Mời Tham Dự Khóa Tu Một Ngày Tu An Lạc Tháng 10 - Lễ Tưởng Niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Sư Chân Nguyên
Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Thứ bảy, 21/12/2024
,
Tâm Kinh Bát Nhã qua cái nhìn của Nhà Thiền
20/06/2015 | Lượt xem: 4644
TT.Thích Thông Phương thuyết giảng
Bài kinh này quý vị đã được nghe giảng nhiều, đọc chú giải cũng nhiều, nhưng đây là nói qua cái nhìn của nhà Thiền, để cho thấy nó có những nét đặc sắc như thế nào?
Về tựa đề là: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Vậy thì Ma Ha Bát Nhã là gì? Chữ Ma Ha là to lớn, rộng lớn.
Bát Nhã là trí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã. Nói gọn là: “Trí tuệ rộng lớn, to tát.”
Song nếu chỉ giải theo kiểu ấy thôi thì cũng thành ra giải theo chữ nghĩa, cũng chưa phải thật Bát Nhã. Bởi vì nói trí tuệ rộng lớn, nhưng sao gọi là trí tuệ rộng lớn? – Trí tuệ mà còn có lớn, có nhỏ hẳn không phải Bát Nhã rồi! Vậy tại sao đây gọi là trí tuệ rộng lớn? Bát Nhã thì có tướng gì mà gọi là lớn, là nhỏ? Đã có lớn, có nhỏ tức thành tướng rồi. Do đó hiểu có lớn nhỏ là hiểu lầm theo chữ nghĩa thì không phải Bát Nhã.
Trong đây ngầm chỉ, trí tuệ này là trí tuệ vượt ngoài những phân biệt đối đãi lớn nhỏ của thế gian, không có cái gì so sánh được, cho nên tạm gọi là LỚN. Còn cái trí tuệ của thế gian thì nó có lớn, có nhỏ, có sâu, có cạn, tức là học nhiều thì hiểu nhiều, học ít thì hiểu ít.
Đã có cạn, có sâu, có lớn, có nhỏ thì đó là trí sanh diệt, trí vay mượn. Hễ mình vay mượn nhiều chừng nào thì nó lớn chừng nấy, vay mượn ít thì nó nhỏ vậy thôi. Rõ ràng đó là có giới hạn, có sanh diệt.
Còn trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ ở ngay tự tánh của chính mình, nên nó không không có dài ngắn lớn nhỏ gì hết, nó đâu có hình tướng gì? Nó không có xanh, vàng, đỏ, trắng cho đến không có nam nữ, không có già trẻ, nói thẳng ra cũng không có phàm thánh luôn. Trí Bát Nhã Nguyên Nó Là Nó Thôi! Vậy thì lấy cái gì so sánh được mà nói lớn với nhỏ? Cho nên với Trí Bát Nhã mà vừa nghĩ lớn nhỏ là xa Bát Nhã, là không phải Bát Nhã rồi! vì vậy trong nhà Thiền có vị Tăng hỏi Quốc Sư Đức Thiều là:
Người xưa nói rằng: “Người thấy Bát Nhã liền bị Bát Nhã trói, người chẳng thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói”, đã thấy Bát Nhã vì sao lại bị Bát Nhã trói?
Ngài Đức Thiều đáp:
- Ông hãy nói Bát Nhã thấy cái gì?
Tăng hỏi tiếp:
- Còn chẳng thấy Bát Nhã, vì sao cũng bị Bát Nhã trói?
Ngài Đức Thiều đáp:
- Ông hãy nói Bát Nhã chỗ nào chẳng thấy?
Sau đó Ngài Đức Thiều bảo thêm:
- Nếu thấy Bát Nhã thì chẳng gọi Bát Nhã, còn nếu chẳng thấy Bát Nhã cũng chẳng gọi Bát Nhã, hãy nói cái gì là thấy chẳng thấy?
Như vậy thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói, mà không thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói, vậy làm sao? – Bám vào đâu để nói lớn, nói nhỏ? Bởi Bát Nhã vốn không hình tướng, vượt ngoài chỗ đối đãi thấy và chẳng thấy.
Mình thấy nó tức là sao? Tức nó thành ra cái bị thấy rồi.
Còn không thấy thì sao? – Không thấy thì vô minh mê mờ. Cho nên cả hai đều mắc kẹt hết. Bởi vậy Bát Nhã mà có chỗ thấy, có chỗ chẳng thấy, thì đó là tướng sanh diệt, không phải Bát Nhã.
Bát Nhã thì lúc nào cũng Hằng Hữu, làm sao có thấy, có chẳng thấy? Còn có thấy, có chẳng thấy là có sanh diệt, cho nên khi thì thấy, khi thì không thấy.
Ở đây phải hiểu rõ Bát Nhã là Sáng Suốt Biết Rõ Lẽ Thật Của Các Pháp. Như vậy mà cho nó không thể thấy tức là không rõ Bát Nhã, cho nên cũng bị trói. Còn nghe nói Bát Nhã là sáng ngời, rồi mình liền tưởng là cái gì đó để thấy, cũng thành bị trói.
Như vậy, phải làm sao mới học được Bát Nhã? – Tức là phải quên cái niệm hai bên thấy, chẳng thấy thì ngay đó là Bát Nhã.
Vì vậy với người thông thường giải thích Bát Nhã là trí tuệ, là sáng suốt v.v… giải thích như vậy có phải là Bát Nhã chưa? Cũng là Bát Nhã trên văn tự. Nói Bát Nhã là trí tuệ, là sáng suốt, là thấy đúng lẽ thật gì đó, nói một hơi cũng là chữ nghĩa văn tự thôi, chứ chưa phải là Bát Nhã, vậy Bát Nhã là sao?
Trong nhà Thiền không nói dài dòng mà chỉ thẳng cho người trực nhận ngay bản thân Bát Nhã.
Có vị sư hỏi Thiền Sư Thanh Tủng:
- Thế nào là Ma Ha Bát Nhã?
Ngài Thanh Tủng đáp:
- Gió lạnh tuyết rơi.
Ông tăng không đáp được, ngài Thanh Tủng mới bảo:
- Ông có lãnh hội được chăng?
Ông tăng thưa:
- Chẳng lãnh hội .
Ngài Thanh Tủng nói bài kệ:
Trong đây ngầm chỉ, trí tuệ này là trí tuệ vượt ngoài những phân biệt đối đãi lớn nhỏ của thế gian, không có cái gì so sánh được, cho nên tạm gọi là LỚN. Còn cái trí tuệ của thế gian thì nó có lớn, có nhỏ, có sâu, có cạn, tức là học nhiều thì hiểu nhiều, học ít thì hiểu ít.
Đã có cạn, có sâu, có lớn, có nhỏ thì đó là trí sanh diệt, trí vay mượn. Hễ mình vay mượn nhiều chừng nào thì nó lớn chừng nấy, vay mượn ít thì nó nhỏ vậy thôi. Rõ ràng đó là có giới hạn, có sanh diệt.
Còn trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ ở ngay tự tánh của chính mình, nên nó không không có dài ngắn lớn nhỏ gì hết, nó đâu có hình tướng gì? Nó không có xanh, vàng, đỏ, trắng cho đến không có nam nữ, không có già trẻ, nói thẳng ra cũng không có phàm thánh luôn. Trí Bát Nhã Nguyên Nó Là Nó Thôi! Vậy thì lấy cái gì so sánh được mà nói lớn với nhỏ? Cho nên với Trí Bát Nhã mà vừa nghĩ lớn nhỏ là xa Bát Nhã, là không phải Bát Nhã rồi! vì vậy trong nhà Thiền có vị Tăng hỏi Quốc Sư Đức Thiều là:
Người xưa nói rằng: “Người thấy Bát Nhã liền bị Bát Nhã trói, người chẳng thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói”, đã thấy Bát Nhã vì sao lại bị Bát Nhã trói?
Ngài Đức Thiều đáp:
- Ông hãy nói Bát Nhã thấy cái gì?
Tăng hỏi tiếp:
- Còn chẳng thấy Bát Nhã, vì sao cũng bị Bát Nhã trói?
Ngài Đức Thiều đáp:
- Ông hãy nói Bát Nhã chỗ nào chẳng thấy?
Sau đó Ngài Đức Thiều bảo thêm:
- Nếu thấy Bát Nhã thì chẳng gọi Bát Nhã, còn nếu chẳng thấy Bát Nhã cũng chẳng gọi Bát Nhã, hãy nói cái gì là thấy chẳng thấy?
Như vậy thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói, mà không thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói, vậy làm sao? – Bám vào đâu để nói lớn, nói nhỏ? Bởi Bát Nhã vốn không hình tướng, vượt ngoài chỗ đối đãi thấy và chẳng thấy.
Mình thấy nó tức là sao? Tức nó thành ra cái bị thấy rồi.
Còn không thấy thì sao? – Không thấy thì vô minh mê mờ. Cho nên cả hai đều mắc kẹt hết. Bởi vậy Bát Nhã mà có chỗ thấy, có chỗ chẳng thấy, thì đó là tướng sanh diệt, không phải Bát Nhã.
Bát Nhã thì lúc nào cũng Hằng Hữu, làm sao có thấy, có chẳng thấy? Còn có thấy, có chẳng thấy là có sanh diệt, cho nên khi thì thấy, khi thì không thấy.
Ở đây phải hiểu rõ Bát Nhã là Sáng Suốt Biết Rõ Lẽ Thật Của Các Pháp. Như vậy mà cho nó không thể thấy tức là không rõ Bát Nhã, cho nên cũng bị trói. Còn nghe nói Bát Nhã là sáng ngời, rồi mình liền tưởng là cái gì đó để thấy, cũng thành bị trói.
Như vậy, phải làm sao mới học được Bát Nhã? – Tức là phải quên cái niệm hai bên thấy, chẳng thấy thì ngay đó là Bát Nhã.
Vì vậy với người thông thường giải thích Bát Nhã là trí tuệ, là sáng suốt v.v… giải thích như vậy có phải là Bát Nhã chưa? Cũng là Bát Nhã trên văn tự. Nói Bát Nhã là trí tuệ, là sáng suốt, là thấy đúng lẽ thật gì đó, nói một hơi cũng là chữ nghĩa văn tự thôi, chứ chưa phải là Bát Nhã, vậy Bát Nhã là sao?
Trong nhà Thiền không nói dài dòng mà chỉ thẳng cho người trực nhận ngay bản thân Bát Nhã.
Có vị sư hỏi Thiền Sư Thanh Tủng:
- Thế nào là Ma Ha Bát Nhã?
Ngài Thanh Tủng đáp:
- Gió lạnh tuyết rơi.
Ông tăng không đáp được, ngài Thanh Tủng mới bảo:
- Ông có lãnh hội được chăng?
Ông tăng thưa:
- Chẳng lãnh hội .
Ngài Thanh Tủng nói bài kệ:
Ma Ha Bát Nhã,
Chẳng thủ chẳng xả
(tức là không lấy không bỏ)
Nếu người chẳng hội
Gió lạnh tuyết rơi.
Chẳng thủ chẳng xả
(tức là không lấy không bỏ)
Nếu người chẳng hội
Gió lạnh tuyết rơi.
Ma Ha Bát Nhã thì không lấy không bỏ, nếu ngay đó mà không lãnh hội thì gió lạnh tuyết rơi.
Như vậy nếu hiểu Bát Nhã theo văn tự chữ nghĩa thì làm sao hiểu? Ngay đây gió lạnh tuyết rơi thì chính Bát Nhã hiện tiền đó!
Hiện tiền là sao? Ngay gió lạnh tuyết rơi đó, Cái Gì Cảm Biết Đó? Cái Gì Cảm Thấy Đó? Tức là thấy tuyết rơi mà thấy một cách rõ ràng không một chút mê lầm, không một chút lờ mờ thì đó là cái gì? Rồi biết lạnh, biết một cách rõ ràng không một chút lầm lộn, không một chút mê mờ thì là gì? Tức là thấy biết suốt qua tướng lạnh, tướng rơi phải không? Mình thấy biết mà thấy suốt qua tướng lạnh, tướng rơi, không có mắc kẹt, không có dừng trên tướng lạnh tướng rơi, chính đó là Bát Nhã chứ còn gì nữa!
Cái thấy biết bình thường lạnh thì chỉ biết lạnh thôi, dừng trên tướng lạnh đó. Còn tuyết rơi thì mình chỉ dừng trên tướng rơi đó thôi, thì đó là cái thấy biết của chúng sanh.
Giờ đây thấy biết rõ ràng vậy đó, mà không dừng trên đó, thì chính là thấy biết suốt qua các tướng, đó là thấy tướng “Không” của các pháp chứ gì nữa! Ngay nơi tướng mà mình thấy suốt qua không dừng trên tướng tức là thấy tướng “Không” của các pháp.
Ngược lại, ngay đó vừa khởi niệm lấy bỏ liền mê. Thí dụ thấy tuyết rơi lạnh quá, lạnh quá thì sao? Lạnh quá thì muốn xua đuổi, xua đuổi là bỏ! . Hoặc thấy gió lạnh thì muốn đi tránh, tức có lấy bỏ trong đó thì ngay đó là mê. Bị tướng lạnh, bị tướng rơi làm mờ, chính ngay đó khuất Bát Nhã. Quý vị thấy nhà Thiền khỏi cần nói dài dòng nhưng đã chỉ rất chính xác.
Đi xa hơn chút nữa thì trí tuệ mà còn thấy có Ta, có cái của Ta thì sao? Ở đây chỉ Bát Nhã có lớn, có nhỏ, là chưa phải rồi; còn thấy có Ta của Ta nữa thì cái đó càng đi xa quá xa Bát Nhã thêm. Mà thông thường trí tuệ thế gian thì luôn luôn là có Ta, của Ta. Khi học nhiều chừng nào, thì tự hào Ta là người trí thức, là người bác học, tức là Ta thấy trong đó chứ gì! Còn trí tuệ Bát Nhã thì không có chuyện đó, có xen cái Ta trong đó là không phải rồi.
Vậy thì quý vị hiểu Ma Ha Bát Nhã chưa? Không phải ở trên chữ nghĩa mà phải thấy rõ vậy đó mới hiểu được Ma Ha Bát Nhã ngay chính mình thôi! Nhất là không còn niệm đối đãi, không còn có cái thấy Ta ở trong đó. Trái lại, trí tuệ dù cao siêu cách mấy đi nữa mà còn có cái Ta thấy trong đó là không phải.
KẾ BA LA MẬT ĐA
Nghĩa là cứu cánh viên mãn hoặc là đáo bỉ ngạn, tức là đạt đến bờ kia, nhưng giải kiểu đó cũng là chữ nghĩa nữa.
Trí tuệ đạt đến bờ kia là trí tuệ gì? Trí tuệ mà còn thấy bờ này bờ kia là cũng không phải Bát Nhã luôn. Vậy làm sao mà hiểu? Cho nên những chỗ này, nếu không có mắt nhà Thiền thì cũng mắc kẹt trên chữ nghĩa, bởi vì đây muốn chỉ ngay một niệm này, một niệm mê là bờ này, một niệm giác là bờ kia vậy thôi ! Kia đây ngay một niệm này thôi, mà thấy vậy đó tức là sao? Tức là Bát Nhã đấy! Nghĩa là rõ ngay một niệm này mà mê thì đó là bờ này, cũng ngay một niệm này mà giác trở lại là bờ kia, trí tuệ thấy được như vậy đó là Bát Nhã.
Còn nếu thấy bờ này là bờ sanh tử, phải bỏ bờ này qua bờ Niết Bàn giác ngộ bên kia, hiểu thế đó là không phải Bát Nhã. Cho nên Lục Tổ có nói:
- “Chấp trước cảnh thì sanh diệt khởi, như nước thường dậy sóng thì gọi là bờ này, lìa cảnh thì không sanh diệt như nước thường trôi chảy gọi là bờ kia.”
Đơn giản, chấp trước cảnh, có sanh diệt là bờ này, lìa cảnh không sanh diệt là bờ kia. Chỉ có chấp cảnh và lìa cảnh mà thành ra bờ này bờ kia. Vậy thì bờ này bờ kia cách nhau ở chỗ nào?
Chỉ có chấp hay không chấp thôi! Chứ không có thêm cái gì khác.
Cho nên quý vị nhớ câu chuyện Ngài Hoàng Bá gọi Bùi Hưu đó! Bùi Hưu hỏi:
- Cao Tăng ở đâu?
Sư gọi:
- Bùi Hưu!
Ông liền:
- Dạ.
Sư hỏi:
- Ở đâu?
Thì ngay đó ông liền thấy Cao Tăng hiện tiền. Hỏi Cao Tăng ở đâu, tức là sao? Tức là mê. Đang đứng đối diện với hình vẽ đó mà hỏi ở đâu? Tức là muốn thấy ở chỗ nào khác nữa, là ngay hiện tiền mà lầm qua. Nghe gọi liền dạ, tức là ngộ. Vậy cách nhau bao nhiêu? Bờ nào là bờ này, bờ nào là bờ kia? Rõ ràng chỉ ngay đó thôi!
Khi hỏi Cao Tăng ở đâu? Là đang hướng về một chỗ nào khác rồi, thì đó là mê! Qua tiếng Gọi: -Dạ, liền tỉnh ngộ. Rõ ràng ngay một niệm này thôi. Mê là bờ này, giác là bờ kia, đơn giản vậy thôi! Bờ kia là vậy đó chứ không phải là bờ kia cách với bờ này. Bát Nhã là phải thấy như vậy.
RỒI TÂM KINH LÀ SAO?
Lâu nay quý vị nào học Tâm Kinh, đọc hoài mà có hiểu Tâm Kinh là gì chưa?
Tâm Kinh tức là bài kinh ở ngay tâm chứ không có gì khác. Như vậy trí tuệ nãy giờ nói đó, thì trí tuệ đó ở đâu? Ở trong những sách thờ trong tủ hay những quyển Kinh để trên bàn? Lục Tổ từng bảo:
- “Nên biết bản tánh tự có trí Bát Nhã, vì tự dùng trí tuệ thường soi sáng chẳng nhờ văn tự.”
Lục Tổ bảo bản tánh mình tự nó có trí Bát Nhã, bởi từ nơi tự tánh đó nó thường soi sáng. Cho nên cái trí tuệ đó nó không nhờ nơi văn tự bên ngoài mà có, mà nó ở ngay tự tánh mình.
Tự tánh là ngay tâm mình thôi chứ không đâu khác, phải không?
Vậy là ngay nơi mình đó mà luôn luôn thường soi sáng không có xen hở, đó là trí tuệ Bát Nhã thật. Còn cái trí tuệ Bát Nhã mà mình học, mình tụng đó là văn tự Bát Nhã, Bát Nhã trên văn tự, trên sách vở.
Bây giờ đặt câu hỏi: Đất, nước, gió, lửa, tim, gan, tủy, não, máu thịt của mình nó có soi sáng được không? Mà nói ở ngay nơi mình như vậy thì cái gì soi sáng? Phải là chính từ nơi tự tâm của mình nó mới soi sáng được. Chứ không phải nói ngay nơi mình rồi chấp ở trong cái thân này, thân này đất, nước thì vô tri, tim gan máu mủ thì nó không biết gì! Làm sao soi sáng? Nếu nghe như vậy rồi cứ soi trở lại tìm ở trong đó thì tìm bao giờ thấy?
Cho nên phải chính ngay tự tâm mà thấy thì mới rõ được Bát Nhã, mà thấy được vậy đó tức rõ được Tâm Kinh, vì Kinh này gọi là bài Kinh Tâm.
Kinh Tâm này có hai ý:
Thứ nhất: là nhắc mọi người đây là Kinh nơi Tâm, tức phải thấy ở tự tâm mình chứ không thể tìm ở bên ngoài.
Thứ hai: gọi là Kinh Tâm tức muốn nhắc, đây là bài Kinh phải luôn luôn nằm ở trong lòng không thể nào quên. Nhưng thuộc lòng ở đây không phải là thuộc lòng đọc làu làu như trả bài, mà có ý nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng phải ứng dụng, chiếu soi không để cho nó gián đoạn. Gián đoạn tức là sao? Tức là quên, tức là không thuộc lòng.
Cho nên Thiền Sư Hoằng Trí lúc theo hầu Hòa Thượng Tử Thuần. Một hôm nhân cùng một vị Tăng gạn hỏi về công án, thì có cảm hứng cái gì đó, chợt cười to, khi cười to thì ngài Tử Thuần nghe mới quở:
“- Một tiếng cười của ông đã làm mất đi bao nhiêu việc tốt rồi, ông chẳng thấy nói tạm thời chẳng còn thì như đồng với người chết sao?”
Ngay đó Ngài Hoằng Trí liền làm lễ, rồi từ đó về sau Ngài nhớ cái đó, dù ở trong thất tối cũng không dám sơ xuất nữa. Vậy chỉ tiếng cười thôi mà cũng bị quở, tức là hơi lơ lỏng rồi, cho nên đây thuộc lòng là vậy đó. Lúc nào cũng phải tỉnh, cũng phải nhớ, lúc nào sơ suất là phải nhớ lại liền. Như vậy mới thật sự gọi là Tâm Kinh, mới thật sự là bài kinh nằm lòng. Còn bây giờ mình học thuộc lòng mà coi như không thuộc gì hết. Vậy thì ngay đề Kinh đó quý vị thấy tu suốt đời cũng chưa hết rồi!
? Bồ Tát Quán Tự Tại, Là Bồ Tát nào ?
Là Bồ Tát Quán Âm cầm tịnh bình với nhành dương liễu thờ trên bàn đó phải không? Thường thường thì mình hiểu kiểu đó, nhưng nếu hiểu như vậy thì cái hình ảnh đó là hình ảnh gì? Nếu thật sự Bồ Tát với hình ảnh đó thì cũng là Bồ Tát biến hóa, có ẩn có hiện. Bởi vì nói rằng Bồ Tát Quán Âm có tới 32 ứng thân thì cái thân đó cũng chỉ là thân biến hóa thôi, khi hiện thế này, khi hiện thế khác. Vậy làm sao thấy được tướng Bồ Tát? Mới thấy tướng đó, kế Ngài ẩn Ngài hiện tướng khác rồi làm sao? Cho nên đó cũng là tướng biến hóa sanh diệt, mà hiểu Bồ Tát Quán Tự Tại là tướng sanh diệt thì làm sao là Bồ Tát?
Vậy thì Bồ Tát Quán Tự Tại là cái gì? Là chính người ngồi đang nghe Pháp đây! Đó là Bồ Tát Quán Tự Tại sống. Bởi vì sao? Nghe tất cả mọi âm thanh lành dữ, khổ vui, hay dở … mà không là cái gì hết. Không là khổ, không là vui, không là hay, không là dở. Tức là nghe suốt qua tất cả không trụ vào âm thanh nào hết, không để một âm thanh nào che mờ thì đó là gì? Đó chính là Bồ Tát Quán Tự Tại chứ gì!
Còn bị âm thanh nào đó che mờ là không tự tại. Bởi Quán Tự Tại là nghe suốt qua hết. Như vậy ai ai đang ngồi đây cũng đều có một vị Bồ Tát Quán Tự Tại ngồi ngay lỗ tai mà không thấy, lo đi lễ Bồ Tát Quán Tự Tại ở bên ngoài. Thấy được như vậy mới thấy được Bồ Tát Quán Tự Tai sống.
Bởi vì mình phải hiểu, Quán Tự Tại là thấy suốt không có ngăn ngại, không có che mờ. Vậy thì thấy nghe suốt qua tất cả pháp tự tại không ngăn ngại, đó là Quán Tự Tại chứ gì! Mà nếu quý vị nghe được vậy thì sao? Thì hết khổ liền! Còn nghe đâu dính đó thì khổ ngay thôi. Bởi Bồ Tát Quán Tự Tai là hay cứu khổ, mà quý vị nghe được vậy mới thật hết khổ, còn niệm Quán Âm mà nghe đâu dính đó thì vẫn khổ như thường. Nghe một tiếng mà hơi nói nặng mình thì sao? Nổi giận trợn mắt thì có Quán Tự Tại chưa?
Nhưng quý vị kiểm lại xem, một tiếng mà gọi là nói nặng tôi đó thì đem cân coi nặng mấy ký? - Rõ ràng đó chỉ là tưởng tượng, là khái niệm, chứ tiếng có nặng nhẹ gì đâu, nhưng bởi vì tưởng tượng mê lầm cho nó là nặng thành ra nổi giận là khổ thôi! Bây giờ nghe suốt qua đó thì hết khổ. Vậy quý vị thấy Quán Tự Tại chưa? Bồ Tát Quán Tự Tai là chỗ đó!
Tiếp theo là THỰC HÀNH SÂU
Thực hành sâu là sao? Sao gọi là sâu? sao gọi là cạn? Tức là phải đi sâu vào cho chìm tuốt trong đó hay sao? Cho nên học chữ nghĩa là không tu được.
Thực hành sâu tức là lúc nào cũng thấy như vậy không có quên, lúc thấy lúc quên là chưa sâu, tức là còn cạn. Còn lúc nào cũng thấy như vậy đó mới là sâu; nghĩa là lúc nào cũng thấy năm uẩn đều không, không có gián đoạn thì đó là sâu, đó là thuộc lòng Bát Nhã. Được như vậy đó thì mới qua khỏi mọi khổ ách. Cho nên trong Kinh nói, Bồ Tát thực hành sâu thì qua khỏi khổ ách.
Còn mình nghe thì cũng thấy như vậy, cũng thấy “Không”, nhưng ở trong giảng đường thấy “Không” mà ra ngoài đường thì thấy “Có”, đó là không có sâu.
Nếu tụng Bát Nhã như vậy đó thì tụng hoài cũng vẫn khổ như thường. Bởi vì khi tụng thì thấy giống như là nó “Không,” nhưng hết tụng thì thấy “Có” rồi. Vậy thì đụng chuyện tức thấy khổ thôi!
Cho nên ở đây luôn luôn lúc nào cũng thấy năm uẩn là “Không”, tức là không có ngã; không có ngã thì cái gì khổ? Đó là hết khổ, thực tế là như vậy.
Xưa Tổ Sư Tử khi bị ông vua Kế Tân tới xin cái đầu thì ngài nói là:
- Năm Uẩn còn không thì xá chi cái đầu.
Bèn đưa đầu cho chặt mà không thấy khổ, là chính chỗ đó! Bởi lúc nào cũng thấy nó là “Không” thì mới gọi là nằm lòng Bát Nhã, là qua mọi khổ ách, thực hành sâu là phải như vậy đó.
Khi thực hành sâu Bát Nhã thấy năm Uẩn đều “Không” rồi, đoạn dưới mới nói rằng:
SẮC CHẲNG KHÁC KHÔNG, KHÔNG CHẲNG KHÁC SẮC, SẮC TỨC LÀ KHÔNG, KHÔNG TỨC LÀ SẮC.
Chữ “tức không” người học Bát Nhã luôn bị lúng túng ở chỗ đó. Sao gọi là:
? Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc?
Chỗ đó thực khó hiểu! Nói sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, là còn một lớp so sánh, cái này không khác cái kia. Nhưng nói “tức” là chỉ thẳng ngay đó thôi, không còn so sánh nữa. Vậy sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc. “Chẳng khác” là sao? Rồi “tức” là sao?
Thường thường thì mình giải thích bởi vì sắc là chỉ cho sắc thân của mình đây, còn bên này là hư không, hai cái không có rời nhau; hoặc là sắc này cũng có hư không, có lỗ mũi, có miệng, trong bụng nó trống, thì sắc tức không phải không? Nếu “tức không” đó thì phải Bát Nhã chưa?
Cho nên ý nghĩa “sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”, Thiền Sư Bạch Ẩn giải thích bằng một câu rất là lý thú, ngài giảng như thế này:
- “Một bát canh thật ngon, ôi thôi! hai cục cứt chuột!”
Một bát canh thật ngon, nhưng hai cục cứt chuột rớt vào trong đó thì quý vị thấy sắc chẳng khác không chưa? Bát canh đang ngon lành đàng hoàng, nhưng có hai cục cứt chuột vừa rớt vào thì sanh tâm phân biệt liền, tức nó làm chướng ngại ngay, thì ngay đó không chẳng khác sắc. Mới đầu tại sao nó không ngại gì hết, mà có hai cục cứt chuột vô thì nó ngại! Còn nếu mình quên được cái niệm phân biệt thì sao? Có thì gắp bỏ ra thôi, ăn cũng bình thường thì “sắc chẳng khác không” phải không? Đâu có ngại gì với mình, mà nó ngại là do Tâm Phân Biệt. Rõ ràng sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc là chỗ đó.
“Sắc tức không, không tức sắc”, thì dẫn câu chuyện này quý vị nghe nghiệm sẽ thấy:
Có một vị Thiền sư tên Kim Bích Phong, sau khi chứng ngộ, Sư buông hết mọi tham ái ở đời, nhưng còn cái bát ngọc ăn cơm Sư quý thích, cho nên thường giữ không rời bên mình. Mỗi lần trước khi nhập định Sư đem cái bát ngọc đó chùi rửa rất kỹ, để an tâm nhập định. Có một lần đó tuổi thọ sắp hết, vua Diêm La sai quỷ đến bắt. Thiền Sư Kim Bích Phong tự biết thời mình sắp hết, cho nên Sư mỉm cười nhập định để xem vua Diêm La làm gì. Khi quỷ sứ đến bắt, thì nó đến bên cạnh Sư, đi lòng vòng một ngày, hai ngày mà không bắt được, không thấy Sư ở đâu mà bắt, cuối cùng thì quỷ sứ không biết làm sao mới đi hỏi ý kiến Thổ Địa thì Thổ Địa bảo rằng:
- Vị Thiền Sư Kim Bích Phong này, ngày thường Sư rất thích cái bát ngọc, cho nên bây giờ nếu mà ông có cách gì đem cái bát ngọc đó đi, làm sư động niệm sẽ xuất định thì ông bắt được liền.
Quỷ nghe biết rồi, nó đi đến chỗ cái bát của Sư, làm lay động cái bát vang ra tiếng động, khiến sư nghe mà động niệm. Quả là Thiền Sư Kim Bích Phong nghe thấy tiếng bát lay động, Sư động niệm xuất định để giữ cái bát lại, thì ngay đó Quỷ liền vỗ tay cười to:
- Hay, hay, bây giờ đây thì xin mời Ngài đi theo chúng tôi đến gặp Diêm Vương.
Thiền Sư Kim Bích Phong ngay đó tỉnh lại liền, Sư biết rõ do tâm tham ái cái bát của mình đó, làm mất đi huệ mạng ngàn năm. Cho nên Sư liền đập vỡ cái bát rồi nhập định trở lại, và nói bài kệ, nguyên văn chữ Hán là:
Hiện tiền là sao? Ngay gió lạnh tuyết rơi đó, Cái Gì Cảm Biết Đó? Cái Gì Cảm Thấy Đó? Tức là thấy tuyết rơi mà thấy một cách rõ ràng không một chút mê lầm, không một chút lờ mờ thì đó là cái gì? Rồi biết lạnh, biết một cách rõ ràng không một chút lầm lộn, không một chút mê mờ thì là gì? Tức là thấy biết suốt qua tướng lạnh, tướng rơi phải không? Mình thấy biết mà thấy suốt qua tướng lạnh, tướng rơi, không có mắc kẹt, không có dừng trên tướng lạnh tướng rơi, chính đó là Bát Nhã chứ còn gì nữa!
Cái thấy biết bình thường lạnh thì chỉ biết lạnh thôi, dừng trên tướng lạnh đó. Còn tuyết rơi thì mình chỉ dừng trên tướng rơi đó thôi, thì đó là cái thấy biết của chúng sanh.
Giờ đây thấy biết rõ ràng vậy đó, mà không dừng trên đó, thì chính là thấy biết suốt qua các tướng, đó là thấy tướng “Không” của các pháp chứ gì nữa! Ngay nơi tướng mà mình thấy suốt qua không dừng trên tướng tức là thấy tướng “Không” của các pháp.
Ngược lại, ngay đó vừa khởi niệm lấy bỏ liền mê. Thí dụ thấy tuyết rơi lạnh quá, lạnh quá thì sao? Lạnh quá thì muốn xua đuổi, xua đuổi là bỏ! . Hoặc thấy gió lạnh thì muốn đi tránh, tức có lấy bỏ trong đó thì ngay đó là mê. Bị tướng lạnh, bị tướng rơi làm mờ, chính ngay đó khuất Bát Nhã. Quý vị thấy nhà Thiền khỏi cần nói dài dòng nhưng đã chỉ rất chính xác.
Đi xa hơn chút nữa thì trí tuệ mà còn thấy có Ta, có cái của Ta thì sao? Ở đây chỉ Bát Nhã có lớn, có nhỏ, là chưa phải rồi; còn thấy có Ta của Ta nữa thì cái đó càng đi xa quá xa Bát Nhã thêm. Mà thông thường trí tuệ thế gian thì luôn luôn là có Ta, của Ta. Khi học nhiều chừng nào, thì tự hào Ta là người trí thức, là người bác học, tức là Ta thấy trong đó chứ gì! Còn trí tuệ Bát Nhã thì không có chuyện đó, có xen cái Ta trong đó là không phải rồi.
Vậy thì quý vị hiểu Ma Ha Bát Nhã chưa? Không phải ở trên chữ nghĩa mà phải thấy rõ vậy đó mới hiểu được Ma Ha Bát Nhã ngay chính mình thôi! Nhất là không còn niệm đối đãi, không còn có cái thấy Ta ở trong đó. Trái lại, trí tuệ dù cao siêu cách mấy đi nữa mà còn có cái Ta thấy trong đó là không phải.
KẾ BA LA MẬT ĐA
Nghĩa là cứu cánh viên mãn hoặc là đáo bỉ ngạn, tức là đạt đến bờ kia, nhưng giải kiểu đó cũng là chữ nghĩa nữa.
Trí tuệ đạt đến bờ kia là trí tuệ gì? Trí tuệ mà còn thấy bờ này bờ kia là cũng không phải Bát Nhã luôn. Vậy làm sao mà hiểu? Cho nên những chỗ này, nếu không có mắt nhà Thiền thì cũng mắc kẹt trên chữ nghĩa, bởi vì đây muốn chỉ ngay một niệm này, một niệm mê là bờ này, một niệm giác là bờ kia vậy thôi ! Kia đây ngay một niệm này thôi, mà thấy vậy đó tức là sao? Tức là Bát Nhã đấy! Nghĩa là rõ ngay một niệm này mà mê thì đó là bờ này, cũng ngay một niệm này mà giác trở lại là bờ kia, trí tuệ thấy được như vậy đó là Bát Nhã.
Còn nếu thấy bờ này là bờ sanh tử, phải bỏ bờ này qua bờ Niết Bàn giác ngộ bên kia, hiểu thế đó là không phải Bát Nhã. Cho nên Lục Tổ có nói:
- “Chấp trước cảnh thì sanh diệt khởi, như nước thường dậy sóng thì gọi là bờ này, lìa cảnh thì không sanh diệt như nước thường trôi chảy gọi là bờ kia.”
Đơn giản, chấp trước cảnh, có sanh diệt là bờ này, lìa cảnh không sanh diệt là bờ kia. Chỉ có chấp cảnh và lìa cảnh mà thành ra bờ này bờ kia. Vậy thì bờ này bờ kia cách nhau ở chỗ nào?
Chỉ có chấp hay không chấp thôi! Chứ không có thêm cái gì khác.
Cho nên quý vị nhớ câu chuyện Ngài Hoàng Bá gọi Bùi Hưu đó! Bùi Hưu hỏi:
- Cao Tăng ở đâu?
Sư gọi:
- Bùi Hưu!
Ông liền:
- Dạ.
Sư hỏi:
- Ở đâu?
Thì ngay đó ông liền thấy Cao Tăng hiện tiền. Hỏi Cao Tăng ở đâu, tức là sao? Tức là mê. Đang đứng đối diện với hình vẽ đó mà hỏi ở đâu? Tức là muốn thấy ở chỗ nào khác nữa, là ngay hiện tiền mà lầm qua. Nghe gọi liền dạ, tức là ngộ. Vậy cách nhau bao nhiêu? Bờ nào là bờ này, bờ nào là bờ kia? Rõ ràng chỉ ngay đó thôi!
Khi hỏi Cao Tăng ở đâu? Là đang hướng về một chỗ nào khác rồi, thì đó là mê! Qua tiếng Gọi: -Dạ, liền tỉnh ngộ. Rõ ràng ngay một niệm này thôi. Mê là bờ này, giác là bờ kia, đơn giản vậy thôi! Bờ kia là vậy đó chứ không phải là bờ kia cách với bờ này. Bát Nhã là phải thấy như vậy.
RỒI TÂM KINH LÀ SAO?
Lâu nay quý vị nào học Tâm Kinh, đọc hoài mà có hiểu Tâm Kinh là gì chưa?
Tâm Kinh tức là bài kinh ở ngay tâm chứ không có gì khác. Như vậy trí tuệ nãy giờ nói đó, thì trí tuệ đó ở đâu? Ở trong những sách thờ trong tủ hay những quyển Kinh để trên bàn? Lục Tổ từng bảo:
- “Nên biết bản tánh tự có trí Bát Nhã, vì tự dùng trí tuệ thường soi sáng chẳng nhờ văn tự.”
Lục Tổ bảo bản tánh mình tự nó có trí Bát Nhã, bởi từ nơi tự tánh đó nó thường soi sáng. Cho nên cái trí tuệ đó nó không nhờ nơi văn tự bên ngoài mà có, mà nó ở ngay tự tánh mình.
Tự tánh là ngay tâm mình thôi chứ không đâu khác, phải không?
Vậy là ngay nơi mình đó mà luôn luôn thường soi sáng không có xen hở, đó là trí tuệ Bát Nhã thật. Còn cái trí tuệ Bát Nhã mà mình học, mình tụng đó là văn tự Bát Nhã, Bát Nhã trên văn tự, trên sách vở.
Bây giờ đặt câu hỏi: Đất, nước, gió, lửa, tim, gan, tủy, não, máu thịt của mình nó có soi sáng được không? Mà nói ở ngay nơi mình như vậy thì cái gì soi sáng? Phải là chính từ nơi tự tâm của mình nó mới soi sáng được. Chứ không phải nói ngay nơi mình rồi chấp ở trong cái thân này, thân này đất, nước thì vô tri, tim gan máu mủ thì nó không biết gì! Làm sao soi sáng? Nếu nghe như vậy rồi cứ soi trở lại tìm ở trong đó thì tìm bao giờ thấy?
Cho nên phải chính ngay tự tâm mà thấy thì mới rõ được Bát Nhã, mà thấy được vậy đó tức rõ được Tâm Kinh, vì Kinh này gọi là bài Kinh Tâm.
Kinh Tâm này có hai ý:
Thứ nhất: là nhắc mọi người đây là Kinh nơi Tâm, tức phải thấy ở tự tâm mình chứ không thể tìm ở bên ngoài.
Thứ hai: gọi là Kinh Tâm tức muốn nhắc, đây là bài Kinh phải luôn luôn nằm ở trong lòng không thể nào quên. Nhưng thuộc lòng ở đây không phải là thuộc lòng đọc làu làu như trả bài, mà có ý nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng phải ứng dụng, chiếu soi không để cho nó gián đoạn. Gián đoạn tức là sao? Tức là quên, tức là không thuộc lòng.
Cho nên Thiền Sư Hoằng Trí lúc theo hầu Hòa Thượng Tử Thuần. Một hôm nhân cùng một vị Tăng gạn hỏi về công án, thì có cảm hứng cái gì đó, chợt cười to, khi cười to thì ngài Tử Thuần nghe mới quở:
“- Một tiếng cười của ông đã làm mất đi bao nhiêu việc tốt rồi, ông chẳng thấy nói tạm thời chẳng còn thì như đồng với người chết sao?”
Ngay đó Ngài Hoằng Trí liền làm lễ, rồi từ đó về sau Ngài nhớ cái đó, dù ở trong thất tối cũng không dám sơ xuất nữa. Vậy chỉ tiếng cười thôi mà cũng bị quở, tức là hơi lơ lỏng rồi, cho nên đây thuộc lòng là vậy đó. Lúc nào cũng phải tỉnh, cũng phải nhớ, lúc nào sơ suất là phải nhớ lại liền. Như vậy mới thật sự gọi là Tâm Kinh, mới thật sự là bài kinh nằm lòng. Còn bây giờ mình học thuộc lòng mà coi như không thuộc gì hết. Vậy thì ngay đề Kinh đó quý vị thấy tu suốt đời cũng chưa hết rồi!
? Bồ Tát Quán Tự Tại, Là Bồ Tát nào ?
Là Bồ Tát Quán Âm cầm tịnh bình với nhành dương liễu thờ trên bàn đó phải không? Thường thường thì mình hiểu kiểu đó, nhưng nếu hiểu như vậy thì cái hình ảnh đó là hình ảnh gì? Nếu thật sự Bồ Tát với hình ảnh đó thì cũng là Bồ Tát biến hóa, có ẩn có hiện. Bởi vì nói rằng Bồ Tát Quán Âm có tới 32 ứng thân thì cái thân đó cũng chỉ là thân biến hóa thôi, khi hiện thế này, khi hiện thế khác. Vậy làm sao thấy được tướng Bồ Tát? Mới thấy tướng đó, kế Ngài ẩn Ngài hiện tướng khác rồi làm sao? Cho nên đó cũng là tướng biến hóa sanh diệt, mà hiểu Bồ Tát Quán Tự Tại là tướng sanh diệt thì làm sao là Bồ Tát?
Vậy thì Bồ Tát Quán Tự Tại là cái gì? Là chính người ngồi đang nghe Pháp đây! Đó là Bồ Tát Quán Tự Tại sống. Bởi vì sao? Nghe tất cả mọi âm thanh lành dữ, khổ vui, hay dở … mà không là cái gì hết. Không là khổ, không là vui, không là hay, không là dở. Tức là nghe suốt qua tất cả không trụ vào âm thanh nào hết, không để một âm thanh nào che mờ thì đó là gì? Đó chính là Bồ Tát Quán Tự Tại chứ gì!
Còn bị âm thanh nào đó che mờ là không tự tại. Bởi Quán Tự Tại là nghe suốt qua hết. Như vậy ai ai đang ngồi đây cũng đều có một vị Bồ Tát Quán Tự Tại ngồi ngay lỗ tai mà không thấy, lo đi lễ Bồ Tát Quán Tự Tại ở bên ngoài. Thấy được như vậy mới thấy được Bồ Tát Quán Tự Tai sống.
Bởi vì mình phải hiểu, Quán Tự Tại là thấy suốt không có ngăn ngại, không có che mờ. Vậy thì thấy nghe suốt qua tất cả pháp tự tại không ngăn ngại, đó là Quán Tự Tại chứ gì! Mà nếu quý vị nghe được vậy thì sao? Thì hết khổ liền! Còn nghe đâu dính đó thì khổ ngay thôi. Bởi Bồ Tát Quán Tự Tai là hay cứu khổ, mà quý vị nghe được vậy mới thật hết khổ, còn niệm Quán Âm mà nghe đâu dính đó thì vẫn khổ như thường. Nghe một tiếng mà hơi nói nặng mình thì sao? Nổi giận trợn mắt thì có Quán Tự Tại chưa?
Nhưng quý vị kiểm lại xem, một tiếng mà gọi là nói nặng tôi đó thì đem cân coi nặng mấy ký? - Rõ ràng đó chỉ là tưởng tượng, là khái niệm, chứ tiếng có nặng nhẹ gì đâu, nhưng bởi vì tưởng tượng mê lầm cho nó là nặng thành ra nổi giận là khổ thôi! Bây giờ nghe suốt qua đó thì hết khổ. Vậy quý vị thấy Quán Tự Tại chưa? Bồ Tát Quán Tự Tai là chỗ đó!
Tiếp theo là THỰC HÀNH SÂU
Thực hành sâu là sao? Sao gọi là sâu? sao gọi là cạn? Tức là phải đi sâu vào cho chìm tuốt trong đó hay sao? Cho nên học chữ nghĩa là không tu được.
Thực hành sâu tức là lúc nào cũng thấy như vậy không có quên, lúc thấy lúc quên là chưa sâu, tức là còn cạn. Còn lúc nào cũng thấy như vậy đó mới là sâu; nghĩa là lúc nào cũng thấy năm uẩn đều không, không có gián đoạn thì đó là sâu, đó là thuộc lòng Bát Nhã. Được như vậy đó thì mới qua khỏi mọi khổ ách. Cho nên trong Kinh nói, Bồ Tát thực hành sâu thì qua khỏi khổ ách.
Còn mình nghe thì cũng thấy như vậy, cũng thấy “Không”, nhưng ở trong giảng đường thấy “Không” mà ra ngoài đường thì thấy “Có”, đó là không có sâu.
Nếu tụng Bát Nhã như vậy đó thì tụng hoài cũng vẫn khổ như thường. Bởi vì khi tụng thì thấy giống như là nó “Không,” nhưng hết tụng thì thấy “Có” rồi. Vậy thì đụng chuyện tức thấy khổ thôi!
Cho nên ở đây luôn luôn lúc nào cũng thấy năm uẩn là “Không”, tức là không có ngã; không có ngã thì cái gì khổ? Đó là hết khổ, thực tế là như vậy.
Xưa Tổ Sư Tử khi bị ông vua Kế Tân tới xin cái đầu thì ngài nói là:
- Năm Uẩn còn không thì xá chi cái đầu.
Bèn đưa đầu cho chặt mà không thấy khổ, là chính chỗ đó! Bởi lúc nào cũng thấy nó là “Không” thì mới gọi là nằm lòng Bát Nhã, là qua mọi khổ ách, thực hành sâu là phải như vậy đó.
Khi thực hành sâu Bát Nhã thấy năm Uẩn đều “Không” rồi, đoạn dưới mới nói rằng:
SẮC CHẲNG KHÁC KHÔNG, KHÔNG CHẲNG KHÁC SẮC, SẮC TỨC LÀ KHÔNG, KHÔNG TỨC LÀ SẮC.
Chữ “tức không” người học Bát Nhã luôn bị lúng túng ở chỗ đó. Sao gọi là:
? Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc?
Chỗ đó thực khó hiểu! Nói sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, là còn một lớp so sánh, cái này không khác cái kia. Nhưng nói “tức” là chỉ thẳng ngay đó thôi, không còn so sánh nữa. Vậy sắc chẳng khác với không, không chẳng khác với sắc. “Chẳng khác” là sao? Rồi “tức” là sao?
Thường thường thì mình giải thích bởi vì sắc là chỉ cho sắc thân của mình đây, còn bên này là hư không, hai cái không có rời nhau; hoặc là sắc này cũng có hư không, có lỗ mũi, có miệng, trong bụng nó trống, thì sắc tức không phải không? Nếu “tức không” đó thì phải Bát Nhã chưa?
Cho nên ý nghĩa “sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”, Thiền Sư Bạch Ẩn giải thích bằng một câu rất là lý thú, ngài giảng như thế này:
- “Một bát canh thật ngon, ôi thôi! hai cục cứt chuột!”
Một bát canh thật ngon, nhưng hai cục cứt chuột rớt vào trong đó thì quý vị thấy sắc chẳng khác không chưa? Bát canh đang ngon lành đàng hoàng, nhưng có hai cục cứt chuột vừa rớt vào thì sanh tâm phân biệt liền, tức nó làm chướng ngại ngay, thì ngay đó không chẳng khác sắc. Mới đầu tại sao nó không ngại gì hết, mà có hai cục cứt chuột vô thì nó ngại! Còn nếu mình quên được cái niệm phân biệt thì sao? Có thì gắp bỏ ra thôi, ăn cũng bình thường thì “sắc chẳng khác không” phải không? Đâu có ngại gì với mình, mà nó ngại là do Tâm Phân Biệt. Rõ ràng sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc là chỗ đó.
“Sắc tức không, không tức sắc”, thì dẫn câu chuyện này quý vị nghe nghiệm sẽ thấy:
Có một vị Thiền sư tên Kim Bích Phong, sau khi chứng ngộ, Sư buông hết mọi tham ái ở đời, nhưng còn cái bát ngọc ăn cơm Sư quý thích, cho nên thường giữ không rời bên mình. Mỗi lần trước khi nhập định Sư đem cái bát ngọc đó chùi rửa rất kỹ, để an tâm nhập định. Có một lần đó tuổi thọ sắp hết, vua Diêm La sai quỷ đến bắt. Thiền Sư Kim Bích Phong tự biết thời mình sắp hết, cho nên Sư mỉm cười nhập định để xem vua Diêm La làm gì. Khi quỷ sứ đến bắt, thì nó đến bên cạnh Sư, đi lòng vòng một ngày, hai ngày mà không bắt được, không thấy Sư ở đâu mà bắt, cuối cùng thì quỷ sứ không biết làm sao mới đi hỏi ý kiến Thổ Địa thì Thổ Địa bảo rằng:
- Vị Thiền Sư Kim Bích Phong này, ngày thường Sư rất thích cái bát ngọc, cho nên bây giờ nếu mà ông có cách gì đem cái bát ngọc đó đi, làm sư động niệm sẽ xuất định thì ông bắt được liền.
Quỷ nghe biết rồi, nó đi đến chỗ cái bát của Sư, làm lay động cái bát vang ra tiếng động, khiến sư nghe mà động niệm. Quả là Thiền Sư Kim Bích Phong nghe thấy tiếng bát lay động, Sư động niệm xuất định để giữ cái bát lại, thì ngay đó Quỷ liền vỗ tay cười to:
- Hay, hay, bây giờ đây thì xin mời Ngài đi theo chúng tôi đến gặp Diêm Vương.
Thiền Sư Kim Bích Phong ngay đó tỉnh lại liền, Sư biết rõ do tâm tham ái cái bát của mình đó, làm mất đi huệ mạng ngàn năm. Cho nên Sư liền đập vỡ cái bát rồi nhập định trở lại, và nói bài kệ, nguyên văn chữ Hán là:
Nhược nhơn dục nã Kim Bích Phong
Trừ phi thiết luyện tỏa hư không
Hư không nhược năng tỏa đắc trụ
Tái lai bả ngã Kim Bích Phong.
Trừ phi thiết luyện tỏa hư không
Hư không nhược năng tỏa đắc trụ
Tái lai bả ngã Kim Bích Phong.
Tức là:
Nếu người muốn bắt Kim Bích Phong
Trừ khi sắt luyện khóa hư không
Nếu hay khóa được hư không ấy
Trở lại bắt ta Kim Bích Phong.
Trừ khi sắt luyện khóa hư không
Nếu hay khóa được hư không ấy
Trở lại bắt ta Kim Bích Phong.
Ngay đó Sư nhập Niết Bàn vô trụ luôn, Quỷ hết bắt được. Chính đó quý vị thấy “sắc tức không” chưa?
Cũng ngay sắc thân này, nhưng ban đầu Quỷ tới liền không thấy, như vậy là “sắc tức không”; động niệm Quỷ thấy liền, thì “không tức sắc” vậy thôi! Ngay đó mà không động niệm thì “sắc tức không”, động niệm liền có tướng là “không tức sắc”. Nếu mình thấy được như vậy đó thì không còn ngăn ngại.
Một ý nghĩa nữa, ở trong sắc thân này là đất, nước, gió, lửa, nó hợp lại thành. Khi mình thấy đất thì cái thấy này không bị đất làm ngăn lại, thấy nước không bị nước nhận chìm, thấy lửa không bị lửa đốt cháy, thấy gió mà gió cũng không thổi bay được thì “sắc tức không ” chứ gì!
Lửa làm sao đốt được cái thấy này, gió có thổi bay được cái thấy này không? Vậy thì ngay nơi sắc tức không chứ gì nữa! Còn mình thấy lửa là bị lửa đốt liền, bởi sao? Bởi động niệm. Như vậy chỗ “sắc tức không” rất đơn giản mà mình tưởng tượng quá nhiều phải không?
Nói rõ lại cho quý vị thấy, sắc ở đây là chỉ sắc uẩn chứ không gì hết. Cho nên câu nói sau: Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Nếu mình quán một cách gần gũi hơn thì quán “sắc tức không” làm sao? Ở trên là nói chỗ chứng nghiệm. Còn bây giờ mình quán để phá cái niệm chấp trước, thì sắc là đối với cái Tâm mà có. Sở dĩ có sắc này là bởi vì có Tâm nó kết hợp, nếu quý vị ngồi tất cả đây mà không có tâm thì sao? Thì vào nghĩa địa, phải không? Cho nên hai cái kết hợp nhau thì mới có. Có Tâm cho nên mới rõ được sắc, cũng như có sắc mới rõ được tâm. Có sắc thân này thì mình mới rõ trong này nó có Biết. Trong Ngộ Tánh Luận, Tổ Sư nói rằng:
- “Sắc không có tự sắc mà do tâm nên có sắc, cũng vậy tâm không có tự tâm, do sắc nên có tâm, nên biết hai tướng đó đều sanh diệt.”
Do tâm mình nên mới có sắc này, cũng như do sắc mình mới biết có tâm này, hai cái nương nhau mà có. Đã nương nhau mà có tức rời nhau thì sao? – Thì không, thì diệt. Vậy thì ngay có đó tức là không rồi.
Còn nếu xét theo nghĩa hòa hợp, thì sắc là bốn đại hòa hợp. Bốn đại là đất, nước, gió, lửa, bốn thứ đó tự nó, nó có thành sắc được không?- Tự nó không thành sắc được mà phải đợi bốn cái hòa hợp, thì nó cũng không thật, tức cũng là “tức không”. Ngay đó tách rời ra bốn cái thì tìm sắc chỗ nào?
Cho nên “tức không” là phải hiểu chữ “không” đó một cách thật kỹ. Chữ “Không” này là không gì? – Không phải là “không” đối với “sắc”, không phải cái “không” đó là cái hư không này, đối với sắc này, cũng không phải là hư không trong lỗ mũi, trong lỗ miệng. Chính cái “không” này là cái “không” của Bát Nhã.
Chính Bát Nhã mới thấy suốt được cái thể “không” này. Còn cái không của hư không, của lỗ mũi, của lỗ miệng này thì sao? – Thì con mắt thịt này nó cũng thấy. Bởi cái “không” này là cái “không” của Bát Nhã, nên phải Bát Nhã mới thấy, phải hiểu được ý đó.
Như vậy nói “tức không” là ngay nơi thân này, không thể lìa thân này mà có được. Tức là do trí Bát Nhã mình thấy suốt qua cái thân này, nó không có cái tự thể của nó, mình không bị cái thân tướng này nó che mờ trí Bát Nhã đó thì đó là “tức không”. “Tức không” là ở trong Bát Nhã mà thấy. Còn ngoài Bát Nhã mà giải thích cái gì đi nữa thì cũng chưa phải?
Còn chữ “Tức” là sao? Chữ “tức” là muốn chỉ nó không thể tách rời, tức là hai cái không thể tách rời nhau. “Sắc - không” không thể tách rời, mà không thể tách rời là để nói rõ nó không tự tánh. Do không có tự tánh riêng của nó, nên cái này tức là cái kia thôi! chứ không thể tách rời ra để mà chỉ được. Đó cũng là cái ý muốn chỉ: Ngay đó dứt niệm “có – không.”
Ngay “sắc” tức là “không” rồi thì đâu phải bỏ sắc để tìm cái không, cho nên không có niệm “có”, niệm “không” trong đó, như vậy mới là Bát Nhã.
Đó là nói cái lý nó là như vậy, nhưng bây giờ mình chưa được như vậy thì quán làm sao để thấy? Thì đây là phương tiện để quán:
- Thân này do bốn đại hòa hợp phải không?- Thì đó là sắc thân. Mỗi đại nó có đặc tính riêng của nó. Đất thì cứng, nước thì ướt, lửa thì nóng, gió thì động, mỗi cái có cái riêng của nó. Vậy trước khi bốn đại này hòa hợp thì cái sắc này nó ở đâu? Tìm không ra, nhưng mà ngay khi bốn đại hòa hợp thì thấy nó có. Cho nên Ngài Tử Bá hỏi ông Tăng:
- Nay cái thân hiện tại của ông do đâu mà có được?
Ông Tăng đáp:
- Tạm mượn bốn đại mà có.
Ngài Tử Bá hỏi tiếp:
- Trước khi bốn đại chưa nhóm thì thân này nó ở đâu?
Ông Tăng đáp:
- Thì thân vốn không có.
Ngài Tử Bá hỏi:
- Sau khi bốn đại tan rã thì nó ở đâu?
Ông Tăng đáp:
- Cũng không có.
Vậy trước khi nhóm thì không có, rồi sau khi tan rã cũng không có. Nhưng khi bốn đại hòa hợp thì nó tạm có. Tức chấp nhận nó có khi bốn đại hòa hợp. Khi nói vậy Ngài Tử Bá cười ha ha bảo:
- Ông tìm cầu cái thân trước khi bốn đại chưa nhóm và sau khi bốn đại tan rã thì đều không có, mà chỉ riêng cái thân hiện tại tạm mượn bốn đại mà có, phải không?
Như vậy lấy lý mà suy thì chẳng phải hai đầu không có mà giữa có hay sao? Hai đầu đã không, khoảng giữa riêng có, e là không có cái lý ấy (Tại sao hai đầu không có mà khoảng giữa có, sở dĩ có khoảng giữa là đối với hai đầu, hai đầu không có thì khoảng giữa làm sao có? Vậy mắc kẹt ở chỗ đó rồi.) Ông hãy suy nghĩ cho thật kỹ xem, trước có khoảng giữa rồi có hai đầu chăng? Hay là trước có hai đầu rồi sau có khoảng giữa?
Khoảng giữa là đối với hai đầu mà có, nếu hai đầu không có thì khoảng giữa cũng không. Tại sao mình chấp khoảng giữa có? Đó là chỗ mê lầm của mình. Cho nên nếu xét tột như vậy thì ngay đó “Tức không” chứ gì nữa! Đó là cách quán, quán kỹ như vậy mình sẽ tỏ rõ ngay “Sắc tức không” thôi.
Còn thọ tức không là sao?
Thọ tức là những cảm thọ, những cảm nhận nơi sáu căn, nó luôn luôn cũng đối đãi tức là luôn luôn phải thọ một cái gì đó, có một đối tượng để thọ. Quý vị thử thọ một cái gì không có đối tượng? Làm sao thọ? Như vậy thọ cũng “không” thôi. Nghĩa là thọ đó chỉ là đối duyên mà nó tạm có, chứ bây giờ bảo thọ mà không có đối tượng thì tìm không ra. Vậy “Thọ tức không” rõ ràng.
Tưởng cũng vậy,tưởng luôn luôn cũng phải tưởng về một cái gì đó, và nhất là nó luôn luôn nằm trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Cái gì đó hoặc ở quá khứ, hoặc là ở hiện tại, hoặc là ở vị lai. Còn bây giờ quý vị tưởng cái gì mà không có đối tượng, không thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, tưởng thử coi? Tưởng không ra, thì lúc đó tưởng ở đâu? Quả là “tưởng tức không” chứ gì!
Quán kỹ như vậy sẽ thấy “Tưởng tức không” liền, bởi vì tưởng nó không tự có, đối duyên mới tạm có. Tức là duyên khởi thì nó có, vậy thì khởi là duyên khởi, diệt là duyên diệt thôi, chứ nó thật không có cái tự tánh của cái tưởng diệt phải không? Vậy mà khi cái tưởng diệt thì mình thấy thật có cái tưởng diệt. Chính chỗ đó là chỗ khi mình tu dễ bị mắc kẹt, dễ bị lầm lẫn. Tức là có người lầm, khi ngồi thiền mà cái tưởng yên lặng rồi thì sao? - Thì tìm lại coi nó ở đâu? Lúc nãy nó tưởng nhiều quá, bây giờ nó yên lặng thì tìm lại coi nó ở đâu? Hoặc coi nó mất chỗ nào? Tìm cái chỗ hết của nó, nhưng nếu tìm cái chỗ hết của nó thì sao? Tức là muốn nó có lại, nó đã hết rồi còn tìm coi nó ở đâu, là muốn thấy nó lại, đó là chỗ mê lầm tế nhị!
Bởi vì lúc tưởng thì mình thấy có tướng này tướng kia, mình thấy hơi vui vui, cũng dễ hiểu. Khi nó lặng không thấy gì hết, không thấy nó đâu, thấy buồn mới tìm coi nó ở chỗ nào? Tìm ở chỗ nào tức là muốn thấy nó nữa, tức muốn nó có trở lại. Cho nên tu thì muốn nó lặng, nhưng nó lặng rồi thì muốn nó có trở lại, đó là cái lầm lẫn vô cùng! Thấy được chỗ đó thì mình mới không lầm chỗ tu hành của mình. Nếu nó lặng rồi thì ngay đó cái gì Biết lặng mà sáng suốt đó? Ngay đó sống thôi, còn tìm lặng chỗ nào chi nữa, phải hiểu được chỗ đó.
Còn hành, hành tức là những niệm niệm nghĩ ngợi sanh diệt luôn luôn liên tục đó. Thì niệm nó có cũng do gì? Cũng do đối tượng. Niệm, cũng phải niệm một cái gì đó, nghĩa là nương cái đối tượng thì nó có, còn không đối tượng thì nó không thành. Nếu thật sự tự tánh nó có thì nó phải hằng có đâu cần đợi có đối tượng. Nhưng giờ đây có đối tượng mới có, không đối tượng không có, thì rõ ràng không thật rồi.
Thứ hai nữa, đã gọi là niệm niệm sanh diệt, tức là luôn luôn nó tiếp nối không dừng. Vậy niệm niệm là sao? Tức là giữa hai niệm phải có kẻ hở phải không ? Nếu không kẻ hở thì chỉ một niệm thôi! mà đã gọi là niệm niệm thì phải có kẻ hở khoảng giữa. Vậy thì kẻ hở đó là gì? Cái gì nối liền khiến nó liên tục hoài vậy? Nếu không có cái nối liền tức nhiên nó hở rồi, nó hở thì làm sao liên tục được? Như vậy trong đó có cái gì nối liền làm cho nó liên tục hoài, khiến mình sanh tử đời này đời kia, cứ làm hoài vậy mà không mất?
Xét kỹ trong đó có cái gì thầm nối liền? - Chính là “Cái biết sờ sờ” đó! Thấy được chỗ đó mới là chỗ thường trụ, là chỗ sống thật. Còn theo cái niệm niệm đó là theo cái sanh diệt, đó là hành.
Rồi thức, tức là cái nhận biết phân biệt, cũng vậy thôi! Cái nhận biết phân biệt cũng luôn luôn là phải có nhận biết phân biệt một cái gì đó, chứ không thể nhận biết khơi khơi, phân biệt khơi khơi.
Ai thử phân biệt cái gì mà không thuộc đối tượng xem? Hoặc bây giờ phân biệt lại chính nó xem? Phân biệt cái này, phân biệt cái kia thì dễ, nhưng phân biệt trở lại chính nó thì làm sao phân biệt? -Tức ngay đó là hết phân biệt liền, nghĩa là “Thức tức không” chứ gì!
Quán như vậy không gián đoạn là phá được năm uẩn liền. Vậy rõ ràng năm uẩn đều là không, nó là pháp nhân duyên, mà đã là nhân duyên tức không tự tánh. Và “không” đây cũng là không ngã chứ gì? Đã không ngã thì cái gì khổ? Cho nên thấy năm uẩn không liền qua hết khổ ách là như vậy đó! Không có cái ta thì lấy ai khổ?
Xưa Quốc Sư Phật Quang trong thời cuối nhà Minh, khi bị quân Nguyên tràn qua thì Sư tị nạn ở chùa Năng Nhân ở Châu Ô. Khi quân Nguyên kéo đến, chúng trong chùa chạy hết chỉ một mình Sư còn ở lại thôi. Quân Nguyên tới thấy trong chùa chạy hết còn ông Sư này ngồi đây, chúng mới lấy dao lại khứa cổ Sư, sắc diện Sư vẫn tự nhiên không thay đổi gì hết, Sư còn nói thêm bài kệ:
Một ý nghĩa nữa, ở trong sắc thân này là đất, nước, gió, lửa, nó hợp lại thành. Khi mình thấy đất thì cái thấy này không bị đất làm ngăn lại, thấy nước không bị nước nhận chìm, thấy lửa không bị lửa đốt cháy, thấy gió mà gió cũng không thổi bay được thì “sắc tức không ” chứ gì!
Lửa làm sao đốt được cái thấy này, gió có thổi bay được cái thấy này không? Vậy thì ngay nơi sắc tức không chứ gì nữa! Còn mình thấy lửa là bị lửa đốt liền, bởi sao? Bởi động niệm. Như vậy chỗ “sắc tức không” rất đơn giản mà mình tưởng tượng quá nhiều phải không?
Nói rõ lại cho quý vị thấy, sắc ở đây là chỉ sắc uẩn chứ không gì hết. Cho nên câu nói sau: Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Nếu mình quán một cách gần gũi hơn thì quán “sắc tức không” làm sao? Ở trên là nói chỗ chứng nghiệm. Còn bây giờ mình quán để phá cái niệm chấp trước, thì sắc là đối với cái Tâm mà có. Sở dĩ có sắc này là bởi vì có Tâm nó kết hợp, nếu quý vị ngồi tất cả đây mà không có tâm thì sao? Thì vào nghĩa địa, phải không? Cho nên hai cái kết hợp nhau thì mới có. Có Tâm cho nên mới rõ được sắc, cũng như có sắc mới rõ được tâm. Có sắc thân này thì mình mới rõ trong này nó có Biết. Trong Ngộ Tánh Luận, Tổ Sư nói rằng:
- “Sắc không có tự sắc mà do tâm nên có sắc, cũng vậy tâm không có tự tâm, do sắc nên có tâm, nên biết hai tướng đó đều sanh diệt.”
Do tâm mình nên mới có sắc này, cũng như do sắc mình mới biết có tâm này, hai cái nương nhau mà có. Đã nương nhau mà có tức rời nhau thì sao? – Thì không, thì diệt. Vậy thì ngay có đó tức là không rồi.
Còn nếu xét theo nghĩa hòa hợp, thì sắc là bốn đại hòa hợp. Bốn đại là đất, nước, gió, lửa, bốn thứ đó tự nó, nó có thành sắc được không?- Tự nó không thành sắc được mà phải đợi bốn cái hòa hợp, thì nó cũng không thật, tức cũng là “tức không”. Ngay đó tách rời ra bốn cái thì tìm sắc chỗ nào?
Cho nên “tức không” là phải hiểu chữ “không” đó một cách thật kỹ. Chữ “Không” này là không gì? – Không phải là “không” đối với “sắc”, không phải cái “không” đó là cái hư không này, đối với sắc này, cũng không phải là hư không trong lỗ mũi, trong lỗ miệng. Chính cái “không” này là cái “không” của Bát Nhã.
Chính Bát Nhã mới thấy suốt được cái thể “không” này. Còn cái không của hư không, của lỗ mũi, của lỗ miệng này thì sao? – Thì con mắt thịt này nó cũng thấy. Bởi cái “không” này là cái “không” của Bát Nhã, nên phải Bát Nhã mới thấy, phải hiểu được ý đó.
Như vậy nói “tức không” là ngay nơi thân này, không thể lìa thân này mà có được. Tức là do trí Bát Nhã mình thấy suốt qua cái thân này, nó không có cái tự thể của nó, mình không bị cái thân tướng này nó che mờ trí Bát Nhã đó thì đó là “tức không”. “Tức không” là ở trong Bát Nhã mà thấy. Còn ngoài Bát Nhã mà giải thích cái gì đi nữa thì cũng chưa phải?
Còn chữ “Tức” là sao? Chữ “tức” là muốn chỉ nó không thể tách rời, tức là hai cái không thể tách rời nhau. “Sắc - không” không thể tách rời, mà không thể tách rời là để nói rõ nó không tự tánh. Do không có tự tánh riêng của nó, nên cái này tức là cái kia thôi! chứ không thể tách rời ra để mà chỉ được. Đó cũng là cái ý muốn chỉ: Ngay đó dứt niệm “có – không.”
Ngay “sắc” tức là “không” rồi thì đâu phải bỏ sắc để tìm cái không, cho nên không có niệm “có”, niệm “không” trong đó, như vậy mới là Bát Nhã.
Đó là nói cái lý nó là như vậy, nhưng bây giờ mình chưa được như vậy thì quán làm sao để thấy? Thì đây là phương tiện để quán:
- Thân này do bốn đại hòa hợp phải không?- Thì đó là sắc thân. Mỗi đại nó có đặc tính riêng của nó. Đất thì cứng, nước thì ướt, lửa thì nóng, gió thì động, mỗi cái có cái riêng của nó. Vậy trước khi bốn đại này hòa hợp thì cái sắc này nó ở đâu? Tìm không ra, nhưng mà ngay khi bốn đại hòa hợp thì thấy nó có. Cho nên Ngài Tử Bá hỏi ông Tăng:
- Nay cái thân hiện tại của ông do đâu mà có được?
Ông Tăng đáp:
- Tạm mượn bốn đại mà có.
Ngài Tử Bá hỏi tiếp:
- Trước khi bốn đại chưa nhóm thì thân này nó ở đâu?
Ông Tăng đáp:
- Thì thân vốn không có.
Ngài Tử Bá hỏi:
- Sau khi bốn đại tan rã thì nó ở đâu?
Ông Tăng đáp:
- Cũng không có.
Vậy trước khi nhóm thì không có, rồi sau khi tan rã cũng không có. Nhưng khi bốn đại hòa hợp thì nó tạm có. Tức chấp nhận nó có khi bốn đại hòa hợp. Khi nói vậy Ngài Tử Bá cười ha ha bảo:
- Ông tìm cầu cái thân trước khi bốn đại chưa nhóm và sau khi bốn đại tan rã thì đều không có, mà chỉ riêng cái thân hiện tại tạm mượn bốn đại mà có, phải không?
Như vậy lấy lý mà suy thì chẳng phải hai đầu không có mà giữa có hay sao? Hai đầu đã không, khoảng giữa riêng có, e là không có cái lý ấy (Tại sao hai đầu không có mà khoảng giữa có, sở dĩ có khoảng giữa là đối với hai đầu, hai đầu không có thì khoảng giữa làm sao có? Vậy mắc kẹt ở chỗ đó rồi.) Ông hãy suy nghĩ cho thật kỹ xem, trước có khoảng giữa rồi có hai đầu chăng? Hay là trước có hai đầu rồi sau có khoảng giữa?
Khoảng giữa là đối với hai đầu mà có, nếu hai đầu không có thì khoảng giữa cũng không. Tại sao mình chấp khoảng giữa có? Đó là chỗ mê lầm của mình. Cho nên nếu xét tột như vậy thì ngay đó “Tức không” chứ gì nữa! Đó là cách quán, quán kỹ như vậy mình sẽ tỏ rõ ngay “Sắc tức không” thôi.
Còn thọ tức không là sao?
Thọ tức là những cảm thọ, những cảm nhận nơi sáu căn, nó luôn luôn cũng đối đãi tức là luôn luôn phải thọ một cái gì đó, có một đối tượng để thọ. Quý vị thử thọ một cái gì không có đối tượng? Làm sao thọ? Như vậy thọ cũng “không” thôi. Nghĩa là thọ đó chỉ là đối duyên mà nó tạm có, chứ bây giờ bảo thọ mà không có đối tượng thì tìm không ra. Vậy “Thọ tức không” rõ ràng.
Tưởng cũng vậy,tưởng luôn luôn cũng phải tưởng về một cái gì đó, và nhất là nó luôn luôn nằm trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Cái gì đó hoặc ở quá khứ, hoặc là ở hiện tại, hoặc là ở vị lai. Còn bây giờ quý vị tưởng cái gì mà không có đối tượng, không thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, tưởng thử coi? Tưởng không ra, thì lúc đó tưởng ở đâu? Quả là “tưởng tức không” chứ gì!
Quán kỹ như vậy sẽ thấy “Tưởng tức không” liền, bởi vì tưởng nó không tự có, đối duyên mới tạm có. Tức là duyên khởi thì nó có, vậy thì khởi là duyên khởi, diệt là duyên diệt thôi, chứ nó thật không có cái tự tánh của cái tưởng diệt phải không? Vậy mà khi cái tưởng diệt thì mình thấy thật có cái tưởng diệt. Chính chỗ đó là chỗ khi mình tu dễ bị mắc kẹt, dễ bị lầm lẫn. Tức là có người lầm, khi ngồi thiền mà cái tưởng yên lặng rồi thì sao? - Thì tìm lại coi nó ở đâu? Lúc nãy nó tưởng nhiều quá, bây giờ nó yên lặng thì tìm lại coi nó ở đâu? Hoặc coi nó mất chỗ nào? Tìm cái chỗ hết của nó, nhưng nếu tìm cái chỗ hết của nó thì sao? Tức là muốn nó có lại, nó đã hết rồi còn tìm coi nó ở đâu, là muốn thấy nó lại, đó là chỗ mê lầm tế nhị!
Bởi vì lúc tưởng thì mình thấy có tướng này tướng kia, mình thấy hơi vui vui, cũng dễ hiểu. Khi nó lặng không thấy gì hết, không thấy nó đâu, thấy buồn mới tìm coi nó ở chỗ nào? Tìm ở chỗ nào tức là muốn thấy nó nữa, tức muốn nó có trở lại. Cho nên tu thì muốn nó lặng, nhưng nó lặng rồi thì muốn nó có trở lại, đó là cái lầm lẫn vô cùng! Thấy được chỗ đó thì mình mới không lầm chỗ tu hành của mình. Nếu nó lặng rồi thì ngay đó cái gì Biết lặng mà sáng suốt đó? Ngay đó sống thôi, còn tìm lặng chỗ nào chi nữa, phải hiểu được chỗ đó.
Còn hành, hành tức là những niệm niệm nghĩ ngợi sanh diệt luôn luôn liên tục đó. Thì niệm nó có cũng do gì? Cũng do đối tượng. Niệm, cũng phải niệm một cái gì đó, nghĩa là nương cái đối tượng thì nó có, còn không đối tượng thì nó không thành. Nếu thật sự tự tánh nó có thì nó phải hằng có đâu cần đợi có đối tượng. Nhưng giờ đây có đối tượng mới có, không đối tượng không có, thì rõ ràng không thật rồi.
Thứ hai nữa, đã gọi là niệm niệm sanh diệt, tức là luôn luôn nó tiếp nối không dừng. Vậy niệm niệm là sao? Tức là giữa hai niệm phải có kẻ hở phải không ? Nếu không kẻ hở thì chỉ một niệm thôi! mà đã gọi là niệm niệm thì phải có kẻ hở khoảng giữa. Vậy thì kẻ hở đó là gì? Cái gì nối liền khiến nó liên tục hoài vậy? Nếu không có cái nối liền tức nhiên nó hở rồi, nó hở thì làm sao liên tục được? Như vậy trong đó có cái gì nối liền làm cho nó liên tục hoài, khiến mình sanh tử đời này đời kia, cứ làm hoài vậy mà không mất?
Xét kỹ trong đó có cái gì thầm nối liền? - Chính là “Cái biết sờ sờ” đó! Thấy được chỗ đó mới là chỗ thường trụ, là chỗ sống thật. Còn theo cái niệm niệm đó là theo cái sanh diệt, đó là hành.
Rồi thức, tức là cái nhận biết phân biệt, cũng vậy thôi! Cái nhận biết phân biệt cũng luôn luôn là phải có nhận biết phân biệt một cái gì đó, chứ không thể nhận biết khơi khơi, phân biệt khơi khơi.
Ai thử phân biệt cái gì mà không thuộc đối tượng xem? Hoặc bây giờ phân biệt lại chính nó xem? Phân biệt cái này, phân biệt cái kia thì dễ, nhưng phân biệt trở lại chính nó thì làm sao phân biệt? -Tức ngay đó là hết phân biệt liền, nghĩa là “Thức tức không” chứ gì!
Quán như vậy không gián đoạn là phá được năm uẩn liền. Vậy rõ ràng năm uẩn đều là không, nó là pháp nhân duyên, mà đã là nhân duyên tức không tự tánh. Và “không” đây cũng là không ngã chứ gì? Đã không ngã thì cái gì khổ? Cho nên thấy năm uẩn không liền qua hết khổ ách là như vậy đó! Không có cái ta thì lấy ai khổ?
Xưa Quốc Sư Phật Quang trong thời cuối nhà Minh, khi bị quân Nguyên tràn qua thì Sư tị nạn ở chùa Năng Nhân ở Châu Ô. Khi quân Nguyên kéo đến, chúng trong chùa chạy hết chỉ một mình Sư còn ở lại thôi. Quân Nguyên tới thấy trong chùa chạy hết còn ông Sư này ngồi đây, chúng mới lấy dao lại khứa cổ Sư, sắc diện Sư vẫn tự nhiên không thay đổi gì hết, Sư còn nói thêm bài kệ:
Trời đất không chỗ để cắm dùi
Vui thật người không, pháp cũng không.
Xin thỉnh Đại Nguyên thanh kiếm bén
Trong ánh chớp lòa chém gió xuân.
Vui thật người không, pháp cũng không.
Xin thỉnh Đại Nguyên thanh kiếm bén
Trong ánh chớp lòa chém gió xuân.
Nguyên văn:
Càn khôn vô địa trát cô cung,
Thả hỷ nhân không pháp diệc không.
Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm,
Điển quang ảnh lý trảm xuân phong.
Thả hỷ nhân không pháp diệc không.
Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm,
Điển quang ảnh lý trảm xuân phong.
Quân Nguyên thấy vậy cảm phục quá, sám hối đảnh lễ rồi đi.
Quý vị thấy, với ngài Phật Quang thấy chém như chém gió xuân vậy thôi! Không thấy ai bị chém trong đó nên không thấy có khổ. Còn mình thấy Tôi bị chém nên mới thấy khổ, khổ là chỗ đó. Bởi vậy khi sắp chết quý vị nhớ lại chỗ này, thấy không có Tôi trong này thì hết khổ. Còn nhớ có cái Tôi chết trong này là khổ liền, lẽ thật là như thế!
Quán năm uẩn tức không như vậy đó thì hết khổ, qua khổ ách, đó là một ý nghĩa.
? Một ý nghĩa nữa, Bát Nhã nói: Trong tướng “Không” là không tất cả, không mắt tai mũi lưỡi thân ý, không sắc thinh hương vị xúc pháp, không vô minh cũng không hết vô minh, không lão tử không hết lão tử, cho đến không trí không đắc, tức là trong tướng “Không” đó là không tất cả.
Vậy “Tướng Không” đó là gì mà nó không tất cả? Chỗ này phải nắm vững! Đó là chỉ Bát Nhã, “Tướng Không” đó là Bát Nhã. Ngoài con mắt Bát Nhã thì không thể rõ được “Tướng Không” này, phải không? Ngoài Bát Nhã thì lấy cái gì rõ được “Tướng Không” đó? Cho nên “Tướng Không” đây là chỉ Bát Nhã chứ không gì hết, tức là ngầm chỉ mình phải mở con mắt Bát Nhã. Mở mắt Bát Nhã thì rõ được “Tướng Không” này, thì nó mới không tất cả, chứ mình lý luận dù cho hay cách mấy mà chưa mở con mắt Bát Nhã thì cũng không dính dáng gì đến “Tướng Không” này, đó cũng là lý luận thôi. Bởi trong con mắt Bát Nhã đó thì nó không có một đối tượng nào, không là cái gì hết.
Còn con mắt này thì sao? Mắt này là đối với sắc, tai đối với tiếng, “trong đó” nó không tất cả mấy cái này. Vậy nên con mắt Bát Nhã, nó không là mắt, tai, mũi, lưỡi, nó không là sắc thinh hương vị xúc pháp, Cho đến không là lý Tứ Đế, không là lý Nhân Duyên, không là Trí, không là Đắc.
Nhưng có nhiều người hiểu lầm, cho rằng Bát Nhã phá hết, phá luôn cả lý Tứ Đế, phá luôn cả lý Nhân Duyên, thành ra chê bai Bát Nhã! Chỗ đó là chỗ rất lầm lẫn.
Ở đây phải hiểu rõ, nếu Bát Nhã mà là lý Tứ Đế thì sao? Thì nó thành ra cái bị biết rồi! Nó là cái lý Tứ Đế, vậy nó là cái đối tượng bị biết, nó là cái đối tượng bị hiểu. Như vậy mình quán lý Tứ Đế thì mình hiểu được nó, cho nên nó không phải là lý Tứ Đế.
Còn nếu Bát Nhã mà có trí, có đắc thì sao? -Thì có thêm cái Bát Nhã thứ hai nữa. Tức là có thêm cái Bát Nhã nữa để mà đắc, để mà thành trí, do đó ở đây nói nó “không” là vậy đó, không phải là bác bỏ lý Tứ Đế, bác bỏ lý Nhân Duyên. Ý sâu trong đây là để rõ: Bát Nhã này nó không phải là chỗ bị hiểu, khiến cho mọi người ngầm nhận ra trí Bát Nhã chân thật ấy. Rồi từ Bát Nhã chân thật này mình nhìn ra, thì nhìn cái gì cũng là sáng ngời hết, cũng không mê. Lúc đó mình mới rõ Tứ Đế, rõ được mười hai nhân duyên đúng như thật. Nghĩa là mở được mắt Bát Nhã rồi thì từ đó mình nhìn ra lý Tứ Đế, mình thấy lý Tứ Đế đúng như thật. Nhìn ra lý mười hai nhân duyên, thấy lý mười hai nhân duyên đúng như thật. Còn nếu chưa được vậy, dù cho nói Tứ Đế, nói mười hai nhân duyên cũng là trên văn tự thôi, ý là như vậy. Nhưng người không hiểu, nói Bát Nhã phá Tứ Đế, phá mười hai nhân duyên, rồi chê bai Bát Nhã. Gọi là Bát Nhã chấp không, đó là do mình còn mê lầm không thấy đúng.
Thí dụ như Thiền Sư là tu tối thượng thừa, nhưng mình thấy Thiền Sư có bác bỏ Tứ Đế không? Như Thiền Sư Đạo Ngộ ở Thiên Vương thường ngày Sư hay nói là: “Sống vui, sống vui”, đến khi sắp tịch liền kêu “khổ, khổ”. Rồi lại nói: “Diêm Vương tới bắt ta”. Ông viện chủ thấy vậy liền hỏi:
- Đương thời Hòa Thượng bị ông Tiết Sử ném xuống sông mà thần sắc chẳng động (Lúc Ngài còn sống có lần bị ông quan Tiết Sử bắt ném xuống sông mà sắc diện vẫn bình tĩnh không thay đổi). Hôm nay tại sao thế ấy?
Ngài Đạo Ngộ đưa chiếc gối lên bảo:
- Ông hãy nói đương thời là phải hay hôm nay là phải?
Ngay đó Sư có nói Khổ đế chưa? -Bình thường nói sống vui, nhưng khi sắp tịch nói: “Khổ khổ”, “Diêm Vương tới bắt ta”, đó là nói khổ đế bằng sự thật, nhưng không giải thích theo kiểu chữ nghĩa dài dòng. Bởi có thân là có khổ, chính sanh tử là khổ. Bình thường nói gì cũng hay, nhưng đến đây mới biết, đến chết mới biết. Đó là nói khổ đế quá rõ ràng rồi.
- Song với Thiền Sư thì sáng suốt biết rõ khổ cho nên không lầm theo cái khổ đó. Người đời bình thường nói này nói kia, nhưng đến đó thì rên rỉ, chính đó là khổ. Vậy Thiền Sư đâu có bác bỏ khổ, mà nói khổ đế rất rõ ràng thiết thực. Hoặc như bà già với Ngài Triệu Châu, bà hỏi:
- Con mang thân nữ bị năm dây ràng buộc gây chướng Phật tánh làm sao mà thoát?
Ngài Triệu Châu bảo:
- Bà hãy nguyện cho tất cả mọi người đều sanh lên cõi trời hết, còn riêng một mình già này phải tiếp tục chịu trầm luân một mình trong biển khổ.
Đó là nói tập đế, diệt đế, đạo đế trong đó hết rồi. Ai thấy không? Thiền Sư không giảng theo chữ nghĩa, người không hiểu tưởng đâu là Thiền Sư chê bai, mà không ngờ chính mình không hiểu mình chê bai đó không hay.
Bởi Tập Đế là gì? -Tập Đế là cái nhân đưa đến khổ đế, do cái nhân này mới có khổ, mà cái nhân đó là gì? Là cái chấp ngã, ái ngã. Do ái ngã này rồi tạo nghiệp mới chịu khổ. Thì đây, bà già mang cái thân này rồi chấp thân này là mình cho nên thấy nó trói buộc thành khổ! Tức là ái nó, thấy nó là mình nên khổ. Giờ đây Sư bảo:
- Thôi bà nguyện cho tất cả mọi người sinh lên cõi trời hết, còn một mình bà phải chịu trầm luân mãi mãi trong biển khổ này.
Vậy tức là sao? Nguyện cho mọi người sanh lên cõi trời hết, một mình mình ở dưới này, tức là quên mình, quên cái ngã này mà hướng về tất cả mọi người, không còn nhớ đến mình nữa, mà không còn nhớ đến mình, không còn thấy mình thì lấy gì khổ? Đó là Sư giảng Tập Đế rất chính xác còn gì?
Quả thật do chấp có mình mới có khổ thôi! Còn bây giờ quên mình, không thấy có mình nữa thì lấy gì khổ? Mà không còn khổ thì an vui, đó là Diệt Đế chứ gì? Hết khổ an vui rõ ràng là Diệt Đế, mà mở một cái nhìn đúng đắn như vậy là cái gì? – Là đi trên đường Đạo Đế. Vậy quý vị thấy Thiền Sư nói Tứ Đế quá hay chưa? Đâu cần phải giải thích chữ nghĩa dài dòng, nhưng người không biết thì nói rằng Thiền Sư chê bai Tứ Đế, hoặc bảo Kinh Bát Nhã bác bỏ Tứ Đế, đó là cái thấy của mình thiên lệch, mình không hiểu đúng.
Trái lại ở đây, mình thấy rõ ràng Thiền Sư không nói Tứ Đế theo chữ nghĩa, mà nói chính xác bằng lý chân thật, bằng ngay sức sống chân thật đó. Những người không rõ xuyên tạc thế này thế kia là hiểu lầm thôi!
Vậy ai thấy nghĩa: Trong “Tướng Không” là không tất cả chưa? Nên nhớ cái “không” đó là cái “không ”của Bát Nhã? Cuối cùng Bát Nhã đưa đến thế nào?
- Nói không tất cả mà được tất cả. Trong bài Tâm Kinh, ai đọc kỹ, sẽ thấy rõ. Bởi vì Bát Nhã trước là phá hết, sau là được hết, chứ không phải phá một chiều. Trước là phá sạch không cho bám, ngay Bát Nhã cũng không cho mình chấp nữa, cho nên mới gọi là không trí không đắc, vì nếu còn có chỗ chấp tức là còn có cái Bát Nhã để cho mình được đó, thì thành ra có chỗ cho tình thức này nó suy nghĩ đến, đó là không phải thứ thiệt. Đó là còn trong phân biệt, trong hiểu biết. Trong đây thì quét sạch hết không cho bám, vì cái thức của mình nó nhạy lắm. Nếu còn có chỗ bám thì nó nhảy ra bám liền. Chúng ta nhớ Lục Tổ có lần Ngài thử Thần Hội, một hôm Ngài ở trong chúng bảo:
- Ta có một vật không đầu, không đuôi, không tên, không chữ, không sau lưng, không trước mặt mọi người có biết chăng?
Thần Hội lanh lợi liền bước ra nói liền:
- Đó là cội nguồn của Chư Phật, là Phật Tánh của Thần Hội.
Lục Tổ liền bảo:
- Ta đã nói với ông là không tên, không chữ, mà ông còn nói là cội nguồn, là Phật Tánh, thì sau này ông có ra trụ trì cũng là hạng tông đồ tri giải thôi.
Cho thấy cái thức nó bén nhạy như vậy đó! Tổ đã ngăn trước, đã đón đầu trước rồi. Ngài nói là không tên không chữ, mà Thần Hội còn nói rằng đó là Phật Tánh của Thần Hội. Mà nói Phật Tánh là có tên, có chữ rồi, cho nên Tổ quở! Bởi vậy ở đây Bát Nhã dẹp sạch hết, không cho còn một khái niệm gì thì mới thực sự là sống lại được Bát Nhã. Như vậy sạch hết tất cả mọi tình chấp rồi thì nó lại sáng ngời, chứ không phải “không”, là không có gì hết, đó là chỗ hiểu lầm.
Vì vậy Bát Nhã trước nói ở trong “tướng không” là “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không sắc thinh hương vị xúc pháp…” Rồi “Bồ Tát y nơi Bát Nhã, tâm không ngăn ngại, do không ngăn ngại, nên xa hẳn mộng tưởng điên đảo đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã mà được đạo quả vô thường Bồ Đề”. Tới đây là được, như vậy đâu phải một bề là đoạn diệt.
Nhưng có người nói học Bát Nhã là chấp không, bởi vì mới đầu nghe một cách hời hợt, chỉ nghe Bát Nhã trước nói không mà quên chỗ sau này. Bởi Bát Nhã là phá chấp mà chấp không thì sao gọi là Bát Nhã? Cho nên câu chuyện có vị Tăng hỏi Ngài Tào Sơn:
- Thế nào là cây kiếm không mũi?
Sư đáp:
- Chẳng do rèn luyện mà thành.
Ông Tăng hỏi:
- Tác dụng của nó thế nào?
Sư đáp:
- Người gặp đều chết.
Ông Tăng hỏi:
- Còn người chẳng gặp thì sao?
Sư đáp:
- Cũng phải rơi đầu.
Ông Tăng hỏi:
- Người gặp đều chết thì đó là lẽ dĩ nhiên, còn chẳng gặp vì sao cũng rơi đầu?
Sư bảo:
- Ông chẳng thấy nói là hay sạch tất cả sao?
Ông Tăng lại hỏi:
- Khi sạch tất cả thì thế nào?
Sư đáp:
- Mới biết có cây kiếm này.
Nghĩa là trong đó gặp cũng chết, không gặp cũng chết. Gặp chẳng gặp là hai bên, mắc kẹt bên nào cũng chết. Với con mắt Bát Nhã thì quét sạch hết không còn mắc kẹt bên nào. Khi không còn mắc kẹt bên nào thì mới biết có Bát Nhã, cũng vậy khi sạch hết thì mới biết có cây kiếm này, chứ không phải sạch hết là không còn gì. Vậy thì đâu có rơi vào chấp “không”. Cũng như Ngài Triệu Châu khi tôn giả Nghiêm Dương đến hỏi:
- Khi mà con không có một vật gì đem đến thì sao?
Sư bảo:
- Hãy buông xuống đi !
Tôn giả thưa:
- Đã không một vật đem đến thì buông cái gì?
Triệu Châu bảo:
- Buông không được thì hãy vác lên đi.
Chỗ này Nghiêm Dương hỏi giống như còn muốn có cái gì thêm, thì Ngài Triệu Châu khéo léo bảo: “Hãy buông xuống đi”. Ông còn muốn có một cái gì nữa là còn phải buông nữa, bởi ông nói không một vật gì đem đến mà ông còn hỏi thế nào nữa, tức là muốn có một cái gì nữa rồi. Như vậy hễ còn có cái gì thì ông buông đi! Tôn Giả nói: “Đã không một vật gì đem đến mà buông cái gì?”. Thì Sư bảo: “Nếu thật không có gì buông được thì vác lên đi”. Chính chỗ không còn gì buông nữa thì chính là chỗ mình sống đó, chứ không phải đến chỗ đó là hết.
Mới đầu thì quét sạch hết tất cả sau thì được tất cả; còn mình muốn được tất cả là mất tất cả, nó ngược lại. Bởi vì được cái này rồi nó cũng mất, được cái kia rồi nó cũng mất, còn ở đây buông hết rồi thì sống trở lại với Bát Nhã, tức thấy suốt hết tất cả không còn lầm cái gì.
Tổ Lâm Tế bảo:
- Hễ gặp Phật thì giết Phật, găp Tổ giết Tổ, gặp A La Hán giết A La Hán, gặp cha mẹ giết cha mẹ, gặp thân quyến giết thân quyến, mới được giải thoát chẳng bị vật làm ràng buộc, mới giải thoát tự tại.
Hễ gặp thì giết luôn! Mình nghe nói thì chới với. Bởi vì đây là những lẽ thật các Ngài muốn nhắc mình. Giết là gì? Giết tức là không cho chấp ! Không cho chấp gì hết, gặp Phật cũng không được chấp, cha mẹ thân quyến cũng không được chấp. Vậy là không cho chấp vào một cái gì hết, thì ngay đó là giải thoát tự tại, làm sao bảo rằng “chấp không”? Cho nên Bát Nhã ban đầu là phá sạch hết để mình không chấp vào một cái gì , khi không còn chấp vào một cái gì hết thì chính chỗ đó là Bát Nhã sáng ngời, sống được chỗ đó rồi thì mình ra làm cái gì, mình thấy cái gì mới không mê lầm, trái lại làm cái gì cũng sáng suốt. Nếu còn một chỗ gì đó để mình bám thì có một chỗ đó để mê! Hiểu như vậy, liền thấy Bát Nhã đâu bảo mình chấp “không”. Bát Nhã đâu có phá bỏ pháp Phật như Tứ Đế, Nhân Duyên. Nhưng do mình không hiểu tới rồi cho rằng Bát Nhã phá bỏ, đó là hiểu lầm thôi!
? Cuối cùng trong Bát Nhã Tâm Kinh, Phật bảo rằng: “Đây là đại thần chú, đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú.”
Tức là bài Bát Nhã Tâm Kinh này, nó là một đại thần chú, là bài chú thần lực to tát. Một đại minh chú, là bài chú sáng rỡ to tát. Vô thượng chú, là bài chú không có gì trên nữa. Vô đẳng đẳng chú, là bài chú không có gì ngang bằng.
Vậy quý vị thấy học bài kinh Bát Nhã này khỏi cần trì chú cũng được rồi, phải không? Nói như vậy tức là có ý nghĩa gì trong đó? Bởi vì Bát Nhã có một thần lực rất to tát lớn lao, vượt ngoài sự hiểu biết của thế gian cho nên dụ như là thần chú, thần chú mà “đại” nữa thì mình không thể hiểu hết nổi.
- Tại sao nó có thần lực to tát lớn lao? Bởi vì Bát Nhã hay giúp cho mình thắng mọi thứ phiền não khổ đau, giúp đưa mình qua biển sanh tử thì có cái thần lực nào bằng cái thần lực đó? Nếu mình trì một câu chú nào đó, mình trì suông suông thì nó có thắng được phiền não không? Còn đây khi đã mở sáng được trí Bát Nhã thì từ trí Bát Nhã đó giúp mình thấy được lẽ thật của thế gian này, từ đó mình thắng được những phiền não. Chẳng những vậy, nó còn đưa mình qua dòng sanh tử nữa, thì nó là thần lực rất to tát không thần lực nào lớn hơn, cho nên ở đây gọi là đại thần chú.
Rồi đại minh chú, tức là bài chú có một sức sáng to lớn cũng không có gì bằng. Nghĩa là nó vượt ngoài mọi thứ ánh sáng của thế gian. Bởi vì Bát Nhã biết rõ tất cả pháp không có sót, không có lầm, chẳng những vậy nó còn phá tan mọi vô minh, mọi tối tăm của thế gian. Vậy thì có ánh sáng nào của thế gian hơn nó được? Những ánh sáng của thế gian thì sáng cách mấy cũng đâu thể phá vô minh, cho nên đây gọi là một bài chú đại minh.
Bởi vậy Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi còn làm thái tử, một hôm Tổ Bát Nhã Đa La vào trong cung vua, được vua cha là vua Hương Chí cúng dường xong, mới dâng một hạt châu quý nhất trong nước. Lúc đó Tổ Bát Nhã Đa La đưa hạt châu lên để thử mấy vị vương tử ở trong cung, xem chỗ tâm đắc như thế nào. Tổ hỏi:
- Hạt châu này nó quý thế nào?
Vị vương tử thứ nhất đáp rằng:
- Đây là hạt châu quý nhất thế gian, trong nước không có gì quý hơn.
Vị thứ hai cũng đáp như vậy.
Tới Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói:
- Hạt châu này nó là của báu của thế gian thôi, cũng chưa cho là tột nữa, mà trong các thứ báu chỉ có pháp bảo mới là tột.
Pháp bảo tức là cái báu của Phật pháp mới là tột, cái báu của thế gian thì nó cũng là vô thường thôi. Quý vị thấy nói như vậy mình tin nổi không? Mà sự thật là như thế. Thí dụ hạt châu báu này mà đưa cho đứa bé thì sao? Thì nó cũng làm cu ly nó bắn chơi thôi ! Thì đâu có quý gì ? Do có tâm phân biệt của mình, mình mới thấy quý.
Ngài nói thêm:
- Ánh sáng của hạt châu này nó chỉ là thứ ánh sáng của thế gian thôi! Nó cũng chưa cho là tột, trong các thứ ánh sáng chỉ có trí sáng mới là tột.
Trí tuệ sáng suốt mới là tột hơn hết, còn cái sáng của hạt châu cũng là của thế gian.
Và sự trong sáng của hạt châu này, nó là sự trong sáng của thế gian cũng chưa cho là tột, mà trong các thứ trong sáng chỉ có tâm trong sáng mới là trên hết, bởi vì sao? Bởi vì hạt châu này nó sáng chiếu nhưng nó chẳng hay tự chiếu, mà phải nhờ ánh sáng của trí tuệ. Để tỏ được cái báu của nó là từ nơi ánh sáng trí tuệ này mà biện biệt được. Trí tuệ đã biện biệt rồi thì mới biết nó là châu.
Tức phải nhờ có trí tuệ mới biết nó là châu báu, chứ còn tự nó, nó không biết là báu, vậy nó cũng không phải là tột. Cho nên trí tuệ mới là cái sáng hơn hết, mới là quý báu tột cùng hơn hết. Do đó ở đây Bát Nhã được gọi là bãi chú đại minh, tức cái sáng to tát hơn hết.
Bát Nhã là vô thượng chú: Tức là bài chú không có gì trên nó, nó vượt qua mọi ý niệm đối đãi. Nghĩa là giữa thế gian này không có cái thứ hai nào khác hơn nó nữa. Bởi vì có pháp nào vượt qua trí tuệ này? Như người xưa nói:
- “Mình vừa hiểu nó cũng bị nó trói, mà không hiểu cũng bị nó trói.”
Vậy còn cái gì hơn nữa không? Hiểu cũng bị nó trói mà không hiểu cũng bị nó trói? Tại sao? Không hiểu nó tức là mê mờ, còn hiểu nó thì thành ra cái thứ hai, tức là nó vượt qua đối đãi. Vậy nên nó là vô thượng chú, không có bài chú nào trên nó nữa.
Bát Nhã là vô đẳng đẳng chú: Tức là không có gì ngang bằng, luôn luôn hiện tiền không có gì gián đoạn, không bao giờ vắng mặt. Dù mình đang mê đây nó vẫn có trong mình. Nó không có cấp bậc, không có thứ lớp, vậy thì có cái gì ngang được? Cho nên gọi là bài chú vô đẳng đẳng. Nói gọn lại chính Bát Nhã là bài chú tuyệt diệu.
Vậy quý vị tụng Bát Nhã này khỏi cần trì chú thêm, bởi vì Bát Nhã này quý vị nghiền ngẫm kỹ sẽ thấy. Trí này vào lửa, lửa có cháy không? Vào nước, nước có nhận chìm được không? Đao chém có đứt không? Sanh tử làm gì được nó? Địa ngục nhốt nó được không? Như vậy thì còn cái gì hơn được nữa? Quả thật không có gì quý hơn, không có gì trên được nữa. Vậy thì còn cái gì phải tìm thêm? Lâu nay nhiều vị thấy mình tụng Bát Nhã hàng ngày quen quá, nghĩ phải tìm cái gì thêm nữa mới hay, mà không ngờ chính chỗ này mình nhận rõ để sống thì cái đó là quý tột rồi.
Có ông Tăng hỏi Ngài Tào Sơn:
- Cái gì là quý nhất trên đời?
Sư đáp:
- Cái đầu con mèo chết.
Ông Tăng hỏi:
- Vì sao cái đầu con mèo chết mà quý?
Sư đáp:
- Vì không ai trả giá.
Nghĩa là phải bặt hết niệm đối đãi hai bên đó. Trả giá là có mắc, có rẻ, mắc rẻ là niệm phân biệt mà niệm phân biệt là sanh diệt. Còn bặt được niệm sanh diệt là chỗ vô sanh, đó mới là chỗ quý nhất trên đời
Thì đây, trí Bát Nhã là chỗ bặt đối đãi, vậy có gì quý hơn? Cho nên có được Bát Nhã này thì khỏi còn sợ gì hết. Song, có mà sống được kìa, chứ có mà chưa sống được thì vẫn còn sợ như thường. Tức là biết có Bát Nhã mà sống được với Bát Nhã thì không còn gì phải sợ. Có câu chuyện: Thiền Sư Duyên Đức nhằm lúc triều đình đang sai vị tướng tên Tào Hàn đi hỏi tội hậu chủ Giang Nam. Vị đại tướng Tào Hàn này cùng với quân lính đi sang sông, rồi vào trong chùa Viên Thông ở Lô Sơn là nơi Thiền Sư Duyên Đức trụ trì. Lúc đó tăng chúng nghe thấy quân đội vào chùa, nên hoảng sợ chạy hết, chỉ còn một mình Ngài Duyên Đức ngồi tự nhiên bình thường. Tào Hàn đến, Sư vẫn ngồi bình tĩnh không thèm đứng dậy chào, cho nên ông tức giận, ông mới quát to:
- Trưởng lão! Ông không nghe nói có một vị tướng quân giết người không chớp mắt hay sao?
Ngài Duyên Đức nhìn thẳng vào tướng quân Tào Hàn và nói lại:
- Còn ông, ông không biết có ông hòa thượng không sợ sanh tử sao?
Ngay đó ông Tào Hàn này lấy làm lạ, từ đó mới đổi thái độ quí kính, rồi ông hỏi:
- Tại sao trong chùa này tăng chúng đi đâu hết?
Sư nói:
- Tại nghe có quân đến, nên họ tản đi hết, bây giờ muốn nhóm lại thì đánh chuông họ sẽ nhóm lại.
Tào Hàn tới đánh chuông nhưng không thấy ai nhóm, Sư mới nói:
- Tại vì ông còn có tâm sát.
Sư lại đánh đúng phép tắc trong chùa, đánh chuông để họp chúng, mọi người nghe biết mới họp trở lại.
Như vậy quý vị thấy, với Ngài Duyên Đức trước sự sanh tử kề cận, nhưng vẫn bình tĩnh là tại sao? Tức có sức sống Bát Nhã trong này, thấy rõ năm uẩn đều không, thấy rõ ràng như vậy thì còn gì phải sợ? Với cái chết không còn sợ thì sợ cái gì trên thế gian này nữa?
Vì vậy sống được với Bát Nhã thì không còn bài chú nào hơn nữa. Mình bây giờ sở dĩ phải đi nhờ trì chú là sợ bệnh, sợ chết chứ có gì đâu! Giờ đây chết còn không sợ thì còn gì nữa phải sợ? Vậy thì khỏi cần bài chú nào nữa, chỉ cần bài chú Bát Nhã này đủ rồi. Mình học bao nhiêu đó, tu suốt đời không hết.
Phật liền nói chú:
? Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế Bồ Đề tát bà ha.
Quý vị nghe vậy có nghi không? Học kinh là phải học cho kỹ! Ở trên đã nói Bát Nhã này là đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú rồi, thì còn nói chú chi nữa? Nó là bài chú vô thượng, vô đẳng đẳng rồi, tại sao còn nói chú nữa?
Chính những chỗ này mình học chữ nghĩa thì không thể thấy được, học qua qua thôi, nói vậy thành dư hay sao? Có ý nghĩa gì trong đó? Bởi vì nói như trên nhưng cũng là nói trên chữ nghĩa thôi! Nói là đại thần chú, đại minh chú, cũng là chữ nghĩa, cũng còn có chỗ để người sanh kiến giải, người phân biệt. Đến đây, Phật nói bài chú ra liền, để chỉ: Bặt suy nghĩ! Nói bài chú này là hết suy nghĩ, hết phân biệt thì mới thể nhập được Bát Nhã. Còn nếu suy nghĩ phân biệt được là cũng hiểu trên chữ nghĩa, hiểu trên khái niệm thôi. Hiểu cho cao cách mấy đi nữa cũng là hiểu về Bát Nhã thôi chứ chưa thể nhập Bát Nhã. Còn ở đây là khiến mình phải thể nhập Bát Nhã, cho nên ý nghĩa rất là sâu xa trong đó.
Nếu nói theo Kinh Bát Nhã thì liền đó nói chú: “Yết đế yết đế…”, còn với Thiền thì liền đó nói chú: “Hét lên một tiếng!” Hét to một tiếng tức bặt suy nghĩ, còn ở đây nói yết đế yết đế mọi người cũng bặt suy nghĩ, không nghĩ được gì hết. Đó là chỗ tế nhị mà ít người thấy được.
Nghĩa là đến đây bặt suy nghĩ, bặt nghĩ ngợi, quên mọi kiến giải từ trước đến giờ. Vì mọi kiến giải hiểu biết đó cũng thuộc trên chữ nghĩa, quên hết các kiến giải hiểu biết đó thì mới thể nhập được thực tướng Bát Nhã hiện tiền. Cho nên đến chỗ này thì không có lý luận, nếu lý luận thì cũng lòng vòng thôi! Muốn hiểu nó thì lại càng trái. Nhưng mình nhiều khi cũng muốn hiểu, nghe câu yết đế yết đế… mình thấy sao lạ, không biết cái gì trong đó lại cố dịch ra. Dịch ra đọc dễ hiểu, người ta thích, không ngờ như vậy là đã rơi vào trong chữ nghĩa, là trái với Bát Nhã rồi mà không hay. Có dịch ra để cho hiểu, mà hiểu đó là hiểu cái gì? Khái niệm rồi. Thượng sĩ Tuệ Trung có mấy câu kệ nói rằng:
Năm cũ hoa cười, hoa năm mới
Đêm này nguyệt sáng, nguyệt đêm qua.
Rồi cuối cùng:
Ví hỏi rồi sao là cứu cánh?
Ma Ha Bát Nhã tát bà ha.
Hỏi đến chỗ cứu cánh thì sao? - Ma Ha Bát Nhã tát bà ha! Đó là chỗ cứu cánh, cứu cánh là đến chỗ đó thôi. Còn mình, cứu cánh lại muốn hiểu nữa!
Bởi vì cứu cánh là chỗ tự chứng, mà tự chứng là phải vượt ngoài chữ nghĩa, còn mắc kẹt vào chữ nghĩa là chưa cứu cánh, chưa thể nhập vào Bát Nhã. Những chỗ này là những chỗ sâu kín, nếu học qua loa khó thấu tột.
Trong nhà Thiền có ông cư sĩ Tế Xuyên. Một hôm nghe Ngài Đại Huệ thượng đường nhắc lại câu chuyện của Ngài Dược Sơn hỏi Hòa Thượng Thạch Đầu:
- Ba thừa mười hai phần giáo thì con cũng hiểu được chút ít, nhưng nghe ở phương Nam nói “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”, thật con còn chưa hiểu rõ, cúi mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy.
Hòa Thượng Thạch Đầu bảo:
- Thế ấy cũng chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được, thế ấy chẳng thế ấy thảy đều chẳng được, ông làm sao?
Tức nói về tam tạng kinh điển thì Sư hiểu được chút ít, nhưng nói về thiền thì chưa hiểu? Thạch Đầu bảo: “Thế ấy cũng chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được. Thế ấy – chẳng thế ấy thảy đều chẳng được, ông làm sao?” Dược Sơn nghe vậy mờ mịt không hiểu gì, thì Thạch Đầu bảo:
- Duyên ông chẳng phải đây, thôi ông qua Giang Tây gặp Mã Đại Sư đi!
Dược Sơn đến Mã Tổ cũng hỏi lại câu đó. Mã Tổ bảo:
- Ta có khi thì dạy y nhướng mày chớp mắt, có khi chẳng dạy y nhướng mày chớp mắt, có khi dạy y nhướng mày chớp mắt là phải, có khi dạy y nhướng mày chớp mắt là chẳng phải. Vậy làm sao hiểu?
Nhưng ngay đó Dược Sơn liền đại ngộ.
Đại Huệ nhắc xong câu chuyện đó, thì ông cư sĩ Tế Xuyên mới đi theo đến phương trượng, ông thưa:
Vừa rồi Hòa thượng nhắc đến nhân duyên như thế, con đã lãnh hội rồi.
Ngài Đại Huệ bảo:
- Ông lãnh hội thế nào?
Cư sĩ Tế Xuyên thưa:
- Thế ấy cũng chẳng được, Tố rô ta bà ha. Chẳng thế ấy cũng chẳng được, Tất rị bà ha. Thế ấy chẳng thế ấy thảy đều chẳng được, Tố rô tất rị ta bà ha.
Ngài Đại Huệ nghe vậy liền gật đầu.
Quý vị thấy ông lãnh hội thế nào? Chỗ rốt ráo là như vậy đó! Thế ấy tức thuộc về có, chẳng thế ấy là không, cũng thuộc về hai bên, thế ấy chẳng thế ấy là vừa có vừa không, cũng là trong chữ nghĩa. Cho nên thế ấy cũng chẳng được, Tố rô ta bà ha, là không mắc kẹt nơi có. Chẳng thế ấy cũng chẳng được, tất rị ta bà ha, cũng không mắc kẹt nơi không. Thế ấy chẳng thế ấy thảy đều chẳng được, tố tô tất rị ta bà ha, vượt qua cả có – không, đó là lãnh hội được nghĩa thật trong ấy.
Còn mình thì muốn giải thích cho dễ hiểu mà dễ hiểu là chỉ hiểu trên chữ nghĩa, trên khái niệm. Cho nên ở đây cuối cùng là nói bài chú: “yết đế yết đế…” Ở trên đã nói Bát Nhã là đại thần chú, đại minh chú, nhưng đến đây nói chú nữa là ý nghĩa đó, chứ nhiều người cũng thắc mắc: “ở trên đã nói là đại thần chú rồi, còn nói chú chi nữa?”
? Như vậy kết lại Bát Nhã là gì?
Nếu giải thích theo bình thường Bát Nhã là trí tuệ, song nói vậy thì có dính dáng gì đến Bát Nhã? Hỏi Bát Nhã là gì? Là sai rồi? Vì hỏi Bát Nhã là gì? Tức là muốn định nghĩa nó, muốn giải thích nó, đó là muốn biến nó thành Bát Nhã chết. Người học phải thấy được chỗ đó, không khéo dễ bị mắc kẹt ở chữ nghĩa. Dù cho mình có giải thích từ đời này qua đời khác, từ kiếp này đến kiếp nọ, cũng không dính dáng gì tới Bát Nhã thật. Nếu có, cũng chỉ là Bát Nhã văn tự, bất quá là mình tỏ ra thông minh một chút vậy thôi! Thông minh thì giải thích cho dài dòng, nhưng càng giải thích thì càng xa, chứ đúng ra Bát Nhã là sao? Bát Nhã là Bát Nhã vậy thôi! Nếu nói là gì là sai rồi, mình muốn hiểu nó là mình muốn biến nó thành ra cái đối tượng bị hiểu rồi, nhớ kỹ điều đó!
Trong Kinh Kim Cang bài kệ cuối cùng là:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ứng tác như thị quán
Tức là, tất cả pháp hữu vi, đều là như mộng huyễn, như bọt bóng, như sương như điện chớp, vậy thôi! Phải quán như vậy.
Một bài kệ dễ dàng như vậy mà Đức Phật không nói ở đầu Kinh, phải đợi đến cuối Kinh sắp nghỉ mới nói, nghĩa là sao? Đó là một ý nghĩa sâu xa, ngầm nhắc mình từ đầu Kinh mình học tới đó là trong đầu này kiến giải nhiều rồi, hiểu nhiều quá trong này rồi, cũng thực hành có công phu trong đó rồi. Nhưng đó cũng là pháp hữu vi thì cũng thuộc pháp sanh diệt. Đến đây nói bài kệ này để nhấn mạnh cho thấy rõ, mọi pháp hữu vi, mọi cái có tạo tác ra đều như huyễn, như mộng, đều không thật. Khiến cho mình buông hết mọi kiến giải đó, mọi công phu thuộc về hữu vi đó, thì mới có thể, thể nhập thật tướng Bát Nhã.
Bởi vậy, còn giữ một cái hiểu biết trong đó, còn giữ một cái công phu quán chiếu thì cái đó cũng là trên đường mình đi về Bát Nhã thôi, chứ chưa phải là thể nhập trong đó. Muốn thể nhập là phải quên mấy cái đó, buông những khái niệm đó. Cho nên Triệu Châu hỏi Đại Từ:
Thế nào là thể Bát Nhã?
Đại Từ đáp:
- Thế nào là thể Bát Nhã?
Hỏi câu đó, lập lại câu đó thôi. Hỏi thế nào là cái thể của Bát Nhã? Ngài hỏi lại: “Thế nào là thể Bát Nhã?” Không giải thích thêm. Nếu theo giải thích thông thường thì mình phải giải thích thể Bát Nhã là gì?
Nó là cái không hình, không tướng, không sanh không diệt, không này không kia đủ hết, giải thích một hơi rồi không biết đâu là thể Bát Nhã, tức là giải văn tự thôi!
Còn ở đây thì Ngài Đại Từ lập lại không thêm lời nào hết, nhưng chính đó là chỉ ngay thể Bát Nhã, chỉ chỗ nào? Tức là đánh thẳng vào ngay chỗ ông hỏi đó, chính cái ông đang hỏi đó, ông khéo ông soi trở lại chỗ đó thì ông sẽ thấy thể Bát Nhã! Vì cái thể Bát Nhã thì ở ngay nơi ông chứ đâu ở trong chữ nghĩa mà ông muốn hiểu nó! Nếu giải thích được nó thì đâu còn là thể Bát Nhã. Vì vậy khi hỏi Bát Nhã là gì? Là biết ngay chưa hiểu gì về Bát Nhã. Đó là điểm phải nhớ kỹ!
Xin nhắc lại, đây là học Bát Nhã qua cái nhìn của nhà Thiền, tức phải đi thẳng vào sức sống chân thật, chứ không mắc kẹt ở trong khái niệm. Mình sống ở trong thế gian thì quen khái niệm, cái gì cũng phải định nghĩa để cho hiểu, ở đây thì không như vậy. Đó là tóm gọn về Bát Nhã.
Vậy thì trong nhà Thiền ứng dụng Bát Nhã như thế nào? Có ứng dụng Bát Nhã không?
Nhà Thiền ứng dụng Bát Nhã rất là tuyệt diệu, nhiều khi mình đọc qua, không nhìn kỹ cũng không thấy được.
Thứ nhất: Thí dụ nhà Thiền ứng dụng về nghĩa Lìa đối đãi:
Bát Nhã là bặt những niệm đối đãi, thì nhà Thiền cũng dùng cách khiến mình bặt đối đãi. Thí dụ như vua Trần Nhân Tông có vị Tăng hỏi:
- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
Ngài đáp:
- Phân sư tử trong chén mạ vàng.
Hương thơm quý trên người đen đúa.
Đó là ứng dụng Bát Nhã rất hay mà không nói gì tới Bát Nhã hết, mới là tuyệt diệu. Chén mạ vàng mà chứa phân sư tử, người đen đúa mà ướp hương thơm. Thì chén mạ vàng là quý, là sạch, mà chứa phân là tiện, là nhơ. Người đen đúa là xấu, là nhơ mà ướp hương thơm là sạch là tốt, tức muốn nói gì? Ngay đó mà quên niệm đối đãi nhơ sạch, quý tiện, thơm hôi, chính là pháp thân thanh tịnh chứ gì! Dùng Bát Nhã rất tế nhị mà không nói gì đến Bát Nhã. Nghĩa là ngay đây mình quên niệm nhơ sạch, thơm hôi, thì ngay đó Bát Nhã hiện rồi.
Bài Tâm Kinh mình học là “Bất cấu bất tịnh” tức không nhơ không sạch, thì đây là chỉ “không nhơ không sạch” đó. Nhưng không nói theo chữ nghĩa thông thường, khiến người khéo nhận thầm thôi.
Hoặc như Thiền Sư Hoài Nhượng có vị Tăng hỏi rằng:
Thế nào là đại ý Phật pháp?
Sư bảo:
- Gạo ở Lô Lăng giá bao nhiêu?
Hỏi “Thế nào là đại ý Phật pháp?” thì Sư hỏi lại: “Gạo ở Lô Lăng giá bao nhiêu?” Tưởng như lạc đề, nhưng đó là dùng Bát Nhã. Hỏi gạo giá bao nhiêu tức là sao? Có giá là có mắc rẻ, mà có mắc rẻ là có trả giá. Ở đây đại ý Phật pháp là phải quên niệm đối đãi mắc rẻ, không có trả giá tới lui, mình nhận là nhận liền, chứ không phải như sự buôn bán ở thế gian, có trả giá, đúng giá mới chịu mua, không đúng giá không chịu mua. Tức là trải qua tình thức suy nghĩ là trái xa rồi. Quên được cái niệm đó là rõ được đại ý Phật pháp, đó là mở con mắt Bát Nhã, nhà Thiền dùng Bát Nhã khéo như vậy.
Hoặc là Thiền Sư Thường Quán ở Ngũ Phong, một hôm có vị Tăng đến, Sư hỏi:
- Ông ở đâu đến?
Ông Tăng thưa:
- Ở trên trang sở đến (Trang sở là chỗ nông trại)
Ngài Thường Quán hỏi:
- Ông có thấy trâu chăng?
Vị Tăng đáp:
- Dạ thấy.
Thường Quán hỏi:
- Thấy sừng bên trái hay thấy sừng bên phải?
Vị Tăng không đáp được. Ngài Thường Quán mới đáp thế cho, Ngài nói:
- Thấy không phải trái.
Nếu thấy trâu thì không phải trái, còn nếu thấy bên trái bên phải thì không thấy trâu. Đó là nói Bát Nhã chứ gì? Tức lìa niệm đối đãi. Cho nên mở mắt Bát Nhã là không còn thấy hai bên, là “bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” tức “không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt”. Nhà Thiền ứng dụng rất chính xác.
Thứ hai: Trực Giác
Bát Nhã là phải trực giác, “nhận liền, thấy thẳng” chứ không qua suy nghĩ, so sánh phân biệt. Vì suy nghĩ là có qua trung gian ý thức, mà có ý thức thì không thể trực tiếp vào Bát Nhã được, chỉ hiểu qua khái niệm thôi! Cho nên có một vị Tăng hỏi ngài Vân Môn:
- Khi không giết chết cũng không tha sống là thế nào?
Vân Môn liền đứng dậy đọc:
- Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Đó là không giết chết mà cũng không tha sống, tức là ngay đó trực giác nhận liền, còn hỏi thế nào để mà hiểu là có qua trung gian rồi. Thiền Sư ứng dụng Bát Nhã mà mình không thấy được, đó là chỗ khéo léo của các Ngài.
Hoặc như Lâm Tế hỏi ngài Hoàng Bá:
- Thế nào là đại ý Phật pháp?
Thì Hoàng Bá chỉ đánh một gậy thôi, không có giảng gì hết. Nghĩa là để cho mình thể nghiệm trực tiếp vào đó chứ không có giảng thế này, thế nọ, thế kia, khiến cho mình mắc kẹt trên khái niệm, đó là Sư ứng dụng Bát Nhã quá rõ ràng.
Hoặc như Ngài Đức Sơn thượng đường bảo:
- Hỏi tức có lỗi, chẳng hỏi lại trái. (Nếu ông hỏi thì có lỗi mà không hỏi thì lại trái, thì quý vị làm sao?) Có vị Tăng bước ra lễ bái, nhưng mới vừa lễ bái, thì Sư đánh cho một gậy, ông Tăng thưa:
- Bạch Hòa Thượng con mới lễ bái, vì sao Hòa Thượng đánh con?
Đức Sơn bảo:
- Đợi ông mở miệng làm gì kịp.
Hỏi thì không được mà không hỏi cũng không được thì làm sao? Tức là ngay nơi chính ông đó, ông nhận ra thì đó chính là Bát Nhã thật. Còn hỏi tức là đến với người tìm hiểu, mà hiểu là cái của người khác, cho nên hỏi là có lỗi. Còn không hỏi thì không biết gì cũng là trái. Phải soi lại mình ngay đó nhận liền, là hiểu Bát Nhã. Cho nên ông Tăng vừa mới lễ bái thôi nhưng Sư đánh liền, bởi vì đợi ông mở miệng, thì đâu kịp, mới lễ bái đánh trước đi chứ đợi ông đứng dậy là ông hỏi rồi. Nếu ngay đó ông nhận thì ông thấy được Bát Nhã chân thật xong, đó là dùng trực tiếp Bát Nhã.
Thứ ba: Sạch Hết Mọi Tình Chấp
Khiến cho mọi người sạch hết mọi tình chấp: Ngài Lâm Tế từng bảo:
- “Các ông hướng vào trong hay hướng ra ngoài, hễ gặp là liền giết đi, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp A La Hán giết A La Hán, gặp cha mẹ giết cha mẹ, gặp thân quyến giết thân quyến. Như vậy mới được giải thoát tự tại, mới vượt qua tất cả không bị vật bó buộc.”
Gặp cái gì cũng giết hết là nói Bát Nhã đó! Người mới nghe cho là Thiền Sư sao mà dữ tợn quá, nhưng khi mình nói Thiền Sư nói dữ tợn đó là sao? Đó là mình hiểu, mình chấp theo danh từ chữ nghĩa, nghe nói giết mình tưởng đâu giết thật. Chứ Sư nói “giết” ở đây tức là “không nhận”, ý nói không chấp nhận bất cứ cái gì hết, cái gì đến đều không nhận tức là giết. Mà buông sạch tất cả không nhận một cái gì, không cho cái gì bám thì ngay đó là gì? Là Bát Nhã hiện tiền! Còn nhận tức là còn duyên theo bên ngoài, là khuất Bát Nhã. Thiền Sư giảng Bát Nhã rất tuyệt!
Bây giờ thì mình quá hiếu khách cho nên không nỡ từ chối, hễ khách đến là nhận liền, không những sẵn sàng mà nhiều khi từ xa đã mời tới nữa. Chính chỗ đó là chỗ không thấy Bát Nhã thật được. Ở đây phải thấu ý đó, tức là buông mọi tình chấp bên ngoài, chính chỗ đó là chỗ mình sống trở về Bát Nhã.
Ngài Đức Sơn cũng từng bảo chúng:
“- Ông nói được cũng cho ăn 30 gậy, không nói được cũng cho ăn 30 gậy.”
Nói được cũng ăn gậy, nói không được cũng ăn gậy, thì làm sao? Tức là muốn cho mình ngay đó nhận liền chứ không để tình chấp này nó xen vào. Nhận hay chẳng nhận thì cái đó là có tình chấp này nó xen vào được, còn bây giờ không chỗ nào có kẻ hở cho nó xen vào hết thì mới là vào thật tướng Bát Nhã.
Thứ tư: Đạt Ý Quên Lời
Bát Nhã là phải đạt ý quên lời, không cho mình mắc kẹt trên chữ nghĩa. Thì Nhà Thiền cũng vậy luôn luôn nhấn mạnh ở chỗ này.
Bởi vì Bát Nhã thật thì không có ở trong chữ nghĩa nào, không có trong bộ Kinh nào, mà ngay chính mình thôi. Bây giờ thì không như vậy, mình mắc kẹt trên chữ nghĩa, một câu nói đã trải qua hàng ngàn năm rồi mà mình cứ bám vào đó để sanh hiểu, cho là của mình, thì làm sao thấy Bát Nhã được? Trong nhà Thiền thì nhắc mình sao?
Như bảo:
“Ông Trương uống rượu mà ông Lý say.” Cũng như mình nói: “Ông A uống rượu mà ông B say” thì hiểu sao? Hoặc là “xoay mặt về hướng Nam mà xem sao Bắc Đẩu.” Sao Bắc Đẩu ở hướng Bắc mà mình phải xoay về hướng Nam để thấy. Tức là muốn nhắc mình phải vượt qua chữ nghĩa, nói ở đây mà phải thấy ở kia, đạt ý mà quên lời.
Thí dụ có vị hỏi:
- Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang?
Các Ngài nói là:
- Một tấc lông rùa nặng chín cân.
Thì quý vị hiểu sao? Lông rùa nó dài bao nhiêu mà nói một tấc? Lại thêm cân nặng chín cân? Vậy thì hết chỗ để hiểu! Bởi muốn hiểu ý Tổ Sư tức là sao? Nếu ý Tổ Sư mà mình hiểu được thì thành ý của chúng sanh rồi, chính chỗ mình không thể hiểu đó, khéo nhận ra được ý đó mới là ý Tổ Sư, chỗ đó sâu xa như vậy. Cho nên với nhà Thiền là muốn mình phải quên chữ nghĩa mà thầm hiểu ý sâu trong đó.
Văn tự chữ nghĩa là cái vô tri, văn tự nó đâu có hiểu biết gì, còn tâm là cái linh tri sáng suốt, tại sao mình lại cứ bám vào cái vô tri đó để tìm hiểu? Đó là chỗ lầm lẫn lâu nay của mình. Bây giờ nếu mình khéo soi lại chính mình, thay vì mình tìm ở trong cái vô tri kia, thì mình tìm trở lại cái đang đi tìm đó xem ! Cái đó mới là chỗ sống. Cũng vậy, thay vì mình tham cứu câu này, mình tham cứu câu kia, sao mình không tham trở lại cái đang tham đây? Cái đang tham này mới là chỗ trọng yếu nhất.
Ví dụ như tham câu: “Chữ không” của Ngài Triệu Châu. Hoặc là tham câu: “Cây bách trước sân.” Cứ lo tham mấy câu đó mà không tham trở lại cái “đang tham đây là cái gì?”- Cái đó mới là cái sống. Thấy thấu chỗ này mới thấy chỗ vi diệu không thể nghĩ bàn. Thiền muốn nhấn mạnh mình thấy lại chỗ đó.
Vậy thì cuối cùng Bát Nhã ở đâu? Ai thấy chưa? Nếu cứ lo lý luận mãi là vô ích, có chỗ là không phải Bát Nhã rồi, là thuộc ngoài mình rồi. Bát Nhã là ở ngay tâm mình thôi chứ không đâu khác, rời tâm mà tìm là không bao giờ có. Bởi vì ngoài tâm mà có Bát Nhã thì đó là Bát Nhã của Phật, của Bồ Tát, của chư Tổ trong Kinh điển, trong sách ghi lại. Đó là Bát Nhã chết, mà nếu là Bát Nhã của người khác thì tìm bao giờ cho được? Dù mình có được đi nữa thì sẽ có mất, vì đó không phải là Bát Nhã thật, phải hiểu được ý đó. Cho nên có một vị Tăng hỏi Thiền Sư Tĩnh Niệm:
- Hai con rồng giành nhau một hạt châu, vậy con nào được?
Sư đáp:
- Con được là mất.
Ông Tăng hỏi tiếp:
- Còn con chẳng được thì sao?
Sư đáp:
- Châu ở chỗ nào?
Đó là nói lên chỗ này. Bởi mất cho nên mới có được, do đó con thấy có được bởi vì nó mất, còn con không được thì sao? Thì có mất đi đâu? Mình cứ lo muốn được, thì được đó là được cái bên ngoài. Còn châu sẵn đây rồi thì có được gì nữa? Không được thì đâu có mất!
Bởi vì đây là phải thấy trở lại ngay chính mình thôi! Còn hướng ra ngoài mà tìm thì có được có mất, chỗ này rất là tế nhị. Đây nhắc đoạn này để cho người nghe kỹ.
Có vị Tăng từ giã Ngài Triệu Châu đi, Triệu Châu hỏi:
- Ông đi đâu?
Vị Tăng thưa:
- Con đi đến Tuyết Phong (tức là chỗ của Ngài Tuyết Phong).
Ngài Triệu Châu bảo:
- Nếu Tuyết Phong có hỏi “Hoà Thượng có nói pháp gì, thì ông làm sao trả lời”?
Ông Tăng thưa:
- Con nói chẳng được, thỉnh Hòa Thượng nói.
Triệu Châu bảo:
- Ông hãy nói: “Đông thì nói lạnh, Hạ thì nói nóng,” nói vậy đó.
Triệu Châu lại hỏi tiếp:
- Nếu Tuyết Phong lại hỏi thêm: “Việc cứu cánh thế nào?” Ông làm sao nói?
Ông Tăng thưa:
- Con nói cũng chẳng được.
Triệu Châu bảo:
- Ông chỉ nên nói: “Chính từ Triệu Châu lại chẳng phải miệng người truyền.”
Vị Tăng đến chỗ Tuyết Phong thuật lại những lời của Triệu Châu nói, thì Tuyết Phong bảo: “Phải là Triệu Châu mới được.” Đó là ý chỗ này.
Triệu Châu bảo rằng: ông đi đến đó Tuyết Phong hỏi “ở trong đây Hòa Thượng nói pháp gì, thì ông nói sao?” Ông Tăng nói không được thì Sư bảo: “Đông thì nói lạnh, Hạ thì nói nóng thôi.” Mùa đông thì lạnh, mùa hạ thì nóng, bình thường hàng ngày không có gì lạ hết. Mình thì sao? Mình thì muốn cái gì nó khác lạ, mới mẻ, tức là muốn bỏ ngay cái bình thường này mà đi tìm thứ khác, đó là quên mình muốn tìm cái thứ hai rồi. Ở đây, chính là cái mình đang sống hàng ngày đó, chính ngay chỗ đó là chỗ nói pháp, ngay đó mà nhận được là thật, còn có cái khác nữa để mình có được thì có mất, đó là không phải thật.
Còn hỏi việc rốt ráo thế nào? Thì chỉ nói: “Chính từ Triệu Châu lại chẳng phải miệng người truyền”. Nghĩa là chỗ rốt ráo đó là ở tự nơi mình chứng nghiệm qua chứ không ở đâu khác, không từ bên ngoài mà được, tức không từ miệng người truyền, còn có chỗ là thuộc về bên ngoài rồi. Bên ngoài là thuộc về của người khác, cho nên ở đây nói “chính từ Triệu Châu lại”, không nói từ đâu khác hết. Như vậy đó là Bát Nhã chứ gì!
Hoặc có vị Tăng hỏi Thiền Sư Phật Tích:
- Khi các duyên này nó tan trở về không, vậy thì không đó trở về đâu?
Ngài Phật Tích bảo:
- Này huynh!
Ông Tăng đáp:
- Dạ
Sư bảo:
- Cái không ở đâu?
Ông Tăng thưa:
- Xin Hoà Thượng từ bi nói cho con biết.
Phật Tích liền bảo:
- Người Ba Tư ăn tiêu lốt.
Bảo nói cho biết thì sư nói: “Người Ba Tư ăn tiêu lốt”, tâm lý con người luôn luôn muốn hỏi chỗ. Các duyên nó tan hết rồi trở về không, thì cái không đó trở về đâu? Tức là cũng hỏi chỗ, mà có chỗ thì sao? Nếu các duyên trở về không hết, tức là không còn chỗ nào để mình bám, không còn chỗ nào để mình duyên, thì ngay đó là gì? Đó là Bát Nhã rồi! Mà còn hỏi “về đâu” nữa, là muốn có chỗ để hiểu nữa, tức trái Bát Nhã rồi. Cho nên ở đây Phật Tích khéo léo gọi ông: “Này huynh” ông liền: “Dạ” thì sư bảo: “Cái không ở đâu?”. Sư gọi liền dạ thì còn tìm ở đâu nữa! Thấy trở lại chỗ đó là chỗ sống hiện tại của mình. Quý vị thấy Bát Nhã ở đâu chưa? Cứ lo hỏi ở đâu thì không bao giờ thấy Bát Nhã.
Tóm lại học Bát Nhã là học ở đâu?
Học Bát Nhã là học ở ngay tâm thôi, không có ở đâu hết, ngoài tâm mà học là học chữ nghĩa. Bởi vì Bát Nhã vốn không ở trong bất kỳ một trang giấy nào, ở trong hàng mực nào, cứ lo tìm ở trong giấy mực đó hẳn không có. Bát Nhã cũng không có từ nơi các thầy, các cô giảng cho mình nghe, đó cũng là chữ nghĩa, cũng là ngôn ngữ thôi. Phải thấy ngược lại ngay nơi mình, mới thấy được Bát Nhã thật.
Quả thực Bát Nhã là chính ở ngay nơi tâm chứ không đâu khác, mà tâm thì ai không có? Ai không có giơ tay lên xem! Vậy thì ai cũng chấp nhận mình có, chấp nhận mà lại quay lưng với nó, đi tìm nó, đó là mê lầm. Chứ sự thật, dù ngu, dù trí, dù nam, dù nữ, cũng đều có đủ, có tâm là có Bát Nhã. Mà ai cũng đều có tâm, tức ai cũng có quyền học Bát Nhã. Tại sao mình nói rằng người này mới nên học, người kia không nên học? Đó là tự che ngăn trí tuệ của mình rồi. Quý vị thấy, ai có thể ngăn cản được mình không cho mình học Bát Nhã? Chỉ trừ khi mình không chịu nhận thôi, không ai ngăn cản được hết.
Cho nên câu chuyện Ngài Tử Hồ giữa đêm khuya, Sư đến trước Tăng đường la to: “Có ăn trộm, ăn trộm!” Tăng chúng giật mình tỉnh dậy tưởng ăn trộm thật, lăng xăng chạy ra, có ông Tăng chạy ra trước đụng ngay Sư. Sư chộp ngay ông Tăng kêu:
- Duy Na ơi! Bắt được ăn trộm rồi!
Ông Tăng liền đẩy Sư ra nói:
- Dạ không phải, con mà Hòa Thượng.
Sư bảo:
- Phải thì phải, chỉ là ông không chịu nhận thôi.
Sư có bài kệ rằng:
Ba chục năm nay ở Tử Hồ
Hai thời cơm cháo khí lực khô
Vô sự một vòng đi lên núi
Xin hỏi người đời hiểu hay chưa?
Nguyên văn:
Hai thời cơm cháo khí lực khô
Vô sự một vòng đi lên núi
Xin hỏi người đời hiểu hay chưa?
Nguyên văn:
Tam thập niên lai trụ Tử Hồ
Nhị thời trai chúc khí lực thô
Vô sự thướng sơn hành nhất chuyển,
Tá vấn thời nhân hội dã ma?
Nhị thời trai chúc khí lực thô
Vô sự thướng sơn hành nhất chuyển,
Tá vấn thời nhân hội dã ma?
Nghĩa là: Ba chục năm nay ở Tử Hồ, ngay trong hai thời cơm cháo đó, một lòng rổng rang vô sự đó, đi một vòng lên núi thì ngay đó hiểu được cái gì chưa?
Ăn cơm, ăn cháo, rồi đi một vòng lên núi, thì ngay đó đầy đủ trong ấy hết rồi. Nhưng tại vì ông không chịu nhận, cho nên nói: “Phải thì phải, chỉ là không chịu nhận”. Ai ngăn cản mình? Chỉ ngay việc hằng ngày mình đang sống đó, đi lên đi xuống, đi tới đi lui, qua lại đều có đủ ánh sáng Bát Nhã trong đó, nhưng người chưa chịu nhận thôi. Nhưng ai ngăn cản không cho mình nhận? Quý vị kiểm lại xem ai cản không cho mình nhận đây? Không ai ngăn cản, tại sao mình không chịu nhận, đó mới đau không?
Quý vị nhớ Kinh Kim Cang mới vào đầu thì sao? Mới bắt đầu vào, Phật chưa nói gì hết, nhưng Ngài Tu Bồ Đề khen:
- “Thật là ít có! Như Lai khéo hộ niệm Chư Bồ Tát, khéo phó chúc Chư Bồ Tát!”
Phật chưa nói gì hết nhưng Ngài đã khen khéo phó chúc, khéo hộ niệm, như vậy tức là chỉ ngay chỗ sống hàng ngày đó, Phật ôm bát đi khất thực, khất thực về thọ trai, thọ trai rồi rửa chân, rửa chân rồi lại thu xếp y bát, ngồi thiền. Ngay chỗ đó là Bát Nhã trong đó rồi. Tức là ngay trong mỗi việc làm đó, Như Lai đã khéo phó chúc cho các vị Bồ Tát rồi đó! Thấy chỗ đó là thấy Kim Cang Bát Nhã rồi, vậy còn phải tìm đâu nữa!
Cuối cùng học Bát Nhã thì học đến chỗ nào?
Cuối cùng học Bát Nhã là phải học đến chỗ quên Bát Nhã, phải nhớ điều đó! Học Bát Nhã nhưng phải nhớ đến chỗ quên Bát Nhã, không còn thấy Bát Nhã để học, đó mới là thật học Bát Nhã. Chứ còn có Bát Nhã để học thì còn chưa thấy Bát Nhã, vì còn có Bát Nhã để học là còn có chỗ để cho mình hướng về đó, tức là khái niệm về Bát Nhã thôi!
Bởi vì chính mình là Bát Nhã rồi thì còn có Bát Nhã nào để học nữa. Do đó Tâm Kinh Bát Nhã gọi là: “vô trí diệc vô đắc”, không trí cũng không đắc, đến chỗ đó là không còn Bát Nhã để học nữa.
Có Tăng hỏi Tôn Giả Nghiêm Dương:
- Phật là gì?
Quý vị hiểu Phật là gì? Phật là giác phải không? Hay là Đức Phật Thích Ca sanh ra ở Ấn Độ?
Nghiêm Dương đáp:
- Cục đất.
Hỏi:
- Pháp là gì?
Sư đáp:
- Đất lăn
Hỏi:
- Tăng là gì?
Sư đáp:
- Ăn cơm, ăn cháo
Thì quý vị hiểu sao? Nhưng chính chỗ không hiểu đó, là Phật, Pháp, Tăng sống. Phật Pháp Tăng chân thật là chỗ đó ! Còn mình hiểu được, đó là Tam Bảo trong chữ nghĩa.
Ở đây Sư muốn chỉ thẳng Tam Bảo thật là ngay chính mình, quên chỗ hiểu biết bên ngoài thì mới thấy được Phật Pháp Tăng sống, Phật Pháp Tăng chân thật, còn cứ lo giải thích để cho hiểu: Phật là giác, Pháp là pháp của Phật nói ra, là chánh pháp, còn Tăng là thanh tịnh. Nói một hơi rồi không biết Phật Pháp Tăng ở chỗ nào hết.
Ở đây là muốn chỉ Phật Pháp Tăng chân thật nơi chính mình, còn giải thích được để cho mình hiểu, dù mình có hiểu cách mấy đi chăng nữa, chỉ là hiểu bóng dáng vậy thôi ! Nghĩa là hiểu qua khái niệm, mà mình chưa thật sự đối diện giáp mặt Phật Pháp Tăng chơn thật. Đây là Sư muốn đưa mình trực tiếp vào Tam Bảo sống chân thật của chính mình.
Khi mình đã có ánh sáng Bát Nhã đó rồi, thì nhìn trở lại mới thấy tất cả đều là Bát Nhã, đâu đâu cũng đều Bát Nhã, cũng có Bát Nhã. Lúc đó thì mình đọc sách mình cũng thấy Bát Nhã ở trong đó, rồi đi ra làm việc, cuốc đất cũng thấy có Bát Nhã ở trong đó. Bởi vì lúc nào cũng là sáng suốt thì lúc nào cũng là Bát Nhã. Cho nên có câu:
“Uất uất hoàng hoa vô phi Bát Nhã”. Nghĩa là: Hoa vàng rực rỡ thảy đều là Bát Nhã hết. Thấy hoa cũng thấy Bát Nhã trong đó. Thấy hoa sao là thấy Bát Nhã trong đó? Thấy cành hoa đó, nhưng cành hoa thấy nó như cành hoa, chứ không có lầm ở trong đó, thì lúc đó Bát Nhã hiện tiền. Thấy cành hoa cũng là Bát Nhã hiện trong đó, thì quý vị thấy còn cái gì vui hơn ở trong đời này! Thấy chỗ nào cũng là Bát Nhã hết, đi đâu cũng gặp Bát Nhã, được như vậy đó mới gọi là sống có ánh sáng, sống có mở mắt, còn bây giờ tuy mở mắt mà giống như là nhắm mắt.
?Thế thì, muốn được vậy bây giờ phải bắt đầu từ đâu đây?
Đó mới là điều quan trọng. Phải bắt đầu từ thấy rõ lẽ thật ngay thân tâm của chính mình đây. Tức là phải luôn luôn chiếu kiến ngũ uẩn giai không, hằng thấy năm uẩn này đều là không, không có gì để bám hết. Đó là chổ bắt đầu của mình. Đó là chỗ ánh sáng Bát Nhã của mình phải sống, phải thấy, nó chỉ xuất hiện ngay chỗ đó thôi.
Có ai ngay đây chịu bắt đầu chưa? Chỉ một bài Tâm Kinh Bát Nhã thôi, mà học để hiểu sâu và thực hành thì thấy không phải là dễ dàng. Nhưng thường thường mình cứ học cho qua, học trên chữ nghĩa, nên mình không thấy hay, rồi cho rằng bài Tâm Kinh Bát Nhã có gì đâu mà hay, có gì đâu mà quan trọng? Nhưng học kỹ như vậy mình mới thấy trong đó rất là sâu xa, rất là vi diệu, không thể nghĩ bàn!
Vậy thì bây giờ trong đây ai có thể tóm tắt bài kinh Bát Nhã ngay tại đây chăng? Nói cho đơn giản, ngay đây là có bài kinh Bát Nhã trong này rồi khỏi cần phải tìm học đâu nữa. Tức là hiện tại Đạo Tràng quý vị đang có mặt đây, Đạo Tràng do đâu mà có? Cái gì là Đạo Tràng Quán Thế Âm này, chỉ ra xem? Thì quý vị thấy Bát Nhã liền. Nói Đạo Tràng Quán Thế Âm mà không chỉ nổi ra cái gì là Đạo Tràng Quán Thế Âm hết. Chẳng qua là do một số Phật tử tập trung lại đây, có chỗ để sinh hoạt, có quý Thầy hướng dẫn, cộng chung tất cả mấy cái đó lại tạm gọi là Đạo Tràng Quán Thế Âm thôi, nếu tách rời ra bảo chỉ, không chỉ ra được, thì ngay đó là Bát Nhã chứ còn gì nữa! Bát Nhã là ngay chỗ đó thôi.
Để kết thúc lại, chúc tất cả quý vị đều mở sáng Bát Nhã! Muốn vậy phải luôn luôn thuộc lòng bài kinh này. Thuộc lòng không phải đọc tới đọc lui hoài, mà phải theo ý nghĩa đúng như Tâm Kinh này. Tức là thường thấy như vậy, thường soi sáng như vậy, đó là thuộc lòng Bát Nhã, đó là mở mắt Bát Nhã.
Bấy nhiêu đó quý vị ứng dụng hết đời chắc cũng chưa xong. Mong rằng ánh sáng Bát Nhã hằng chiếu luôn không gián đoạn.
- “Thật là ít có! Như Lai khéo hộ niệm Chư Bồ Tát, khéo phó chúc Chư Bồ Tát!”
Phật chưa nói gì hết nhưng Ngài đã khen khéo phó chúc, khéo hộ niệm, như vậy tức là chỉ ngay chỗ sống hàng ngày đó, Phật ôm bát đi khất thực, khất thực về thọ trai, thọ trai rồi rửa chân, rửa chân rồi lại thu xếp y bát, ngồi thiền. Ngay chỗ đó là Bát Nhã trong đó rồi. Tức là ngay trong mỗi việc làm đó, Như Lai đã khéo phó chúc cho các vị Bồ Tát rồi đó! Thấy chỗ đó là thấy Kim Cang Bát Nhã rồi, vậy còn phải tìm đâu nữa!
Cuối cùng học Bát Nhã thì học đến chỗ nào?
Cuối cùng học Bát Nhã là phải học đến chỗ quên Bát Nhã, phải nhớ điều đó! Học Bát Nhã nhưng phải nhớ đến chỗ quên Bát Nhã, không còn thấy Bát Nhã để học, đó mới là thật học Bát Nhã. Chứ còn có Bát Nhã để học thì còn chưa thấy Bát Nhã, vì còn có Bát Nhã để học là còn có chỗ để cho mình hướng về đó, tức là khái niệm về Bát Nhã thôi!
Bởi vì chính mình là Bát Nhã rồi thì còn có Bát Nhã nào để học nữa. Do đó Tâm Kinh Bát Nhã gọi là: “vô trí diệc vô đắc”, không trí cũng không đắc, đến chỗ đó là không còn Bát Nhã để học nữa.
Có Tăng hỏi Tôn Giả Nghiêm Dương:
- Phật là gì?
Quý vị hiểu Phật là gì? Phật là giác phải không? Hay là Đức Phật Thích Ca sanh ra ở Ấn Độ?
Nghiêm Dương đáp:
- Cục đất.
Hỏi:
- Pháp là gì?
Sư đáp:
- Đất lăn
Hỏi:
- Tăng là gì?
Sư đáp:
- Ăn cơm, ăn cháo
Thì quý vị hiểu sao? Nhưng chính chỗ không hiểu đó, là Phật, Pháp, Tăng sống. Phật Pháp Tăng chân thật là chỗ đó ! Còn mình hiểu được, đó là Tam Bảo trong chữ nghĩa.
Ở đây Sư muốn chỉ thẳng Tam Bảo thật là ngay chính mình, quên chỗ hiểu biết bên ngoài thì mới thấy được Phật Pháp Tăng sống, Phật Pháp Tăng chân thật, còn cứ lo giải thích để cho hiểu: Phật là giác, Pháp là pháp của Phật nói ra, là chánh pháp, còn Tăng là thanh tịnh. Nói một hơi rồi không biết Phật Pháp Tăng ở chỗ nào hết.
Ở đây là muốn chỉ Phật Pháp Tăng chân thật nơi chính mình, còn giải thích được để cho mình hiểu, dù mình có hiểu cách mấy đi chăng nữa, chỉ là hiểu bóng dáng vậy thôi ! Nghĩa là hiểu qua khái niệm, mà mình chưa thật sự đối diện giáp mặt Phật Pháp Tăng chơn thật. Đây là Sư muốn đưa mình trực tiếp vào Tam Bảo sống chân thật của chính mình.
Khi mình đã có ánh sáng Bát Nhã đó rồi, thì nhìn trở lại mới thấy tất cả đều là Bát Nhã, đâu đâu cũng đều Bát Nhã, cũng có Bát Nhã. Lúc đó thì mình đọc sách mình cũng thấy Bát Nhã ở trong đó, rồi đi ra làm việc, cuốc đất cũng thấy có Bát Nhã ở trong đó. Bởi vì lúc nào cũng là sáng suốt thì lúc nào cũng là Bát Nhã. Cho nên có câu:
“Uất uất hoàng hoa vô phi Bát Nhã”. Nghĩa là: Hoa vàng rực rỡ thảy đều là Bát Nhã hết. Thấy hoa cũng thấy Bát Nhã trong đó. Thấy hoa sao là thấy Bát Nhã trong đó? Thấy cành hoa đó, nhưng cành hoa thấy nó như cành hoa, chứ không có lầm ở trong đó, thì lúc đó Bát Nhã hiện tiền. Thấy cành hoa cũng là Bát Nhã hiện trong đó, thì quý vị thấy còn cái gì vui hơn ở trong đời này! Thấy chỗ nào cũng là Bát Nhã hết, đi đâu cũng gặp Bát Nhã, được như vậy đó mới gọi là sống có ánh sáng, sống có mở mắt, còn bây giờ tuy mở mắt mà giống như là nhắm mắt.
?Thế thì, muốn được vậy bây giờ phải bắt đầu từ đâu đây?
Đó mới là điều quan trọng. Phải bắt đầu từ thấy rõ lẽ thật ngay thân tâm của chính mình đây. Tức là phải luôn luôn chiếu kiến ngũ uẩn giai không, hằng thấy năm uẩn này đều là không, không có gì để bám hết. Đó là chổ bắt đầu của mình. Đó là chỗ ánh sáng Bát Nhã của mình phải sống, phải thấy, nó chỉ xuất hiện ngay chỗ đó thôi.
Có ai ngay đây chịu bắt đầu chưa? Chỉ một bài Tâm Kinh Bát Nhã thôi, mà học để hiểu sâu và thực hành thì thấy không phải là dễ dàng. Nhưng thường thường mình cứ học cho qua, học trên chữ nghĩa, nên mình không thấy hay, rồi cho rằng bài Tâm Kinh Bát Nhã có gì đâu mà hay, có gì đâu mà quan trọng? Nhưng học kỹ như vậy mình mới thấy trong đó rất là sâu xa, rất là vi diệu, không thể nghĩ bàn!
Vậy thì bây giờ trong đây ai có thể tóm tắt bài kinh Bát Nhã ngay tại đây chăng? Nói cho đơn giản, ngay đây là có bài kinh Bát Nhã trong này rồi khỏi cần phải tìm học đâu nữa. Tức là hiện tại Đạo Tràng quý vị đang có mặt đây, Đạo Tràng do đâu mà có? Cái gì là Đạo Tràng Quán Thế Âm này, chỉ ra xem? Thì quý vị thấy Bát Nhã liền. Nói Đạo Tràng Quán Thế Âm mà không chỉ nổi ra cái gì là Đạo Tràng Quán Thế Âm hết. Chẳng qua là do một số Phật tử tập trung lại đây, có chỗ để sinh hoạt, có quý Thầy hướng dẫn, cộng chung tất cả mấy cái đó lại tạm gọi là Đạo Tràng Quán Thế Âm thôi, nếu tách rời ra bảo chỉ, không chỉ ra được, thì ngay đó là Bát Nhã chứ còn gì nữa! Bát Nhã là ngay chỗ đó thôi.
Để kết thúc lại, chúc tất cả quý vị đều mở sáng Bát Nhã! Muốn vậy phải luôn luôn thuộc lòng bài kinh này. Thuộc lòng không phải đọc tới đọc lui hoài, mà phải theo ý nghĩa đúng như Tâm Kinh này. Tức là thường thấy như vậy, thường soi sáng như vậy, đó là thuộc lòng Bát Nhã, đó là mở mắt Bát Nhã.
Bấy nhiêu đó quý vị ứng dụng hết đời chắc cũng chưa xong. Mong rằng ánh sáng Bát Nhã hằng chiếu luôn không gián đoạn.
Các bài mới
- Tánh không duyên khởi, chơn không diện hữu - 02/06/2015
- Sự tương quan giữa Bát nhã và Thiền tông - 01/06/2015
- Tánh không và chơn không - 31/05/2015
- Chữ Không trong Kinh Bát Nhã - 27/05/2015
- Yếu chỉ tâm kinh - 05/05/2011
Các bài đã đăng
Chuyên đề
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 04884
- Online: 47