Mời Tham Dự Khóa Tu Một Ngày Tu An Lạc Tháng 10 - Lễ Tưởng Niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Sư Chân Nguyên
Đặc Điểm Của Thiền Tông Việt Nam
Bế mạc khóa gặp mặt chư Tôn đức Tăng các thiền viện Tông môn Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam khu vực phía Bắc
Các hoạt động tại Khóa gặp mặt Chư Tôn Đức Tăng Các Thiền Viện Trong Tông Môn Thiền Phái Trúc Lâm Khu vực Phía Bắc
Thiền phái Trúc Lâm VN tổ chức khóa gặp mặt, tu học dành cho chư Tăng các thiền viện khu vực phía Bắc
Lễ Giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma PL.2568-DL.2024 tại TVTL Sùng Phúc
Chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Thiền Tông Là Gì
Thiền Của Đạo Phật
Chủ nhật, 22/12/2024
,
Thưa hỏi Thiền ( Phần 3)
03/06/2015 | Lượt xem: 4142
ĐĐ.Thích Tâm Hạnh
Hỏi: Chúng con đã từng nghe thầy dạy, trên tất cả mọi việc, mình nên tỉnh rồi hãy làm. Tỉnh trở lại thì liền là giác, đang giác là tu. Vậy trong sinh hoạt hằng ngày con làm việc, con luôn biết, biết một cách bao quát tổng thể. Ví dụ như con đang ngồi đây, con biết con ngồi như thế nào, tay để đâu, chân thế nào, tư thế con ngồi, rồi cả những cái chung quanh... Đương nhiên con không thể đi vào chi tiết, mà chỉ biết đại khái như thế. Như thế thưa Thầy có phải là TỈNH không ạ, hay là con đã đi ra và nương vào những pháp trần cụ thể?
Chúng con đã từng nghe thầy dạy, trên tất cả mọi việc, mình nên tỉnh rồi hãy làm. Tỉnh trở lại thì liền là giác, đang giác là tu. Vậy trong sinh hoạt hằng ngày con làm việc, con luôn biết, biết một cách bao quát tổng thể. Ví dụ như con đang ngồi đây, con biết con ngồi như thế nào, tay để đâu, chân thế nào, tư thế con ngồi, rồi cả những cái chung quanh... Đương nhiên con không thể đi vào chi tiết, mà chỉ biết đại khái như thế. Như thế thưa Thầy có phải là TỈNH không ạ, hay là con đã đi ra và nương vào những pháp trần cụ thể?
Đáp: Chúng ta biết một pháp hay biết tất cả các pháp thì cũng không rời pháp mà biết và đang biết về pháp đó. Mà biết về pháp đó, biết theo pháp đó, tức là mình đang bỏ mất chính mình và đi ra theo pháp trần rồi. Thí dụ bây giờ nhìn máy ghi âm này, cô đang biết về nó hay là đang tự sáng biết? Nếu biết về nó, Phật gọi đó là phan duyên, gốc của phiền não, sanh tử, khổ đau có ra từ đó. Còn nếu mình đang sáng biết một cách bình thường, thì không phải là biết về nó hay biết về bất kỳ một cái gì bên ngoài, mà chỉ là đang sáng biết, là tâm tự giác biết, không phải phan duyên. Khi giữ tâm tĩnh lặng để biết tất cả, nghe có tiếng chim kêu, thấy cái tủ, thấy bàn ghế, thấy các vật bên ngoài…, nhưng nếu cố giữ tâm để cùng một lúc biết hết tất cả mà biết về những thứ đó thì cũng là biết theo nó, bỏ mất chính mình thôi. Còn cái tự sáng biết của tâm là không có tâm bỏ tất cả, cũng không cần biết về tất cả, không cần biết về cái máy ghi âm này, không cần biết về cái ghế này, hay là không cần một lúc phải cố biết tất cả mà chỉ cần tỉnh sáng thì tự mình đang là sáng biết, thế thôi! Lúc đó, mọi thứ tự tâm nó sáng biết tất cả một cách linh hoạt, rõ ràng chứ không phải biết theo những thứ bên ngoài.
Hỏi: Thưa Thầy, tức là không cố bắt mình phải biết những thứ chung quanh?
Đáp: Đúng vậy! Điều chính yếu là mình đang sáng biết chứ không phải là biết về tất cả mọi thứ chung quanh.
Hỏi: Thưa Thầy, thói quen mê mờ là tập khí của con ở ngoài đời. Vậy khi mới thực hành công phu thì có khó quá không thầy, nghĩa là ngay lập tức phải “tỉnh sáng” không chỗ trụ. Có cần con phải luyện tập từ những bước nhỏ hay không?
Đáp: Tất nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm, chưa thuần thục mà ứng dụng công phu một cách rốt ráo thì phải khó thôi. Phải biết lượng theo sức của mình. Nếu như lúc nào đó có thể dùng được bằng cách rốt ráo này thì ứng dụng liền. Còn lúc nào chưa thuần thì nên ứng dụng những pháp phương tiện đối trị khác để tập cho tâm mình nó thuần thục dần dần. Cách dụng công này nó không có đối trị, chỉ trở về tâm thì tự nó sáng biết. Còn nếu chúng ta chưa trở lại được thì tất nhiên phải dùng một số pháp đối trị khác. Cụ thể trong giai đoạn đầu mới công phu thì dùng các pháp đối trị thích hợp. Khi nào tương đối thuần thì ứng dụng pháp không còn tạo tác (vô tác). Thậm chí cả khi tương đối thuần rồi, nếu lúc này thấy tâm không mạnh thì dùng pháp đối trị, lúc khác tâm mình mạnh mẽ thì dùng thẳng pháp vô tác kia.
Nhưng phải nên biết đối trị chỉ là phương thức nhất thời, phải biết trở về chỗ vô tác mới được trọn vẹn, rốt ráo. Biết như vậy, có niềm tin như vậy để chúng ta cố gắng vươn lên, chứ không, nhiều lúc thấy cách dụng công này khó quá, rồi thích cách đối trị hoài thì suốt đời bám rễ vào nó mãi. Tất nhiên nó không sai, nhưng tiến thì không được tiến nhiều, không được rốt ráo trọn vẹn. Mà rõ ràng là khi gặp chuyện buồn trong cuộc sống, hoặc là khi cuối đời gần nhắm mắt, mới thấy những cách đối trị không đủ lực giúp mình vượt qua được một cách trọn vẹn. Nhưng nếu ai đã dụng thẳng đến chỗ vô tác này rồi thì sẽ thấy công năng hóa giải của nó thật diệu kỳ! Những thứ làm cho người khác buồn đau thất bại thì với mình chỉ là một ý vị lý thú sống động!
Hỏi: Thưa Thầy, thời khóa của Thiền viện ngồi thiền hai thời tối và khuya. Thời gian còn lại chủ yếu là lao tác và những sinh hoạt thường ngày. Có những lúc con bị phóng tâm quá, con phải dùng pháp “thân đâu tâm đấy”, như thế có phải là bị trói, bị nương tựa vào một pháp quá không ạ? Ví dụ như khi con nhặt rau, con cũng phải để ý vào việc mình đang nhặt rau, còn khi con để cho nó “tỉnh sáng” bình thường, không gì hết, thì tâm lại phóng ra, bay nhảy khắp mọi nơi.
Đáp: Tùy theo trình độ của mình. Nếu như thấy nó còn yếu quá thì “thân đâu tâm đấy” cũng là một cách tốt. Nhưng phải biết rằng đó chỉ là cách đối trị nhất thời. Bởi khi còn làm công việc đó, còn buộc vào việc đó thì tạm yên, nhưng khi mình không làm việc đó nữa thì không lẽ chấp nhận bị loạn động hay sao? Hơn nữa, nếu chỉ buộc một chỗ thì làm được gì nhiều hơn bây giờ! Và khi buộc vào hành động, công việc thì tạm yên, khi không buộc thì loạn động, như thế thì đạo này chưa được tự tại, chưa linh hoạt, chưa đủ lớn để thoát sinh tử. Mới biết, đó chỉ là phương pháp đối trị tạm thời. Khi mới công phu chưa thuần thục thì tạm ứng dụng, khi nào thuần rồi thì mình chỉ có sáng biết và làm. Tất nhiên không phải ban đầu ứng dụng là được trong lặng liền. Nhưng nếu có đủ niềm tin và quyết chí ứng dụng, khi có sự nếm trải trong nội tâm thanh tịnh tuyệt đối đó, khi công phu tương đối có lực rồi, thì niệm có nhiều, những thứ lăng xăng trong đời có nhiều mình cũng chẳng quan trọng, cứ bình thường. Lúc đó chúng ta không biết về niệm, không biết theo niệm, cũng không cần bỏ niệm, và cũng không theo niệm, mình chỉ là một tánh sáng biết, thì mọi thứ nhiều và ít giống nhau, có và không cũng vậy... Dám gan đối diện và dụng công như vậy thì mới có lúc vọng niệm mới thua và từ giã mình được. Còn nếu cứ hễ thấy nó là mình ngại rồi phải chạy trốn, muốn nó không xuất hiện, cũng giống như nó vừa lấp ló thì mình liền tìm nơi ẩn núp, nó hơi yên yên thì mình đi ra, nó xuất hiện và mình tìm nơi trốn lại, cứ như thế suốt đời chúng ta bị nó nhát mãi. Cho nên khi nào thấy công phu tương đối thuần thục, đủ mạnh thì phải dám một lần gan dạ như vậy mới tiến được. Tại vì sao? Bởi chỉ cần mình sáng biết thì có hay không có giống nhau. Công phu như thế sẽ đắc lực.
Hỏi: Như vậy là mình chỉ cần thoải mái, quay về bản tâm lặng sáng thôi, còn không cần đuổi theo, cố biết một cái gì đó ở bên ngoài, đúng không Thầy?
Đáp: Đúng vậy. Có niệm không niệm giống nhau, đừng theo là được. Cho nên Lục Tổ nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Mình có đang giác sáng không, hay là đang theo nó. Theo nó là mê, mà giác là mình đang tỉnh sáng. Thế thôi. Niệm không quan trọng gì. Nếu công phu mạnh, dám gan dạ, tức là niệm ít niệm nhiều gì cũng không quan trọng, khi đó mình chỉ là giác sáng thôi, nó có bao nhiêu kệ nó, mình cũng chẳng khởi niệm mặc kệ luôn, quý vị sẽ thấy công phu đắc lực.
Hỏi: Như kiểu mình cứ đứng quan sát nó đến đi, đi đến có đúng không ạ?
Đáp: Quan sát có nghĩa là mình đã theo nó rồi. Đã nói mặc kệ, mà còn bàn đến đi, đi đến là có đón tiếp nó rồi.
Hỏi: Con thấy cách này rất khó, chỉ cần mình động tâm chút thôi là đã rơi vào tạo tác rồi.
Đáp: Thế nên mới nói, nếu còn yếu thì có thể dùng cách ứng dụng khác. Khi tương đối mạnh thì phải dám một lần gan dạ dụng công như thế mới có lúc đắc lực được. Nếu không thì mỗi lần khởi niệm, chúng ta cứ muốn nó hết cho rồi, hoặc là sợ nó, phải cột tâm lại… thì nó vẫn có giá trị với mình nên mình không tiêu dung nó được. Hơn nữa, làm như thế là đã có tạo tác, có máy động và thức nó đã có ra rồi. Thức có thì làm sao thoát khỏi sanh tử? Cho nên phải dám gan dạ một lần dụng thẳng đến tâm kia thì lần sau tất cả mọi thứ nó lại bình thường.
Tại vì khi còn ở ngoài ít thấy niệm thì còn nói đối trị như vậy, chứ nếu khi nhập thất một mình, niệm nhiều quá, với cách chạy trốn, dẹp trừ, đối trị... chúng ta sẽ bất lực trước một dòng thác cuộn trào của vọng niệm. Lúc này mới thấy cách dụng công biết theo niệm, bỏ niệm trước đó là sai lầm, không thể điều phục, tiêu dung vọng niệm được. Ngay khi vọng niệm cuồn cuộn đó, chúng ta chỉ cần sáng biết, không thèm biết theo nó như thế nào, có và không có mình cũng không thèm để ý đến thì tự dưng nó chia tay. Một lần dám đánh như thế thì mới thắng được, còn không bao giờ đánh, thấy giặc là núp, núp hoài sao thắng được. Phải gan như vậy.
Hỏi: Con là người đã lập gia đình. Giờ con đã nhận ra được giá trị cao tột của Phật pháp nên muốn dứt bỏ cuộc sống kia. Nhưng trong sinh hoạt cũng như trong khi ngồi thiền, những tàng thức cũ về cuộc sống gia đình về chuyện tình cảm, chuyện thân mật cứ khởi lên hoài. Có những lúc rơi vào tình trạng con rất sợ. Một là như vậy, hai là con bị cắn rứt, dày vò: sao mình lại nghĩ về chuyện này chuyện kia, đặc biệt là ở những nơi thanh tịnh như ở chùa, thỉnh thoảng con vẫn bị khởi niệm như vậy. Nhiều lúc con thấy sợ vô cùng. Vậy thưa Thầy phải làm thế nào bây giờ?
Đáp: Tất cả các phương pháp đối trị khác thì có nhiều. Ví dụ khi niệm đó nặng quá thì mình có thể đổi tư thế, đi lui đi tới kinh hành, hoặc làm một việc gì đó, tức là mình chuyển đổi tư thế, công việc, sinh hoạt… nhưng trong khi chuyển đổi đó, chúng ta đừng bám theo hành động hay công việc gì cả, chỉ là một sự trở mình để tâm được thoáng ra. Đại khái giống như làm sao cho tâm mình thanh thản, thoáng rộng, sau đó duy trì và kéo dài sự thênh thang đó nhiều ra. Càng thoáng được nhiều thì niệm kia mất, còn thoáng ít thì niệm kia nó chi phối mình. Đó là một cách, nhưng chỉ là cách đối trị tạm thời thôi.
Cách thứ hai là mình quán về tất cả các thứ sinh hoạt trong gia đình, nào là buồn vui, thương ghét, mừng giận, đúng sai, phải trái… nó chỉ là một thoáng. Cho đến khi già, xuống đất rồi và đến ngàn năm sau, đâu có gì tồn tại! Biết rõ như vậy để không mê lầm chứ không phải đợi đến khi gần đất xa trời mới biết thì muộng màn và tội nghiệp cho con người quá.
Có một điều cần nên biết, chúng ta sinh ra nơi đời không phải để có gia đình, cũng không phải để làm gì hết. Nếu nói để đi tu cũng là hơi tiêu cực, cũng không phải để tu luôn. “Để làm gì đó” nghĩa là đã nói qua bản ngã và ngã sở của mình. Nếu không thấy có mình (ngã) và mọi người, vật chất chung quanh của mình (ngã sở) là thật thì đâu có nói sinh ra để làm gì! Thấy có mình thật và những thứ chung quanh mình thật, chẳng qua là do mê lầm của con người. Hơn nữa, nói “để làm gì đó” tức là có tạo tác. Có tạo tác là mê lầm, là rơi vào sanh diệt, loạn động, là sanh tử khổ đau. Khi mình chết đi rồi hoặc nghìn năm sau thì những cái sanh diệt kia đâu còn giá trị gì! Cho nên, tất cả chỉ là ảo ảnh nhất thời mà do mê, do quên nên tưởng là thật, sai lầm, rồi khổ đau.
Đối với những người có đầy đủ nghị lực, người ta không cần thiết phải lệ thuộc bất cứ một thứ gì khác. Người ta có thể sống một mình, có thể dưới hình thức một tu sĩ hoặc cư sĩ tại gia mà vẫn an ổn, thảnh thơi, vui tươi, thoải mái. Còn lại những người khác lòng còn yếu, không đủ sức để chống chọi cuộc sống một mình nên kiếm thêm một người khác để cùng nhau gánh gồng sự sống. Thế thôi! Không có gì thơ mộng như có người vẫn tưởng. Bởi vì tất cả những thứ màu mè của tuổi trẻ chỉ là do đầu óc tưởng tượng của mình nó lường gạt mình thôi. Chúng ta cứ bình tâm, tỉnh táo nhìn lại cuộc sống gia đình của ông bà cha mẹ mình thì sẽ thấy rõ. Khi có tuổi rồi, những thứ mộng mơ tơ tưởng lộng lẫy của cuộc đời đến lúc hạ màn rồi thì kết quả thực cuối cùng của một gia đình chỉ là hai người nương vào nhau để cùng gánh gồng, chống chỏi, xây dựng cuộc sống mà thôi. Một mình người ta vẫn sống. Còn yếu quá thì có hai người cùng nương vào nhau để chống chọi cuộc sống. Thế thôi. Nhìn thẳng vào thực tế một chút sẽ thấy, kết quả cuối cùng của gia đình chỉ là nương vào nhau để xây dựng đời sống, chứ chẳng có gì là màu mè như người ta vẫn tưởng. Những thứ dệt mộng nên thơ chẳng qua chỉ là ảo tưởng thôi. Từ đó mới biết rằng, có gia đình hay không có gia đình chỉ là chuyện tùy theo nghị lực của mỗi người. Gia đình chỉ là việc thường tình của cuộc sống mộng mỵ, phù hoa thôi. Khi biết rõ rồi thì nó đâu có giá trị gì đâu. Đó là thứ nhất. Thứ hai là khi tìm một người nữa để nương tựa, gồng gánh, nhưng cuộc đời nó không chịu yên bình như chúng ta nghĩ. Có lúc thuận buồm xuôi gió, nhưng có lúc cũng xung đột. Khi nương vào nhau rồi không chịu gồng gánh mà thi thoảng lại trở đòn gánh đánh nhau rồi còn tạo nghiệp chịu khổ với nhau nữa. Bởi do yếu đuối, không đủ sức làm chủ tâm mình nên phát sinh nhiều thứ tạo nghiệp khổ đau trùng trùng, lớp lớp khó nói hết lắm. Nếu sống mà tạo nghiệp, gây khổ cho nhau như vậy thì chỉ là dẫn nhau đi vào sanh tử khổ thêm thôi. Nếu đủ mạnh rồi thì mình chẳng cần những thứ đó nữa. Khi thấy rõ sự thật, chẳng cần nữa thì nó nhẹ hẳn liền. Chỉ là không cần thiết. Rất đơn giản. Quý vị thử tự lập, thử một mình đứng lên bằng chính đôi chân của mình thì sẽ thấy sức mạnh vô biên của một đời sống không bị bất cứ thứ gì trói buộc. Không chết đâu!
Bất cứ ai sinh ra đời đều do cái phước mình đã gieo trồng từ quá khứ. Chúng ta đang sống trên nền của phước và tự mình tu tạo thêm phước đức chứ không ai ban cho mình được. Biết rõ như vậy thì mình sẽ dám tự lập và không lo sợ gì cả. Nhiều lúc do không tin như vậy nên cứ nghĩ, ngày mai mình sẽ sống ra sao, nương vào ai… Cái đó là nghĩ vẩn vơ, không đúng chân lý. Nếu người không có phước thì tính trăm đường cũng trật, còn nếu có phước thì đi lang thang cũng có người cho mình ăn. Đó là một quy tắc. Huống nữa mình đã biết Phật pháp, có trí, biết cách tu tập định tuệ, biết cách trau dồi phước đức thì làm gì mà không có ăn. Ngày mai có thể tốt hơn là do mình biết tu tập, và nếu ngày mai xấu đi là do mình thiếu sự tu tập. TRÍ và PHƯỚC là tài sản của mình, còn những thứ khác không cần thiết. Biết rõ như vậy thì chúng ta sẽ đủ niềm tin và nghị lực để sống mạnh mẽ.
Nếu quán rõ như vậy thì sẽ nhẹ thôi. Khi quán không phải ngồi suy nghĩ, mà là chỉ ngồi thảnh thơi, để tâm thoáng đãng, tự nó biết về những điều đó. Nhưng cách đó cũng chỉ là nhất thời, không phải là cách trị được tận gốc, lâu dài.
Khi nào đó có thể an tĩnh được là mình an tĩnh trở lại ngay. Chính tâm thái sáng biết đó mới có năng lực đủ lớn để tiêu dung được tất cả. Có khi trước lúc mình tiến bộ, có một lúc vọng tình giống như bộc phát rất mạnh rồi mất. Lúc này, nếu có lực rồi, mình nên nhớ, cái thân này không phải lấy nó để làm công phu, nó chỉ là một cái xác giả tạm. Chúng ta sinh ra đời là vì phước nghiệp của mình. Lỡ sinh ra rồi thì mình nên tận dụng một khoảng ngắn này để làm việc giác ngộ trên hành trình dài tiến đến giác ngộ trọn vẹn của mình. Cho nên sinh ra đời không để làm gì hết. Do mê lầm theo nghiệp mà sinh nên gọi là “lỡ sinh”. Nhỡ sinh ra là khổ, cho nên bây giờ không để làm gì hết. Nếu để làm gì tức là mình đã nói qua cái ngã của mình, và “để làm gì đó” là đã tạo tác, rơi vào sanh diệt, là sanh tử rồi. Cho nên đã sinh ra rồi, không để làm gì hết, mà là tận dụng một khoảng đang sống để làm việc giác ngộ trong khoảng đó, sẽ được một khoảng giác ngộ trên chặng đường giác ngộ dài mình còn phải thực hành trong nhiều kiếp. Thế thôi. Rất gọn gàng và đơn giản như vậy. Biết vậy rồi thì quán, chiếu, làm gì đó để tạm thời cấp cứu đối trị. Và cuối cùng sống về bằng tâm lặng an tự sáng biết đó, cho tới khi thuần thục sẽ có lực, có được kinh nghiệm bằng tâm an này rồi thì mọi thứ tự tiêu dung, tan biến.
Cõi chúng ta đang sống đây là cõi dục, nên dục sẽ là mạnh nhất. Đức Phật nói, nếu trên đời này có cái thứ hai mạnh bằng nó thì không ai có thể thực hành đạo được. Vì nó mạnh nhất nên khi mình muốn chia tay nó, tất nhiên sẽ có một lúc nó bùng phát rất mạnh, cực mạnh để rồi nó vĩnh viễn chia tay. À, thế là, lúc này nếu mình có kinh nghiệm bằng tâm sáng biết rồi thì cứ ngồi yên bình thường, có và không có giống nhau. Thậm chí nó có tác dụng lên bản thân mình thì mình vẫn bình thường. Đừng cố xua đuổi nó, cũng chẳng cần theo nó, cũng chẳng cần cố sáng biết, chỉ là BUÔNG THÕNG BÌNH THƯỜNG. Như thế một thời gian sau tự nhiên mình có kinh nghiệm, ngay trên nó mà mình vẫn có cái giác. Và khi cái giác mạnh thì không biết tự bao giờ, nó đã chia tay mình vĩnh viễn luôn. Nếu không có trí tuệ, không có nghệ thuật khéo léo vận dụng công phu thì khó vượt qua được lắm.
Khi chưa có kinh nghiệm, chúng ta nên dùng pháp quán như quý Thầy đã nói. Khi đã có kinh nghiệm rồi thì nên thử dụng thẳng ngay tự tâm sáng biết. Và đến lúc khá mạnh, có kinh nghiệm sống trong đó rồi thì cứ sống thẳng trong đó. Điều chính yếu ở đây là phải mạnh mẽ, gan dạ, không sợ nó, không cần đuổi dẹp nó mà cũng không thèm để ý đến nó, không muốn nó không có mà cũng không cần theo nó, không có cảm nhận về nó và cũng chẳng thèm bỏ qua, chúng ta không theo mà cũng chẳng cần xua đuổi…, nói chung là không có chỗ cho niệm khởi sanh, đó là đã đưa nó vào chỗ chơi vơi không chỗ bám thì nó mới tự yếu và mất đi được. Chỉ cần thấy rằng là chúng ta đang giác biết. Còn những thứ gì đó là chúng ta không cần quan tâm đến. Chỉ là giác biết. Thế thôi. Một vài lần như thế sẽ có kinh nghiệm là, à, té ra trên cái phàm tục đang tác động, chúng ta vẫn đang giác. Nhưng không phải chấp nhận ngang đó, cứ tiếp tục công phu thì chúng ta sẽ được tiến thêm từng bước. Sau một thời gian nữa, khi cái giác đủ năng lực, đủ mạnh thì tự nhiên anh đó chia tay hẳn. Còn nếu không gan dạ dụng công như thế thì nó giống như một trò đuổi tìm, núp bắt, không trị được. Nó vừa có thì mình sợ nên đè nén cột tâm lại, nó lại núp đi. Khi mình thong thả một chút thì nó lại ra. Cứ vậy hoài không dứt được. Tại vì nó vừa ra thì mình lại đè nén, khi mình bất giác thì nó lại ra. Đắp đổi mãi không bao giờ dứt hẳn. Nếu tạm thời còn yếu thì cứ núp để củng cố lực lượng, khi nào cái giác mạnh thì cứ dụng thẳng đến tâm bình thường. Như thế một thời gian sau sẽ có kinh nghiệm, trên nó mà mình vẫn có cái giác biết. Và thời gian sau nữa, khi sức giác đủ lớn mạnh thì tự nó không còn.
Hỏi: Tâm đạo của con thường không ổn định, lúc thì tinh tấn, lúc thì lui sụt. Vậy con nên làm thế nào thưa Thầy?
Đáp: Con đường tu tập không phải một ngày một bữa mà phải lâu dài. Cho nên khi cảm nhận phần nào tâm giác của mình thì cứ âm thầm tiếp tục dụng công mạnh mẽ liên tục hơn nữa cho nó mạnh và vững. Đặc biệt trong đó mình vừa khởi tâm thì liền trái nên nó mất. Hoặc là mình vừa nghĩ là đạt được điều gì đó thì thường hay bị mất đi và bị chướng ngăn. Cho nên quý Thầy hay khuyên tốt nhất là đừng khởi tâm. Mình cứ âm thầm mình tiến, tại vì chừng đó chưa ăn thua. Nếu vừa khởi tâm là có chỗ cho quỷ thần thấy, là bị đòi nợ liền. Nếu trả không nổi là nó sẽ đè mình, dìm mình xuống luôn không ngoi lên nổi.
Quý Thầy có kinh nghiệm là khi nào có bước tiến thì nên biết rằng là đây chỉ là mới bước vào, muốn vững mạnh thì phải là một khối hiện tiền không bao giờ mất mới được, còn cái này chỉ là chớp chớp thôi. Nếu không khéo léo giữ tâm cho kỹ mà khởi niệm, đầu tiên niệm khởi thì nó sẽ mất. Thứ hai là nghiệp tới đòi nợ. Khi biết rồi thì chỉ có trở về tâm là chiến thắng được. Không trở về đó thì khó mà chiến thắng nổi với một mớ bòng bong trong đời mình đã tạo. Biết vậy rồi thì tranh thủ dụng tâm an tĩnh trở lại. Không gian yên tĩnh, con người yên tĩnh và đừng khởi tâm phải như thế nào hết. Cứ lặng lẽ, khéo khéo điều phục, có chướng ngăn gì, giống như gạt nó qua một bên, đừng để ý, giống như để đó, khoan tính tới và tranh thủ làm sao vừa yên tĩnh được là mình sống ngay đó, lấy vốn trước đã. Cũng như người ta đang rượt đuổi mình chạy, thì chẳng cần nhìn hoa lá bên đường gì hết, đừng phân tích, chỉ lo chạy thoát thôi, làm sao vào đến nhà, đóng cửa lại cho yên trước, mọi thứ tính sau.
Hỏi: Thưa Thầy, con xin hỏi hai vấn đề về nghe pháp. Thứ nhất, Thầy nói nghe trong tâm vô sanh, con thấy nhiều lúc nghe như vậy khó nhớ hơn việc con tập trung lắng nghe. Khi con chăm chú lắng nghe một cái gì, con cảm thấy mình khắc ghi lời ấy nhanh hơn là nghe với tâm vô sanh, nghĩa là không nương vào lời Thầy nói, mà trở về với tâm tĩnh lặng của mình, nhưng chỉ một lúc sau là con lại bị phóng tâm, còn nếu nghe chăm chú thì con không bị phóng tâm.
Vấn đề thứ hai là con có nên vừa làm việc vừa nghe pháp, ví dụ như khi con vừa nhặt rau vừa nghe pháp, làm như vậy có hiệu quả không thưa Thầy?
Đáp: Vấn đề đầu tiên, cách nghe và cách đọc sách giống nhau. Nếu chúng ta cần nhớ những ý gì đó thì đó là chúng ta đang gom vào, mình có quyền chú tâm thì nó gom vào dễ hơn. Còn người có kinh nghiệm công phu rồi thì người ta không cần quá chú tâm, mà nghe bằng cái tâm đang hiện tiền, chính tâm đó nó tự sáng soi, không những nghe biết mà tự nó có khả năng kiểm tra lại những lời kia muốn chỉ điều gì nữa. Nghe được như vậy thì những lời đó chỉ làm sáng tâm mình chứ chẳng có gì phải nhớ và không nhớ hết. Đặc biệt là chỉ nghe như thế, nhưng sau đó cần nhớ thì nó tự nhớ.
Tóm lại sẽ có hai trường hợp. Khi công phu chưa thuần thục, nếu muốn ghi nhớ thì cứ chú tâm vào và sẽ nhớ. Nếu đã thuần thục rồi thì chỉ sống bằng tâm đang hiện tiền mà nghe suốt tất cả. Tâm tự sáng soi kiểm tra luôn cả những lời nói kia chứ không phải còn nghe theo và bị lầm nữa. Không cần phải ghi nhớ, nhưng khi đụng tới vấn đề gì là nó tự nhớ ra ngay. Nếu đã thuần thục thì nên ứng dụng theo cách đó. Tùy theo trình độ của mình mà ứng dụng.
Về vấn đề thứ hai, vừa làm việc vừa nghe pháp thì phải chia ra rạch ròi. Khi làm việc, nếu tranh thủ để ứng dụng công phu trong cảnh động thì không nghe pháp. Còn nếu vừa làm việc vừa nghe pháp thì đó là học pháp rồi. Cho nên ở trường hợp này không thể gộp vào nhau được. Tùy theo trình độ của mình để ứng dụng chứ không cố định. Nếu khi tâm mạnh, muốn công phu thẳng đến chỗ không còn sanh khởi thì chúng ta không cần gì hết. Chỉ là việc đến thì tùy duyên làm, và làm để dụng tâm trải nghiệm xem hiện nay, trên hoàn cảnh này, phật pháp chân thật đang hiển hiện ở đâu, nó hiện tiền như thế nào để thăng tiến sâu xa hơn. Còn khi nào cảm thấy trong người yếu quá, cần thiết phải dùng pháp để kích hoạt, hun đúc mạnh hơn thì mình có quyền nghe pháp để cho mạnh mẽ. Thế thôi. Khi nào yếu quá thì nên mượn lời của Phật, của Tổ để hun đúc mình lên. Nhưng khi đang mạnh thì nên sống thẳng đến cái chân thật mà Phật Tổ muốn chỉ, như vậy sẽ không lãng phí công phu.
Hỏi: Thưa Thầy, trước khi ngồi thiền, con thường đi kinh hành khoảng 10 - 15’ thì con cảm thấy tâm an tĩnh, khi ngồi thiền êm hơn hẳn. Khi đi kinh hành con cũng không làm điều gì đặc biệt, con cũng chỉ để tâm thoải mái, đi lại. Lúc nào con quá vọng tưởng thì con cột tâm vào bước chân, còn lúc nào tâm đang lắng rồi thì con cũng buông lỏng, mặc kệ, nghe được gì thì nghe, cảm nhận cái gì thì cảm nhận. Con làm như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ứng dụng công phu tu tập tùy theo trình độ của mình, không có một phương pháp nào cố định. Cụ thể trên một con người cũng không cố định, mà cũng phải tùy lúc. Lúc nào yếu thì có thể đi kinh hành đến đâu biết đến đó, mạnh thêm một chút thì mình chẳng cần để ý gì, cứ bình thường, còn mạnh hơn nữa thì mình đi nhưng tâm đang bàng bạc.
Đầu tiên thấy rõ mình đang sáng biết, không mê mờ. Kế đến, nhìn suốt qua tất cả, không dừng trụ trên một pháp nào. Trên tất cả cảnh vật, mình cứ sáng biết bình thường. Điều thứ ba là bên trong mình không có niệm thầm thầm kềm giữ, chỉ là buông thõng tất cả, đi bình thường tự nhiên sẽ bàng bạc, cái tâm đó nó hiện bày rõ ràng. Vậy là tạm có ba cách đó, khéo léo tùy lúc để áp dụng thì sẽ tốt. Lúc mạnh thì dùng cách rốt ráo sống mạnh đến chỗ vô sanh, không động mà sinh động, rõ ràng. Lúc yếu thì dùng cách cứ bình thường, còn yếu hơn nữa thì bước đi đến đâu biết đến đó theo bước chân… Khi đi nên đi nhẹ, tâm thoáng ra thì khi ngồi thiền sẽ yên. Còn nếu đi nhanh, đi mạnh quá thì khi lên ngồi bị thở hổn hển, khó yên được.
Hỏi: Đi kinh hành có phải quan trọng tốc độ nhanh hay chậm không thưa Thầy?
Đáp: Đi làm sao cho đừng thấy thân mình mà chỉ là một thể nhẹ thênh. Đừng trụ thân, đừng trụ cảnh, đừng trụ tâm. Tất cả mọi thứ không trụ thì toàn thể thênh thang hiển bày.
Cũng cần có thời gian luyện tập dần dần. Đầu tiên đi thì chỉ biết bước chân đi, bất chợt đừng để ý bước chân nữa thì tự dưng nó thênh thang. Kế đến thấy mình đang nhìn cảnh, không buông bỏ mà cũng không trụ trên cảnh nữa thì tự nhiên nó sáng. Cứ đi bình thường, đang sáng, không mê, không có niệm thầm thầm giữ tâm bên trong nữa thì mọi thứ sẽ hiển bày rõ ràng. Vừa có niệm giữ tâm thì chúng ta chỉ cần “đừng thêm nữa” là tự dưng nó sáng bàng bạc. Quý vị cứ công phu tu tập, dần dần nó sẽ quen thôi.
Đặc biệt là đừng đi nhanh, đừng đi chậm, cứ đi rất nhẹ nhàng. Khi đang đi nhẹ như thế, chúng ta không niệm trên thân nữa thì sẽ tự đi một cách tự nhiên. Thấy suốt qua, đừng trụ trên các cảnh thì tự nhiên nó sáng. Trong tâm không buộc giữ niệm, không thêm gì thì tự dưng nó bàng bạc. Đi kinh hành như vậy nó nhẹ thênh và sung sướng lắm, bước chân vào ngồi thiền là an tĩnh ngay.
Hỏi: Khi bắt đầu ngồi thiền, con sổ tức. Khi thấy người nhẹ nhẹ, tâm an thì con thả ra. Nhưng con thấy vọng tưởng có những lúc nó chỉ là những niệm suy nghĩ đơn thuần, đến và đi. Cũng có khi nó như một đoạn phim lộn xộn, không có ý nghĩa nhưng mang theo hình ảnh. Có lúc con đang mở mắt đàng hoàng mà những hình ảnh này hiện lên. Vậy thưa Thầy có phải là con bị rơi vào vô ký không?
Đáp: Những cái đó là một dạng của vọng tưởng. Dạng thức này nó không còn có niệm cho mình thấy nữa mà nó là một dãi như phim. Tới một lúc nó sẽ không còn là những đoạn lộn xộn có hình ảnh cho mình thấy nữa mà tự nhiên nơi thân thể mình có một cảm giác gì đó bất thường. Nó vi tế lắm. Nhưng tất cả chỉ là vọng tưởng, không thật. Trên tất cả mọi dạng thức đó mình đừng có quan tâm trên nó, đừng thèm để ý theo nó mà chỉ là đang tự biết, GIÁC SÁNG, thế thôi.
Nếu giống như đoạn phim lộn xộn có nghĩa là lúc đó đang mê mờ, cái giác biết không mạnh, không rõ ràng nên nó dệt thành một dạng vọng tưởng như thế. Còn vô ký là không biết gì hết, ngồi hai tiếng đồng hồ rất yên như mới ngồi xuống chốc lát, nhưng khi xả thiền ra mình không biết gì hết, tựa như có một khoảng bị mất.
Hỏi: Vậy cách đối trị đối với vấn đề này thế nào thưa Thầy?
Đáp: Trấn tỉnh cho mạnh mẽ. Nếu cảm thấy nó mạnh quá thì chỉnh mình ngồi thẳng lên, sau khi chỉnh thân xong, kiểm tra hơi thở cho thông, kế đó buông hết cơ xương một cách bình thường, hơi thở phải thông, nếu trì trệ thì hít vào rồi thở sạch ra ba lần, sau đó sổ tức, rồi nhè nhẹ buông hơi thở. Vừa chấn chỉnh lại, yên sáng thì những cái đó nó sẽ không còn. Một thời gian sau tâm mạnh rồi thì tự nó hết.
Hỏi: Thưa Thầy, khi ngồi lâu con bị đau, hơi thở dồn dập, tim đập mạnh. Hơi thở không thông suốt như vậy, con cảm thấy ngồi cứ thô phù lại cộng với đau chân nữa. Thế thì nên giải quyết như thế nào?
Đáp: Đau có nhiều lý do, có khi mình ăn đồ béo đồ ngọt nhiều nó cũng đau. Thời tiết thay đổi nó cũng đau. Sinh hoạt không điều độ đúng cách nó cũng đau. Khi ngồi thiền liên tục cũng sẽ đau hơn thỉnh thoảng mới ngồi... Nhiều lý do để nó đau.
Khi bắt đầu đau mình chịu thêm được 15’ nữa, đó là bình thường. Nhưng khi quá sức chịu đựng rồi, chúng ta có thể buông chân ra, xoa bóp nhẹ rồi bắt chân lên lại. Làm sao điều chỉnh thân cho thẳng rồi buông thư, thông suốt từ hơi thở cho đến tất cả mọi thứ ổn định là được. Rồi 1 – 2 tuần gì đó, mình tăng thêm thời gian ngồi khoảng 5’, rồi 2 – 3 tuần tăng thêm 5’ nữa. Đó là tăng thời gian ngồi có khoa học. Còn nếu vừa mới đau liền xả thì nó không tiến.
Hỏi: Con cứ ngồi tăng một thời gian, lại bị lùi xuống. Có phải con chưa đủ can đảm, thưa Thầy?
Đáp: Trong khi công phu tu tập, tiến trình nó như hình xoắn ốc, khi bị lùi xuống là lúc chuẩn bị tăng vọt lên nếu chúng ta cố gắng. Có khi nó lùi xuống một cách thê thảm lắm. Nhưng khi ấy mình phải trấn tĩnh, thông suốt, nhẹ nhàng. Khéo điều chỉnh cho thông suốt thì mình mới vượt qua được gian đoạn khó khăn đó. Một thời gian sau nó sẽ vọt tiến lên lại. Cho nên khi bị tuột lùi xuống là lúc chuẩn bị tiến mạnh lên nếu chúng ta kiên trì, cố gắng.
Nếu đau quá sức thì xả chân, xoa bóp nhẹ rồi bắt chân lên ngồi lại. Đừng có niệm giải đãi là được. Còn nếu đang ngồi được 1,5h mà tuột xuống còn 0,5h rồi mình xả thiền luôn thì chúng ta sẽ thua trận, tuột lùi luôn, không tiến lên được. Nếu thấy không chịu nổi thì chỉ chấp nhận tha thứ cho nó bằng cách xả nhẹ rồi bắt chân lên ngồi lại, chứ không phải xả thiền nghỉ luôn, không ngồi tu nữa. Khéo vận dụng như vậy thì dần dần nó sẽ tiến mạnh trở lại.
Hỏi: Con xin Thầy chỉ cho con cách trị hôn trầm?
Đáp: Có nhiều cách để đối trị hôn trầm. Một là nghe những bài pháp về cái khổ lớn trong sinh tử lâu dài, nên biết muốn thoát khỏi thì phải cố ngồi thiền, còn cứ ngủ như thế thì chúng ta lại vào trong hang quỷ mê mờ chịu khổ nữa biết ngày nào ra. Hai là biết công năng của tọa thiền sẽ được an định, có được trí phá sanh tử, chỉ có như thế mới dứt hết gốc khổ. Ba là chỉ có đạt được thiền định thì mới có thể giải quyết hết mọi thứ một cách triệt để. Nếu không thì không làm được gì hết. Có khi mình phải rầy la nó, sanh tử nhiều kiếp khổ như vậy rồi, bây giờ còn muốn xuống địa ngục nữa hay sao mà còn ngồi đó ngủ nữa. Nếu hôn trầm nặng quá thì phải sám hối. Có khi quý Ngài xưa cũng dạy có thể nghĩ đến Kinh Bát Nhã để đối trị. Ngoài ra còn có cách mở mắt lớn ra, trấn tĩnh cho mạnh... Khi quen rồi, quý Thầy chỉ cần chỉnh hơi thở cho thông thì cơn buồn ngủ tự nhiên bị tan biến. Còn quen nữa thì chỉ cần mình giác mạnh là cơn buồn ngủ không còn.
Có nhiều cách, nhưng ứng dụng làm sao để kích hoạt tinh thần phấn chấn, ham tu, thích thú tu giống như đói được ăn, khát được uống thì không buồn ngủ.
Đáp: Chúng ta biết một pháp hay biết tất cả các pháp thì cũng không rời pháp mà biết và đang biết về pháp đó. Mà biết về pháp đó, biết theo pháp đó, tức là mình đang bỏ mất chính mình và đi ra theo pháp trần rồi. Thí dụ bây giờ nhìn máy ghi âm này, cô đang biết về nó hay là đang tự sáng biết? Nếu biết về nó, Phật gọi đó là phan duyên, gốc của phiền não, sanh tử, khổ đau có ra từ đó. Còn nếu mình đang sáng biết một cách bình thường, thì không phải là biết về nó hay biết về bất kỳ một cái gì bên ngoài, mà chỉ là đang sáng biết, là tâm tự giác biết, không phải phan duyên. Khi giữ tâm tĩnh lặng để biết tất cả, nghe có tiếng chim kêu, thấy cái tủ, thấy bàn ghế, thấy các vật bên ngoài…, nhưng nếu cố giữ tâm để cùng một lúc biết hết tất cả mà biết về những thứ đó thì cũng là biết theo nó, bỏ mất chính mình thôi. Còn cái tự sáng biết của tâm là không có tâm bỏ tất cả, cũng không cần biết về tất cả, không cần biết về cái máy ghi âm này, không cần biết về cái ghế này, hay là không cần một lúc phải cố biết tất cả mà chỉ cần tỉnh sáng thì tự mình đang là sáng biết, thế thôi! Lúc đó, mọi thứ tự tâm nó sáng biết tất cả một cách linh hoạt, rõ ràng chứ không phải biết theo những thứ bên ngoài.
Hỏi: Thưa Thầy, tức là không cố bắt mình phải biết những thứ chung quanh?
Đáp: Đúng vậy! Điều chính yếu là mình đang sáng biết chứ không phải là biết về tất cả mọi thứ chung quanh.
Hỏi: Thưa Thầy, thói quen mê mờ là tập khí của con ở ngoài đời. Vậy khi mới thực hành công phu thì có khó quá không thầy, nghĩa là ngay lập tức phải “tỉnh sáng” không chỗ trụ. Có cần con phải luyện tập từ những bước nhỏ hay không?
Đáp: Tất nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm, chưa thuần thục mà ứng dụng công phu một cách rốt ráo thì phải khó thôi. Phải biết lượng theo sức của mình. Nếu như lúc nào đó có thể dùng được bằng cách rốt ráo này thì ứng dụng liền. Còn lúc nào chưa thuần thì nên ứng dụng những pháp phương tiện đối trị khác để tập cho tâm mình nó thuần thục dần dần. Cách dụng công này nó không có đối trị, chỉ trở về tâm thì tự nó sáng biết. Còn nếu chúng ta chưa trở lại được thì tất nhiên phải dùng một số pháp đối trị khác. Cụ thể trong giai đoạn đầu mới công phu thì dùng các pháp đối trị thích hợp. Khi nào tương đối thuần thì ứng dụng pháp không còn tạo tác (vô tác). Thậm chí cả khi tương đối thuần rồi, nếu lúc này thấy tâm không mạnh thì dùng pháp đối trị, lúc khác tâm mình mạnh mẽ thì dùng thẳng pháp vô tác kia.
Nhưng phải nên biết đối trị chỉ là phương thức nhất thời, phải biết trở về chỗ vô tác mới được trọn vẹn, rốt ráo. Biết như vậy, có niềm tin như vậy để chúng ta cố gắng vươn lên, chứ không, nhiều lúc thấy cách dụng công này khó quá, rồi thích cách đối trị hoài thì suốt đời bám rễ vào nó mãi. Tất nhiên nó không sai, nhưng tiến thì không được tiến nhiều, không được rốt ráo trọn vẹn. Mà rõ ràng là khi gặp chuyện buồn trong cuộc sống, hoặc là khi cuối đời gần nhắm mắt, mới thấy những cách đối trị không đủ lực giúp mình vượt qua được một cách trọn vẹn. Nhưng nếu ai đã dụng thẳng đến chỗ vô tác này rồi thì sẽ thấy công năng hóa giải của nó thật diệu kỳ! Những thứ làm cho người khác buồn đau thất bại thì với mình chỉ là một ý vị lý thú sống động!
Hỏi: Thưa Thầy, thời khóa của Thiền viện ngồi thiền hai thời tối và khuya. Thời gian còn lại chủ yếu là lao tác và những sinh hoạt thường ngày. Có những lúc con bị phóng tâm quá, con phải dùng pháp “thân đâu tâm đấy”, như thế có phải là bị trói, bị nương tựa vào một pháp quá không ạ? Ví dụ như khi con nhặt rau, con cũng phải để ý vào việc mình đang nhặt rau, còn khi con để cho nó “tỉnh sáng” bình thường, không gì hết, thì tâm lại phóng ra, bay nhảy khắp mọi nơi.
Đáp: Tùy theo trình độ của mình. Nếu như thấy nó còn yếu quá thì “thân đâu tâm đấy” cũng là một cách tốt. Nhưng phải biết rằng đó chỉ là cách đối trị nhất thời. Bởi khi còn làm công việc đó, còn buộc vào việc đó thì tạm yên, nhưng khi mình không làm việc đó nữa thì không lẽ chấp nhận bị loạn động hay sao? Hơn nữa, nếu chỉ buộc một chỗ thì làm được gì nhiều hơn bây giờ! Và khi buộc vào hành động, công việc thì tạm yên, khi không buộc thì loạn động, như thế thì đạo này chưa được tự tại, chưa linh hoạt, chưa đủ lớn để thoát sinh tử. Mới biết, đó chỉ là phương pháp đối trị tạm thời. Khi mới công phu chưa thuần thục thì tạm ứng dụng, khi nào thuần rồi thì mình chỉ có sáng biết và làm. Tất nhiên không phải ban đầu ứng dụng là được trong lặng liền. Nhưng nếu có đủ niềm tin và quyết chí ứng dụng, khi có sự nếm trải trong nội tâm thanh tịnh tuyệt đối đó, khi công phu tương đối có lực rồi, thì niệm có nhiều, những thứ lăng xăng trong đời có nhiều mình cũng chẳng quan trọng, cứ bình thường. Lúc đó chúng ta không biết về niệm, không biết theo niệm, cũng không cần bỏ niệm, và cũng không theo niệm, mình chỉ là một tánh sáng biết, thì mọi thứ nhiều và ít giống nhau, có và không cũng vậy... Dám gan đối diện và dụng công như vậy thì mới có lúc vọng niệm mới thua và từ giã mình được. Còn nếu cứ hễ thấy nó là mình ngại rồi phải chạy trốn, muốn nó không xuất hiện, cũng giống như nó vừa lấp ló thì mình liền tìm nơi ẩn núp, nó hơi yên yên thì mình đi ra, nó xuất hiện và mình tìm nơi trốn lại, cứ như thế suốt đời chúng ta bị nó nhát mãi. Cho nên khi nào thấy công phu tương đối thuần thục, đủ mạnh thì phải dám một lần gan dạ như vậy mới tiến được. Tại vì sao? Bởi chỉ cần mình sáng biết thì có hay không có giống nhau. Công phu như thế sẽ đắc lực.
Hỏi: Như vậy là mình chỉ cần thoải mái, quay về bản tâm lặng sáng thôi, còn không cần đuổi theo, cố biết một cái gì đó ở bên ngoài, đúng không Thầy?
Đáp: Đúng vậy. Có niệm không niệm giống nhau, đừng theo là được. Cho nên Lục Tổ nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Mình có đang giác sáng không, hay là đang theo nó. Theo nó là mê, mà giác là mình đang tỉnh sáng. Thế thôi. Niệm không quan trọng gì. Nếu công phu mạnh, dám gan dạ, tức là niệm ít niệm nhiều gì cũng không quan trọng, khi đó mình chỉ là giác sáng thôi, nó có bao nhiêu kệ nó, mình cũng chẳng khởi niệm mặc kệ luôn, quý vị sẽ thấy công phu đắc lực.
Hỏi: Như kiểu mình cứ đứng quan sát nó đến đi, đi đến có đúng không ạ?
Đáp: Quan sát có nghĩa là mình đã theo nó rồi. Đã nói mặc kệ, mà còn bàn đến đi, đi đến là có đón tiếp nó rồi.
Hỏi: Con thấy cách này rất khó, chỉ cần mình động tâm chút thôi là đã rơi vào tạo tác rồi.
Đáp: Thế nên mới nói, nếu còn yếu thì có thể dùng cách ứng dụng khác. Khi tương đối mạnh thì phải dám một lần gan dạ dụng công như thế mới có lúc đắc lực được. Nếu không thì mỗi lần khởi niệm, chúng ta cứ muốn nó hết cho rồi, hoặc là sợ nó, phải cột tâm lại… thì nó vẫn có giá trị với mình nên mình không tiêu dung nó được. Hơn nữa, làm như thế là đã có tạo tác, có máy động và thức nó đã có ra rồi. Thức có thì làm sao thoát khỏi sanh tử? Cho nên phải dám gan dạ một lần dụng thẳng đến tâm kia thì lần sau tất cả mọi thứ nó lại bình thường.
Tại vì khi còn ở ngoài ít thấy niệm thì còn nói đối trị như vậy, chứ nếu khi nhập thất một mình, niệm nhiều quá, với cách chạy trốn, dẹp trừ, đối trị... chúng ta sẽ bất lực trước một dòng thác cuộn trào của vọng niệm. Lúc này mới thấy cách dụng công biết theo niệm, bỏ niệm trước đó là sai lầm, không thể điều phục, tiêu dung vọng niệm được. Ngay khi vọng niệm cuồn cuộn đó, chúng ta chỉ cần sáng biết, không thèm biết theo nó như thế nào, có và không có mình cũng không thèm để ý đến thì tự dưng nó chia tay. Một lần dám đánh như thế thì mới thắng được, còn không bao giờ đánh, thấy giặc là núp, núp hoài sao thắng được. Phải gan như vậy.
Hỏi: Con là người đã lập gia đình. Giờ con đã nhận ra được giá trị cao tột của Phật pháp nên muốn dứt bỏ cuộc sống kia. Nhưng trong sinh hoạt cũng như trong khi ngồi thiền, những tàng thức cũ về cuộc sống gia đình về chuyện tình cảm, chuyện thân mật cứ khởi lên hoài. Có những lúc rơi vào tình trạng con rất sợ. Một là như vậy, hai là con bị cắn rứt, dày vò: sao mình lại nghĩ về chuyện này chuyện kia, đặc biệt là ở những nơi thanh tịnh như ở chùa, thỉnh thoảng con vẫn bị khởi niệm như vậy. Nhiều lúc con thấy sợ vô cùng. Vậy thưa Thầy phải làm thế nào bây giờ?
Đáp: Tất cả các phương pháp đối trị khác thì có nhiều. Ví dụ khi niệm đó nặng quá thì mình có thể đổi tư thế, đi lui đi tới kinh hành, hoặc làm một việc gì đó, tức là mình chuyển đổi tư thế, công việc, sinh hoạt… nhưng trong khi chuyển đổi đó, chúng ta đừng bám theo hành động hay công việc gì cả, chỉ là một sự trở mình để tâm được thoáng ra. Đại khái giống như làm sao cho tâm mình thanh thản, thoáng rộng, sau đó duy trì và kéo dài sự thênh thang đó nhiều ra. Càng thoáng được nhiều thì niệm kia mất, còn thoáng ít thì niệm kia nó chi phối mình. Đó là một cách, nhưng chỉ là cách đối trị tạm thời thôi.
Cách thứ hai là mình quán về tất cả các thứ sinh hoạt trong gia đình, nào là buồn vui, thương ghét, mừng giận, đúng sai, phải trái… nó chỉ là một thoáng. Cho đến khi già, xuống đất rồi và đến ngàn năm sau, đâu có gì tồn tại! Biết rõ như vậy để không mê lầm chứ không phải đợi đến khi gần đất xa trời mới biết thì muộng màn và tội nghiệp cho con người quá.
Có một điều cần nên biết, chúng ta sinh ra nơi đời không phải để có gia đình, cũng không phải để làm gì hết. Nếu nói để đi tu cũng là hơi tiêu cực, cũng không phải để tu luôn. “Để làm gì đó” nghĩa là đã nói qua bản ngã và ngã sở của mình. Nếu không thấy có mình (ngã) và mọi người, vật chất chung quanh của mình (ngã sở) là thật thì đâu có nói sinh ra để làm gì! Thấy có mình thật và những thứ chung quanh mình thật, chẳng qua là do mê lầm của con người. Hơn nữa, nói “để làm gì đó” tức là có tạo tác. Có tạo tác là mê lầm, là rơi vào sanh diệt, loạn động, là sanh tử khổ đau. Khi mình chết đi rồi hoặc nghìn năm sau thì những cái sanh diệt kia đâu còn giá trị gì! Cho nên, tất cả chỉ là ảo ảnh nhất thời mà do mê, do quên nên tưởng là thật, sai lầm, rồi khổ đau.
Đối với những người có đầy đủ nghị lực, người ta không cần thiết phải lệ thuộc bất cứ một thứ gì khác. Người ta có thể sống một mình, có thể dưới hình thức một tu sĩ hoặc cư sĩ tại gia mà vẫn an ổn, thảnh thơi, vui tươi, thoải mái. Còn lại những người khác lòng còn yếu, không đủ sức để chống chọi cuộc sống một mình nên kiếm thêm một người khác để cùng nhau gánh gồng sự sống. Thế thôi! Không có gì thơ mộng như có người vẫn tưởng. Bởi vì tất cả những thứ màu mè của tuổi trẻ chỉ là do đầu óc tưởng tượng của mình nó lường gạt mình thôi. Chúng ta cứ bình tâm, tỉnh táo nhìn lại cuộc sống gia đình của ông bà cha mẹ mình thì sẽ thấy rõ. Khi có tuổi rồi, những thứ mộng mơ tơ tưởng lộng lẫy của cuộc đời đến lúc hạ màn rồi thì kết quả thực cuối cùng của một gia đình chỉ là hai người nương vào nhau để cùng gánh gồng, chống chỏi, xây dựng cuộc sống mà thôi. Một mình người ta vẫn sống. Còn yếu quá thì có hai người cùng nương vào nhau để chống chọi cuộc sống. Thế thôi. Nhìn thẳng vào thực tế một chút sẽ thấy, kết quả cuối cùng của gia đình chỉ là nương vào nhau để xây dựng đời sống, chứ chẳng có gì là màu mè như người ta vẫn tưởng. Những thứ dệt mộng nên thơ chẳng qua chỉ là ảo tưởng thôi. Từ đó mới biết rằng, có gia đình hay không có gia đình chỉ là chuyện tùy theo nghị lực của mỗi người. Gia đình chỉ là việc thường tình của cuộc sống mộng mỵ, phù hoa thôi. Khi biết rõ rồi thì nó đâu có giá trị gì đâu. Đó là thứ nhất. Thứ hai là khi tìm một người nữa để nương tựa, gồng gánh, nhưng cuộc đời nó không chịu yên bình như chúng ta nghĩ. Có lúc thuận buồm xuôi gió, nhưng có lúc cũng xung đột. Khi nương vào nhau rồi không chịu gồng gánh mà thi thoảng lại trở đòn gánh đánh nhau rồi còn tạo nghiệp chịu khổ với nhau nữa. Bởi do yếu đuối, không đủ sức làm chủ tâm mình nên phát sinh nhiều thứ tạo nghiệp khổ đau trùng trùng, lớp lớp khó nói hết lắm. Nếu sống mà tạo nghiệp, gây khổ cho nhau như vậy thì chỉ là dẫn nhau đi vào sanh tử khổ thêm thôi. Nếu đủ mạnh rồi thì mình chẳng cần những thứ đó nữa. Khi thấy rõ sự thật, chẳng cần nữa thì nó nhẹ hẳn liền. Chỉ là không cần thiết. Rất đơn giản. Quý vị thử tự lập, thử một mình đứng lên bằng chính đôi chân của mình thì sẽ thấy sức mạnh vô biên của một đời sống không bị bất cứ thứ gì trói buộc. Không chết đâu!
Bất cứ ai sinh ra đời đều do cái phước mình đã gieo trồng từ quá khứ. Chúng ta đang sống trên nền của phước và tự mình tu tạo thêm phước đức chứ không ai ban cho mình được. Biết rõ như vậy thì mình sẽ dám tự lập và không lo sợ gì cả. Nhiều lúc do không tin như vậy nên cứ nghĩ, ngày mai mình sẽ sống ra sao, nương vào ai… Cái đó là nghĩ vẩn vơ, không đúng chân lý. Nếu người không có phước thì tính trăm đường cũng trật, còn nếu có phước thì đi lang thang cũng có người cho mình ăn. Đó là một quy tắc. Huống nữa mình đã biết Phật pháp, có trí, biết cách tu tập định tuệ, biết cách trau dồi phước đức thì làm gì mà không có ăn. Ngày mai có thể tốt hơn là do mình biết tu tập, và nếu ngày mai xấu đi là do mình thiếu sự tu tập. TRÍ và PHƯỚC là tài sản của mình, còn những thứ khác không cần thiết. Biết rõ như vậy thì chúng ta sẽ đủ niềm tin và nghị lực để sống mạnh mẽ.
Nếu quán rõ như vậy thì sẽ nhẹ thôi. Khi quán không phải ngồi suy nghĩ, mà là chỉ ngồi thảnh thơi, để tâm thoáng đãng, tự nó biết về những điều đó. Nhưng cách đó cũng chỉ là nhất thời, không phải là cách trị được tận gốc, lâu dài.
Khi nào đó có thể an tĩnh được là mình an tĩnh trở lại ngay. Chính tâm thái sáng biết đó mới có năng lực đủ lớn để tiêu dung được tất cả. Có khi trước lúc mình tiến bộ, có một lúc vọng tình giống như bộc phát rất mạnh rồi mất. Lúc này, nếu có lực rồi, mình nên nhớ, cái thân này không phải lấy nó để làm công phu, nó chỉ là một cái xác giả tạm. Chúng ta sinh ra đời là vì phước nghiệp của mình. Lỡ sinh ra rồi thì mình nên tận dụng một khoảng ngắn này để làm việc giác ngộ trên hành trình dài tiến đến giác ngộ trọn vẹn của mình. Cho nên sinh ra đời không để làm gì hết. Do mê lầm theo nghiệp mà sinh nên gọi là “lỡ sinh”. Nhỡ sinh ra là khổ, cho nên bây giờ không để làm gì hết. Nếu để làm gì tức là mình đã nói qua cái ngã của mình, và “để làm gì đó” là đã tạo tác, rơi vào sanh diệt, là sanh tử rồi. Cho nên đã sinh ra rồi, không để làm gì hết, mà là tận dụng một khoảng đang sống để làm việc giác ngộ trong khoảng đó, sẽ được một khoảng giác ngộ trên chặng đường giác ngộ dài mình còn phải thực hành trong nhiều kiếp. Thế thôi. Rất gọn gàng và đơn giản như vậy. Biết vậy rồi thì quán, chiếu, làm gì đó để tạm thời cấp cứu đối trị. Và cuối cùng sống về bằng tâm lặng an tự sáng biết đó, cho tới khi thuần thục sẽ có lực, có được kinh nghiệm bằng tâm an này rồi thì mọi thứ tự tiêu dung, tan biến.
Cõi chúng ta đang sống đây là cõi dục, nên dục sẽ là mạnh nhất. Đức Phật nói, nếu trên đời này có cái thứ hai mạnh bằng nó thì không ai có thể thực hành đạo được. Vì nó mạnh nhất nên khi mình muốn chia tay nó, tất nhiên sẽ có một lúc nó bùng phát rất mạnh, cực mạnh để rồi nó vĩnh viễn chia tay. À, thế là, lúc này nếu mình có kinh nghiệm bằng tâm sáng biết rồi thì cứ ngồi yên bình thường, có và không có giống nhau. Thậm chí nó có tác dụng lên bản thân mình thì mình vẫn bình thường. Đừng cố xua đuổi nó, cũng chẳng cần theo nó, cũng chẳng cần cố sáng biết, chỉ là BUÔNG THÕNG BÌNH THƯỜNG. Như thế một thời gian sau tự nhiên mình có kinh nghiệm, ngay trên nó mà mình vẫn có cái giác. Và khi cái giác mạnh thì không biết tự bao giờ, nó đã chia tay mình vĩnh viễn luôn. Nếu không có trí tuệ, không có nghệ thuật khéo léo vận dụng công phu thì khó vượt qua được lắm.
Khi chưa có kinh nghiệm, chúng ta nên dùng pháp quán như quý Thầy đã nói. Khi đã có kinh nghiệm rồi thì nên thử dụng thẳng ngay tự tâm sáng biết. Và đến lúc khá mạnh, có kinh nghiệm sống trong đó rồi thì cứ sống thẳng trong đó. Điều chính yếu ở đây là phải mạnh mẽ, gan dạ, không sợ nó, không cần đuổi dẹp nó mà cũng không thèm để ý đến nó, không muốn nó không có mà cũng không cần theo nó, không có cảm nhận về nó và cũng chẳng thèm bỏ qua, chúng ta không theo mà cũng chẳng cần xua đuổi…, nói chung là không có chỗ cho niệm khởi sanh, đó là đã đưa nó vào chỗ chơi vơi không chỗ bám thì nó mới tự yếu và mất đi được. Chỉ cần thấy rằng là chúng ta đang giác biết. Còn những thứ gì đó là chúng ta không cần quan tâm đến. Chỉ là giác biết. Thế thôi. Một vài lần như thế sẽ có kinh nghiệm là, à, té ra trên cái phàm tục đang tác động, chúng ta vẫn đang giác. Nhưng không phải chấp nhận ngang đó, cứ tiếp tục công phu thì chúng ta sẽ được tiến thêm từng bước. Sau một thời gian nữa, khi cái giác đủ năng lực, đủ mạnh thì tự nhiên anh đó chia tay hẳn. Còn nếu không gan dạ dụng công như thế thì nó giống như một trò đuổi tìm, núp bắt, không trị được. Nó vừa có thì mình sợ nên đè nén cột tâm lại, nó lại núp đi. Khi mình thong thả một chút thì nó lại ra. Cứ vậy hoài không dứt được. Tại vì nó vừa ra thì mình lại đè nén, khi mình bất giác thì nó lại ra. Đắp đổi mãi không bao giờ dứt hẳn. Nếu tạm thời còn yếu thì cứ núp để củng cố lực lượng, khi nào cái giác mạnh thì cứ dụng thẳng đến tâm bình thường. Như thế một thời gian sau sẽ có kinh nghiệm, trên nó mà mình vẫn có cái giác biết. Và thời gian sau nữa, khi sức giác đủ lớn mạnh thì tự nó không còn.
Hỏi: Tâm đạo của con thường không ổn định, lúc thì tinh tấn, lúc thì lui sụt. Vậy con nên làm thế nào thưa Thầy?
Đáp: Con đường tu tập không phải một ngày một bữa mà phải lâu dài. Cho nên khi cảm nhận phần nào tâm giác của mình thì cứ âm thầm tiếp tục dụng công mạnh mẽ liên tục hơn nữa cho nó mạnh và vững. Đặc biệt trong đó mình vừa khởi tâm thì liền trái nên nó mất. Hoặc là mình vừa nghĩ là đạt được điều gì đó thì thường hay bị mất đi và bị chướng ngăn. Cho nên quý Thầy hay khuyên tốt nhất là đừng khởi tâm. Mình cứ âm thầm mình tiến, tại vì chừng đó chưa ăn thua. Nếu vừa khởi tâm là có chỗ cho quỷ thần thấy, là bị đòi nợ liền. Nếu trả không nổi là nó sẽ đè mình, dìm mình xuống luôn không ngoi lên nổi.
Quý Thầy có kinh nghiệm là khi nào có bước tiến thì nên biết rằng là đây chỉ là mới bước vào, muốn vững mạnh thì phải là một khối hiện tiền không bao giờ mất mới được, còn cái này chỉ là chớp chớp thôi. Nếu không khéo léo giữ tâm cho kỹ mà khởi niệm, đầu tiên niệm khởi thì nó sẽ mất. Thứ hai là nghiệp tới đòi nợ. Khi biết rồi thì chỉ có trở về tâm là chiến thắng được. Không trở về đó thì khó mà chiến thắng nổi với một mớ bòng bong trong đời mình đã tạo. Biết vậy rồi thì tranh thủ dụng tâm an tĩnh trở lại. Không gian yên tĩnh, con người yên tĩnh và đừng khởi tâm phải như thế nào hết. Cứ lặng lẽ, khéo khéo điều phục, có chướng ngăn gì, giống như gạt nó qua một bên, đừng để ý, giống như để đó, khoan tính tới và tranh thủ làm sao vừa yên tĩnh được là mình sống ngay đó, lấy vốn trước đã. Cũng như người ta đang rượt đuổi mình chạy, thì chẳng cần nhìn hoa lá bên đường gì hết, đừng phân tích, chỉ lo chạy thoát thôi, làm sao vào đến nhà, đóng cửa lại cho yên trước, mọi thứ tính sau.
Hỏi: Thưa Thầy, con xin hỏi hai vấn đề về nghe pháp. Thứ nhất, Thầy nói nghe trong tâm vô sanh, con thấy nhiều lúc nghe như vậy khó nhớ hơn việc con tập trung lắng nghe. Khi con chăm chú lắng nghe một cái gì, con cảm thấy mình khắc ghi lời ấy nhanh hơn là nghe với tâm vô sanh, nghĩa là không nương vào lời Thầy nói, mà trở về với tâm tĩnh lặng của mình, nhưng chỉ một lúc sau là con lại bị phóng tâm, còn nếu nghe chăm chú thì con không bị phóng tâm.
Vấn đề thứ hai là con có nên vừa làm việc vừa nghe pháp, ví dụ như khi con vừa nhặt rau vừa nghe pháp, làm như vậy có hiệu quả không thưa Thầy?
Đáp: Vấn đề đầu tiên, cách nghe và cách đọc sách giống nhau. Nếu chúng ta cần nhớ những ý gì đó thì đó là chúng ta đang gom vào, mình có quyền chú tâm thì nó gom vào dễ hơn. Còn người có kinh nghiệm công phu rồi thì người ta không cần quá chú tâm, mà nghe bằng cái tâm đang hiện tiền, chính tâm đó nó tự sáng soi, không những nghe biết mà tự nó có khả năng kiểm tra lại những lời kia muốn chỉ điều gì nữa. Nghe được như vậy thì những lời đó chỉ làm sáng tâm mình chứ chẳng có gì phải nhớ và không nhớ hết. Đặc biệt là chỉ nghe như thế, nhưng sau đó cần nhớ thì nó tự nhớ.
Tóm lại sẽ có hai trường hợp. Khi công phu chưa thuần thục, nếu muốn ghi nhớ thì cứ chú tâm vào và sẽ nhớ. Nếu đã thuần thục rồi thì chỉ sống bằng tâm đang hiện tiền mà nghe suốt tất cả. Tâm tự sáng soi kiểm tra luôn cả những lời nói kia chứ không phải còn nghe theo và bị lầm nữa. Không cần phải ghi nhớ, nhưng khi đụng tới vấn đề gì là nó tự nhớ ra ngay. Nếu đã thuần thục thì nên ứng dụng theo cách đó. Tùy theo trình độ của mình mà ứng dụng.
Về vấn đề thứ hai, vừa làm việc vừa nghe pháp thì phải chia ra rạch ròi. Khi làm việc, nếu tranh thủ để ứng dụng công phu trong cảnh động thì không nghe pháp. Còn nếu vừa làm việc vừa nghe pháp thì đó là học pháp rồi. Cho nên ở trường hợp này không thể gộp vào nhau được. Tùy theo trình độ của mình để ứng dụng chứ không cố định. Nếu khi tâm mạnh, muốn công phu thẳng đến chỗ không còn sanh khởi thì chúng ta không cần gì hết. Chỉ là việc đến thì tùy duyên làm, và làm để dụng tâm trải nghiệm xem hiện nay, trên hoàn cảnh này, phật pháp chân thật đang hiển hiện ở đâu, nó hiện tiền như thế nào để thăng tiến sâu xa hơn. Còn khi nào cảm thấy trong người yếu quá, cần thiết phải dùng pháp để kích hoạt, hun đúc mạnh hơn thì mình có quyền nghe pháp để cho mạnh mẽ. Thế thôi. Khi nào yếu quá thì nên mượn lời của Phật, của Tổ để hun đúc mình lên. Nhưng khi đang mạnh thì nên sống thẳng đến cái chân thật mà Phật Tổ muốn chỉ, như vậy sẽ không lãng phí công phu.
Hỏi: Thưa Thầy, trước khi ngồi thiền, con thường đi kinh hành khoảng 10 - 15’ thì con cảm thấy tâm an tĩnh, khi ngồi thiền êm hơn hẳn. Khi đi kinh hành con cũng không làm điều gì đặc biệt, con cũng chỉ để tâm thoải mái, đi lại. Lúc nào con quá vọng tưởng thì con cột tâm vào bước chân, còn lúc nào tâm đang lắng rồi thì con cũng buông lỏng, mặc kệ, nghe được gì thì nghe, cảm nhận cái gì thì cảm nhận. Con làm như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ứng dụng công phu tu tập tùy theo trình độ của mình, không có một phương pháp nào cố định. Cụ thể trên một con người cũng không cố định, mà cũng phải tùy lúc. Lúc nào yếu thì có thể đi kinh hành đến đâu biết đến đó, mạnh thêm một chút thì mình chẳng cần để ý gì, cứ bình thường, còn mạnh hơn nữa thì mình đi nhưng tâm đang bàng bạc.
Đầu tiên thấy rõ mình đang sáng biết, không mê mờ. Kế đến, nhìn suốt qua tất cả, không dừng trụ trên một pháp nào. Trên tất cả cảnh vật, mình cứ sáng biết bình thường. Điều thứ ba là bên trong mình không có niệm thầm thầm kềm giữ, chỉ là buông thõng tất cả, đi bình thường tự nhiên sẽ bàng bạc, cái tâm đó nó hiện bày rõ ràng. Vậy là tạm có ba cách đó, khéo léo tùy lúc để áp dụng thì sẽ tốt. Lúc mạnh thì dùng cách rốt ráo sống mạnh đến chỗ vô sanh, không động mà sinh động, rõ ràng. Lúc yếu thì dùng cách cứ bình thường, còn yếu hơn nữa thì bước đi đến đâu biết đến đó theo bước chân… Khi đi nên đi nhẹ, tâm thoáng ra thì khi ngồi thiền sẽ yên. Còn nếu đi nhanh, đi mạnh quá thì khi lên ngồi bị thở hổn hển, khó yên được.
Hỏi: Đi kinh hành có phải quan trọng tốc độ nhanh hay chậm không thưa Thầy?
Đáp: Đi làm sao cho đừng thấy thân mình mà chỉ là một thể nhẹ thênh. Đừng trụ thân, đừng trụ cảnh, đừng trụ tâm. Tất cả mọi thứ không trụ thì toàn thể thênh thang hiển bày.
Cũng cần có thời gian luyện tập dần dần. Đầu tiên đi thì chỉ biết bước chân đi, bất chợt đừng để ý bước chân nữa thì tự dưng nó thênh thang. Kế đến thấy mình đang nhìn cảnh, không buông bỏ mà cũng không trụ trên cảnh nữa thì tự nhiên nó sáng. Cứ đi bình thường, đang sáng, không mê, không có niệm thầm thầm giữ tâm bên trong nữa thì mọi thứ sẽ hiển bày rõ ràng. Vừa có niệm giữ tâm thì chúng ta chỉ cần “đừng thêm nữa” là tự dưng nó sáng bàng bạc. Quý vị cứ công phu tu tập, dần dần nó sẽ quen thôi.
Đặc biệt là đừng đi nhanh, đừng đi chậm, cứ đi rất nhẹ nhàng. Khi đang đi nhẹ như thế, chúng ta không niệm trên thân nữa thì sẽ tự đi một cách tự nhiên. Thấy suốt qua, đừng trụ trên các cảnh thì tự nhiên nó sáng. Trong tâm không buộc giữ niệm, không thêm gì thì tự dưng nó bàng bạc. Đi kinh hành như vậy nó nhẹ thênh và sung sướng lắm, bước chân vào ngồi thiền là an tĩnh ngay.
Hỏi: Khi bắt đầu ngồi thiền, con sổ tức. Khi thấy người nhẹ nhẹ, tâm an thì con thả ra. Nhưng con thấy vọng tưởng có những lúc nó chỉ là những niệm suy nghĩ đơn thuần, đến và đi. Cũng có khi nó như một đoạn phim lộn xộn, không có ý nghĩa nhưng mang theo hình ảnh. Có lúc con đang mở mắt đàng hoàng mà những hình ảnh này hiện lên. Vậy thưa Thầy có phải là con bị rơi vào vô ký không?
Đáp: Những cái đó là một dạng của vọng tưởng. Dạng thức này nó không còn có niệm cho mình thấy nữa mà nó là một dãi như phim. Tới một lúc nó sẽ không còn là những đoạn lộn xộn có hình ảnh cho mình thấy nữa mà tự nhiên nơi thân thể mình có một cảm giác gì đó bất thường. Nó vi tế lắm. Nhưng tất cả chỉ là vọng tưởng, không thật. Trên tất cả mọi dạng thức đó mình đừng có quan tâm trên nó, đừng thèm để ý theo nó mà chỉ là đang tự biết, GIÁC SÁNG, thế thôi.
Nếu giống như đoạn phim lộn xộn có nghĩa là lúc đó đang mê mờ, cái giác biết không mạnh, không rõ ràng nên nó dệt thành một dạng vọng tưởng như thế. Còn vô ký là không biết gì hết, ngồi hai tiếng đồng hồ rất yên như mới ngồi xuống chốc lát, nhưng khi xả thiền ra mình không biết gì hết, tựa như có một khoảng bị mất.
Hỏi: Vậy cách đối trị đối với vấn đề này thế nào thưa Thầy?
Đáp: Trấn tỉnh cho mạnh mẽ. Nếu cảm thấy nó mạnh quá thì chỉnh mình ngồi thẳng lên, sau khi chỉnh thân xong, kiểm tra hơi thở cho thông, kế đó buông hết cơ xương một cách bình thường, hơi thở phải thông, nếu trì trệ thì hít vào rồi thở sạch ra ba lần, sau đó sổ tức, rồi nhè nhẹ buông hơi thở. Vừa chấn chỉnh lại, yên sáng thì những cái đó nó sẽ không còn. Một thời gian sau tâm mạnh rồi thì tự nó hết.
Hỏi: Thưa Thầy, khi ngồi lâu con bị đau, hơi thở dồn dập, tim đập mạnh. Hơi thở không thông suốt như vậy, con cảm thấy ngồi cứ thô phù lại cộng với đau chân nữa. Thế thì nên giải quyết như thế nào?
Đáp: Đau có nhiều lý do, có khi mình ăn đồ béo đồ ngọt nhiều nó cũng đau. Thời tiết thay đổi nó cũng đau. Sinh hoạt không điều độ đúng cách nó cũng đau. Khi ngồi thiền liên tục cũng sẽ đau hơn thỉnh thoảng mới ngồi... Nhiều lý do để nó đau.
Khi bắt đầu đau mình chịu thêm được 15’ nữa, đó là bình thường. Nhưng khi quá sức chịu đựng rồi, chúng ta có thể buông chân ra, xoa bóp nhẹ rồi bắt chân lên lại. Làm sao điều chỉnh thân cho thẳng rồi buông thư, thông suốt từ hơi thở cho đến tất cả mọi thứ ổn định là được. Rồi 1 – 2 tuần gì đó, mình tăng thêm thời gian ngồi khoảng 5’, rồi 2 – 3 tuần tăng thêm 5’ nữa. Đó là tăng thời gian ngồi có khoa học. Còn nếu vừa mới đau liền xả thì nó không tiến.
Hỏi: Con cứ ngồi tăng một thời gian, lại bị lùi xuống. Có phải con chưa đủ can đảm, thưa Thầy?
Đáp: Trong khi công phu tu tập, tiến trình nó như hình xoắn ốc, khi bị lùi xuống là lúc chuẩn bị tăng vọt lên nếu chúng ta cố gắng. Có khi nó lùi xuống một cách thê thảm lắm. Nhưng khi ấy mình phải trấn tĩnh, thông suốt, nhẹ nhàng. Khéo điều chỉnh cho thông suốt thì mình mới vượt qua được gian đoạn khó khăn đó. Một thời gian sau nó sẽ vọt tiến lên lại. Cho nên khi bị tuột lùi xuống là lúc chuẩn bị tiến mạnh lên nếu chúng ta kiên trì, cố gắng.
Nếu đau quá sức thì xả chân, xoa bóp nhẹ rồi bắt chân lên ngồi lại. Đừng có niệm giải đãi là được. Còn nếu đang ngồi được 1,5h mà tuột xuống còn 0,5h rồi mình xả thiền luôn thì chúng ta sẽ thua trận, tuột lùi luôn, không tiến lên được. Nếu thấy không chịu nổi thì chỉ chấp nhận tha thứ cho nó bằng cách xả nhẹ rồi bắt chân lên ngồi lại, chứ không phải xả thiền nghỉ luôn, không ngồi tu nữa. Khéo vận dụng như vậy thì dần dần nó sẽ tiến mạnh trở lại.
Hỏi: Con xin Thầy chỉ cho con cách trị hôn trầm?
Đáp: Có nhiều cách để đối trị hôn trầm. Một là nghe những bài pháp về cái khổ lớn trong sinh tử lâu dài, nên biết muốn thoát khỏi thì phải cố ngồi thiền, còn cứ ngủ như thế thì chúng ta lại vào trong hang quỷ mê mờ chịu khổ nữa biết ngày nào ra. Hai là biết công năng của tọa thiền sẽ được an định, có được trí phá sanh tử, chỉ có như thế mới dứt hết gốc khổ. Ba là chỉ có đạt được thiền định thì mới có thể giải quyết hết mọi thứ một cách triệt để. Nếu không thì không làm được gì hết. Có khi mình phải rầy la nó, sanh tử nhiều kiếp khổ như vậy rồi, bây giờ còn muốn xuống địa ngục nữa hay sao mà còn ngồi đó ngủ nữa. Nếu hôn trầm nặng quá thì phải sám hối. Có khi quý Ngài xưa cũng dạy có thể nghĩ đến Kinh Bát Nhã để đối trị. Ngoài ra còn có cách mở mắt lớn ra, trấn tĩnh cho mạnh... Khi quen rồi, quý Thầy chỉ cần chỉnh hơi thở cho thông thì cơn buồn ngủ tự nhiên bị tan biến. Còn quen nữa thì chỉ cần mình giác mạnh là cơn buồn ngủ không còn.
Có nhiều cách, nhưng ứng dụng làm sao để kích hoạt tinh thần phấn chấn, ham tu, thích thú tu giống như đói được ăn, khát được uống thì không buồn ngủ.
Các bài mới
- Dụng thẳng tâm thiền - 02/12/2014
- Trả lời câu hỏi cuộc đời - 06/11/2013
- Đức tính khiêm hòa - 30/09/2013
- Chớ để thời gian qua suông - 08/08/2013
- Tâm trộm - 16/01/2013
Các bài đã đăng
- Tâm bình thường - 06/12/2012
- Nghi vấn sau cùng của Đức Phật - 02/10/2012
Pháp Thoại
Video giới thiệu
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
Tìm kiếm
Tin mới
Đọc nhiều
Ảnh đẹp
Lịch
Thống kê truy cập
- Lượt truy cập: 05203
- Online: 53