Tín Tâm Minh

01/09/2016 | Lượt xem: 5261

HT.Thích Phước Tú dịch và giảng giải

LỜI MỞ ĐẦU

Tín Tâm Minh là một bài văn Tín TÂM mình.

Đây là bài của Tam Tổ Tăng Xán được truyền thừa từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Lời văn của bài rất ngắn gọn (4 chữ), tuy nhiên rất súc tích, chứa đựng ý nghĩa sâu xa.

         Đây là những kinh nghiệm tâm linh rất quý giá, những lời này toán ra từ sức sống rất thật ở Tam Tổ.

          Thế nên, để thông cảm được những lời ngắn gọn, xác thật này, người đọc cũng cần phải có ít nhiều công phu tu Tâm.

           Sáng ra được những lời chỉ dậy này thì con đường tu, sự hành Thiền sẽ rút ngắn được thời gian và công sức.

          Rất mong người hữu duyên được nhiều lợi lạc với tác phẩm này.

                                                                                      Trân trọng.

                                                                             Người dịch – Đắc Huyền

 

 

Tín Tâm Minh

 

LỜI MỞ ĐẦU

Hán: Tam Tổ Tăng Xán

Chí đạo vô nan,

Duy hiềm giản trạch.

Đản mạc tắng ái,

Đỗng nhiên minh bạch.

 

Hào ly hữu sai,

Thiên địa huyền cách.

Dục đắc hiện tiền,

Mạc tồn thuận nghịch.

 

Vi thuận tương tranh,

Thị vi tâm bệnh.

Bất thức huyền chỉ,

Đồ lao niệm tịnh.

 

Viên đồng thái hư,

Vô khiếm vô dư.

Lương do thủ xả,

Sở dĩ bất như.

 

Mạc trục Hữu duyên,

Vật trụ không nhẫn.

Nhứt chủng bình hoài,

Dẫn nhiên tự tận.

 

Chỉ động quy tịnh,

Chỉ cánh di động.

Duy trệ lưỡng biên,

Ninh tri nhứt chủng.

 

Nhứt chủng bất thông,

Lưỡng xứ thất công.

Khiển hữu một hữu,

Tùng không bối không.

 

Đa ngôn đa lự,

Chuyển bất tương ưng.

Tuyệt ngôn tuyệt lự,

Vô xứ bất thông.

 

Quy căn đắc chỉ,

Trùy chiếu thất tông.

Tu du phản chiếu,

Thắng khước tiền không.

 

Tiền không chuyển biến,

Giai do vọng kiến.

Bất dụng cầu chơn,

Duy tu tức kiến.

 

Nhị kiến bất trụ,

Thận vật truy tầm.

Tài hữu thị phi,

Phân nhiên thất tâm.

 

Nhị do nhất hữu,

Nhất diệc mạc thủ.

Nhất tâm bất sanh,

Vạn pháp vô cữu.

 

Vô cữu vô pháp,

Bất sanh bất tâm.

Năng tùy cảnh diệt,

Cảnh trục năng trầm.

 

Cảnh do năng cảnh,

Năng do cảnh năng.

Dục tri lưỡng đoạn,

Nguyên thị nhứt không.

 

Nhứt không đồng lưỡng,

Tề hàm vạn tượng.

Bất kiến tinh thô,

Nih tâm kiệt đảng.

 

Đại đạo thể khoan,

Vô dị vô nan.

Tiểu kiến hồ nghi,

Chuyển cấp chuyển trì.

 

Chấp chi thất độ,

Tất nhập tà lộ.

Phóng chi tự nhiên,

Thể vô khứ trụ.

 

Nhậm tánh hiệp đạo,

Tiêu dao tuyệt não,

Hệ niệm quai chơn,

Hon trầm bất hảo.

 

Bất hảo lao thần,

Hà dụng sơ thân.

Dục thú nhứt thừa,

Vật ố lục trần.

 

Lục trần bất ố,

Hoàn đồng chánh giác.

Trí giả vô vi,

Ngu nhơn tự phược.

 

Pháp vô dị pháp,

Vọng tự ái trước.

Trương tâm dụng tâm,

Khởi phi địa thác.

 

Mê sanh tịch loạn,

Ngộ vô hảo ố.

Nhứt thiết nhị biên,

Vọng tự châm chước.

 

Mộng huyễn không hoa,

Hà lao bả tróc.

Đắc thất thị phi,

Nhứt thời phóng khước.

 

Nhãn nhược bất thùy,

Chư mộng tự trừ.

Tâm nhược bất dị,

Vạn pháp nhứt như.

 

Nhất như thể huyền,

Ngột nhĩ vong duyên.

Vạn pháp tề quán,

Quy phục tự nhiên.

 

Dân kỳ sở dĩ,

Bất khả phương tỷ.

Chỉ động vô động,

Động chỉ vô chỉ.

 

Lưỡng ký bất thành,

Nhứt hà hữu nhĩ.

Cứu cánh cùng cực,

Bất tồn quỹ tắc.

 

Khế tâm bình đẳng,

Sở tác câu tức.

Hồ nghi tận tịnh,

Chánh tính điều trực.

 

Nhứt thiết bất lưu,

Vô khả ký ức.

Hư minh tự chiếu,

Bất lao tâm lực.

 

Phi tư lượng xứ,

Thức tình nan trắc.

Chơn như pháp giới,

Vô tha vô tự.

 

Yếu cấp tương ưng,

Duy ngôn bất nhị.

Bất nhị giai đồng,

Vô bất bao dung.

 

Thập phương trí giả,

Giai nhập thử tông.

Tông phi xúc diên,

Nhứt niệm vạn niên.

 

Vô tại bất tại,

Thập phương mục tiền.

Cực tiểu đồng đại,

Vong tuyệt cảnh giới.

 

Cực đại đồng tiểu,

Bất kiến biên biểu.

Hữu tức thị vô,

Vô tức thị hữu.

 

Nhược bất như thử,

Tất bất tu thủ.

Nhứt tức nhứt thiết,

Nhứt thiết tức nhứt.

 

Đản năng như thị,

Hà lự bất tất.

Tín tâm bất nhị,

Bất nhị tín tâm.

 

Ngôn ngữ đạo đoạn,

Phi cổ lai kim.

 *****

BÀI MINH: TIN TÂM MÌNH

Dịch và Chú: Đắc Huyền

 

Đạo lớn không khó

(Để được cái Đạo lớn không có gì là khó)

Hiềm vì lựa chọn.

(Khó vì ta hay lựa chọn phân tích lăng xăng)

Chỉ chớ yêu ghét,

(Chỉ chớ có sanh lòng yêu, ghét)

Bỗng nhiên rõ ràng.

(Thì sẽ bỗng dưng rõ ra Đạo lớn thôi!)

Sai đi chút xíu

(Không khéo để lòng sai đi chút xíu (có niệm dấy)

Cách xa đất trời

(Thì “Đạo lớn” trở thành cách xa Tâm ta như trời rồi)

Muốn được trước mắt

(Muốn được “Đạo lớn” hiển hiện ngay trong lòng ta)

Chớ chấp ngược xuôi.

(Thì, trong lòng chớ chấp ngược chấp xuôi (hông chấp).

Tranh nhau thuận nghịch,

(Chứ còn trong lòng cứ tranh nhau thuận nghịch (dấy niệm linh tinh))

Ấy là Tâm bệnh.

(Thì, đó chính là bệnh trong Tâm)

Chẳng rõ huyền chỉ,

(Tu mà chẳng rõ chỉ yếu sâu mầu (hãy Vô Niệm)

Nhọc nhằn niệm tịnh.

(Nhọc nhằn lo giữ gìn chỗ “Tịnh vắng” thì ích gì!)

Tròn đồng thái hư,

(“Đạo lớn” tròn trịa khắp giáp đồng như hư không)

Hông thiếu hông dư.

(Đạo ấy đầy ấp, hông thiếu cũng hông dư)

Bởi do buông nắm,

(Mà không thấy được, bởi do lòng có nắm có buông)

Thế nên chẳng Như.

(Thế nên Đọa lớn chẳng sừng sững hiển bày)

Chớ chạy theo duyên,

(Chớ để lòng chạy theo duyên (chớ dấy Niệm và dính Niệm))

Chớ trụ không nhẫn.

(Cũng chớ có trụ chấp vào cái không do diệt Niệm)

Một lòng phẳng bằng,

(Mà chỉ một lòng phẳng lặng (Vô niệm) mà thôi)

Lặng yên tự sạch.

(Thì lòng lặng yên mà tự sạch niệm – Thế vốn vô niệm nên hông có Niệm, chứ hông phải trừ niệm hay diệt Niệm)

Dừng động về tịnh,

(Chớ đừng ở đó mà dừng Động để có được cái Tịnh làm gì)

Dừng thôi lại động.

(Cái ý dừng ngừng đi, thì cái động lại dấy lên)

Chỉ kẹt hai bên,

(Thế chỉ là kẹt ở hai bên (Động và Tịnh))

Nào biết một loại.

(Mà nào biết đâu Động và Tịnh chỉ là một thể Tánh)

 

Chẳng rõ một loại,

(Chẳng rõ Động và Tịnh cùng một nền Tánh)

Thấy hai, mắc công.

(Mà thấy có hai (Động, Tịnh) khác nhau, thì tu thật mất công)

Đuổi có chìm có,

(Không biết việc như vậy, nên đuổi theo “có” thì bị chết chìm vì cái “có”)

Theo không phụ không.

(Và chạy theo cái “Không” thì lại chẳng được “Không” chi cả)

Nói nhiều, nghĩ nhiều,

(Khi mà có nói nhiều, có nghĩ nhiều về Đạo)

Càng chẳng tương ưng.

(Có khởi Niệm nhiều thì càng chẳng được hiệp Đạo)

Dứt nói dứt nghĩ,

(Hãy dứt nói và dứt nghĩ đi (chớ khởi Niệm))

Chỗ nào chẳng thông?!

(Thì Đạo lớn hiện tiền – Hội Đạo thôi!)

 

Về nguồn được “Chỉ”,

(Xuôi về nguồn TÂM, thì được chỉ thú (chỗ cần đến) – Đạo)

Theo chiếu mất “Tông”.

(Còn chạy theo Niệm soi chiếu, thì mất gốc (Tông) – mất Đạo)

Soi lại chốc lát,

(Chỉ cần soi lại chốc lát (Vô Niệm – lặng trong))

Hơn xa “Tiền không”.

(Thì, hơn hẳn cái không do diệt Niệm (Tiền không))

“Tiền không” chuyển biến,

(Cái thấy không do diệt Niệm có thay đổi)

Đều do vọng kiến.

(Là đều do nơi có Vọng Kiến (cái thấy theo niệm))

Chẳng dùng cầu Chơn,

(Thế nên chẳng cầu Chơn làm gì (Chơn=Không=Vọng))

Chỉ nên dứt kiến.

(Chỉ cần lặng đi cái thấy theo niệm mà thôi)

 

Chẳng trụ hai kiến,

(Chẳng bám trụ vào hai thấy – niệm có và niệm không)

Dè dặt đuổi tìm.

(Dè dặt chớ mắc vào niệm (có, không))

Vừa có phải quấy,

(Vừa có phải quấy (có dấy niệm Có, Không))

Lăng xăng mất TÂM.

(Đó chỉ là lăng xăng làm mất Bản Tâm rồi!)

Một cũng chớ giữ.

(“Một” cũng chớ giữ, “Một” là niệm đó)

Một tâm chẳng sinh,

(Một niệm chẳng có ra)

Muôn Pháp không lỗi.

(Thì, muôn thứ giữa này (người, vật…) đều không có lỗi)

Hông lỗi, hông Pháp,

(Hông có lỗi, thì không có các thứ (cảnh))

Chẳng sinh, chẳng tâm.

(Chẳng niệm sinh ra thì cũng chẳng có tâm ý nào)

“Năng” theo cảnh diệt,

(Vậy, Tâm ý (Năng) theo cảnh mà diệt)

Cảnh theo “Năng” chìm.

(Và cảnh theo “Năng” mà chìm. Tâm ý (Năng) lặng thì cảnh lặng theo)

Cảnh do “Năng” cảnh,

(Cảnh có do nơi Tâm ý (Năng) Cảnh (Niệm về cảnh))

“Năng” do cảnh năng.

(Tâm ý (Năng) có do nơi Cảnh Tâm ý (Pháp trần) mà có)

Muốn biết hai đoạn:

(Muốn biết hai đoạn dứt: Cảnh và Tâm ý mất)

Nguyên là một “Không”.

(Thì, hãy biết rằng: chúng chỉ là một thứ “không” thôi)

Một “Không” đồng hai,

(Một Tánh không đồng Tánh hai thứ: Tâm ý, Cảnh)

Bao hàm vạn tượng.

(Tánh không này bao trùm muôn giống loại)

Chẳng thấy tinh, thô,

(Chẳng thấy nhỏ và lớn nữa)

Lòng yên dứt sạch.

(Thì, lòng yên ắng, dứt sạch mọi não phiền)

Đạo lớn thể rộng,

(Đạo lớn, thể nó rộng trùm)

Hông dễ hông khó.

(Nhưng hông là dễ hiểu ra, cũng hông là khó đâu)

Hiểu cạn ngờ nghi,

(Người hiểu cạn cợt không tròn thì có lắm nghi ngờ)

Lật đật chậm thêm.

(Càng nóng vội muốn biết nhanh lại càng chậm thêm)

Lòng chấp mất chừng,

(Lòng chấp làm mất đi chừng mực (vội vã lăng xăng)

Ắt vào đường tà.

(Thì chẳng được gì, mà còn lạc vào đường tà sai lầm)

Hẫy thả tự nhiên,

(Hãy, thả lỏng tự nhiên thì lại tốt hơn)

“Thể” chẳng đi ở.

(Cái thể Đạo chẳng đi chẳng ở (vốn đầy ấp bất động))

Bằng “Tánh” hiệp đạo,

(Nếu sống được bằng “Tánh”, thì dễ hiệp được đạo)

Tiêu dao dứt não.

(Mà tiêu dao dứt hết não phiền)

Buộc niệm trái “Chơn”,

(Còn cứ buộc niệm, diệt niệm thì trái với Chơn Tánh rồi)

Hôn trầm chẳng tốt.

(Thế nên sẽ bị hôn trầm mù tối chẳng tốt đâu)

Chẳng tốt nhọc thần,

(Chẳng tốt mà còn làm lao nhọc tinh thần)

Nào dùng thân sơ!

(Chớ có chấp vào Thân hay Sơ, tốt hay xấu, Chơn hay Vọng)

Muốn đến nhất thừa,

(Muốn đến được nhất thừa cao tột)

Chớ ghét sáu Trần.

(Thì, chớ ghét bỏ Sáu Trần làm gì!)

 

Chẳng ghét sáu Trần,

(Khi chẳng ghét sáu trần)

Trở đồng Chánh giác.

(Thì, chính khi đó là đồng “Chánh giác” vậy!)

Người Trí “vô vi”,

(Người trí luôn sống bằng “vô vi” (lặng trong))

Người ngu tự trói.

(Còn người ngu thì tự trói buộc bằng Tâm này ý nọ)

“Pháp” hông Pháp khác,

(“Pháp tu” thực ra hông có pháp gì khác đâu!)

“Vọng” tự dính mắc.

(Chỉ vì chấp vào Vọng này Niệm nọ làm “Pháp tu” mà tự dính mắc)

Đem TÂM dùng tâm,

(Tiếc thay, hay đem Tâm thiệt để tu tâm giả!)

Há chẳng lầm to?!

(Như vậy là lầm quá to rồi! Khác nào đem tay đám bóng trên thân chính mình)

“Mê” sinh “tịnh”, “loạn” (động))

“Ngộ” hông tốt xấu.

(Khi ‘ngộ’, hay ra sự thật rồi, thì không có xấu có tốt gì!)

Tất cả “hai bên” (thương-ghét, tốt-xấu…))

“Vọng” tự thêm bớt.

(Đó chỉ vì do niệm (vọng) mà có ra thế này thế nọ thôi – Niệm vốn là hông thật có nên gọi là Vọng. Vọng=hông thiệt)

Mộng huyễn không hoa,

(Niệm, ý nghĩ chỉ là mộng huyễn, là bông hoa trong hư không)

Đâu nhọc nắm bắt.

(Là những thứ hông thiệt thì phải nhọc nắm bắt làm gì!)

Được mất phải quấy,

(Cái ‘Được’, cái ‘Mất’, cái ‘Phải’, cái ‘Quấy’…)

Một lúc buông sạch.

(Hãy cùng một lúc buông sạch cả đi!)

Nếu mắt chẳng ngủ,

(Nếu khi con mắt chẳng có ngủ)

Các mộng tự trừ.

(Thì, các giấc mộng làm gì có – mộng không sanh ra)

TÂM nếu chẳng khác,

(Cái Tâm mình (Tâm thiệt), nếu chẳng có gì khác (hông khởi Niệm))

Muôn Pháp nhất như.

(Thì, muôn thứ giữa này (người, vạn vật…) thảy đều yên ổn)

Nhất như  thể mầu,

(Sự ‘yên ổn’ này mầu diệu vô cùng (hông đâu khổ))

Lơ là quên “duyên”.

(Chỉ là ‘lơ là’ quên mât ‘Duyên’ (cái này cái kia) đi)

Muôn thứ đồng quán,

(Cùng lúc đều quán sát như vậy (Thấy, nghe…hông Duyên))

Trở lại tự nhiên.

(Thì TÂM trở lại tự nhiên, bình thường thôi)

 

Sạch lý do kia,

(Không dính tất cả Duyên (Hông có niệm trên Duyên))

Chẳng thể so sánh.

(Đây là chỗ không thể so sánh được (Định Huệ tròn sáng))

Dừng động hông động,

(Dừng động thì hông động nữa)

Động dừng hông dừng.

(Động tuy dừng nhwung không thật dừng)

Hai đã chẳng thành,

(Hai bên đã chẳng thành, tan đi)

Một làm gì có.

(Thì, một làm gì có nữa. Một cũng tiêu)

Rốt ráo tột cùng,

(Đến chỗ rốt ráo cùng tột)

Chẳng còn quy tắc.

(Thì, còn gì là quy tắc, pháp tu này tu nọ nữa?! Hết)

 

Hợp TÂM bình đẳng,

(Khi hợp được cõi TÂM chơn thật rồi, thì lòng bình đẳng thôi)

Chỗ làm đều dứt.

(Ngay đây chỗ tu hành đều dứt bặt, hết tu hết chứng)

Hết sạch nghi ngờ,

(Dứt sạch mọi ngờ nghi. Không còn nghi ngờ Phật, Tổ gì gì nữa)

Tin đúng thẳng ngay.

(Đó mới thật là có được niềm tin đúng đắn thẳng ngay)

Tất cả chẳng lưu,

(Tất cả các thứ thể gian và xuất thể gian đều chẳng lưu giữ)

Không nên ghi nhớ.

(Không nên ghi nhớ bất cứ thứ gì, dù là Phật đi nữa)

Rỗng rang tự chiếu,

(Chỉ là rỗng rang, tự chiếu sáng mà thôi (Định-Huệ sáng tròn))

Chẳng nhọc Tâm lực.

(Không còn nhọc Tâm lực nữa. ‘Vô công dụng hạnh’ mà sống)

 

Chẳng phải chỗ suy,

(Đây chẳng phải là chỗ có thể suy lường được. Hông có niệm lấy gì suy?)

Tình thức khó dò.

(Bằng Tình bằng Thức khó mà dò, mà hiều cho ra cho đến)

Pháp giới chân như,

(Cõi pháp giới chân như, cõi bất động trọn vẹn)

Hông kia, hông đây.

(Cõi này, hông kia và hông đây. Lặng trong và trong lặng hoàn toàn)

Phải gấp tương ưng,

(Hãy mau sống phù hợp cùng thể tánh này)

Chỉ lời “hông hai”.

(Chỉ riêng có lời: Hãy: “hông hai” đi!)

“Hông kia” đều đồng,

(Sống bằng “hông hai”, thì thảy đều đồng đẳng)

Hông gì chẳng dung.

(Hông gì là chẳng dung, chẳng bao gồm)

 

Kẻ Trí mười phương,

(Kẻ trí trong mười phương)

Đều vào Tông này.

(Đều vào tông này, đều tu như vậy)

Tông chẳng ngắn dài,

(Tông này chẳng ngắn chẳng dài, chẳng sâu chẳng cạn)

Một niệm muôn năm.

(Đó chỉ là một niệm muôn năm thôi. Chỉ Tu một chốc mà lợi ích muôn năm)

Hông tại, chẳng tại,

(Hông ở tại đây, cũng chẳng ở tại đâu)

Mười phương trước mắt.

(Mà mười phương liền hiện ra trước mắt)

Nhỏ tíu đồng to,

(Pháp tu này nhỏ tíu mà đồng to bự (rât mầu))

Dứt mất cảnh giới.

(Dứt bặt cảnh giới, không pháp có thể được)

 

Rất to đồng nhỏ,

(Pháp tu này lại rất to mà đồng nhỏ (diệu mầu))

Chẳng thấy lằn ranh.

(Không có lằn ranh, không có pháp tu và cái bị tu (không chủ thể và đối tượng))

Có, ấy là Không,

(Ngay cái gọi là “Có”, thì chính đó là “Không” đó)

Không, ấy là có.

(Ngay cái gọi là “Không”, thì chính đó là “Có” đó)

Nếu chẳng như vậy,

(Nếu chẳng thấy biết như vậy)

Ắt chẳng nên giữ.

(Thì quyết chẳng nên giữ gì đó để mà tu)

“Một” là tất cả,

(Từ Thể Tánh mà thấy biết thì, ‘một’ là ‘tất cả’)

“Tất cả” là một.

(Và ‘tất cả’ là ‘một’ – vì là hông niệm nên thế)

 

Chỉ hay như vậy,

(Hãy: Hay, Biết như vậy mà sống tu)

Lo gì chẳng xong.

(Thì, lo gì mà đường tu không xong chứ?!-Xong thôi)

Tin TÂM “chẳng hai”,

(Tin được TÂM rồi, thì rõ ràng đó là “chẳng hai”)

“Không hai” tin TÂM.

(Và sống được bằng “chẳng hai”, đó là tin được cái TÂM chân thật chính mình)

Đường ngôn ngữ bặt,

(Hãy câm nín đi, dứt nói, dứt làm đi!)

Chẳng xưa, chẳng nay.

(Chẳng xưa, chẳng nay gì! Thời gian cũng chỉ là bất động)

 

Cuối năm 2012

Chùa Giác Thiên

 

Kinh - Luật - Luận

adv3

Video giới thiệu

Tập:
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35

Tìm kiếm

Ảnh đẹp

Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp
Ảnh đẹp

Lịch

Thống kê truy cập

  • Lượt truy cập: 71700
  • Online: 15