẢNG
Ngài nói, nếu người nào biết quả thể, quả thể là cái thể của cái quả trong đời này và đời sau; đối với vạn cảnh khởi tác dụng như hằng sa, mỗi cảnh nào tùy hoàn cảnh mình có những cái linh hoạt, có những cái diệu dụng; biện luận như lưu, là nói năng biện luận lưu loát như dòng nước chảy; hợp bệnh cho thuốc, biết người bệnh gì cho thuốc nấy; mà hay vọng niệm không sanh, làm được như vậy mà tâm không có vọng niệm; tâm ngã sở diệt, là ngã và ngã sở đều không còn; thì cái đó gọi là thật là bậc đại trượng phu xuất thế; khi Như Lai còn tại thế khen ngợi không dứt, người được như vậy thì được Phật khen ngợi không cùng, không tột.
CHÁNH VĂN
Tôi nói lời này là chí tâm khuyên ông: “Không sanh vọng niệm, tâm ngã sở diệt”, ấy là kẻ xuất thế vậy.
GIẢNG
Nghĩa là không sanh vọng niệm ở trong, tâm ngã và ngã sở diệt là chấp ngã và chấp ngã sở không còn; ấy là kẻ xuất thế vậy.
Vậy quí vị thấy lời dạy của Ngũ Tổ rất đơn giản mà thiết tha, nhắc chúng ta từng câu từng lời để mà thức tỉnh. Nếu tu chúng ta không khéo không nhận được ý này, để rồi mình rong ruổi chạy tìm cái tạm bợ ở ngoài thì thật là uổng đi một đời.
GIẢNG
Đây là một đoạn Ngài dẫn để chỉ cho người mới tập tu thiền. Vì mới tập tu thiền hoặc ban đầu chúng ta dùng phương pháp tập quán hơi thở hoặc dùng phương pháp quán theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ tức là thập lục quán, mười sáu pháp quán của Kinh Quán Vô Lượng Thọ, để có hình tướng dễ kềm tâm. Nên ở đây Ngài dạy, ngồi thiền phải tâm nhìn thẳng đến trước tùy ý xa gần tức mình nhìn thẳng tới trước. Một ngày tưởng giữ chơn tâm, niệm niệm chớ trụ nghĩa là luôn luôn từ sớm đến chiều, giữ chơn tâm mình chớ dính kẹt các niệm, đó là mượn hình ảnh quán của Kinh Quán Vô Lượng thọ. Giờ đây ngài dạy thêm khéo điều hòa hơi thở, chớ để chợt thô chợt tế dễ khiến người thành bệnh. Chợt thô thế nào, chợt tế thế nào? Có nhiều người ngồi thiền, ngồi hồi lâu thấy như nhọc cái thở khì khì một hồi cái từ từ yên lại, rồi một lát thấy hơi nhọc thở, đó là hơi thở chưa điều hòa, lúc thì thô lúc thì tế, khi nó hơi yếu yếu cái thiếu hơi, cái thở mạnh cứ như vậy thở tới lui hoài, thì cái tâm nó không có an được nên phải giữ hơi thở cho điều hòa, nhẹ mà dài êm ái thì tốt, chớ đừng có khi thì thở hào hển, khi thì thở rất ngắn cái đó không được.
Ban đêm giờ ngồi thiền, hoặc thấy tất cả cảnh giới thiện ác, hoặc nhập các tam muội xanh, vàng, đỏ, trắng…. Đây là mấy hình ảnh Ngài dạy cho mình biết khi mình ngồi thiền hoặc mình thấy cảnh giới thiện là thấy Phật tới rờ đầu, hoặc Bồ tát thuyết pháp cho mình nghe đó là cảnh thiện; hoặc là cảnh ác như thấy ma quái hoặc hình ảnh khủng khiếp cọp sói..v.v… Vậy cảnh thiện cảnh ác mình thấy cũng đều không nên sợ, không nên mừng. Rồi giờ tới hoặc nhập các tam muội, chỗ này đó có nhiều người tu thiền không nắm vững, mình ngồi tâm yên rồi thì thấy tất cả chung quanh mình toàn là màu xanh, màu xanh thì khi đó gọi là tam muội, tam muội là chánh định. Chánh định mà thấy hoặc màu xanh hoặc màu vàng hoặc màu đỏ hoặc màu trắng, cái này có nhiều người đã từng kể cho tôi nghe. Thấy những hình ảnh đó không phải là lỗi, mà nhiều khi lỗi tại mình chấp, cho đến thấy thân phát ra hào quang sáng lớn, hoặc thấy thân tướng Phật, thân mình phát hào quang, hoặc thấy tướng Phật, hoặc thấy các thứ biến hóa. Khi thấy vậy thì phải làm sao? Chỉ biết nhiếp tâm chớ nên đắm trước, cái trọng tâm ở chổ này. Tất cả cảnh mình thấy như vậy, mình phải nhiếp tâm, mình giữ tâm, tâm mình nó yên định chớ không nên mừng thích. Thí dụ ngồi thấy đầu mình có hào quang, thích không? Chà lúc đó ngầm ngầm ở trong bụng, lát nữa về khoe với huynh đệ bữa nay mình phát hào quang rồi, thì đó là thích, là đắm, đắm trước. Vì vậy mà thấy cảnh đó hoặc là thấy Phật đứng trước mình để hiện những cái tướng thần thông..v.v…, tất cả cảnh đó thấy rồi mình nhiếp tâm tức là giữ tâm không dính không mắc với cảnh, không có đắm trước biết thảy đều là không, đó là cái giả tướng không thật do vọng tưởng mà thấy vậy. Như vậy thấy xanh, vàng, đỏ, trắng; thấy mình có hào quang; thấy Phật đứng trước, thấy những cảnh biến hóa, tất cả những cái thấy đó đều là không thật, do vọng tưởng mà thấy vậy. Câu này phải thuộc lòng, chớ không tu một lúc cái thành ma là ở chổ đó đó. Bởi vì dụng công nhiều. tu có đạo lực thì những cảnh lạ dễ hiện, cảnh lạ hiện mà mình đắm trước, mình cho rằng mình được, mình cho là mình chứng thì đó là đắm trước, đắm trước thì kẹt. Cho nên tất cả cảnh gì trong lúc ngồi thiền thấy đều nói rằng đó là giả, là không từ vọng tưởng mình mà thấy thôi. Tại sao mình ngồi thiền thấy Phật hiện trước mắt, là cái chỗ mong cầu, mình tu là để thấy Phật, đó là cái nguyện lớn của mình, mà tại sao thấy mình lại từ chối. Quí vị phải thâm nhập chỗ này. Tu thiền là để trở lại bản tâm thanh tịnh của mình, chớ không cầu một cái gì ở bên ngoài. Tất cả cái bên ngoài đều không phải là cái thật, không phải là cái của mình. Nhớ cái câu nhà thiền nói: “Từ ngoài mà vào không phải là của báu trong nhà”. Nhớ không, phải thuộc lòng câu đó: “Từ ngoài mà vào không phải là của báo trong nhà”, của báo trong nhà tự trong mình thấy, tự trong mình nhận, chớ cái gì ở ngoài không phải là của báo của mình. Đa số bây giờ tu trông ở ngoài thôi. Trông thấy cái gì ở ngoài cho lạ, thấy cái gì ở ngoài cho mầu nhiệm. Bởi vậy nên tu dễ lạc đường tà, là ở chỗ đó. Mấy phần này, chúng ta học học kỹ, nhớ cho rõ, để chính mình tu mình không lầm, dạy người khác tu cũng không lầm, chớ không thì đa số người phật tử, cũng như người ham tu, khi ngồi thiền mà thấy cái gì lạ thích lắm, nhất là thấy sao mà chung quang mình một màu vàng sáng rực tưởng đâu mình hào quang sáng khắp bầu trời rồi, coi như thành Phật tới nơi rồi, mà không ngờ cái đó là cái màu sắc. Cái đó cũng là trong tâm mình nó hơi yên, gọi là tam muội đó, tâm mình nó hơi yên định rồi nó hiện ra tướng đó. Nhưng tất cả những gì có tướng ở ngoài đều không phải là cái mình nhắm, mình muốn được hết. Cái mình nhắm mình muốn được là chính cái tâm thanh tịnh hằng giác hằng tri của mình, chớ không phải là cảnh ở ngoài. Cho nên dính vào cảnh ngoài thì đều mắc kẹt. Lắm người tu thiền hay khoe, hôm nào tôi ngồi tôi thấy hào quang, thấy như vậy coi như hứng lắm rồi, phấn khởi lắm rồi, tu như vậy là thành công rồi, nhưng đó chỉ là cái giả tướng không thật. Quí vị nhớ chúng ta tu phải thấy cho tường tận, hiểu cho rõ ràng tinh thần đạo đức, chớ không thì dễ lầm lắm. Ở đây quí vị thấy cảnh thiện, cảnh ác, hoặc nhập định rồi thấy xanh vàng đỏ trắng..v.v… hoặc thấy mình có hào quang, hoặc thấy thân Phật ở trước mình, hoặc thấy những cái biến hoá lạ..v.v… thấy rồi thì mình kềm giữ tâm đừng có dính mắc, đồng thời phải tưởng rằng những tướng đó đều là giả dối không thật do tâm vọng tưởng hiện ra, chớ không có cái gì thật hết. Mình nắm vững cái này rồi thì lúc tu thiền mình không bệnh, chớ không thì nhất là những lúc nhập thất người ta bệnh là tại vì những cái này đó. Thấy tướng lạ rồi mến, rồi đắm nó hoặc ngồi chưa thấy cái gì lạ cứ trông thấy cái lạ, sao mà tu mấy đêm rồi không thấy cái gì lạ hết, cứ trông thấy cái lạ hoài. Chính chỗ này tôi nói, những năm tôi tu ở trên núi về thăm quí vị cũng thân cũng là hàng đạo đức cao trọng, mà đặt câu hỏi với tôi, tôi ngẩn ngơ hỏi: “Ở trên núi tu mấy năm thấy cái gì không?”. Hỏi thấy cái gì không cái tôi ngẩn ngơ, vậy tu là phải thấy cái lạ, mà cái lạ đó là chánh hay tà. Nếu một người thâm hiểu đạo lý mà hỏi câu đó thì đưa đẩy người tu tới chỗ lạc lầm. Cho nên nói ngồi tu là phải thấy cái lạ, nhưng tất cả cái lạ đó ở đây cho đến thấy mình có hào quang cũng vẫn là vật ở ngoài, không phải là chỗ mình đi đạt đến, chỗ đạt đến của mình là “tâm thanh tịnh hằng giác hằng tri được hiện tiền”, đó là cái quan trọng, còn tất cả các cái tướng đều là giả. Nên đoạn này, tất cả tăng ni và phật tử tập tu phải nắm cho vững, phải thấy cho rõ thì không có lầm lẫn. Nếu nắm không vững, thấy không rõ thì tu dễ lạc lầm, lạc lầm rồi nói tu thiền điên hay tu thiền gì đó, đó là tại lạc lầm ở chổ này. Bởi vì dụng công tu kềm chế nó thì có những phản ứng lại, hiện ra những tướng lạ mà từ những tướng lạ đó mình tưởng lầm là thật thì đó là mình đã lạc, đã đi sai. Ráng mà thận trọng, nhớ cho thật kỹ đọan này, chớ không thì chúng ta dễ lạc lầm lắm.
Đây ngài dẫn Kinh làm chứng
CHÁNH VĂN
Kinh nói: “Cõi nước mười phương đều như hư không, ba cõi hư dối chỉ là một tâm làm ra”
GIẢNG
Như trong Kinh dạy, mười phương cõi nước đều là rỗng không thật, ba cõi tức tam giới đều hư dối, chỉ có một tâm chân thật cái đó là cái chủ để tạo nên. Chúng ta tu là để trở về cái chủ đó, chớ không phải tu để được cái bên ngoài kia nhớ như vậy. Vậy chúng ta tu sẽ được an ổn, bảo đảm không có cái gì sai lầm, không có cái làm cho chúng ta phải lạc vào đường tà, còn không được như vậy chúng ta dễ lạc vào đường tà. Đó là đoạn hết sức thiết yếu, tôi nhắc nhở quí vị.
CHÁNH VĂN
Nếu không được định, không thấy được tất cả cảnh giới, cũng không nên lấy làm lạ, chỉ nên trong đi đứng ngồi nằm thường rõ ràng giữ chơn tâm.
GIẢNG
Câu này Ngài xác nhận lại cái việc mà chúng ta phải làm. Nếu ngồi thiền mà không được định, mình không thấy tất cả cảnh giới nào lạ, cũng không nên lấy làm lạ tại sao mình tu thiền không có kết quả. Đa số người ngồi tu, thấy tâm có khi yên, tâm có khi không yên, thấy vậy rồi không yên thì dẹp để nó yên, rồi đi đứng nằm ngồi mình cố hạn chế đừng có dình mắc thì tu như vậy một năm, hai năm, năm năm, bảy năm sao không thấy gì lạ hết chán chưa, người ta mới ngồi thiền ba bốn tháng thấy hào quang, mình tu mấy năm không thấy gì hết, nghe chán quá. Nhưng sự thật không phải là cái đáng nghĩ đáng cầu, chỉ nên trong đi đứng ngồi nằm thường rõ ràng giữ chơn tâm, cái đó là cái then chốt. Đi đứng ngồi nằm thường giữ chơn tâm. Nhớ tôi bảo giữ chơn tâm là sao? Là ngó xuống đất kềm cứng nó vậy, hay là sao? Có quyền thấy, có quyền nghe tất cả ngoại cảnh bên ngoài mà không cho nó chạy theo, không cho dính mắc với cảnh mình thấy, không cho dính mắc với âm thanh mình nghe, đừng cho nó dính mắc, đó là giữ chơn tâm. Giữ là không cho chạy ra ngoài, không cho dính mắc ở ngoài, chớ giữ không phải là kềm đè, chăm chăm đè riết rồi trong ngực nó rang lên, cái nói tu Tổ dạy sao mà tôi giữ, giữ riết muốn đau phổi, đau tim. Đó là cái lầm lẫn không hiểu cách tu. Cho nên đây, phải nghe cho kỹ, phải hiểu cho rõ. Chúng ta giữ chơn tâm là: “đừng để tâm vọng tưởng đuổi theo sáu trần hoặc dính mắc sáu trần”, như vậy đó là giữ chơn tâm.
CHÁNH VĂN
Hội được thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình.
GIẢNG
Hội là người nào hiểu thấu được cái lẽ này thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình. Tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình, câu nói này nghe thì thấy như lạ. Tại sao muôn pháp có cái nào ở trong mình đâu, mà nói không cái nào ra khỏi mình. Giờ tôi thí dụ, cái thí dụ nhỏ nhưng mà rồi quí vị sẽ thấy. Ngày xưa khu Trúc Lâm này là rừng, bây giờ khi này là Thiền viện, tất cả hiện có trong khu Thiền viện này từ cái gì mà ra? Ngoài cái nhận hiểu, ngoài cái quyết tâm thực hành của tôi thì chắc không có. Nhận hiểu và quyết tâm thực hành là cái gì? Thì tự tâm mà ra, rồi thí dụ ông kiến trúc sư ngồi lại, à tôi muốn cất cái nhà kiểu gì kiểu gì, rồi ông ngồi ông hoặch hoặch một hồi cái nó ra. Cái gì vẽ ra hình thức cái nhà đó? Thì cũng tâm. Cho nên nói thì như cảnh là ngoài tâm nhưng thực tình tâm là cái dẫn đầu, cái tạo nên, từ nó mới tạo nên tất cả mà người đời lại quên nó chỉ nhớ cái bị tạo ra mà không nhớ cái hay tạo ra. Vậy nghĩ từ cái nhỏ đó rồi chúng ta mới thấy cái lớn, thường có câu: “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, thì người ta nói đó là cái lối nhìn theo duy tâm học hay triết lý duy tâm. Nhưng trong nhà Phật nói tất cả nghiệp, chủ động nghiệp là tâm, là ý. Tam nghiệp mà ý nghiệp là chủ, vậy nghiệp từ tâm ra, mà tâm đó là tâm vọng tưởng. Nghiệp tùy tâm ra, tam giới : dục giới, sắc giới, vô sắc giới, người mà tâm nhiễm dục lạc thế gian đậm mạnh, nhắm mắt đến cõi dục; người tâm tu chuyên trong cái định mà còn mắc kẹt hình tướng thì nhắm mắt đến cảnh sắc giới, chuyên tâm quán không khi nhắm mắt vào cõi không giới tức dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Vậy tam giới từ cái gì mà ra? Từ cái tâm mình đắm hay hướng về một cái gì thì đến cõi đó thì không phải “tam giời duy tâm” là gì. Còn “vạn pháp duy thức” thì hỏi ai đặt tên cái bàn, ai đặt tân cái đồng hồ, ai đặt tên cái bình hoa là thức phân biệt mà đặt. Cái bàn nó hình sao, bình hoa hìnhsao, đồng hồ hình sao, công dụng thế nào? Thức phân biệt mà đặt ra, muôn ngàn triệu ức tên đều là do là thức phân biệt đặt. Như vậy rõ ràng tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức mà người ta nghe nói vậy tưởng tâm mình tạo ra tam giới, nhưng không ngờ tâm mình sẽ dẫn mình có mặt tùy chỗ hướng mà đến trong tam giới. Đối với chúng ta tam giới đó là do tâm mình hướng đâu nó sẽ đến đó, chớ không phải ai bắt mình đưa mình đến nơi này nọ. Nói như vậy để quí vị thấy rõ ràng, thật tình cái gì cũng do tâm mình có cái chủng tử, có cái hạt giống. Thí dụ tôi sở dĩ được cất chùa trên núi vì tâm tôi thích về núi, nếu tâm tôi thích thành thị tôi sẽ cất chùa ở thành thị, tâm tôi thích về núi nên tôi có chùa trên núi. Như vậy cái sở thích đó là ai, là cái gì? Là tâm mình rõ ràng là như vậy. Còn người nào thích thành thị thì sẽ có chùa ở thành thị, tùy phước lớn nhỏ có chùa to chùa nhỏ, tùy theo sở thích. Sở thích đó là cái nghiệp, mà nghiệp đó là nghiệp của tự tâm. Vậy mới biết rằng muôn pháp không ngoài tâm mình, đó câu đó cho tất cả hiểu.
CHÁNH VĂN
Chư Phật sở dĩ nói rộng như thế, nhiều lời dạy bảo, thí dụ, chỉ vì chúng sanh hạnh hạnh không đồng nên khiến có giáo môn sai biệt.
GIẢNG
Đức Phật dạy tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tại sao nói nhiều vậy, nói rộng vậy? Vì tâm hạnh chúng sanh không đều, cho nên Phật phải dùng cách này cách nọ dạy bảo, dạy không hiểu thì phải cho thí dụ, thí dụ này thí dụ kia nên bách dụ rồi cả thiên dụ nữa, để cho họ hiểu, mà cả trăm ngàn thí dụ thì có cả trăm ngàn quyển Kinh. Như Kinh Pháp Hoa chúng ta đọc có mấy thí dụ? Mỗi thí dụ dài bao nhiêu trang giấy. Như vậy thì tất cả pháp của Phật nói ra vì theo tâm hạnh riêng biệt của chúng sanh, tuỳ đó mà nói tuỳ đó mà giải cho họ hiểu. Cho nên có rộng có nhiều, chớ trọng tâm qui lại thì đều bảo họ phải gỡ, phải bỏ những cái dính cái kẹt ở bên ngoài trở về chơn tâm. Vậy nói trở về hay gìn giữ chơn tâm là cái nói thẳng, còn nói tất cả pháp gỡ bỏ những cái lặt vặt để trở về đó là nói những pháp rộng, những pháp phương tiện. Hiểu vậy thì quí vị mới thấy câu trả lời này nó đầy đủ về ý nghĩa của câu hỏi: “Sao biết giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật ba đời”, vì chơn tâm là cái gốc để chúng ta tu.
CHÁNH VĂN
Kỳ thật tám muôn bốn ngàn pháp môn, vị thể của hàng Tam thừa vào đạo, hạnh tông của bảy mươi hai vị hiền, chẳng qua tâm mình là gốc.
GIẢNG
Vậy tám muôn bốn ngàn pháp môn, rồi thứ bậc của hàng tam thừa : Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát; hạnh tông của bảy mươi hai vị hiền chẳng qua tâm mình. Bảy mươi hai vị hiền là bảy mươi vị của Bồ tát; thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác..v.v… kể tất cả gồm hết là bảy mươi hai bậc cũng trở về tâm mình là gốc. Nói đến đâu đi nữa thì cũng tâm mình là gốc, giờ tôi lấy thí dụ ở đời cho quí vị thấy. Một đứa bé ôm sách vào trường học, học từ lớp một lớp hai cho đến hết Trung học cơ sở, hết Trung học phổ thông lên Đại học tới ra Tiến Sĩ là bao nhiêu năm, bao nhiêu cấp? Thời gian học và cấp bậc học nó trải qua từ mới đầu cho đến cuối cùng ra một ông Tiến sĩ gì đó, tất cả cấp bậc đó đều đánh giá từ cái gì? Từ cái tâm nó mở rộng lần lần, nó hiểu rộng lần lần chớ có gì đâu. Rốt cuộc lại từ cái gì ra? Đâu phải từ cái nhà, từ cái chợ, từ cái trường mà từ tâm của nó mở rộng. Ban đầu dốt không biết chữ, vô học biết chữ chút chút lớp một, rồi lần lần cứ vậy nó mở rộng một chút là một lớp. Rồi từ cấp một, cấp hai, cấp ba, rồi tới lên Đại học thì cũng từ tâm của nó. Quí vị thấy có phải từ tâm không. Nếu không từ tâm thì làm sao nó nhớ, nó biết, nó hiểu. Nhờ nhớ biết ngày càng rộng nên cấp bậc ngày càng cao. Biết thật rộng thì bậc thật cao thì đó là Tiến sĩ..v.v…như vậy đánh giá là đánh giá trên cái gì, trên cái thân nó mấy thước mà đặt giá trị hay là trên cái tâm? Rõ ràng là tâm. Vậy cấp bậc của đời nó cũng căn cứ vào tâm, cấp bậc của đạo cũng căn cứ vào tâm. Tâm là cái trọng yếu để cho mình tu, mình sửa tâm mình, mình tu tâm mình, rồi nó đầy đủ hết các cấp bậc. Cho nên qui về tâm thì có một, mà chia cấp bậc thì có nhiều. Giờ một vị học được cấp bằng Tiến sĩ với đứa bé mới ôm sách vào học từ mười mấy năm về trước là một hay là hai? Là một thôi, nhưng vì cái tâm nó mở rộng từ từ mà nó có những cấp bậc khác nhau. Chúng ta bước chân vào đạo tu, từ một người chưa biết đạo rồi từ từ biết đạo, biết thấp hạnh thấp, rồi lần lần lên cao cao, cho tới bao giờ cái biết, cái thấy, cái nhận định của mình trọn vẹn như Phật thì mình thành Phật, thành Phật thì cũng là tâm mình thành chớ có cái gì thành đâu. Như vậy mới thấy tất cả gốc từ tâm mà có thiên sai vạn biệt chớ không phải từ cái gì, mà bây giờ mình tu khéo trở về cái gốc đó thì tự nhiên mình nắm được cái nguồn cội ban đầu, không có đi sai không có đi lệch.
CHÁNH VĂN
Nếu người hay tự biết bản tâm, niệm niệm mài luyện chớ trụ, tức tự thấy Phật tánh.
GIẢNG
Câu mà ngài nói ở đây, nếu người nào mà hay tự biết bản tâm, nhận ra mình có cái bản tâm, rồi niệm niệm tức là luôn luôn nhớ để mài dũa, để luyện tập, không cho nó dính, không cho nó mắc tức là không trụ, thì tức là có ngày tự mình thấy được Phật tánh của mình hay nhận ra Phật tánh của mình, chớ không có cách nào khác.
CHÁNH VĂN
Trong mỗi niệm thường cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương, mỗi niệm thường chuyển mười hai bộ Kinh. Nếu người rõ được nguồn tâm này thì tất cả tâm nghĩa tự hiện, tất cả nguyện đầy đủ, tất cả hạnh viên mãn, tất cả đều xong, không còn thọ thân sau.
GIẢNG
Câu này quí vị nghe khó hiểu, nói rằng mình thấy được Phật tánh, tự thấy Phật tánh, mà thấy được Phật tánh là trong mỗi niệm mình thường cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương. Mỗi niệm mình thường tụng mười hai bộ Kinh, chữ chuyển là tụng. Mình làm sao mình trở về nhận được Phật tánh của mình rồi, mình lại cúng dường chư Phật mười phương như số cát sông Hằng, rồi mình tụng mười hai bộ Kinh không bao giờ ngớt, tại sao? Vì tâm mình là gốc của mười hai bộ Kinh, tâm mình là gốc của mười phương chư Phật nên trở về đó thì đủ cúng dường, đủ tụng Kinh rồi. Chớ còn mình đi cúng dường Phật khắp mười phương thì chừng nào cho giáp, bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp đi cho giáp, mà con đường tắt nhất là trở về tâm của mình. Mười hai bộ Kinh tụng chừng nào cho hết, tụng cho thuộc mười hai bộ Kinh thì chắc cũng hết cả đời, mà thuộc mười hai bộ Kinh cũng không bằng trở về tâm mình. Vậy tâm mình là nguồn của mười hai bộ Kinh, tâm mình là gốc của mười phương chư Phật, trở về đó đủ hết. Thương Phật, kính Phật muốn cho đầy đủ công đức tu hành thì chỉ trở về nguồn tâm. Trở về bản tâm là đủ tất cả. Đó là lời nói kết thúc cho chúng ta thấy rõ ràng, trên đường công hạnh tu nó nằm ngay nơi mình chớ không đâu xa. Bởi vậy nên nói: “tất cả nguyện đầy đủ, tất cả hạnh viên mãn”, trở về đó thì đầy đủ tất cả, viên mãn tất cả. Còn không trở về đó thì được cái này nó thiếu cái kia, đuợc cái kia nó thiếu cái nọ. Rồi “không còn thọ thân sau”, là trở về bản tâm rồi không còn thọ thân sau, nếu có thọ thân sau là do bản nguyện của mình muốn độ chúng sanh mà thọ thân sau để giáo hóa họ, chớ còn đúng ra trở về đó rồi thì không còn thọ thân sau. Đây ngài dạy bảo:
CHÁNH VĂN
Hội được thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, bỏ thân này rồi nhất định được vô sanh không thể nghĩ bàn. Cố gắng!
GIẢNG
Ngài nói, người mà hiểu được rồi thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt tức tâm chấp ngã và ngã sở diệt, bỏ thân này nhất định được vô sanh không thể nghĩ bàn. Cồ gắng! Ngài lúc lúc thì kêu cố gắng, cố gắng làm cái gì? Giữ chơn tâm. Đó là câu then chốt, chớ không phải cố gắng làm Phật sự này, làm Phật sự nọ, mà cố gắng giữ chơn tâm. Giữ chơn tâm là đang tụng mười hai bộ Kinh. Giữ chơn tâm là cúng dường mười phương chư Phật. Quí vị thấy khoẻ không, làm có một việc mà đủ vô lượng công đức, còn mình bây giờ muốn tạo công đức cực quá, muốn cúng dường đừng nói là mười phương chư Phật, mà muốn cúng dường các chùa cho đủ là công của cũng khá nhiều rồi. Vì vậy chúng ta thấy giữ chơn tâm là đủ tất cả, không giữ chơn tâm thì có làm gì cũng không đến đâu. Vì vọng niệm không sanh tâm ngã sở diệt, tức hai điều kiện: ở trong thì vọng niệm không sanh, đối với thân đối với cảnh thì tâm ngã sở diệt, được hai cái đó rồi thì khi bỏ thân này nhất định được vô sanh, vô sanh là được Niết bàn, không thể nghĩ bàn. Cố gắng! như vậy thì mổi người hãy cố gắng.
CHÁNH VĂN
Không gì lớn bằng.
GIẢNG
Trở về được với cái vô sanh, thì cái đó không gì lớn bằng
CHÁNH VĂN
Lời nói chân thật không đối như thế rất khó được nghe.
Ngài nói rằng lời nói chân thật của ngài không có dối, không có gạt ai, cái đó rất là khó được nghe. Chớ bây giờ nhiều người nói nó khác, nói phải làm thế này phải làm thế kia thì mới có phước đức vô lượng vô biên. Còn ngồi tu giữ chơn tâm đó là tiêu cực, yếm thế. Mình giữ chơn tâm là tiêu cực, yếm thế phải làm cái này, cái kia mới là có phước, mới được công đức..v.v…Đây ngài mới kể:
CHÁNH VĂN
Trong số chúng nhiều bằng cát sông Hằng, đâu bằng có một người nghe mà hay thực hành.
GIẢNG
Trong số chúng nghe Kinh nhiều lắm bằng số cát, số người nghe nhiều bằng số cát sông Hằng, không bằng một người nghe mà hay thực hành nghĩa là nghe mà thực hành được, thì cái đó quí hơn triệu ức người nghe mà chưa thực hành.
CHÁNH VĂN
Trong số kiếp ức xoa ít có được một người thực hành đến cứu cánh.
GIẢNG
Ức xoa là một ức kiếp đó. Đó là nói thực hành thì tốt rồi nhưng mà muôn ức người chưa có một người thực hành đến cứu cánh.
CHÁNH VĂN
Khéo khéo tự an tự tịnh, khéo điều các căn, xem thấu nguồn tâm hằng khiến soi sáng thanh tịnh, chớ để tâm vô ký sanh.
GIẢNG
Ngài bảo, chúng ta phải khéo khéo tự an tự tịnh tâm của mình, khéo điều các căn của mình, xem thấy nguồn tâm hằng khiến soi sáng thanh tịnh nghĩa là thấu được nguồn tâm sáng suốt thanh tịnh chớ đừng có để tâm vô ký sanh. Đoạn này Ngài đem hết tâm tư chân thành để chỉ dạy cho chúng ta tu, cái gì là gốc, cái gì là nguồn cội của trên đường tu hành. Tu như vậy, trở về như vậy đó là đầy đủ ba đời chư Phật sẵn ở nơi tâm mình, tất cả muôn pháp cũng sẳn ở nơi tâm mình cho nên nói giữ chơn tâm là Tổ của chư Phật ba đời.
CHÁNH VĂN
Hỏi : Sao gọi là tâm vô ký?
Đáp : Những người nhiếp tâm vì không duyên cảnh bên ngoài nên tâm thô tạm dừng chút ít; bên trong khi luyện chơn tâm, tâm chưa được thanh tịnh, trong đi đứng ngồi nằm thường để ý xem tâm, vẫn chưa có thể rõ ràng thanh tịnh riêng soi nguồn tâm, ấy gọi là tâm vô ký. Cũng là tâm lậu, vẫn không thoát khỏi bệnh lớn sanh tử.
GIẢNG
Ở đây nói về tâm vô ký. Vô ký này nó khác với nghĩa vô ký là ở trong mơ mơ đó, nó sắp ngục đó. Vô ký này là chỉ chưa có được, chưa đến chỗ hoàn toàn thanh tịnh trong sáng. Đây nói rằng: “Những người nhiếp tâm vì không duyên cảnh bên ngoài nên tâm thô tạm dừng chút ít; bên trong khi luyện chơn tâm, tâm chưa được thanh tịnh, trong đi đứng ngồi nằm thường để ý xem tâm, vẫn chưa có thể rõ ràng thanh tịnh riêng soi nguồn tâm, ấy gọi là tâm vô ký.”. Như vậy mình ở đây tâm vô ký nhiều lắm, bởi vì chưa đến tận nơi, chưa đến tận gốc cho nên gọi là vô ký. Vô ký là chưa quyết định đến tận cội gốc của nó gọi là vô ký. Cũng gọi là tâm lậu vì còn bệnh sanh tử chưa hết. Vì đến tận gốc thì hết sanh tử, mà mình còn sanh tử vì tâm mình chưa trọn vẹn, trong sáng, lặng lẽ cho nên gọi là tâm vô ký. Vậy phải hiểu hai thứ vô ký. Vô ký bên duy thức học là lơ lơ, lững lững, nó muốn buồn ngủ đó. Còn vô ký ở đây là tu mà chưa đến tột gốc cuối cùng của nó, còn đang lưng lững giữa đường đó thì tâm đó gọi là tâm vô ký. Ở đây lưng lững thì khá lắm rồi, chớ tận cội gốc thì Thánh mất. Vậy còn phàm tăng thì cũng đang còn trong vô ký, nhưng vô ký cạn hay sâu nó khác nhau chút ít thôi. Nói như vậy ở đây Ngài nói,
CHÁNH VĂN
Huống là người trọn không giữ tâm người ấy chìm đắm trong biển khổ sanh tử, biết ngày nào được ra? Thật đáng thương! Cố gắng! Cố gắng!
GIẢNG
Nói rằng người biết nhiếp tâm không cho chạy theo cảnh ngoài, tâm thô tạm dừng, tâm tế thì chưa sạch thì gọi đó là tâm vô ký. Người tu vậy đó mà còn phải sanh tử huống là người trọn không giữ tâm, người ấy chìm đắm trong biển khổ sanh tử, biết ngày nào được ra. Thật đáng thương. Cố gắng! Cố gắng! Vậy hạng biết tu biết sửa như chúng ta ngày nay, ngài nói còn phải sanh tử chắc sanh tử hơi mỏng mỏng một chút. Huống là người chưa từng biết hướng về sự tu, hướng về sự giữ chơn tâm thì những người đó chìm đắm trong sanh tử ngày nào ra khỏi, không biết chừng nào ra khỏi. Như vậy đó là những người đáng thương, khuyên họ phải nổ lực cố gắng đừng có để chìm đắm như vậy. Bởi vậy trong Đạo Phật lòng từ bi thương. Thuơng người ta chìm trong sanh tử nhiều hơn là thương người ta đang đói đang rách, vì cái thương đó nó xa quá nên người đời nhìn thấy như lơ là. Quí vị thấy nhiều khi mình làm mà có người chưa ý thức được việc mình làm, sao mà ở Thiền viện dạy chư tăng chư ni bao nhiêu năm rồi, mà không dạy ai đi làm từ thiện hết trơn, mà cứ dạy đi giảng, giảng nói suông vậy đó cho đi. Còn đi làm từ thiện thực tế đem gạo, đem cơm phát cho họ thực tế mà sao không dạy. Như vậy mình có phải tiêu cực không? Với con mắt cạn cợt thì đó là tiêu cực, nhưng nhìn với con mắt của người đạt đạo thấy đó mới là cái hướng thương chân thật vì chúng ta cho họ có áo ấm, có cơm no, họ sống thêm được năm mười năm, mà họ có khỏi chết không? Mà chết rồi phải trở lại nữa, rồi đói rồi khổ cứ liên miên, lớp này lớp nọ không có ngày cùng. Bây giờ làm sao đánh thức họ, biết rằng cái đường sanh tử đó là đau khổ, phải thấy phải hiểu để họ chuẩn bị họ tránh họ rời được con đường đó mới thật là cứu họ. Cái nhìn đó chỉ có mắt Phật thấy chớ còn con mắt phàm làm sao thấy. Mà bây giờ mình làm theo hướng Phật thấy, Phật dạy thì người phàm nhất định phải chê mình, cứ nói nói pháp hoài, không thấy làm gì hết, không cho ai cơm, không cho ai gạo gì hết cứ lo nói pháp. Nhưng mà chính cái pháp mới cứu được họ, ai tỉnh, ai thức tỉnh rồi thì người đó họ mới gở, họ mới dừng nghiệp sanh tử đau khổ. Còn nếu cho họ bao nhiêu mà họ cứ ở trong mê thì đau khổ này hết tạo đau khổ khác, không có ngày ra khỏi.
Như vậy dưới con mắt Phật nhìn thấy việc từ thiện là việc tạm giải quyết khi đói cho họ cơm rồi thuyết pháp cho họ nghe, chớ họ đói quá không có cơm ăn, thuyết họ đâu thèm nghe. Cho nên cho cơm trước mà phải thuyết pháp sau, còn nếu họ no rồi thuyết pháp cho họ nghe cho cơm chi cho dư. Vì vậy phải hiểu cho tường tận đường đi của người tu. Chúng ta vì muốn cứu họ cái khổ muôn đời trong sanh tử cho nên phải đem chánh pháp của Phật mà đánh thức họ. Còn vì thương cái khổ hiện tại của họ thì chúng ta có cái gì giúp đở cho họ bớt khổ thì cái đó là phương tiện tạm thời, có thì làm còn, chưa có thì không phải đặt nó quan trọng, mà quan trọng phải cố gắng đánh thức người ta. Bởi vậy cho nên câu nói này quí vị thấy Tổ nhìn tường tận: “Huống là người trọn không giữ tâm người ấy chìm đắm trong biển khổ sanh tử, biết ngày nào được ra? Thật đáng thương! Cố gắng! Cố gắng!”. Đáng thương người đó. Giả sử có người đang ngồi trên ngai vàng ra lệnh giết người này, bắn người kia chúng ta thương không? Hay chỉ thương người nghèo người đói thôi? Đây là thương cái nghiệp sanh tử, cho nên ở ngôi vị nào hoàn cảnh nào, mà họ chưa thức tỉnh chúng ta đều thương hết, thương đó là tâm từ bi bình đẳng. Bây giờ chúng ta thương người đói, thấy người dư giả chúng ta thương không? Dư giả mà họ ăn sài bừa bải mình ghét, đằng kia người ta thiếu thì đó là thương. Còn thương người mê muội không biết tu để thoát ra sanh tử thì người nào còn mê muội đều thương, còn những người thoát ly snh tử rồi thì khỏi thương nữa. Bây giờ chúng ta có thương Phật không? Không thương, tôi không có thương Phật đâu. Tôi kính Phật chớ tôi không có thương Phật phải không, vì Phật có khổ đâu mà thương. Thương chúng sanh mà đều kính Phật. Kính người đã đi trước thấy đường dạy cho mình, mình tôn kính mình lạy, lạy không có nghĩa là thương. Quí vị phải hiểu cho rõ, thấy mình tha thiết lạy Phật tưởng mình thương Phật, không phải. Mình kính Phật vì Phật đi trước vạch cho mình một lối đi, mình thấy được một chút ít nào trên con đường cao cả đó cho nên mình kính trọng Phật mình lạy Phật. Còn chúng sanh là người mê muội mới đáng thương, mà thương tất cả chớ không phải thương người thiếu ghét người dư. Hiểu như vậy thì mới nắm vững đạo lý của Phật, còn không hiểu vậy nhiều khi chúng ta nói là làm Phật sự mà rốt cuộc rồi chưa biết Phật sự là cái gì. Phật sự là cái làm để chi cho cái hướng đi để cho người ta thoát khỏi sanh tử, còn tất cả cái khác là phương tiện tạm thời. Hiểu như vậy thì mới thấy con đường cái hướng chân thật của mình. Đây dẫn Kinh:
CHÁNH VĂN
Kinh nói: “Chúng sanh nếu trong không phát lòng thành, nơi ba đời, dù có gặp chư Phật như số cát sông Hằng cũng không làm được gì”.
GIẢNG
Phật nói rằng nếu chúng sanh trong không phát lòng thành tức phát tâm thành kính muốn thoát ly sanh tử, thì ở trong ba đời dù có gặp Phật nhiều như số cát sông Hằng Phật cũng không làm gì được cho mình.
CHÁNH VĂN
Kinh nói: “Chúng sanh biết tâm tự độ, Phật không thể độ chúng sanh”.
GIẢNG
Chúng sanh biết mình có cái tâm thể trong sạch sáng suốt hằng giác hằng tri đó, biết vậy là tự độ, chớ thật ra Phật không độ được mình, Phật thương, chỉ cho mình đường đi nước bước, nhưng độ được là chính mình độ, chớ Phật không có độ. Hầu hết chúng ta nhờ Phật độ, tu năm năm mười năm hai ba chục năm rồi, lúc nào phiền não quá lạy Phật xin Phật gia hộ cho con bớt phiền não, mà Phật làm sao có nước cam lồ của Đức Quan Âm rưới cho mình hết phiền não được không? Người ta cứ tin Đức Quan Âm có bình cam lồ rưới xuống thì nóng giận tiêu hết, mát mẻ liền phải vậy không? Quí vị thấy được rưới lần nào chưa? Thật ra chúng ta tưởng tượng chớ không có thực tế, nước cam lồ là lòng từ bi, mà lòng từ bi này là lòng từ bi thương chúng sanh mê muội, từ cái mê muội rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử khổ não không có ngày cùng. Cho nên Phật dạy, người tu thương chúng sanh, ráng tu ráng học để cho mình thấm nhuần đạo lý, rồi đem ra dạy đem ra nhắc nhở cho chúng sanh họ biết họ thức tỉnh để trở về con đường tâm thoát ly sanh tử đau khổ. Đó là trọng tâm của chúng ta. Mọi phương tiện ở trong chùa làm đều nhắm về mục tiêu đó, ngoài mục tiêu đó ra thì không có cái nào chánh, không có cái nào là gốc.
CHÁNH VĂN
Nếu Phật hay độ, thời quá khứ chư Phật nhiều như số cát sông Hằng, cớ sao chúng ta không thành Phật?
GIẢNG
Nếu Phật hay độ chúng sanh được, thì từ quá khứ đến giờ vô số Phật ra đời rồi mà sao mình còn lang thang ở đây. Tôi nói thí dụ tôi là người có khả năng giúp cho quí vị hết khổ, nếu tôi có khả năng đó thì giúp được quí vị điều đó thì chắc rằng tôi muốn làm cái gì đem lại cho quí vị được an lạc thì tôi đều làm được hết. Nếu tôi thật tình thương tất cả, thì tôi cho tất cả được an lạc bởi vì tôi có đủ khả năng. Như vậy Phật nếu ngài hay độ được chúng ta, thì một Đức Phật độ chưa hết, hai Đức Phật cho tới mười Đức Phật hai ba trăm Phật nhât định phải độ hết thì bây giờ chúng ta ngồi tòa sen hết rồi, đâu còn ngồi dưới này lang thang vậy. Vậy biết rằng Phật độ là chỉ đường cho chúng ta đi, chớ không phải Phật độ là nắm chóp quăng lên trên, hiểu như vậy là sai lầm. Cho nên chúng ta học Kinh học đạo là để tự độ mình, ngồi thiền là chúng ta độ đó. Độ là độ cái gì? Những chú vọng tưởng điên đảo, chúng ta đuổi đi đó là chúng ta độ đó, đuổi cho nó chạy ra đừng cho nó làm khổ não, đừng cho nó gây cái nhân phiền toái thì đó là chúng ta tự độ mình. Nhưng sở dĩ chúng ta biết tự độ mình là nhờ Phật chỉ, Tổ chỉ đường cho chúng ta đi, chúng ta biết. Biết rằng ngày nay chúng ta còn lang thang ở đây thì Phật không có độ chúng ta được.
CHÁNH VĂN
Chỉ vì ở trong không tự phát lòng thành, nên phải đắm chìm trong biển khổ. Cố gắng! Cố gắng! Cấp thiết cầu bản tâm, chớ để vọng lậu.
GIẢNG
Ngài thiết tha dạy chúng ta, sở dĩ chúng ta ở trong nội tâm mình không có phát lòng thành, không đem lòng chân thành để hướng về Phật để hướng về nội tâm, diệt vọng tưởng vì vậy phải đắm chìm trong biển khổ sanh tử. Cho nên bây giờ phải cố gắng, phải nổ lực cấp thiết cầu bản tâm chớ để vọng lậu. Vọng là vọng tưởng, lậu là tiếp tục sanh tử rơi trong tam giới nữa. Bao nhiêu lời khuyên “cố gắng” của Ngài đều bảo chúng ta cố gắng cấp thiết cầu bản tâm tức là gìn giữ bản tâm đừng để cho vọng tưởng lôi kéo, đó là cái gốc chớ không gì hết.
CHÁNH VĂN
Quá khứ không biết đã qua cũng chẳng làm gì kịp. Nay thân hiện tại được nghe diệu pháp, khuyên nhau rành rẽ hiểu rõ lời này, rõ biết giữ tâm là đạo thứ nhất, mà không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật thọ vô lượng tự tại khoái lạc, cứ mãi chạy theo thế tục tham cầu danh lợi, đời sau đọa trong địa ngục lớn chịu các thứ khổ não, đem cái gì thay thế? Làm sao? Làm sao? Cố gắng ! Cố gắng!
GIẢNG
Ngài tha thiết nhắc tới nhắc lui để cho chúng ta nhớ. Đây ngài nói về quá khứ mình không biết , mà quá khứ là đã qua rồi mình biết cũng không làm gì kịp, thôi quá khứ thì bỏ qua đi. Còn ngay trong cái thân hiện tại này được nghe diệu pháp tức được nghe pháp mầu nhiệm của chư Phật, thì nên khuyên nhau rành rẽ hiểu rõ lời khuyên nhắc của Ngài, rõ biết giữ tâm là đạo thứ nhất, giữ tâm là đạo thứ nhất mà không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật thọ vô lượng tự tại khoái lạc, cứ mãi chạy theo thế tục tham cầu danh lợi, đời sau đoạ trong địa ngục lớn chịu các thứ khổ não, đem cái gì thay thế? Làm sao? Làm sao thay đây. Ngài nói quá hết tình đối với chúng ta. Đã nghe được giữ tâm là cái đạo thứ nhất, biết rõ rồi vậy mà không chịu phát tâm, không cố gắng tu để thành Phật để được an lạc, mà rồi cứ mãi chạy theo thế tục cầu danh cầu lợi bởi vì cái danh cái lợi của thế tục nếu được thì được chừng bao lâu? Thí dụ ai đó giỏi lắm khôn ngoan lắm tài ba lắm ra ứng cử làm được Tổng Thống thì địa vị Tổng Thống bao lâu? Chừng bốn năm năm, mà trong bốn năm năm đó cũng đau cái đầu, có ngồi chơi hưởng thọ cái gì đâu, đau cái đầu gần chết, vậy đó mà giành với nhau. Còn nghe cái tu giữ tâm mình không tốn kém gì hết, không tranh giành với ai hết, có tranh với ai không? Giữ tâm là cái không có tranh với ai hết, chuyện mình mình làm thôi, cặm cuội mà làm rồi được an lạc vô lượng kiếp mà không chịu làm. Vậy làm Tổng Thống là cái danh tối thượng của mỗi nước mà cũng mấy năm thôi, trong khi sửa soạn tranh chức đó thì sung sướng hay cực? Chạy ngược chạy suôi gần chết vận động, rồi được lên chức đó giữ cho an ổn, được quần chúng tin tưởng không rớt giữa chừng cũng là hết hơi, rồi hết cái đó ra người tâm ngó mình cũng như xưa, bởi vì có gì đâu, thì như vậy mà còn khổ cực không biết bao nhiêu.
Bây giờ cái này là cái tối thượng, nghĩa là đời này đời khác vô số đời an lạc mà không chịu cố gắng, đòi một chút cho nên trong Kinh Phật nói: “Như đứa con nít, cây dao cắt miếng đường dính có một chút nhỏ xíu, nó tiếc miếng đường lấy lưỡi liếm, liếm cái đứt lưỡi”. Đó chúng ta đánh giá đứa con nít đó ngu cở nào? Chút đường có thấm vào đâu mà để đứt lưỡi, thật là ngu. Phật nói chúng ta cũng từa tựa như vậy đó, anh em với đứa bé đó. Danh lợi không thấm vào đâu hết mà chúng ta cứ như vậy mà lăn lộn để mà chết sống để giành giựt nhau có khổ chưa. Như vậy, cái hìn của Phật là cái nhìn siêu xuất chớ không phải tầm thường, thấy được muôn kiếp, còn chúng ta chỉ thấy được có một đời, rồi cho đời này là sang, đời này là hèn, đời này là vui, đời này là khổ, rồi giành nhau sang hèn vui khổ đó mà không thấy những kiếp tới những đời vị lai, cho nên rồi cứ bao nhiêu đó giành giựt nhau như đứa bé thấy miếng đường ngọt cứ liếm đại rồi tới đâu hay tới đó, không có cái nhìn thấu. Bởi vậy, các vị giác ngộ rồi nhìn lại thương chúng ta vô cùng. Thương cái gì? Thương cái ngu đó, cái ngu của chúng ta các ngài thương vô cùng là vậy đó. Hiểu rồi mới thấy chúng ta phải ráng làm sao tự mình tỉnh làm cho người khác tỉnh, cái việc đó là trên hết mặc ai chê mình khờ chê mình dại, chê mình tiêu cực, ích kỹ gì được hết nói sao cũng được miễn mình làm được việc của mình là tốt, làm lợi cho chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp là tốt.
Cho nên nói rằng đời sau đoạ địa ngục rồi đem cái gì mà thay thế? Đem chức Tổng Thống thế được không. Tôi nói nhiều khi quí vị tưởng đâu tôi dốt rồi tôi mỉa mai. Tôi nói rằng mình học tới bằng Tiến sĩ rồi tới chừng xuống địa ngục trình bằng Tiến sĩ vua Diêm Vương có nể nói: “ông có bằng cao quá, tội lỗi ông tôi xoá hết cho” được không? Cái chỗ đó không có tha được, tội của ai người ấy chịu, chớ cái cấp bằng không cứu mình được. Cũng như vậy đời mình làm Tỗng Thống mà nếu mình tạo tội thì nghiệp dẫn đời sau sanh ra khổ não, lúc đó nói đời trước tôi là Tổng Thống tha tôi chớ, được không? Không thể được. Vì vậy phải hiểu, cái chổ cứu kính là mình phải tự lo, tự giải thoát chớ đừng chạy theo danh, theo lợi ở đời, rồi cuối cùng chịu khổ đem cái danh, cái lợi đó để thay thế được cái khổ cho mình không? Nên ngài bảo: “Phải làm sao! Làm sao! Phải cố gắng! Cố gắng!” nghĩa là phải cố làm sao tu cho thoát khỏi khổ sanh tử. Đây ngài nói:
CHÁNH VĂN
Chỉ hay mặc áo rách, ăn cơm hẩm, rõ ràng giữ chơn tâm, giả vờ người ngu không hiểu lời nói, ít tổn khí lực mà được hiệu dụng, ấy là người đại tinh tấn.
GIẢNG
Quí vị ráng học câu này, cây này là câu mình phải học. Chỉ hay mặc áo rách, áo rách là áo vá, áo bá nạp đó; ăn cơm hẩm, bây giờ được cơm gạo trắng tốt quá; rõ ràng giữ chơn tâm, đi đứng nằm ngồi nhớ giữ chơn tâm; giả vờ người ngu, mới nhìn giống như người ngu, không có lanh lợi, không môi miếm chút ít nào hết, thấy như khờ như ngu; không hiểu lời nói, nghe khen chê mặc như không hiểu, ngu khờ tới người ta nói mà mình không hiểu, người ta chê mà mình cũng không biết nữa; ít tổn khí lực mà được hiệu dụng, nói câu này tôi nhớ nhiều người tổn khí lực vô ích quá, tới giờ vô liêu ngồi có chịu ngồi yên đâu, dụm ba dụm bảy lại đem chuyện năm trên năm dưới, đem việc này việc kia nói, nói cho đả rồi nằm ngủ cũng không ngon, làm phiền chung quanh đó là quí vị phí khí lực quá. Khí lực của mình dành lại tiết kiệm, để khi nào nên dùng khi nào cần thiết chớ đừng phí tổn vô ích như vậy. Cho nên giả vờ người ngu không hiểu lời nói, ai nói xiên nói xỏ mặc họ không thèm để ý, như vậy là ít tổn khí lực mà được hiệu dụng; không tổn khí lực mà được hiệu dụng ấy là người đại tinh tấn, không nói người khôn mà người đại tinh tấn. Quí vị ráng tập làm người đại tinh tấn nghe, chớ đừng tập người khờ mà tổn khí lực vô ích đó. Vậy Ngài chỉ, Ngài quở cái mê lầm chạy theo danh lợi, rồi chỉ người tu phải dùng như thế nào.
CHÁNH VĂN
Người thế gian mê lầm không hiểu lý này, trong tâm vô minh làm nhiều việc gian khổ tu các tướng lành, mong được giải thoát mà trở lại sanh tử.
GIẢNG
Đây là nói người đời, họ mê lầm, họ không hiểu được cái lý giữ chơn tâm này, cho nên họ trong cái tâm vô minh làm những việc cực khổ như tu khổ hạnh, các tướng thì thấy như tốt như lành mong được giải thoát, mong được giải thoát mà trở lại trong sanh tử.
CHÁNH VĂN
Nếu người rõ ràng không mất chánh niệm mà cứu độ chúng sanh, ấy là Bồ tát hữu lực.
GIẢNG
Không mất chánh niệm là biết sống trở lại với chơn tâm, đó là vị Bồ tát hữu lực tức Bồ tát có sức mạnh.
CHÁNH VĂN
Tha thiết nói với các ông: “giữ tâm là bậc nhất”, nếu không siêng năng giữ tâm, thật là người quá ngu.
GIẢNG
Vậy thì Ngài nói hết tình hết nghĩa với mình. Tha thiết nói với các ông: “giữ tâm là bậc nhất” lời đó là lời tha thiết đó, nếu không siêng năng giữ tâm, thật là người quá ngu, chẳng những một đời hiện tại phải chịu khổ mà còn muôn kiếp sau này mang hoạ bởi ngu quá. Đời này khổ rồi muôn kiếp chịu khổ nữa không ngu là cái gì. Còn giờ ngay đây mà khéo giữ chơn tâm thì đó là cái nhân đưa mình ra khỏi đau khổ. Vậy một bên triền miên đau khổ mà cứ lao mình, còn một bên giữ để thoát ly đau khổ. Hai bên nó rõ ràng mà không chịu cố giữ để ra khỏi đau khổ, mà lao mình trong đau khổ không phải ngu là cái gì. Chẳng những một đời hiện tại chịu khổ, mà còn muôn kiếp sau này mang họa nhiều đời nữa.
CHÁNH VĂN
Không biết lời gì để dặn dò ông, này: bát phong thổi chẳng động, thật là núi trân bảo vậy…
GIẢNG
Giờ tôi không biết nói lời gì để dặn dò các ông bây giờ, thôi đây tám gió thổi không động đó là ngọn núi trân bảo. Quí vị chịu giữ núi trân bảo hay là chịu hốt bùn hốt đất. Nếu nghe người ta nói cái gì hơi xăm xỉa mình, mà mình vẩn thản nhiên tự tại thì là hòn núi trân bảo. Nghe người ta xăm xỉa mình cái nổi giận, đi bon bon lại cải lộn đó là cái gì? Là hốt bùn hốt đất. Quí vị mỗi ngày nhớ bao nhiêu đó là tu rồi không có gì hết. Ở đây ai mà thường giữ núi trân bảo không hốt bùn hốt đất? Cả mấy chục người không ai dám giơ tay, tại sao của quí mà không giữ thích hốt bùn hốt đất vậy. Đó là cái lực của người tu. Cho nên nói tu thì rất là nhiều, pháp này môn kia nhưng trọng tâm ở chỗ tám gió thổi không động. Có khi nào mà quí vị ngồi lại nhớ rằng mai kia ra khỏi viện rồi mình có cái chùa ở không? Có nghĩ cái đó không? Hoặc có khi nào quí vị ngồi nghĩ, có những người thân đang cất chùa sẵn cho mình đó, mai mốt ra mình tổ chức cách này cách nọ, có nghĩ không? Thật ra cứ nghĩ tu thôi, mai kia thì để mai kia giải quyết, đừng bao giờ ngồi đây mà nghĩ mai kia, chuyện đó là chuyện xa vời. Chuyện thực tế nhất là ngày nay ngồi đây quí vị được thong thả, không đặt một trách nhiệm phải lo gì xa, cứ lo tu đi rồi mai tới thì cứ giải quyết theo ngày mai, đó là khôn ngoan. Còn lo nghĩ, bởi càng lo nghĩ thì càng lo được mất, cái chùa đó nghe nói người ta cúng cho mình đẹp lắm rồi mai mốt người ta đem cúng người khác thì buồn, đó có một gió nó thổi mà muốn rung rinh rồi đó. Nên tất cả cái được cái mất không có gì quan trọng, quan trọng là biết giữ chơn tâm và quên giữ chơn tâm. Có chùa thì ở làm Phật sự, không chùa thì cất cái chòi ở tu cũng được, biết giữ chơn tâm là có hòn núi trân bảo, còn tất cả cái gì không phải là trân bảo hết. Đó là chổ thật tình chúng ta phải cố gắng. Núi trân bảo là bát phong thổi không động, bát phong là: lợi, suy, hủy nhục, đề cao, khen, chê, khổ, vui. Cái lợi mà không mừng, cái suy mà không buồn đó là được hai gió, mà hai gió này qua cũng hơi khó đó. Được lợi mà mình không mừng, bị suy mà mình không buồn, bị huỷ nhục là bị người ta hạ mình xuống đất cũng không buồn, được đề cao là nâng mình lên cồng kênh mình đi giữa quần chúng mình cũng thản nhiên, được khen cũng tự tại, bị chê cũng cười hoài, gặp khổ cũng cười, gặp vui cũng thản nhiên, đó là hòn ngọc trân bảo, hòn núi to bằng ngọc. Còn nếu có một cái nào trong đó là có chen đất bùn, đất sét rồi. Giờ quí vị chịu giữ núi trân bảo hay muốn có bùn có đất để trồng cây trồng cỏ, muốn cái nào? Thì đó hai bên Ngài giảng trạch quá rõ ràng không còn gì nghi ngờ nũa, vậy mà không chịu biết để mà tránh, biết để mà tu thì quá dỡ.
CHÁNH VĂN
Nếu người biết quả thể, đối với vạn cảnh khởi tác dụng như hằng sa, biện luận như lưu, hợp bệnh cho thuốc, mà hay vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, thật là bậc đại trượng phu xuất thế, khi Như Lai còn tại thế khen ngợi không dứt.
GIẢNG
Ngài nói, nếu người nào biết quả thể, quả thể là cái thể của cái quả trong đời này và đời sau; đối với vạn cảnh khởi tác dụng như hằng sa, mỗi cảnh nào tùy hoàn cảnh mình có những cái linh hoạt, có những cái diệu dụng; biện luận như lưu, là nói năng biện luận lưu loát như dòng nước chảy; hợp bệnh cho thuốc, biết người bệnh gì cho thuốc nấy; mà hay vọng niệm không sanh, làm được như vậy mà tâm không có vọng niệm; tâm ngã sở diệt, là ngã và ngã sở đều không còn; thì cái đó gọi là thật là bậc đại trượng phu xuất thế; khi Như Lai còn tại thế khen ngợi không dứt, người được như vậy thì được Phật khen ngợi không cùng, không tột.
CHÁNH VĂN
Tôi nói lời này là chí tâm khuyên ông: “Không sanh vọng niệm, tâm ngã sở diệt”, ấy là kẻ xuất thế vậy.
GIẢNG
Nghĩa là không sanh vọng niệm ở trong, tâm ngã và ngã sở diệt là chấp ngã và chấp ngã sở không còn; ấy là kẻ xuất thế vậy.
Vậy quí vị thấy lời dạy của Ngũ Tổ rất đơn giản mà thiết tha, nhắc chúng ta từng câu từng lời để mà thức tỉnh. Nếu tu chúng ta không khéo không nhận được ý này, để rồi mình rong ruổi chạy tìm cái tạm bợ ở ngoài thì thật là uổng đi một đời.
Các bài mới
- Luận tối thượng thừa giảng giải (Phần 5) - 11/05/2012
- Luận tối thượng thừa giảng giải (Phần 3) - 17/04/2012
- Luận tối thượng thừa giảng giải ( Phần 2) - 16/04/2012
- Luận tối thượng thừa giảng giải ( Phần 1) - 28/03/2012
- Chứng đạo ca ( Phần 5) - 08/12/2011
Các bài đã đăng
- Chứng đạo ca ( Phần 4) - 29/07/2011
- Chứng đạo ca ( Phần 3) - 21/07/2011
- Chứng đạo ca ( Phần 2) - 12/07/2011
- Chứng đạo ca ( Phần 1) - 07/07/2011
- Chơn tâm trực thuyết giảng giải - 02/01/2011
Kinh - Luật - Luận
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 89723
- Online: 29