Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Đoàn Tăng Ni Phật Tử Thiền Phái Trúc Lâm Thăm và Hỗ Trợ Đồng Bào Bị Ảnh Hưởng Lũ Lụt tại các Tỉnh Miền Bắc
Con Trâu Và Cái Tâm
Sống Trở Về
Lời Dạy Trong Ngày Tự Tứ
Khánh Tuế Hòa Thượng Tôn Sư Và Họp Mặt Ban Quản Trị Thiền Phái Trúc Lâm PL.2568 - DL.2024 tại Tổ Đình TV Thường Chiếu
Quan Niệm Về Hạnh Hiếu của người con Phật
Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2568-DL 2024 tại TVTL Sùng Phúc
Lời Dạy Mùa An Cư
Thứ ba, 5/11/2024
,
Thiền con đường giải thoát tri kiến
01/04/2013 | Lượt xem: 4467
ĐĐ.Thích Khế Định
I. DẪN NHẬP
Thiền, thường gọi là thiền na, Trung Hoa dịch là “tĩnh lự”, tức là nói về tâm an định, trong sự an định đó lìa cả hai bên. Trong bản thể thanh tịnh đó không có những tri giải, tri kiến, không có tật đố, ích kỷ, ngã mạn, san tham. Có nhiều người tu thiền bị dính mắc, ngay cả người xuất gia nếu không khéo tu cũng bị dính mắc. Từ sự dính mắc đó đưa đến sự tranh đấu hay đưa lý thiền ra để tranh cãi.
Một hôm, có Phạm chí bà la môn đến hỏi Phật: Thưa Sa môn Cồ Đàm, thế nào là Bà la môn tranh đấu với Bà la môn?
Phật nói: Do còn chấp ngã.
Ông hỏi tiếp: Thế nào là Sát đế lợi tranh đấu với Sát đế lợi?
Phật nói: Do còn chấp ngã.
Bà la môn lại hỏi: Thưa Sa môn Cồ Đàm, thế nào là Sa môn tranh đấu với Sa môn?
Phật trả lời: Do còn chấp pháp.
Sở dĩ chúng ta chấp pháp là vì còn dính mắc vào tri kiến. Tri kiến có nghĩa là thấy biết. Tôi thấy biết như thế, anh thấy biết như thế, hai cái thấy biết khác nhau gặp nhau đưa đến sự tranh đấu. Trong sử 33 vị Tổ có chuyện vua Kế Tân chém đầu Tổ Sư Tử. Nguyên do là trong đời quá khứ, hai vị là cư sĩ gặp nhau tranh luận về Phật pháp, một người thắng, một người thua. Người thua về tìm cách bỏ độc dược để người thắng chết. Người thua chính là Tổ Sư Tử, còn người thắng chính là vua Kế Tân. Với mối hận thù như thế nên kiếp này Tổ Sư Tử phải trả.
Cho nên, ngày hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với quý Phật tử một bài pháp là “Thiền – con đường giải thoát tri kiến”.
II. THIỀN – HÀNH TRÌNH VỀ CÕI DIỆU GIÁC
Thiền sư Vô Môn nói: “Phật dạy ‘Lấy tâm là gốc, lấy cửa không là cửa pháp’. Đã nói là cửa không, tức không có cửa thì làm sao qua? Há chẳng nghe từ cửa mà vào chẳng phải là đồ gia bảo. Từ duyên mà được, trước sau cũng thành hoại”.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi sang Trung Hoa thấy tình trạng chấp chặt vào văn tự tri kiến nên tuyên bố:
“Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật”.
Một hôm, thấy cơ duyên sắp về Tây, Ngài gọi các đệ tử ra trình kiến giải.
Ngài Đạo Phó bước ra đầu tiên, bạch: Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, cũng chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo.
Tổ nói: Ngươi được phần da của ta.
Đến lượt bà Ni Tổng Trì ra thưa: Ngay chỗ hiểu của con giống như Tổ A Nan thấy được cõi Phật A Súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại.
Tổ nói: Ngươi được phần thịt của ta.
Ngài Đạo Dục ra thưa: Năm ấm vốn không, tứ đại chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được.
Tổ bảo: Ngươi được phần xương của ta.
Cuối cùng, đến Ngài Huệ Khả, Ngài bước ra đảnh lễ Tổ ba lễ rồi lui lại đứng yên lặng.
Tổ nói: Ngươi được phần tủy của ta.
Có nhiều người tu tập một thời gian thấy khinh an, ghi nhớ lại kinh nghiệm này để khi gặp Hòa thượng thì trình. Như vậy cũng tốt, nhưng thực ra cái trình ra đó dù cho đúng cũng là đem chuyện quá khứ ra nói lại mà ngay trong hiện tại thì quên mất mình.
Thiền sư Vô Môn tiếp: “Nói như vậy chẳng khác gì khi không dậy sóng, thịt da đang lành đem ra mổ xẻ, huống chi chấp vào văn tự để mong tìm lý giải, vơ dùi đập trăng, gãi ngứa ngoài giày, ăn nhằm chi đâu. Nếu có kẻ gan dạ không màng chi đến nguy vong, một đao vô thẳng thì Na Tra tám tay giữ lại không nổi, dù cho đến Tây Thiên hai mươi tám vị, Đông Độ sáu tổ cũng chỉ còn cách nép mình xin tha mạng. Còn chần chừ khác chi đứng trong nhà nhìn ngựa qua song cửa, vừa chớp mắt việc đã vù qua”.
Nếu chúng ta có những đức tính gan dạ của nhà Thiền như Tổ Huệ Khả chặt tay cầu pháp thì mới tu thiền được. Ngài Nam Tuyền nói người bước vào cửa thiền là bậc đại trượng phu, không phải là việc quan văn quan võ có thể tu được. Cổ đức cũng nói người vào cửa thiền phải là bậc long tượng chứ người thường không vào được. Nhưng tại sao chúng ta có nhân duyên, có đức tin tin tưởng vào thiền? Là bởi vì trong thời quá khứ chúng ta đã từng tu về pháp môn này. Những người không có căn duyên thì tu được một thời gian sẽ không tin, có khi lại xoay qua phỉ báng lại pháp môn này. Chúng ta nếu tu một thời gian mà không thấy gì hết thì phải biết là duyên đời này mình còn thiếu, phải chịu khó làm công quả để tích phước đức rồi mới tiếp tục.
Trong Kinh Bảo Tích cũng chỉ: “Không phải ai vào đạo cũng đi thẳng vào pháp này”. Có những người vào không được phải nấu cơm, chẻ củi, làm các việc cho chúng…. Còn bậc thượng căn dù cho không biết chữ cũng đi thẳng vào pháp môn này luôn, ví dụ như Lục Tổ Huệ Năng.
Chúng ta nếu đã đi thẳng vào pháp này phải dũng mãnh, gan dạ, không màng chi đến tính mạng, một đao đi thẳng không có chần chừ thì Na Tra tám tay ngăn mình cũng không được. Nhưng nhiều khi chúng ta không dám vào thẳng pháp môn này, chỉ thích tu cái gì khiến cho mình được khinh an, an ổn mà không hiểu được cái tịnh này đối lập với cái động. Còn cái gì biết được mình đang an ổn? Vẫn còn có ông chủ nhìn ra nhưng mình không chịu sống với ông chủ của mình. Pháp này có sức mạnh lớn nên các Ngài nói phải có hùng lực lớn, có bi nguyện, đại nguyện lớn, có đức tin lớn mới có thể mạnh dạn đi thẳng vào. Có vị Thiền sư nói: “Dù cho kiếp này không ngộ, lỡ có tạo nghiệp ác xuống địa ngục A Tỳ thì sau khi ra khỏi địa ngục, được gặp Bát Nhã, gặp pháp này để tu tiếp”.
Thế nên Ngài Vô Môn nói: “Đạo lớn không có cửa, ngàn sai có đường, cửa kia qua được thì đất trời nghiêng bước”.
Cửa kia là cửa gì? Muốn đi được vào cửa này trước tiên phải giải thoát tri kiến.
Trong Thiền thoại có kể, có một ông giáo sư đến gặp Thiền sư Na In để xin học thiền. Thiền sư rót trà mời ông, rót trà đầy tràn cả chén mà vẫn tiếp tục rót. Ông giáo sư thấy vậy nhắc thì Ngài nói: “Ông cũng giống như chén trà này, tri kiến đã đầy ắp làm sao tham? Ông phải uống cạn chén trà tri giải thì mới thâm nhập vào biển thiền được”. Thâm nhập vào thì không có năng sở, chủ khách, ta người. Tu một thời gian mà thấy còn chút gì thì trong nhà Thiền ví như con trâu đi qua cửa, sừng, đầu, mình đều lọt mà còn chút đuôi không lọt.
Tu một thời gian, quý vị có biết ông thầy cuối cùng của mình là ai không? Chính là mình. Ban đầu thì đến trình các vị thầy, một thời gian sau rồi tự trình với chính mình, tâm mình còn tham, còn sân mình đều biết hết.
Vào thời Tổ Ưu Ba Cúc Đa có một Tỳ kheo tên là Thiện Kiến, chứng tứ thiền nhưng lại nói là chứng A la hán. Tổ Ưu Ba Cúc Đa muốn khai thị cho ông nên làm hạn hán 12 năm, sau đó được lệnh nhà vua ban xuống làm mưa. Tổ Ưu Ba Cúc Đa nói mình làm mưa không được, nhưng đệ tử làm được. Tỳ kheo Thiện Kiến làm mưa xuống rồi khởi niệm “Thầy mình không làm được mà mình làm được”, vừa khởi niệm như vậy thì tức khắc giật mình vì chứng A la hán thì đâu có khởi niệm này, khởi niệm này thì biết mình chưa chứng A la hán nên đến Tổ xin sám hối. Tổ nói: “Ông mới chứng tứ thiền sao nói chứng A la hán? Nếu không gặp ta chắc ông sa đọa rồi”.
Như vậy, các Ngài có thể đưa mình vào con đường thẳng tắt này nhưng mình phải biết kiểm lại chính mình.
Một hôm Tướng quốc Đỗ Hồng Tiệm đến hỏi Thiền sư Vô Trụ: “Đệ tử tánh thức cạn cợt, trước đây nhân công việc rảnh rỗi, có soạn bộ sớ giải Luận Đại thừa khởi tín gồm hai quyển, có thể gọi là Phật pháp chăng?”
Thiền sư Vô Trụ đáp: “Xét về việc sớ giải đều là dùng thức tâm nghĩ xét phân biệt, có tạo tác, khởi tâm động niệm mới có thể làm thành theo lời văn bản luận đó nói. Phải biết tất cả pháp từ xưa đến nay lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có đổi khác. Vì chỉ có một tâm nên gọi là chân như. Nay tướng công lại kẹt tướng ngôn thuyết, kẹt tướng văn tự, kẹt tướng tâm duyên. Đã kẹt các thứ tướng thì làm sao gọi là Phật pháp được?”.
Có lúc rảnh rỗi, chúng ta cũng soạn sách này sách kia, giống như con linh Quy xuống hồ để lại những dấu vết. Có người viết sách nhiều, tự cho mình là hơn nên sanh tâm ngã mạn với những bậc đi trước mà không biết, đấy là dính mắc trong tướng văn tự. Tuy nhiên ban đầu, chúng sanh phải nương tướng văn tự để biết, nhưng nếu cho đó là chỗ cứu kính rốt ráo thì bị kẹt.
Tướng quốc liền thưa: “Đệ tử đã hỏi các bậc Đại đức trong triều, các Ngài từng tán thán đệ tử, cho là việc này chẳng thể nghĩ bàn. Phải biết những vị ấy chỉ thuận theo nhân tình. Nay Thầy từ bi lý giải, nói phù hợp với pháp tâm địa, thật là chân lý không thể nghĩ bàn”.
Đến với các thiền sư, các Ngài chặt thẳng luôn. Chỉ có trong nhà thiền, các thiền sư có chỗ sống rồi mới mạnh miệng nói thẳng như vậy, còn ngoài ra ít ai dám nói vì sợ mất lòng. Thiền sư nói mạnh để cứu đương nhân nhưng trong tâm không có vị kỷ, không có nhân ngã, hơn thua mà chỉ muốn giúp cho hành giả đi lên, đưa thuốc đắng cho hành giả uống vì dính mắc tri kiến cũng là bệnh.
Có người đến hỏi về việc tại sao Hòa thượng xiển dương pháp của Nhị Tổ Huệ Khả, Lục Tổ Huệ Năng, Sơ Tổ Trúc Lâm mà còn kẹt trên hình tướng ngồi thiền một ngày ba thời? Người này đã học thiền rất nhiều, mà học nhiều thì ngã tăng trưởng. Câu trả lời không có gì khó. Giả sử nếu như người này ra đường, gặp cảnh gì đó hay người nào đó thật đẹp mà không sanh tâm ưa thích, ham muốn, hay nói cách khác là nếu tiếp xúc với trần cảnh mà không sanh tâm khởi niệm thì ngay đó Phật cũng không mà thiền cũng không. Còn nếu vẫn dấy khởi niệm thì một ngày ngồi 24 tiếng đồng hồ vẫn chưa đủ.
Cho nên ông thầy cuối cùng của mình chính là mình. Thầy đưa thuốc đắng cho uống, nếu thức tỉnh thì chuyển. Thuốc đắng thì hết bệnh nhưng cũng tùy trường hợp mà cho thuốc đắng. Có một người khác cũng hỏi tại sao ngày xưa Lục Tổ thấy ông Tăng ngồi thiền Ngài thổi phù mà giờ trong thiền viện bắt ngồi 3 thời, mỗi thời hai tiếng. Lục Tổ sở dĩ thổi phù vì ông tăng đó ngồi thiền từ 1 ngày đến 7 ngày, còn mình ngồi nửa tiếng muốn xả thì ai thổi? Nếu Lục Tổ còn có khi Ngài khuyến khích mình ngồi thêm nữa.
Sở dĩ bị như vậy là chúng ta còn bị kẹt vào tướng, chấp vào văn tự, dính mắc tri kiến. Cho nên đó cũng là bệnh của người tu thiền.
III. TRI KIẾN LÀ GÌ?
Tri kiến là cái thấy biết của mình. Ví dụ có một bông hoa, người nhìn đẹp thì thích, người nhìn thấy xấu thì không ưa. Hai cái đó đều là bệnh. Tu là để giải thoát khỏi hai cái tri kiến đó, cái thấy và cái bị thấy đồng thời có mặt, không có gì xen kẽ. Việc này không phải làm một ngày một giờ mà được.
Trong Ngũ đăng hội nguyên có ghi: Một hôm Thiền sư Quế Sâm, Trường Khánh và Bảo Phước cùng đi vào Châu Thành, thấy một đóa hoa mẫu đơn:
Bảo Phước nói: Một đóa hoa mẫu đơn rất là đẹp.
Trường Khánh bảo: Chớ để con mắt sanh hoa.
Quế Sâm nói: Đáng tiếc một đóa hoa.
Nhà thiền gọi đây là đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành mà đem ra mổ xẻ.
Đây là nói cho người sau chứ các Ngài đã đi đến chỗ thực tại viên mãn thì thấy cảnh đẹp vẫn thấy cảnh đẹp, dừng tại đó chứ không thêm niệm thứ hai. Ban đầu, nếu chúng ta để con mắt sanh hoa thì sẽ có niệm thứ hai, niệm thứ ba sanh khởi.
Ngài Tô Đông Pha có làm bài kệ nhân chuyến viếng thăm Lô Sơn như sau:
“Lô Sơn chưng diện mục
Nhìn ngang thành dãy, xéo thành non
Cao thấp xa gần thảy chẳng đồng
Chẳng biết Lô Sơn mày mặt thật
Bởi tại núi này thân ở trong”.
Do cái thấy không đồng thuận sanh ra những kiến chấp sai lầm, tranh cãi nhau từ đó mà sanh ra. Các pháp cao, thấp không giống nhau là do cái thấy không đồng thuận. Các pháp vốn bình đẳng, nó không tự nói cao hay thấp mà pháp là như thị. Thấy được như thế rồi thì hết sanh chấp ngã. Người tu thiền cần phải đi tới chỗ đó, dần dần có được sức an định, tự tại. Phật tử tu một ngày chính là một ngày công đức. Lục Tổ dạy: “Bên ngoài hành lễ phép tức là công, bên trong khiêm hạ tức là đức”. Dù cho mình có nói như thiền sư nhưng đức tính khiêm hạ không có thì cũng không đi vào được con đường này. Bởi vì mình còn thấy cái này, cái kia nhưng các pháp là như thị, mà đã như thị đâu cần bàn cãi nhiều. Lục Tổ nói: “Người nào không đồng tri kiến với mình thì chắp tay xá rồi lui”.
Trong Thiền thoại có ghi, một hôm Ngài Đại Huệ Tông Cảo đang xem Kinh Kim Cang thì Thiền sư Chuẩn, tức Ngài Thạch Đường thấy, nói: “Pháp ấy là bình đẳng, không có cao, thấp. Vì sao trái núi ở Vân Cư cao mà trái núi ở Bảo Phong thấp? Vì sao nói nó là bình đẳng?”. Ngài Đại Huệ đáp: “Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấp”. Đến chỗ đó rồi, niệm thứ nhất, thứ hai cũng không có, làm gì có cao thấp. Cao thấp là do mình phân biệt, chia chẻ, phân tích. Chỉ cần gạn rửa lớp bụi vô minh của mình thôi, ngoài ra không có chứng đắc gì, pháp ấy bình đẳng. Biết được như thế thì chính là pháp đốn ngộ, đi thẳng vào tâm.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn”, có nghĩa là cái thấy biết lập thêm cái thấy biết, đó là gốc của vô minh, thấy biết mà không lập thêm thì đó là Niết Bàn. Chẳng hạn thấy bình hoa là xong, ngay đó cắt đứt liền thì đó là Niết Bàn, là chỗ cứu kính rốt ráo. Nhưng mình không như thế, thấy rồi thêm, rồi lại thêm nữa, cứ thế một dọc như vậy. Quý vị nghiệm lại xem một ngày không biết bao nhiêu chuyện xảy ra, một ngày mình thêm biết bao nhiêu niệm, mà ngày cuối cùng mình ra đi, chính niệm khởi là cái dẫn mình đi, chính niệm khởi là đầu mối của sanh tử chứ không có gì lạ. Cho nên thiền là an trú trong giờ phút thực tại, dừng bớt niệm chính là dừng được đầu mối sanh tử. Chúng ta phải tu tập thiền định một thời gian mới nghiệm ra được, mới thấy được điều đó. Mà thấy được điều đó rồi thì nhà thiền gọi là chân chánh tu hành. Còn tu mà không thấy được điều này thì các Ngài nói là luống uổng công phu tu hành một đời. Cho nên Ngài Minh Chánh khẳng định:
“Hay lắm Thuần Đà, hay lắm Thuần Đà
Chẳng nói ngắn, chẳng nói dài
Ngắn dài, tốt xấu thảy đều sai
Tìm hay khéo bị người chê vụng
Bắn sẻ ai dè sói chực ngay.
Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng biết bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai”.
Không có một lần bùng vỡ, cắt đứt hai đầu thì công phu cách mấy vẫn kẹt. Nếu có điều kiện, quý vị cố gắng sắp xếp khoảng 4-5 ngày để có thời gian một mình đối diện với chính mình thì mới thấy mình có rất nhiều niệm. Còn nhiều khi đi ra ngoài, chúng ta tưởng như không có niệm mà thực ra rất nhiều niệm, chỉ có lúc ở một mình mới nhận thấy được. Khi ác niệm sanh khởi, tăng trưởng, chúng ta hóa giải nó. Cho nên chỉ có nhờ đi trên con đường thiền này, chúng ta mới giải quyết được những nợ nần chất chứa trong nhiều kiếp. Chính bản thân chúng tôi cũng đã từng kinh qua chứ không phải nói suông. Điều này trong Kinh Phật cũng nói nhưng nếu chúng ta chưa một lần dấn thân vào thì không dám tin. Như Ngài Ương Quật Ma La đã từng giết rất nhiều người, nếu trả trên sự tướng thì biết bao giờ trả cho hết. Nghiệp do đâu mà có? Từ nơi tâm, do tâm bất giác của mình dấy khởi mà thành nghiệp. Cho nên chỉ có đi thẳng về con đường tâm này thì chúng ta mới chuyển nghiệp được, đó chính là chuyển nghiệp bằng tâm, chuyển nghiệp bằng niệm. Khi chúng ta dừng niệm, không theo, không tạo tác nữa thì chính đó là con đường đốn ngộ và con đường đó chính là Hành Trình Về Cõi Diệu Giác..
IV. GIẢI THOÁT TRI KIẾN
Các Thiền sư nói chúng ta đi con đường thiền này phải mạnh dạn giải thoát những cái thấy biết của mình, giải thoát chừng nào rơi rụng luôn, không còn một chỗ nào để bám được nữa.
Ngài Dược Sơn ở chỗ Thiền sư Mã Tổ ba năm. Một hôm Thiền sư Mã Tổ hỏi Ngài Dược Sơn: Ngày gần đây chỗ thấy của ông thế nào?
Ngài đáp: Da mỏng, da dày đồng thời rớt sạch, chỉ có một chân thật.
Các Ngài nói người tu thiền giống như rớt xuống vực thẳm, rớt xuống hầm, hầm toàn bằng sắt trơn, muốn leo lên không có chỗ mà bám. Hoặc tìm mọi cách để bám thì khi lên gần tới nơi lại bị rớt xuống một lần nữa. Lúc đó là ngộ, gọi là “tuyệt hậu tái tô”, nghĩa là một lần chết đi để ngàn năm sống lại, tức là sống lại trong thế giới tự tại của người đó. Lúc đó đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng…, làm gì cũng thiền hết. Có thể chúng ta tuy chưa được như vậy nhưng nếu có một lúc nào đó bất ngờ rớt vào cảnh giới này, dù chỉ là một chút xíu nhưng cũng đủ cho mình tin chắc rằng có pháp đốn ngộ. Cho nên các Ngài khẳng định đời này chưa xong, đời sau tiếp tục đi con đường này, ngoài ra không có con đường thứ hai.
Thiền sư Huyền Giác nói: “Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân”, tức đến chỗ tuyệt học vô vi mới là đạo nhân nhàn, thảnh thơi, dù ai nói gì cũng cười.
Trong Kinh Pháp Cú, câu 19, Phật dạy:
“Nếu người nói nhiều kinh
Không hành trì, phóng dật
Như kẻ chăn bò người
Không phần Sa môn hạnh.
Dù nói ít kinh điển
Nhưng hành pháp tùy pháp
Từ bỏ tham, sân, si
Tỉnh giác tâm giải thoát
Không chấp thủ hai đời
Dự phần Sa môn hạnh”.
Đức Phật đã dạy, dù cho chúng ta học hỏi nhiều nhưng phóng dật về niệm liên tục thì cũng giống như là kẻ chăn bò cho người, bò thì rất là nhiều nhưng không phải của mình, hay giống như người làm ở ngân hàng, hằng ngày đếm tiền rất nhiều nhưng lại không phải tiền của mình mà đếm cho người khác. Công phu tu tập của chúng ta cũng như thế. Dù nói ít kinh điển nhưng nếu chúng ta hành pháp, theo pháp, chuyển hóa tham sân si, không chấp thủ hai đời thì dự phần Sa môn hạnh.
Cũng trong Kinh Pháp Cú, Tôn giả Pothila là giáo thọ dạy cho 500 chúng Tỳ kheo đều đắc quả A la hán nhưng Ngài lại chưa chứng được thánh quả. Đức Phật thường gọi ông là “Pothila rỗng”. Mỗi lần Tôn giả đến, Đức Phật bảo Ngài A Nan: “Này A Nan, ông hãy mời ông sư rỗng vào đây”. Ngài biết Đức Phật nói vậy là để khuyến khích mình dự vào phần Sa môn hạnh chứ không phải nói móc hay chỉ trích. Cho nên sau đó Ngài rời đồ chúng đi vào rừng sâu tu tập. Ngài đến gặp các vị Tỳ kheo từng là học trò của mình để xin chỉ dạy pháp yếu, nhưng đến ai cũng nói “Ngài là một vị giảng sư, chúng tôi còn phải học với Ngài, làm sao có đủ tư cách dạy lại Ngài”. Cứ thế, không ai dám nhận lời dạy Ngài. Đến vị cuối cùng là một Sa di mới bảy tuổi, nhỏ nhất trong chúng thì kiêu khí của Pothila cũng tụt dần cho đến mức thấp nhấp. Ngài đến bên vị Sa di chắp tay cung kính xin được chỉ dạy. Vị Sa di này hỏi Ngài có đủ kiên nhẫn làm theo lời hướng dẫn không. Tôn giả Pothila đồng ý, nói thậm chí cả việc nhảy vào lửa cũng không ngại. Nghe thế, vị Sa di này nói ông hãy nhảy xuống nước. Để nguyên y phục, Tôn giả Pothila nhảy xuống nước, Sa di bảo leo lên, Ngài lại leo lên. Cứ thế nhảy xuống, leo lên như vậy bảy lần. Lúc này, sự chấp trước về những hiểu biết ngày xưa, sự chấp ngã vì làm giáo thọ cho 500 chúng rớt sạch không còn gì, Ngài ngồi xuống lắng nghe vị Sa di nhỏ tuổi chỉ dạy.
Quý vị thấy tại sao khi ở riêng mình không thấy gì mà khi vào chúng cái ngã hiện ra rất rõ, có những cái nhiều khi khiến chúng ta cảm thấy chới với, hụt hẫng luôn chứ không phải thường. Chẳng hạn như nếu đang là một vị giáo thọ trong tùng lâm thường xuyên dạy học cho chúng, đùng một cái bị cắt cử xuống nấu cơm cho chúng ăn, hoặc làm công việc đãi cát, đãi đá chứ không được dạy nữa. Lúc đó có dám ở lại không hay cái ngã đẩy mình đi liền? Nhưng trong giờ phút đó, nếu mình dấn thân vào con đường thiền này, quán chiếu thật sâu mà ở lại được thì ngay giờ phút đó chúng ta sẽ nghiệm được thiền, lúc này nghiệp báo oan gia nhiều đời nhiều kiếp của mình rơi rụng hết. Có những người ở ngoài đời là người tài giỏi, có chức vị cao, khi vào thiền viện phải làm những việc như hành đường, trị nhật, chẻ củi, nấu cơm, gặp nhiều chuyện phiền não nên không chịu được, sau một hai năm là ra ngoài, hoặc là cất cốc tu. Tuy ở một mình có an hơn nhưng cái ngã ngủ ngầm ở bên trong thì không thấy được. Quý vị để ý thấy ở bờ biển có những hòn đá rất đẹp, nhẵn, đó là nhờ những đợt sóng đánh vỗ hàng ngày. Nếu muốn khám phá được cái ngã sâu xa bên trong mình thì phải ở trong chúng một thời gian dài sẽ thấy, những người như vậy mà chịu tu thì có khi sau này trở thành bậc long tượng chứ không phải thường.
Lúc này, vị Sa di nói: “Nếu Ngài tin tôi rồi thì tôi chỉ cho một cách, ngày xưa ở nhà tôi thường chơi trò chơi: bắt một con dế vào một cái hộp có 6 cửa. Vì con dế hay chui ra các cửa nên tôi bít lại 5 cửa, chỉ để lại một cửa quan sát”. Sau khi nghe xong, với trình độ của Tôn giả thì hiểu ngay là phải quán sát sáu căn, năm căn đóng lại và tập trung trọng tâm vào ý căn. Tôn giả Pothila ngồi lắng lại, quán sát bao nhiêu ý niệm vận hành để chuyển hóa. Lúc này Đức Thế Tôn mới xuất hiện trước mặt ông để đọc bài kệ:
“Tu thiền trí huệ sanh
Bỏ thiền trí huệ diệt
Biết con đường hai ngả
Đưa đến hữu, phi hữu”.
Nghe xong bài kệ này, Ngài Pothila liền chứng quả A la hán.
Qua câu chuyện này, Đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng, có những lúc mình phải cho những văn tự, những cái học hiểu của mình rơi rụng hết, không còn chỗ bám. Đó gọi là “tuyệt hậu tái tô”.
Thật là:
Anh hãy chết đi!
Để ngàn năm sống lại
Dẫu một lần thôi!
Cũng là hạnh phúc thiên thu.
Cho nên thiền sư Triệu Châu nói: “Ông già tám mươi tuổi chưa biết thì tôi dạy, mà đứa con nít ba tuổi biết thì tôi học”.
Có một câu chuyện như sau: Có một học giả đi nhờ trên một con tàu qua biển. Vì đi lâu nên học giả tranh thủ nói chuyện với người thủy thủ trên tàu:
- Ông đi thuyền đã bao lâu rồi?
- Ba chục năm.
- Ông đã từng học về chiêm tinh học chưa?
- Chưa từng.
- Đi biển mà không học chiêm tinh học, như vậy là ông chết mất một phần ba đời người rồi.
- Học giả hỏi tiếp: Ông học thiên văn học chưa?
- Cũng chưa.
- Ông chết một phần tư đời người.
- Học giả hỏi thêm: Ông đã học địa lý học chưa?
- Cũng chưa.
- Học hải dương học chưa?
- Chưa.
- Vậy là ông chết nửa đời người.
Một lúc sau, sóng gió bất ngờ nổi lên làm thuyền nghiêng ngả. Người thủy thủ quay lại hỏi học giả:
- Ngài đã học môn bơi lội học chưa?
- Chưa.
- Vậy là Ngài chết cả đời người rồi.
Qua câu chuyện này cho thấy, không phải các Ngài phế bỏ văn tự mà văn tự chỉ giống như ngón tay chỉ mặt trăng thôi, nhưng nếu chúng ta chấp vào đó mà không tu tập, không chuyển hóa thì giống như vị học giả này, học rất giỏi, cái gì cũng biết nhưng cái quan trọng nhất cho mình để dùng vào lúc cần thiết nhất thì không biết. Ở đây, các Ngài nhắm cho mình cái đích là phải buông xả hết những chấp trước, những tri kiến thì mới đi thẳng vào con đường này. Cho nên Thiền sư Quy Sơn dạy: “Nếu hướng ra ngoài được một tri, một giải cho đó là thiền, là đạo thì không dính dáng chút nào, đó gọi là mang phẩn vào tâm. Nó làm nhơ uế đất tâm của ông, vì thế nó chẳng phải là đạo”.
Thiền là học tất cả các pháp nhưng không chấp, không trụ, người hành giả phải gạn lọc hết những tâm tham, chấp trước của mình, lời của Phật dù hay cũng phải buông luôn.
Do đó Thiền sư Vô Môn Quan dạy tiếp: “Tham thiền phải lọt qua cửa Tổ, diệu ngộ phải dứt tuyệt đường tâm. Cửa Tổ không lọt, đường tâm không dứt thì cũng như bóng ma nương nhờ vào cây cỏ”.
Điểm này là chỗ chúng ta phải suy nghĩ, con đường thiền là con đường có gì đó làm cho người hành giả phải khắc khoải, sống chết tìm cho ra. Đó chính là người có căn duyên với thiền, còn nếu tu mà lớt phớt, sao cũng được thì không phải. Muốn bước vào con đường thiền này phải dấn thân vào để đi chứ nó không nằm trong văn tự, chữ nghĩa.
Thiền sư nói tiếp: “Thử hỏi cửa Tổ là gì? Chỉ một chữ Không chính là cửa ấy. Bàn gọi là Vô Môn Quan của thiền tông vậy. Qua được cửa ấy chẳng những thấy được Triệu Châu mà còn cùng các Tổ xưa nay nắm tay chung bước, thâm sâu giao kết, cùng một mắt mà thấy, một tai mà nghe, há chẳng thú sao? Há chẳng ai muốn qua cửa ấy?”
Chẳng lẽ tu mà mình không muốn lọt qua cửa ấy sao? Ai cũng mong muốn lọt qua cửa ấy hết. Nhưng cửa ấy là cửa gì? Quý vị thử nghiệm xem. Chính cửa này không biết bao nhiêu người tán thân mất mạng để mong tìm được.
“Muốn được như thế thì phải tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm khởi thành một khối nghi, tham thẳng chữ Không, ngày đêm nghiền ngẫm. Chớ nên cho Không là Không theo nghĩa trống rỗng, chớ nên cho Không là Không theo nghĩa có. Không này giống như nuốt một hòn sắt nóng, muốn nhả ra mà nhả không ra, bỏ hết cái biết tệ hại trước kia, lâu ngày thành thuần thục, tự nhiên trong ngoài thành một khối, như kẻ câm nằm mộng chỉ một mình mình biết”.
Cảnh giới của người tu thiền cũng như thế, đồng kiến đồng hành mới trình ra, còn ngoài ra không ai biết.
“Bỗng nhiên bộc phát trời kinh đất chuyển, như đọt vào tay thanh đại đao của Quan Vũ, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, dửng dưng với bờ sanh tử, rong chơi chốn lục đạo”.
Chúng ta tu đến một lúc nào đó, có một điểm bộc phát trời kinh đất chuyển. Đó mới là chỗ cần phải đến. Có người đến nói ngồi thiền được khinh an, an ổn, đó chỉ là bờ mé sanh tử, không dính dáng gì hết để mà sanh tâm tự đắc. Dù cho chúng ta có nhìn thấy được ba kiếp, mười kiếp, một trăm hay một tiểu kiếp về trước cũng không dính dáng gì đến chỗ này. Đó là tướng sanh diệt, tướng vô thường thì nằm trong khổ, không, vô ngã. Nếu chấp vào tướng đó cho là hay rồi tự đắc, coi thường những bậc tôn túc thì quý vị lầm. Kể cả người xuất gia nếu không chịu đi sâu vào chỗ này cũng lầm rất nhiều, thành ra nhầm cả về pháp tu luôn.
“Như đọt được vào tay thanh đại đao của Quan Công, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ”, tức là có những lúc ngồi thiền yên định chúng ta cũng phải vượt luôn. Mà có những lúc náo động cũng không sợ, bao nhiêu niệm cũng không sợ, chỉ nhớ cái thấy biết chân chính của mình. Niệm khởi lên tự tiêu, tự chuyển hóa nên trong giờ phút thực tại, các Ngài không sợ niệm khởi mà chỉ sợ giác chậm. Chính niệm đó tạo nên năng lực hùng hậu của người hành Bồ Tát đạo, cho nên các Ngài không phá hành niệm mà lấy hành niệm làm chủng trí Bát Nhã. Vượt qua hai cửa ải này rồi thì cái gì cũng đi qua hết, dửng dưng với bờ sanh tử, rong chơi trong chốn lục đạo.
Thiền sư Lâm Tế dạy: “Thực hành công phu bên ngoài thảy đều là kẻ ngu si, các ông hãy tùy thời làm chủ, ngay đó đều là chơn, cảnh đến lôi kéo chẳng được, dầu có tập khí địa ngục vô gián cũng tự chuyển thành biển lớn giải thoát”.
Thực hành công phu bên ngoài là có gì đắp vào, giống như có một người đem đến tặng quý vị một hòn đá thì giỏi lắm về mình đặt trên bàn chơi hoặc để giữ cửa, nhưng với con mắt của một nhà điêu khắc tài ba thì nhìn thấy trong hòn đá đó có hình ông Phật ngồi, muốn ông Phật này hiển lộ thì phải đẽo, gọt hòn đá. Còn nếu chúng ta mua xi măng, bột đá đắp vào hòn đá để ông Phật hiển lộ thì Tổ nói đây là người ngu si, giống như người chấp trước vào những văn tự, hiểu biết, đắp thêm những cái đó vào thì ông Phật của mình không bao giờ hiển lộ. Chính điểm này quý Phật tử ngồi thiền nghiệm lại sẽ thấy, lúc mình đang ngồi thiền chính là lúc mình đang là một nhà điêu khắc tài ba, gọt giũa những tâm niệm xấu ác. Niệm tham, niệm sân, niệm si, niệm tật đố, bao nhiêu niệm khởi lên đều rớt hết thì ông Phật trong tự tánh mình hiển lộ ra. Đức Phật thấy trong thân ngũ uẩn của chúng sanh có ông Phật nên chỉ cho mình. Nhưng nếu một tuần chúng ta đến đây hai ngày, gọt giũa được 10 ký mà về nhà không chịu dụng công, lại đắp thêm vào 20 ký nữa vào nữa thì mình lỗ bao nhiêu ký? Cho nên chúng sanh vẫn hoàn chúng sanh, lại quay ra nói pháp này không có kết quả, tu lâu năm mà cũng như thế, là bởi vì mình đến chùa thì gọt giũa nhưng về nhà lại đắp thêm vào. Cho nên pháp này rất là vi diệu nhưng đòi hỏi chúng ta phải “tùy thời làm chủ, ngay đó đều là chơn”, tức là luôn luôn có ông chủ. Đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, luôn luôn có chánh niệm tỉnh giác thì đó gọi là chơn. Cảnh đến lôi kéo chẳng được thì dù tập khí địa ngục vô gián cũng chuyển thành biển lớn giải thoát. Ngày xưa quý vị đã tạo những nghiệp xấu ác rất lớn, ngày này, giờ này đáng lẽ phải trả như đi ra ngoài đường bị tai nạn chết, nhưng nếu lúc đó đang tụng kinh thì làm sao chết? Tuy không chết nhưng ngay lúc tụng kinh đó, những niệm xấu ác hiện khởi, tụng kinh mà không chú tâm vào tụng kinh, nó day dứt, khó chịu, bồn chồn như là mình đang ở cảnh giới địa ngục chứ không phải là biển giải thoát. Nếu ngay trong giờ phút thực tại đó, cái gì thấy được những niệm này thì tức khắc chuyển thành biển lớn giải thoát. Niệm này không lôi kéo quý Phật tử và ngay giờ phút thực tại này giữa mình và niệm không còn, đó là chuyển từ nghiệp xấu thành nghiệp tốt, chuyển nghiệp địa ngục thành biển lớn giải thoát. Ai có công phu tu thiền mới kinh nghiệm điều này. Chẳng hạn như khi cùng ngồi thiền, người bạn của mình ngồi rất an ổn, khinh an, còn mình ngồi thì giống như ngồi trên đống lửa, nhưng nếu mình xả bỏ ra mà đi thì giống như là nợ đến mà mình không chịu trả. Cho nên chỉ có con đường thiền này mới trả nhanh được. Giống như ngày xưa quý vị nợ nhiều thì bây giờ có cách gì trả nhanh? Chỉ có làm giám đốc, bác sĩ kiếm nhiều tiền hơn mới trả nhanh được, còn nếu làm nhân viên bình thường thì trả chậm hơn. Phương pháp tu thiền cũng như thế. Bố thí, cúng dường chỉ là phương tiện trợ duyên thôi chứ không chuyển được nghiệp, chỉ có tu chúng ta mới chuyển được nghiệp.
Trong chuyện Tây Tạng có ghi: Có một ông Tăng nghe nói có một tu viện rất linh thiêng, cho nên ông đến đó, buổi sáng nhiễu vòng quanh tu viện 108 lần. Một hôm, Hòa thượng viện trưởng gặp ông, nói: “Thực ra con đi nhiễu quanh một thánh địa linh thiêng như vậy cũng tốt, nhưng nếu muốn tốt hơn nữa thì con nên tu học về yếu tính của Phật pháp”. Sau khi nghe như vậy, ông không đi nhiễu nữa mà chuyên đọc tụng kinh điển để thâm nhập vào biển lớn trí tuệ của Phật. Một thời gian, gặp Hòa thượng viện trưởng, Ngài lại nói: “Đọc tụng kinh điển cũng rất tốt, nhưng nếu hay hơn nữa thì tu học về Phật pháp bao trùm rộng lớn, chứng nghiệm về Pháp thân của Phật”. Nghe nói vậy, ông ngưng việc đọc tụng và chuyển qua con đường thiền định, ngồi ngày, ngồi đêm. Một hôm, gặp Hòa thượng nói tiếp: “Con đang thiền định đó ư? Cũng tốt, cũng hay đó nhưng tu tập cho đúng Phật pháp đích thực thì còn tốt hơn nữa”.
Tức là từ lúc đi nhiễu là chúng ta bước vào con đường Phật pháp, có đức tin vào Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Cái đó là tốt nhưng chúng ta phải đi thêm một bước nữa là học hỏi Phật pháp, để xem Đức Phật nói gì. Tốt đó, nhưng nếu không tu tập về con đường thiền định thì không chứng nghiệm được lời Phật dạy. Ngồi thiền cũng rất tốt, nhưng tu tập cho đúng con đường Phật pháp đích thực thì tốt hơn.
Vị Tăng nghe xong, hỏi: “Thưa Thầy, giờ con phải làm gì?”
Hòa thượng viện trưởng đáp: “À, con hãy buông bỏ hết những gì mà con đang bám giữ, lúc đó con chính là con và cái đơn giản này chính là chỗ khởi đầu mà cũng chính là mục đích rốt ráo cuối cùng của nhà thiền”.
Ngồi mà không dính mắc, không chấp trước, không trụ thì chính chỗ đó là chúng ta tu tập về con đường thiền.
Có người hỏi: Ngồi thiền là gì? Ngồi thiền chỉ là ngồi thiền thôi, không thêm bớt gì.
Trong thiền thoại có ghi một câu chuyện: Một hôm có một người đang đứng trên núi. Có một tốp người đi ngang qua.
Người thứ nhất hỏi: Có phải anh đứng để ngắm núi không?.
- Không phải.
Người thứ hai hỏi: Có phải anh đang đứng tìm cái gì phải không?.
- Không phải.
Người thứ ba hỏi: Có phải anh đứng trên núi đợi ai phải không?
- Cũng không phải.
Tất cả bọn họ thấy lạ bèn hỏi: Anh không ngắm núi, không tìm cái gì, không đợi ai, vậy đứng trên núi làm gì?
Anh này trả lời: Tôi đứng đây chỉ là đứng thôi.
Nhiều khi mình nghĩ người ta làm bất cứ cái gì phải có mục đích, đứng phải ngắm trăng, ngắm núi chứ đứng không thì đứng làm gì? Nhưng đối với tinh thần nhà thiền, đứng chỉ là đứng, ngồi thiền chỉ là ngồi thiền. Còn ngồi thiền để ngộ, để chứng cái gì đó là có tâm để ngộ, mà có tâm để ngộ chính là bệnh. Cho nên cuối cùng, để đi vào được con đường thiền này, chúng ta phải giải thoát tất cả mọi tri kiến.
Cuối cùng, kính chúc quý Phật tử luôn giữ được tâm kiên trì, trường viễn, dấn thân vào con đường này cho đến ngày thành Phật, tròn bản nguyện, tin chắc vào pháp đốn ngộ, tin chắc vào tự tâm để chuyển hóa những nghiệp xấu ác của mình. Tin chắc được điều đó bảo đảm quý vị sẽ thành công.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Phật nói: Do còn chấp ngã.
Ông hỏi tiếp: Thế nào là Sát đế lợi tranh đấu với Sát đế lợi?
Phật nói: Do còn chấp ngã.
Bà la môn lại hỏi: Thưa Sa môn Cồ Đàm, thế nào là Sa môn tranh đấu với Sa môn?
Phật trả lời: Do còn chấp pháp.
Sở dĩ chúng ta chấp pháp là vì còn dính mắc vào tri kiến. Tri kiến có nghĩa là thấy biết. Tôi thấy biết như thế, anh thấy biết như thế, hai cái thấy biết khác nhau gặp nhau đưa đến sự tranh đấu. Trong sử 33 vị Tổ có chuyện vua Kế Tân chém đầu Tổ Sư Tử. Nguyên do là trong đời quá khứ, hai vị là cư sĩ gặp nhau tranh luận về Phật pháp, một người thắng, một người thua. Người thua về tìm cách bỏ độc dược để người thắng chết. Người thua chính là Tổ Sư Tử, còn người thắng chính là vua Kế Tân. Với mối hận thù như thế nên kiếp này Tổ Sư Tử phải trả.
Cho nên, ngày hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với quý Phật tử một bài pháp là “Thiền – con đường giải thoát tri kiến”.
II. THIỀN – HÀNH TRÌNH VỀ CÕI DIỆU GIÁC
Thiền sư Vô Môn nói: “Phật dạy ‘Lấy tâm là gốc, lấy cửa không là cửa pháp’. Đã nói là cửa không, tức không có cửa thì làm sao qua? Há chẳng nghe từ cửa mà vào chẳng phải là đồ gia bảo. Từ duyên mà được, trước sau cũng thành hoại”.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma sau khi sang Trung Hoa thấy tình trạng chấp chặt vào văn tự tri kiến nên tuyên bố:
“Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật”.
Một hôm, thấy cơ duyên sắp về Tây, Ngài gọi các đệ tử ra trình kiến giải.
Ngài Đạo Phó bước ra đầu tiên, bạch: Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, cũng chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo.
Tổ nói: Ngươi được phần da của ta.
Đến lượt bà Ni Tổng Trì ra thưa: Ngay chỗ hiểu của con giống như Tổ A Nan thấy được cõi Phật A Súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại.
Tổ nói: Ngươi được phần thịt của ta.
Ngài Đạo Dục ra thưa: Năm ấm vốn không, tứ đại chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được.
Tổ bảo: Ngươi được phần xương của ta.
Cuối cùng, đến Ngài Huệ Khả, Ngài bước ra đảnh lễ Tổ ba lễ rồi lui lại đứng yên lặng.
Tổ nói: Ngươi được phần tủy của ta.
Có nhiều người tu tập một thời gian thấy khinh an, ghi nhớ lại kinh nghiệm này để khi gặp Hòa thượng thì trình. Như vậy cũng tốt, nhưng thực ra cái trình ra đó dù cho đúng cũng là đem chuyện quá khứ ra nói lại mà ngay trong hiện tại thì quên mất mình.
Thiền sư Vô Môn tiếp: “Nói như vậy chẳng khác gì khi không dậy sóng, thịt da đang lành đem ra mổ xẻ, huống chi chấp vào văn tự để mong tìm lý giải, vơ dùi đập trăng, gãi ngứa ngoài giày, ăn nhằm chi đâu. Nếu có kẻ gan dạ không màng chi đến nguy vong, một đao vô thẳng thì Na Tra tám tay giữ lại không nổi, dù cho đến Tây Thiên hai mươi tám vị, Đông Độ sáu tổ cũng chỉ còn cách nép mình xin tha mạng. Còn chần chừ khác chi đứng trong nhà nhìn ngựa qua song cửa, vừa chớp mắt việc đã vù qua”.
Nếu chúng ta có những đức tính gan dạ của nhà Thiền như Tổ Huệ Khả chặt tay cầu pháp thì mới tu thiền được. Ngài Nam Tuyền nói người bước vào cửa thiền là bậc đại trượng phu, không phải là việc quan văn quan võ có thể tu được. Cổ đức cũng nói người vào cửa thiền phải là bậc long tượng chứ người thường không vào được. Nhưng tại sao chúng ta có nhân duyên, có đức tin tin tưởng vào thiền? Là bởi vì trong thời quá khứ chúng ta đã từng tu về pháp môn này. Những người không có căn duyên thì tu được một thời gian sẽ không tin, có khi lại xoay qua phỉ báng lại pháp môn này. Chúng ta nếu tu một thời gian mà không thấy gì hết thì phải biết là duyên đời này mình còn thiếu, phải chịu khó làm công quả để tích phước đức rồi mới tiếp tục.
Trong Kinh Bảo Tích cũng chỉ: “Không phải ai vào đạo cũng đi thẳng vào pháp này”. Có những người vào không được phải nấu cơm, chẻ củi, làm các việc cho chúng…. Còn bậc thượng căn dù cho không biết chữ cũng đi thẳng vào pháp môn này luôn, ví dụ như Lục Tổ Huệ Năng.
Chúng ta nếu đã đi thẳng vào pháp này phải dũng mãnh, gan dạ, không màng chi đến tính mạng, một đao đi thẳng không có chần chừ thì Na Tra tám tay ngăn mình cũng không được. Nhưng nhiều khi chúng ta không dám vào thẳng pháp môn này, chỉ thích tu cái gì khiến cho mình được khinh an, an ổn mà không hiểu được cái tịnh này đối lập với cái động. Còn cái gì biết được mình đang an ổn? Vẫn còn có ông chủ nhìn ra nhưng mình không chịu sống với ông chủ của mình. Pháp này có sức mạnh lớn nên các Ngài nói phải có hùng lực lớn, có bi nguyện, đại nguyện lớn, có đức tin lớn mới có thể mạnh dạn đi thẳng vào. Có vị Thiền sư nói: “Dù cho kiếp này không ngộ, lỡ có tạo nghiệp ác xuống địa ngục A Tỳ thì sau khi ra khỏi địa ngục, được gặp Bát Nhã, gặp pháp này để tu tiếp”.
Thế nên Ngài Vô Môn nói: “Đạo lớn không có cửa, ngàn sai có đường, cửa kia qua được thì đất trời nghiêng bước”.
Cửa kia là cửa gì? Muốn đi được vào cửa này trước tiên phải giải thoát tri kiến.
Trong Thiền thoại có kể, có một ông giáo sư đến gặp Thiền sư Na In để xin học thiền. Thiền sư rót trà mời ông, rót trà đầy tràn cả chén mà vẫn tiếp tục rót. Ông giáo sư thấy vậy nhắc thì Ngài nói: “Ông cũng giống như chén trà này, tri kiến đã đầy ắp làm sao tham? Ông phải uống cạn chén trà tri giải thì mới thâm nhập vào biển thiền được”. Thâm nhập vào thì không có năng sở, chủ khách, ta người. Tu một thời gian mà thấy còn chút gì thì trong nhà Thiền ví như con trâu đi qua cửa, sừng, đầu, mình đều lọt mà còn chút đuôi không lọt.
Tu một thời gian, quý vị có biết ông thầy cuối cùng của mình là ai không? Chính là mình. Ban đầu thì đến trình các vị thầy, một thời gian sau rồi tự trình với chính mình, tâm mình còn tham, còn sân mình đều biết hết.
Vào thời Tổ Ưu Ba Cúc Đa có một Tỳ kheo tên là Thiện Kiến, chứng tứ thiền nhưng lại nói là chứng A la hán. Tổ Ưu Ba Cúc Đa muốn khai thị cho ông nên làm hạn hán 12 năm, sau đó được lệnh nhà vua ban xuống làm mưa. Tổ Ưu Ba Cúc Đa nói mình làm mưa không được, nhưng đệ tử làm được. Tỳ kheo Thiện Kiến làm mưa xuống rồi khởi niệm “Thầy mình không làm được mà mình làm được”, vừa khởi niệm như vậy thì tức khắc giật mình vì chứng A la hán thì đâu có khởi niệm này, khởi niệm này thì biết mình chưa chứng A la hán nên đến Tổ xin sám hối. Tổ nói: “Ông mới chứng tứ thiền sao nói chứng A la hán? Nếu không gặp ta chắc ông sa đọa rồi”.
Như vậy, các Ngài có thể đưa mình vào con đường thẳng tắt này nhưng mình phải biết kiểm lại chính mình.
Một hôm Tướng quốc Đỗ Hồng Tiệm đến hỏi Thiền sư Vô Trụ: “Đệ tử tánh thức cạn cợt, trước đây nhân công việc rảnh rỗi, có soạn bộ sớ giải Luận Đại thừa khởi tín gồm hai quyển, có thể gọi là Phật pháp chăng?”
Thiền sư Vô Trụ đáp: “Xét về việc sớ giải đều là dùng thức tâm nghĩ xét phân biệt, có tạo tác, khởi tâm động niệm mới có thể làm thành theo lời văn bản luận đó nói. Phải biết tất cả pháp từ xưa đến nay lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có đổi khác. Vì chỉ có một tâm nên gọi là chân như. Nay tướng công lại kẹt tướng ngôn thuyết, kẹt tướng văn tự, kẹt tướng tâm duyên. Đã kẹt các thứ tướng thì làm sao gọi là Phật pháp được?”.
Có lúc rảnh rỗi, chúng ta cũng soạn sách này sách kia, giống như con linh Quy xuống hồ để lại những dấu vết. Có người viết sách nhiều, tự cho mình là hơn nên sanh tâm ngã mạn với những bậc đi trước mà không biết, đấy là dính mắc trong tướng văn tự. Tuy nhiên ban đầu, chúng sanh phải nương tướng văn tự để biết, nhưng nếu cho đó là chỗ cứu kính rốt ráo thì bị kẹt.
Tướng quốc liền thưa: “Đệ tử đã hỏi các bậc Đại đức trong triều, các Ngài từng tán thán đệ tử, cho là việc này chẳng thể nghĩ bàn. Phải biết những vị ấy chỉ thuận theo nhân tình. Nay Thầy từ bi lý giải, nói phù hợp với pháp tâm địa, thật là chân lý không thể nghĩ bàn”.
Đến với các thiền sư, các Ngài chặt thẳng luôn. Chỉ có trong nhà thiền, các thiền sư có chỗ sống rồi mới mạnh miệng nói thẳng như vậy, còn ngoài ra ít ai dám nói vì sợ mất lòng. Thiền sư nói mạnh để cứu đương nhân nhưng trong tâm không có vị kỷ, không có nhân ngã, hơn thua mà chỉ muốn giúp cho hành giả đi lên, đưa thuốc đắng cho hành giả uống vì dính mắc tri kiến cũng là bệnh.
Có người đến hỏi về việc tại sao Hòa thượng xiển dương pháp của Nhị Tổ Huệ Khả, Lục Tổ Huệ Năng, Sơ Tổ Trúc Lâm mà còn kẹt trên hình tướng ngồi thiền một ngày ba thời? Người này đã học thiền rất nhiều, mà học nhiều thì ngã tăng trưởng. Câu trả lời không có gì khó. Giả sử nếu như người này ra đường, gặp cảnh gì đó hay người nào đó thật đẹp mà không sanh tâm ưa thích, ham muốn, hay nói cách khác là nếu tiếp xúc với trần cảnh mà không sanh tâm khởi niệm thì ngay đó Phật cũng không mà thiền cũng không. Còn nếu vẫn dấy khởi niệm thì một ngày ngồi 24 tiếng đồng hồ vẫn chưa đủ.
Cho nên ông thầy cuối cùng của mình chính là mình. Thầy đưa thuốc đắng cho uống, nếu thức tỉnh thì chuyển. Thuốc đắng thì hết bệnh nhưng cũng tùy trường hợp mà cho thuốc đắng. Có một người khác cũng hỏi tại sao ngày xưa Lục Tổ thấy ông Tăng ngồi thiền Ngài thổi phù mà giờ trong thiền viện bắt ngồi 3 thời, mỗi thời hai tiếng. Lục Tổ sở dĩ thổi phù vì ông tăng đó ngồi thiền từ 1 ngày đến 7 ngày, còn mình ngồi nửa tiếng muốn xả thì ai thổi? Nếu Lục Tổ còn có khi Ngài khuyến khích mình ngồi thêm nữa.
Sở dĩ bị như vậy là chúng ta còn bị kẹt vào tướng, chấp vào văn tự, dính mắc tri kiến. Cho nên đó cũng là bệnh của người tu thiền.
III. TRI KIẾN LÀ GÌ?
Tri kiến là cái thấy biết của mình. Ví dụ có một bông hoa, người nhìn đẹp thì thích, người nhìn thấy xấu thì không ưa. Hai cái đó đều là bệnh. Tu là để giải thoát khỏi hai cái tri kiến đó, cái thấy và cái bị thấy đồng thời có mặt, không có gì xen kẽ. Việc này không phải làm một ngày một giờ mà được.
Trong Ngũ đăng hội nguyên có ghi: Một hôm Thiền sư Quế Sâm, Trường Khánh và Bảo Phước cùng đi vào Châu Thành, thấy một đóa hoa mẫu đơn:
Bảo Phước nói: Một đóa hoa mẫu đơn rất là đẹp.
Trường Khánh bảo: Chớ để con mắt sanh hoa.
Quế Sâm nói: Đáng tiếc một đóa hoa.
Nhà thiền gọi đây là đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành mà đem ra mổ xẻ.
Đây là nói cho người sau chứ các Ngài đã đi đến chỗ thực tại viên mãn thì thấy cảnh đẹp vẫn thấy cảnh đẹp, dừng tại đó chứ không thêm niệm thứ hai. Ban đầu, nếu chúng ta để con mắt sanh hoa thì sẽ có niệm thứ hai, niệm thứ ba sanh khởi.
Ngài Tô Đông Pha có làm bài kệ nhân chuyến viếng thăm Lô Sơn như sau:
“Lô Sơn chưng diện mục
Nhìn ngang thành dãy, xéo thành non
Cao thấp xa gần thảy chẳng đồng
Chẳng biết Lô Sơn mày mặt thật
Bởi tại núi này thân ở trong”.
Do cái thấy không đồng thuận sanh ra những kiến chấp sai lầm, tranh cãi nhau từ đó mà sanh ra. Các pháp cao, thấp không giống nhau là do cái thấy không đồng thuận. Các pháp vốn bình đẳng, nó không tự nói cao hay thấp mà pháp là như thị. Thấy được như thế rồi thì hết sanh chấp ngã. Người tu thiền cần phải đi tới chỗ đó, dần dần có được sức an định, tự tại. Phật tử tu một ngày chính là một ngày công đức. Lục Tổ dạy: “Bên ngoài hành lễ phép tức là công, bên trong khiêm hạ tức là đức”. Dù cho mình có nói như thiền sư nhưng đức tính khiêm hạ không có thì cũng không đi vào được con đường này. Bởi vì mình còn thấy cái này, cái kia nhưng các pháp là như thị, mà đã như thị đâu cần bàn cãi nhiều. Lục Tổ nói: “Người nào không đồng tri kiến với mình thì chắp tay xá rồi lui”.
Trong Thiền thoại có ghi, một hôm Ngài Đại Huệ Tông Cảo đang xem Kinh Kim Cang thì Thiền sư Chuẩn, tức Ngài Thạch Đường thấy, nói: “Pháp ấy là bình đẳng, không có cao, thấp. Vì sao trái núi ở Vân Cư cao mà trái núi ở Bảo Phong thấp? Vì sao nói nó là bình đẳng?”. Ngài Đại Huệ đáp: “Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấp”. Đến chỗ đó rồi, niệm thứ nhất, thứ hai cũng không có, làm gì có cao thấp. Cao thấp là do mình phân biệt, chia chẻ, phân tích. Chỉ cần gạn rửa lớp bụi vô minh của mình thôi, ngoài ra không có chứng đắc gì, pháp ấy bình đẳng. Biết được như thế thì chính là pháp đốn ngộ, đi thẳng vào tâm.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn”, có nghĩa là cái thấy biết lập thêm cái thấy biết, đó là gốc của vô minh, thấy biết mà không lập thêm thì đó là Niết Bàn. Chẳng hạn thấy bình hoa là xong, ngay đó cắt đứt liền thì đó là Niết Bàn, là chỗ cứu kính rốt ráo. Nhưng mình không như thế, thấy rồi thêm, rồi lại thêm nữa, cứ thế một dọc như vậy. Quý vị nghiệm lại xem một ngày không biết bao nhiêu chuyện xảy ra, một ngày mình thêm biết bao nhiêu niệm, mà ngày cuối cùng mình ra đi, chính niệm khởi là cái dẫn mình đi, chính niệm khởi là đầu mối của sanh tử chứ không có gì lạ. Cho nên thiền là an trú trong giờ phút thực tại, dừng bớt niệm chính là dừng được đầu mối sanh tử. Chúng ta phải tu tập thiền định một thời gian mới nghiệm ra được, mới thấy được điều đó. Mà thấy được điều đó rồi thì nhà thiền gọi là chân chánh tu hành. Còn tu mà không thấy được điều này thì các Ngài nói là luống uổng công phu tu hành một đời. Cho nên Ngài Minh Chánh khẳng định:
“Hay lắm Thuần Đà, hay lắm Thuần Đà
Chẳng nói ngắn, chẳng nói dài
Ngắn dài, tốt xấu thảy đều sai
Tìm hay khéo bị người chê vụng
Bắn sẻ ai dè sói chực ngay.
Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng biết bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai”.
Không có một lần bùng vỡ, cắt đứt hai đầu thì công phu cách mấy vẫn kẹt. Nếu có điều kiện, quý vị cố gắng sắp xếp khoảng 4-5 ngày để có thời gian một mình đối diện với chính mình thì mới thấy mình có rất nhiều niệm. Còn nhiều khi đi ra ngoài, chúng ta tưởng như không có niệm mà thực ra rất nhiều niệm, chỉ có lúc ở một mình mới nhận thấy được. Khi ác niệm sanh khởi, tăng trưởng, chúng ta hóa giải nó. Cho nên chỉ có nhờ đi trên con đường thiền này, chúng ta mới giải quyết được những nợ nần chất chứa trong nhiều kiếp. Chính bản thân chúng tôi cũng đã từng kinh qua chứ không phải nói suông. Điều này trong Kinh Phật cũng nói nhưng nếu chúng ta chưa một lần dấn thân vào thì không dám tin. Như Ngài Ương Quật Ma La đã từng giết rất nhiều người, nếu trả trên sự tướng thì biết bao giờ trả cho hết. Nghiệp do đâu mà có? Từ nơi tâm, do tâm bất giác của mình dấy khởi mà thành nghiệp. Cho nên chỉ có đi thẳng về con đường tâm này thì chúng ta mới chuyển nghiệp được, đó chính là chuyển nghiệp bằng tâm, chuyển nghiệp bằng niệm. Khi chúng ta dừng niệm, không theo, không tạo tác nữa thì chính đó là con đường đốn ngộ và con đường đó chính là Hành Trình Về Cõi Diệu Giác..
IV. GIẢI THOÁT TRI KIẾN
Các Thiền sư nói chúng ta đi con đường thiền này phải mạnh dạn giải thoát những cái thấy biết của mình, giải thoát chừng nào rơi rụng luôn, không còn một chỗ nào để bám được nữa.
Ngài Dược Sơn ở chỗ Thiền sư Mã Tổ ba năm. Một hôm Thiền sư Mã Tổ hỏi Ngài Dược Sơn: Ngày gần đây chỗ thấy của ông thế nào?
Ngài đáp: Da mỏng, da dày đồng thời rớt sạch, chỉ có một chân thật.
Các Ngài nói người tu thiền giống như rớt xuống vực thẳm, rớt xuống hầm, hầm toàn bằng sắt trơn, muốn leo lên không có chỗ mà bám. Hoặc tìm mọi cách để bám thì khi lên gần tới nơi lại bị rớt xuống một lần nữa. Lúc đó là ngộ, gọi là “tuyệt hậu tái tô”, nghĩa là một lần chết đi để ngàn năm sống lại, tức là sống lại trong thế giới tự tại của người đó. Lúc đó đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng…, làm gì cũng thiền hết. Có thể chúng ta tuy chưa được như vậy nhưng nếu có một lúc nào đó bất ngờ rớt vào cảnh giới này, dù chỉ là một chút xíu nhưng cũng đủ cho mình tin chắc rằng có pháp đốn ngộ. Cho nên các Ngài khẳng định đời này chưa xong, đời sau tiếp tục đi con đường này, ngoài ra không có con đường thứ hai.
Thiền sư Huyền Giác nói: “Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân”, tức đến chỗ tuyệt học vô vi mới là đạo nhân nhàn, thảnh thơi, dù ai nói gì cũng cười.
Trong Kinh Pháp Cú, câu 19, Phật dạy:
“Nếu người nói nhiều kinh
Không hành trì, phóng dật
Như kẻ chăn bò người
Không phần Sa môn hạnh.
Dù nói ít kinh điển
Nhưng hành pháp tùy pháp
Từ bỏ tham, sân, si
Tỉnh giác tâm giải thoát
Không chấp thủ hai đời
Dự phần Sa môn hạnh”.
Đức Phật đã dạy, dù cho chúng ta học hỏi nhiều nhưng phóng dật về niệm liên tục thì cũng giống như là kẻ chăn bò cho người, bò thì rất là nhiều nhưng không phải của mình, hay giống như người làm ở ngân hàng, hằng ngày đếm tiền rất nhiều nhưng lại không phải tiền của mình mà đếm cho người khác. Công phu tu tập của chúng ta cũng như thế. Dù nói ít kinh điển nhưng nếu chúng ta hành pháp, theo pháp, chuyển hóa tham sân si, không chấp thủ hai đời thì dự phần Sa môn hạnh.
Cũng trong Kinh Pháp Cú, Tôn giả Pothila là giáo thọ dạy cho 500 chúng Tỳ kheo đều đắc quả A la hán nhưng Ngài lại chưa chứng được thánh quả. Đức Phật thường gọi ông là “Pothila rỗng”. Mỗi lần Tôn giả đến, Đức Phật bảo Ngài A Nan: “Này A Nan, ông hãy mời ông sư rỗng vào đây”. Ngài biết Đức Phật nói vậy là để khuyến khích mình dự vào phần Sa môn hạnh chứ không phải nói móc hay chỉ trích. Cho nên sau đó Ngài rời đồ chúng đi vào rừng sâu tu tập. Ngài đến gặp các vị Tỳ kheo từng là học trò của mình để xin chỉ dạy pháp yếu, nhưng đến ai cũng nói “Ngài là một vị giảng sư, chúng tôi còn phải học với Ngài, làm sao có đủ tư cách dạy lại Ngài”. Cứ thế, không ai dám nhận lời dạy Ngài. Đến vị cuối cùng là một Sa di mới bảy tuổi, nhỏ nhất trong chúng thì kiêu khí của Pothila cũng tụt dần cho đến mức thấp nhấp. Ngài đến bên vị Sa di chắp tay cung kính xin được chỉ dạy. Vị Sa di này hỏi Ngài có đủ kiên nhẫn làm theo lời hướng dẫn không. Tôn giả Pothila đồng ý, nói thậm chí cả việc nhảy vào lửa cũng không ngại. Nghe thế, vị Sa di này nói ông hãy nhảy xuống nước. Để nguyên y phục, Tôn giả Pothila nhảy xuống nước, Sa di bảo leo lên, Ngài lại leo lên. Cứ thế nhảy xuống, leo lên như vậy bảy lần. Lúc này, sự chấp trước về những hiểu biết ngày xưa, sự chấp ngã vì làm giáo thọ cho 500 chúng rớt sạch không còn gì, Ngài ngồi xuống lắng nghe vị Sa di nhỏ tuổi chỉ dạy.
Quý vị thấy tại sao khi ở riêng mình không thấy gì mà khi vào chúng cái ngã hiện ra rất rõ, có những cái nhiều khi khiến chúng ta cảm thấy chới với, hụt hẫng luôn chứ không phải thường. Chẳng hạn như nếu đang là một vị giáo thọ trong tùng lâm thường xuyên dạy học cho chúng, đùng một cái bị cắt cử xuống nấu cơm cho chúng ăn, hoặc làm công việc đãi cát, đãi đá chứ không được dạy nữa. Lúc đó có dám ở lại không hay cái ngã đẩy mình đi liền? Nhưng trong giờ phút đó, nếu mình dấn thân vào con đường thiền này, quán chiếu thật sâu mà ở lại được thì ngay giờ phút đó chúng ta sẽ nghiệm được thiền, lúc này nghiệp báo oan gia nhiều đời nhiều kiếp của mình rơi rụng hết. Có những người ở ngoài đời là người tài giỏi, có chức vị cao, khi vào thiền viện phải làm những việc như hành đường, trị nhật, chẻ củi, nấu cơm, gặp nhiều chuyện phiền não nên không chịu được, sau một hai năm là ra ngoài, hoặc là cất cốc tu. Tuy ở một mình có an hơn nhưng cái ngã ngủ ngầm ở bên trong thì không thấy được. Quý vị để ý thấy ở bờ biển có những hòn đá rất đẹp, nhẵn, đó là nhờ những đợt sóng đánh vỗ hàng ngày. Nếu muốn khám phá được cái ngã sâu xa bên trong mình thì phải ở trong chúng một thời gian dài sẽ thấy, những người như vậy mà chịu tu thì có khi sau này trở thành bậc long tượng chứ không phải thường.
Lúc này, vị Sa di nói: “Nếu Ngài tin tôi rồi thì tôi chỉ cho một cách, ngày xưa ở nhà tôi thường chơi trò chơi: bắt một con dế vào một cái hộp có 6 cửa. Vì con dế hay chui ra các cửa nên tôi bít lại 5 cửa, chỉ để lại một cửa quan sát”. Sau khi nghe xong, với trình độ của Tôn giả thì hiểu ngay là phải quán sát sáu căn, năm căn đóng lại và tập trung trọng tâm vào ý căn. Tôn giả Pothila ngồi lắng lại, quán sát bao nhiêu ý niệm vận hành để chuyển hóa. Lúc này Đức Thế Tôn mới xuất hiện trước mặt ông để đọc bài kệ:
“Tu thiền trí huệ sanh
Bỏ thiền trí huệ diệt
Biết con đường hai ngả
Đưa đến hữu, phi hữu”.
Nghe xong bài kệ này, Ngài Pothila liền chứng quả A la hán.
Qua câu chuyện này, Đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng, có những lúc mình phải cho những văn tự, những cái học hiểu của mình rơi rụng hết, không còn chỗ bám. Đó gọi là “tuyệt hậu tái tô”.
Thật là:
Anh hãy chết đi!
Để ngàn năm sống lại
Dẫu một lần thôi!
Cũng là hạnh phúc thiên thu.
Cho nên thiền sư Triệu Châu nói: “Ông già tám mươi tuổi chưa biết thì tôi dạy, mà đứa con nít ba tuổi biết thì tôi học”.
Có một câu chuyện như sau: Có một học giả đi nhờ trên một con tàu qua biển. Vì đi lâu nên học giả tranh thủ nói chuyện với người thủy thủ trên tàu:
- Ông đi thuyền đã bao lâu rồi?
- Ba chục năm.
- Ông đã từng học về chiêm tinh học chưa?
- Chưa từng.
- Đi biển mà không học chiêm tinh học, như vậy là ông chết mất một phần ba đời người rồi.
- Học giả hỏi tiếp: Ông học thiên văn học chưa?
- Cũng chưa.
- Ông chết một phần tư đời người.
- Học giả hỏi thêm: Ông đã học địa lý học chưa?
- Cũng chưa.
- Học hải dương học chưa?
- Chưa.
- Vậy là ông chết nửa đời người.
Một lúc sau, sóng gió bất ngờ nổi lên làm thuyền nghiêng ngả. Người thủy thủ quay lại hỏi học giả:
- Ngài đã học môn bơi lội học chưa?
- Chưa.
- Vậy là Ngài chết cả đời người rồi.
Qua câu chuyện này cho thấy, không phải các Ngài phế bỏ văn tự mà văn tự chỉ giống như ngón tay chỉ mặt trăng thôi, nhưng nếu chúng ta chấp vào đó mà không tu tập, không chuyển hóa thì giống như vị học giả này, học rất giỏi, cái gì cũng biết nhưng cái quan trọng nhất cho mình để dùng vào lúc cần thiết nhất thì không biết. Ở đây, các Ngài nhắm cho mình cái đích là phải buông xả hết những chấp trước, những tri kiến thì mới đi thẳng vào con đường này. Cho nên Thiền sư Quy Sơn dạy: “Nếu hướng ra ngoài được một tri, một giải cho đó là thiền, là đạo thì không dính dáng chút nào, đó gọi là mang phẩn vào tâm. Nó làm nhơ uế đất tâm của ông, vì thế nó chẳng phải là đạo”.
Thiền là học tất cả các pháp nhưng không chấp, không trụ, người hành giả phải gạn lọc hết những tâm tham, chấp trước của mình, lời của Phật dù hay cũng phải buông luôn.
Do đó Thiền sư Vô Môn Quan dạy tiếp: “Tham thiền phải lọt qua cửa Tổ, diệu ngộ phải dứt tuyệt đường tâm. Cửa Tổ không lọt, đường tâm không dứt thì cũng như bóng ma nương nhờ vào cây cỏ”.
Điểm này là chỗ chúng ta phải suy nghĩ, con đường thiền là con đường có gì đó làm cho người hành giả phải khắc khoải, sống chết tìm cho ra. Đó chính là người có căn duyên với thiền, còn nếu tu mà lớt phớt, sao cũng được thì không phải. Muốn bước vào con đường thiền này phải dấn thân vào để đi chứ nó không nằm trong văn tự, chữ nghĩa.
Thiền sư nói tiếp: “Thử hỏi cửa Tổ là gì? Chỉ một chữ Không chính là cửa ấy. Bàn gọi là Vô Môn Quan của thiền tông vậy. Qua được cửa ấy chẳng những thấy được Triệu Châu mà còn cùng các Tổ xưa nay nắm tay chung bước, thâm sâu giao kết, cùng một mắt mà thấy, một tai mà nghe, há chẳng thú sao? Há chẳng ai muốn qua cửa ấy?”
Chẳng lẽ tu mà mình không muốn lọt qua cửa ấy sao? Ai cũng mong muốn lọt qua cửa ấy hết. Nhưng cửa ấy là cửa gì? Quý vị thử nghiệm xem. Chính cửa này không biết bao nhiêu người tán thân mất mạng để mong tìm được.
“Muốn được như thế thì phải tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm khởi thành một khối nghi, tham thẳng chữ Không, ngày đêm nghiền ngẫm. Chớ nên cho Không là Không theo nghĩa trống rỗng, chớ nên cho Không là Không theo nghĩa có. Không này giống như nuốt một hòn sắt nóng, muốn nhả ra mà nhả không ra, bỏ hết cái biết tệ hại trước kia, lâu ngày thành thuần thục, tự nhiên trong ngoài thành một khối, như kẻ câm nằm mộng chỉ một mình mình biết”.
Cảnh giới của người tu thiền cũng như thế, đồng kiến đồng hành mới trình ra, còn ngoài ra không ai biết.
“Bỗng nhiên bộc phát trời kinh đất chuyển, như đọt vào tay thanh đại đao của Quan Vũ, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, dửng dưng với bờ sanh tử, rong chơi chốn lục đạo”.
Chúng ta tu đến một lúc nào đó, có một điểm bộc phát trời kinh đất chuyển. Đó mới là chỗ cần phải đến. Có người đến nói ngồi thiền được khinh an, an ổn, đó chỉ là bờ mé sanh tử, không dính dáng gì hết để mà sanh tâm tự đắc. Dù cho chúng ta có nhìn thấy được ba kiếp, mười kiếp, một trăm hay một tiểu kiếp về trước cũng không dính dáng gì đến chỗ này. Đó là tướng sanh diệt, tướng vô thường thì nằm trong khổ, không, vô ngã. Nếu chấp vào tướng đó cho là hay rồi tự đắc, coi thường những bậc tôn túc thì quý vị lầm. Kể cả người xuất gia nếu không chịu đi sâu vào chỗ này cũng lầm rất nhiều, thành ra nhầm cả về pháp tu luôn.
“Như đọt được vào tay thanh đại đao của Quan Công, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ”, tức là có những lúc ngồi thiền yên định chúng ta cũng phải vượt luôn. Mà có những lúc náo động cũng không sợ, bao nhiêu niệm cũng không sợ, chỉ nhớ cái thấy biết chân chính của mình. Niệm khởi lên tự tiêu, tự chuyển hóa nên trong giờ phút thực tại, các Ngài không sợ niệm khởi mà chỉ sợ giác chậm. Chính niệm đó tạo nên năng lực hùng hậu của người hành Bồ Tát đạo, cho nên các Ngài không phá hành niệm mà lấy hành niệm làm chủng trí Bát Nhã. Vượt qua hai cửa ải này rồi thì cái gì cũng đi qua hết, dửng dưng với bờ sanh tử, rong chơi trong chốn lục đạo.
Thiền sư Lâm Tế dạy: “Thực hành công phu bên ngoài thảy đều là kẻ ngu si, các ông hãy tùy thời làm chủ, ngay đó đều là chơn, cảnh đến lôi kéo chẳng được, dầu có tập khí địa ngục vô gián cũng tự chuyển thành biển lớn giải thoát”.
Thực hành công phu bên ngoài là có gì đắp vào, giống như có một người đem đến tặng quý vị một hòn đá thì giỏi lắm về mình đặt trên bàn chơi hoặc để giữ cửa, nhưng với con mắt của một nhà điêu khắc tài ba thì nhìn thấy trong hòn đá đó có hình ông Phật ngồi, muốn ông Phật này hiển lộ thì phải đẽo, gọt hòn đá. Còn nếu chúng ta mua xi măng, bột đá đắp vào hòn đá để ông Phật hiển lộ thì Tổ nói đây là người ngu si, giống như người chấp trước vào những văn tự, hiểu biết, đắp thêm những cái đó vào thì ông Phật của mình không bao giờ hiển lộ. Chính điểm này quý Phật tử ngồi thiền nghiệm lại sẽ thấy, lúc mình đang ngồi thiền chính là lúc mình đang là một nhà điêu khắc tài ba, gọt giũa những tâm niệm xấu ác. Niệm tham, niệm sân, niệm si, niệm tật đố, bao nhiêu niệm khởi lên đều rớt hết thì ông Phật trong tự tánh mình hiển lộ ra. Đức Phật thấy trong thân ngũ uẩn của chúng sanh có ông Phật nên chỉ cho mình. Nhưng nếu một tuần chúng ta đến đây hai ngày, gọt giũa được 10 ký mà về nhà không chịu dụng công, lại đắp thêm vào 20 ký nữa vào nữa thì mình lỗ bao nhiêu ký? Cho nên chúng sanh vẫn hoàn chúng sanh, lại quay ra nói pháp này không có kết quả, tu lâu năm mà cũng như thế, là bởi vì mình đến chùa thì gọt giũa nhưng về nhà lại đắp thêm vào. Cho nên pháp này rất là vi diệu nhưng đòi hỏi chúng ta phải “tùy thời làm chủ, ngay đó đều là chơn”, tức là luôn luôn có ông chủ. Đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, luôn luôn có chánh niệm tỉnh giác thì đó gọi là chơn. Cảnh đến lôi kéo chẳng được thì dù tập khí địa ngục vô gián cũng chuyển thành biển lớn giải thoát. Ngày xưa quý vị đã tạo những nghiệp xấu ác rất lớn, ngày này, giờ này đáng lẽ phải trả như đi ra ngoài đường bị tai nạn chết, nhưng nếu lúc đó đang tụng kinh thì làm sao chết? Tuy không chết nhưng ngay lúc tụng kinh đó, những niệm xấu ác hiện khởi, tụng kinh mà không chú tâm vào tụng kinh, nó day dứt, khó chịu, bồn chồn như là mình đang ở cảnh giới địa ngục chứ không phải là biển giải thoát. Nếu ngay trong giờ phút thực tại đó, cái gì thấy được những niệm này thì tức khắc chuyển thành biển lớn giải thoát. Niệm này không lôi kéo quý Phật tử và ngay giờ phút thực tại này giữa mình và niệm không còn, đó là chuyển từ nghiệp xấu thành nghiệp tốt, chuyển nghiệp địa ngục thành biển lớn giải thoát. Ai có công phu tu thiền mới kinh nghiệm điều này. Chẳng hạn như khi cùng ngồi thiền, người bạn của mình ngồi rất an ổn, khinh an, còn mình ngồi thì giống như ngồi trên đống lửa, nhưng nếu mình xả bỏ ra mà đi thì giống như là nợ đến mà mình không chịu trả. Cho nên chỉ có con đường thiền này mới trả nhanh được. Giống như ngày xưa quý vị nợ nhiều thì bây giờ có cách gì trả nhanh? Chỉ có làm giám đốc, bác sĩ kiếm nhiều tiền hơn mới trả nhanh được, còn nếu làm nhân viên bình thường thì trả chậm hơn. Phương pháp tu thiền cũng như thế. Bố thí, cúng dường chỉ là phương tiện trợ duyên thôi chứ không chuyển được nghiệp, chỉ có tu chúng ta mới chuyển được nghiệp.
Trong chuyện Tây Tạng có ghi: Có một ông Tăng nghe nói có một tu viện rất linh thiêng, cho nên ông đến đó, buổi sáng nhiễu vòng quanh tu viện 108 lần. Một hôm, Hòa thượng viện trưởng gặp ông, nói: “Thực ra con đi nhiễu quanh một thánh địa linh thiêng như vậy cũng tốt, nhưng nếu muốn tốt hơn nữa thì con nên tu học về yếu tính của Phật pháp”. Sau khi nghe như vậy, ông không đi nhiễu nữa mà chuyên đọc tụng kinh điển để thâm nhập vào biển lớn trí tuệ của Phật. Một thời gian, gặp Hòa thượng viện trưởng, Ngài lại nói: “Đọc tụng kinh điển cũng rất tốt, nhưng nếu hay hơn nữa thì tu học về Phật pháp bao trùm rộng lớn, chứng nghiệm về Pháp thân của Phật”. Nghe nói vậy, ông ngưng việc đọc tụng và chuyển qua con đường thiền định, ngồi ngày, ngồi đêm. Một hôm, gặp Hòa thượng nói tiếp: “Con đang thiền định đó ư? Cũng tốt, cũng hay đó nhưng tu tập cho đúng Phật pháp đích thực thì còn tốt hơn nữa”.
Tức là từ lúc đi nhiễu là chúng ta bước vào con đường Phật pháp, có đức tin vào Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Cái đó là tốt nhưng chúng ta phải đi thêm một bước nữa là học hỏi Phật pháp, để xem Đức Phật nói gì. Tốt đó, nhưng nếu không tu tập về con đường thiền định thì không chứng nghiệm được lời Phật dạy. Ngồi thiền cũng rất tốt, nhưng tu tập cho đúng con đường Phật pháp đích thực thì tốt hơn.
Vị Tăng nghe xong, hỏi: “Thưa Thầy, giờ con phải làm gì?”
Hòa thượng viện trưởng đáp: “À, con hãy buông bỏ hết những gì mà con đang bám giữ, lúc đó con chính là con và cái đơn giản này chính là chỗ khởi đầu mà cũng chính là mục đích rốt ráo cuối cùng của nhà thiền”.
Ngồi mà không dính mắc, không chấp trước, không trụ thì chính chỗ đó là chúng ta tu tập về con đường thiền.
Có người hỏi: Ngồi thiền là gì? Ngồi thiền chỉ là ngồi thiền thôi, không thêm bớt gì.
Trong thiền thoại có ghi một câu chuyện: Một hôm có một người đang đứng trên núi. Có một tốp người đi ngang qua.
Người thứ nhất hỏi: Có phải anh đứng để ngắm núi không?.
- Không phải.
Người thứ hai hỏi: Có phải anh đang đứng tìm cái gì phải không?.
- Không phải.
Người thứ ba hỏi: Có phải anh đứng trên núi đợi ai phải không?
- Cũng không phải.
Tất cả bọn họ thấy lạ bèn hỏi: Anh không ngắm núi, không tìm cái gì, không đợi ai, vậy đứng trên núi làm gì?
Anh này trả lời: Tôi đứng đây chỉ là đứng thôi.
Nhiều khi mình nghĩ người ta làm bất cứ cái gì phải có mục đích, đứng phải ngắm trăng, ngắm núi chứ đứng không thì đứng làm gì? Nhưng đối với tinh thần nhà thiền, đứng chỉ là đứng, ngồi thiền chỉ là ngồi thiền. Còn ngồi thiền để ngộ, để chứng cái gì đó là có tâm để ngộ, mà có tâm để ngộ chính là bệnh. Cho nên cuối cùng, để đi vào được con đường thiền này, chúng ta phải giải thoát tất cả mọi tri kiến.
Cuối cùng, kính chúc quý Phật tử luôn giữ được tâm kiên trì, trường viễn, dấn thân vào con đường này cho đến ngày thành Phật, tròn bản nguyện, tin chắc vào pháp đốn ngộ, tin chắc vào tự tâm để chuyển hóa những nghiệp xấu ác của mình. Tin chắc được điều đó bảo đảm quý vị sẽ thành công.
Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Các bài mới
- Ngộ là huyết mạch của Thiền - 21/03/2013
- Lời thiền trong cuộc sống - 01/02/2013
- Giới là con đường duyên thành Phật đạo - 05/11/2012
- Năm pháp che lấp Tự Tánh Bát Nhã ( Phần 2) - 10/10/2012
- Năm pháp che lấp Tự Tánh Bát Nhã ( Phần 1) - 07/10/2012
Các bài đã đăng
- Tâm là chủ muôn pháp - 20/07/2012
- Tại sao chúng ta phải phát Bồ Đề Tâm - 05/06/2012
- Pháp là con đường đưa chúng ta thoát khổ - 28/05/2012
- Con đường tự thắng mình - 16/05/2012
- Công đức nghe pháp - 16/04/2012
Pháp Thoại
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 79808
- Online: 39