Mười hai đại nguyện của Phật Dược Sư qua cái thấy của nhà thiền

16/04/2015 | Lượt xem: 41

DẪN NHẬP

Đối với hệ thống kinh điển của nhà Phật thì có những nơi chỉ chấp nhận bốn bộ A Hàm là Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Trường A Hàm vì những bộ Kinh này có lịch sử rõ ràng là do Phật nói, còn những bộ kinh Đại thừa như Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Già, Kinh Dược Sư, Kinh Lăng Nghiêm… thì không chấp nhận. Cho nên sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì chia thành hai bộ phái lớn, một là Thượng tọa bộ và hai là Đại chúng bộ. Từ hai bộ phái đó chia ra 18 bộ phái nữa, tổng là 20 bộ phái. Nhưng thực ra trong bốn mươi chín ngày đêm Đức Phật ngồi thiền dưới cội cây Bồ đề hoắc nhiên đại ngộ thì trong miền sâu thẳm của tâm thức không có tiểu mà cũng không có đại. Sở dĩ chia ra Tiểu thừa và Đại thừa là vì tâm mình có tiểu có đại, chứ pháp thì không có tiểu cũng không có đại. Cho nên sau khi thành đạo thì Đức Phật do dự không muốn nói pháp vi diệu mầu nhiệm vì sợ chúng sanh căn tánh thấp kém sẽ không tin, mà đã không tin thì phỉ báng thánh pháp, sa đọa trong ba đường ác. Lúc bấy giờ, Phạm thiên Sa-ba-ti ba lần thưa thỉnh, Đức Phật mới dùng phương tiện thiện xảo chia ra làm ba thừa, mười hai phần giáo. Do đó trong kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm Cơ Duyên, một hôm Ngài Trí Thường hỏi Lục Tổ:

-         Phật nói Pháp ba thừa, lại nói tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu. Cúi mong Ngài chỉ dạy.

Tổ đáp:

-         Ông xem nơi bản tâm mình, chớ có chấp pháp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm người tự có những sai biệt. Thấy nghe tụng đọc là Tiểu thừa. Ngộ pháp, hiểu nghĩa là Trung thừa, y pháp tu hành là Đại thừa, muôn pháp trọn thông, muôn pháp đầy đủ, tất cả không nhiễm, lìa các pháp tướng, một cũng không được, gọi là Tối thượng thừa.

Ở đây, tối thượng thừa tức là muôn pháp trọn thông. Trong cảnh giới của pháp, của tâm, tất cả công hạnh diệu lực đều đầy đủ hết. Trong lúc đầy đủ diệu lực của pháp thân thì tất cả không nhiễm, lìa hết các pháp tướng, chẳng hạn thấy cái đồng hồ, bình bông…, thấy hết tất cả mà không dính, không mắc, gọi là một cũng không được, gọi là vô sở đắc, không chứng mà cũng không đắc. Đó gọi là tối thượng thừa. Thừa là hành ở nơi tâm, không phải là hành ở nơi miệng, không phải tranh cãi. Tranh cãi thì không phải là pháp của Phật. 

Do đó, chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị một bộ kinh mà các chùa thường hay tụng từ rằm tháng Tư đến rằm tháng Bảy, hoặc sau ba tháng an cư kiết hạ. Đó là Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Trong bộ kinh này, chúng tôi chỉ trích ra và giảng về mười hai đại nguyện của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương.

Sở dĩ bộ kinh này Đức Phật không nói cho Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Phú Lâu Na, Ngài A Nan, Ngài A Nậu Lâu Đà, ngài Ly Bà Đa mà đặc biệt chỉ nói cho Pháp vương tử của Ngài là Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi là bởi vì Bồ Tát Đại trí Văn Thù Sư Lợi tiêu biểu cho Căn bản trí. Chỉ có trở về Căn bản trí thì mới hiểu và lột ra được bộ kinh này. Có nhiều người không hiểu, chỉ căn cứ trên một số nghi lễ hình thức rồi nói đạo Phật là mê tín, nhưng thực ra càng đi sâu vào giáo lý của Đức Phật thì mới thấy đạo Phật là một đạo minh triết trong đời sống, là đạo trí huệ, thấy đúng như thật. Muốn chứng nghiệm, thấy được pháp Phật vi diệu thì chúng ta phải tu tập chứ không sẽ thành mê tín đại thừa, chỉ biết cầu xin mà không hiểu rõ được ý của Phật là bộ kinh này dành cho ai và tại sao Đức Phật lại nói Kinh này.

Do đó Đức Thế Tôn dùng mọi phương tiện thiện xảo nói ra tám muôn bốn ngàn pháp môn để đối trị với tám muôn bốn ngàn trần lao phiền não. Nếu mình không còn phiền não, khổ đau thì không cần phải dùng bất cứ phương tiện nào mà vẫn được ung dung, tự tại. Trong Kinh Tương Ưng Bộ, một hôm có một con Quỷ dạ xoa lên hỏi một thầy Tỳ kheo: “Thưa Tôn giả, lúc Tôn giả đặt chân lần đầu tiên đến đây thì hôm nào con cũng nghe thấy Tôn giả tụng kinh, nhưng sao gần đây con không nghe thấy Tôn giả tụng kinh nữa?”, nhưng nó không biết rằng vị Tỳ kheo đó đã chứng đắc quả vị A-la-hán, chứng vào con đường thiền định tịch tĩnh cho nên tụng kinh hay niệm Phật, Ngài không cần dùng đến nữa. Vì vậy Lục Tổ nói: “Phật nói tất cả Pháp để trị tất cả tâm, còn ta vô tâm thì không cần tất cả Pháp”. Nếu cảm thấy mình vô tâm, không bị dính mắc thì không cần phải tụng kinh, thậm chí khỏi cần ngồi thiền. Nhưng nếu còn phiền não, còn khổ đau, còn tham sân si thì chúng ta vẫn cần phải tụng kinh, niệm phật, sám hối, ngồi thiền….

1

Các bài mới

Các bài đã đăng

Thư viện sách

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Tin mới

Đọc nhiều

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 13183
  • Online: 12